Hôm nay,  

Tôi Làm Móng

05/01/201100:00:00(Xem: 153435)

Tôi Làm Móng

Tác giả: Phan ngọc Vinh
Bài số 3084-28384-vb4010511

Tác giả là cựu học sinh Gia Long, 1971. Cùng chồng và 2 con qua Mỹ theo diện HO. Nghề nghiệp : Làm Nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là: Thư cho bạn,đăng ngày 4/27/2010. Bài thứ hai của bà là câu hỏi “Làm Gì Ở Mỹ"”, viết như nói. Đây là bài thứ ba, tự trả lời câu hỏi.

***

Tôi biết khi ra chợ, nhìn những cô gái chưng diện hơi khác một chút, xài hơi khác một chút, thì có người nghĩ thầm, đôi khi buột miệng "Con đó làm móng".
Mấy năm trước khi kinh tế còn thịnh vượng, các bà các cô làm móng họ đi xe đẹp lắm, vì vừa có lương, vừa có típ, check thì gửi nhà băng, tiền Tip thì xài thoải mái vô tiệm ăn thì bao bàcon anh em thả cửa, chồng con muốn ăn gì thì ăn, đừng nhìn giá tiền, có Ông chồng còn chọc yêu vợ (làm Nail) : Em ơi món nầy tới 9 đồng 99 lận em ơi . Bà vợ liếc mắt sắc như dao, nguýt yêu - hổng trả lời .
Ở những tiệm đắt khách, tiền Tip nhiều, cuối tuần đi chợ, đi ăn nhà hàng, chỉ tiền tip thôi cũng dư cho 2 vợ chồng và 2 con, chưa kể mua sắm quần áo, giày dép cho chồng con cũng bằng tiền tip
Người Việt mình đa số sang Mỹ lớp trước, lớp sau, tuần tự, vì muốn tìm tự do. Đúng là trời thương cho người Việt mình quá khốn khổ khi ở trong nước, nên xui khiến thế nào mà ngành Nail phát triển mạnh ở Mỹ và vài nước khác trên thế giới như Anh, Ý, Đức, Pháp... Đây là một nghề mà chỉ cần khéo tay, cầm tay khách, không cần dùng sức mạnh, vừa dũa, vừa tán dóc, vừa có lương, vừa được típ, lễ tết có quà khách biếu, hiện vật, hiện kim, bảo sao không xài đôi khi hơi khác người.
Có Bà là Aid Nurse, làm ở Viện Dưỡng lão, tối ngày phải đỡ đần, thay tã cho các bà già Mỹ cân từ 200 đến 300 pound, nặng nề quá, bà ta mới đi học Nail để đổi nghề nhẹ nhàng hơn. 
Các bạn thử nghĩ với sức vóc nhỏ con của người Việt, nếu làm lao động chân tay thì làm sao mà làm lại người Spanish , có ngành nào mà học 2,3 trăm giờ, tức là chỉ cần bỏ ra 1 tháng siêng năng học Fulltime, thi lấy bằng là kiếm chỗ đi làm liền, một vài năm luyện khéo tay, vừa lương vừa Tip nếu ở tiệm đông khách, với tay nghề cứng ,"đánh" được đủ thứ kiểu, thì sau khi ăn chia với chủ xong có thể lấy về bộn tiền không" Đấy là thời kinh tế thịnh vượng, bây giờ thì giảm rồi, nhưng vẫn còn sống được. 
Tôi để ý thấy những người làm Nail giỏi thuờng là những người nhanh nhẹn, chứ chậm chạp mà lù đù cũng khó mà giỏi tay nghề, vì muốn làm nhanh phải biết cách sắp xếp, bước nào trước, bước nào sau, nhanh nhẹn, miệng nói tay làm mới lấy tiền nhanh được, chứ chậm chap mà lại không hoạt bát, thì lấy tiền khách cũng hơi lâu, nhất là ăn chia thì cầm chắc là thua mọi người. 
Tôi vào ngành Nail vì không có sự lựa chọn nào khác, tuổi vào Nail cũng khá muộn màng , 48 tuổi, trình độ tiếng Anh chỉ hết bậc High School ở Việt Nam, sang Mỹ con thì còn nhỏ, Ông Xã làm Hãng có đầy đủ Benifit. Ông đi làm sáng sớm, về nhà 4 giờ chiều, 2 con đi học về là Bố chăm lo tắm rửa, chở đi chơi Soccer, Tennis, đi họp hành ở Trường. Bố vừa làm Cha, làm Mẹ, tôi chỉ việc đi làm ngoài kiếm tiền, nếu tôi lại chui vào Hãng, chả có trình độ gì thì lúc ấy đời sống rất là eo hẹp, con càng lớn, xài càng nhiều, chịu đời sao thấu. 
Hơn nữa, Tôi cần một "Jop ngồi" vì sắp già đến nơi rồi, không thể nào làm job đứng nổi nữa, và tướng tá cũng nhỏ con, không thể bưng bê vác nặng thì còn nghề nào khác hơn là nghề Nail. Thế là dịp may tới ... Tôi đi học Nail để lấy bằng, khi lấy bằng được rồi là chuẩn bị tinh thần để bắt đầu cuộc đời "làm móng ".
Ngẫm nghĩ ra, hành trình làm móng không êm ả như giấc mộng bình thường, nhất là trong ngành Nail và lớn tuổi như tôi, nó "ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh", thành phần Nail là "Tứ phương bá đạo (tạm dịch là ai đánh kiểu nào thì đánh miễn tốt, chắc, vừa được lòng khách thì thôi, sách dạy điều căn bản, người làm giỏi cứ phăng ra mà đánh).và trong ngành Nail, người đàng hoàng không thiếu, mà kẻ "ba lăng nhăng" thì cũng không ít. 
Sau khi cầm mảnh bằng vào trình chủ tiệm, Cô ấy lấy cái khung bỏ cái bằng vào và trân trọng treo lên vách , bao con mắt của thợ đổ dồn về tôi... hìhì nhìn một "lão bà" đeo kiếng lão, gần đất xa trời rồi mới bước vào ngành Nail. Tôi nhủthầm "đừng xem thường lão, ngựa chạy đường xa, chưa biết ai sẽ hơn ai". Cô chủ cho tôi nhìn cách làm của người thợ thứ nhất -- Làm Pedicure, rồi nhìn thêm người thợ nữa, tôi lấy giấy viết ghi nhanh từng bước, và ráng bỏ vào bộ óc già (trên con đường lão hoá) của tôi, tiệm nầy làm tay chân nước nhiều quá, khách phải ngồi đợi 15, 20 phút mới tới mình. Năm ấy là vào năm 1999, tiệm chưa mở nhiều, nên muốn làm nail, khách phải đợi. 
Bỗng cô chủ bảo "Chị V, tới phiên chị rồi đó", gương mặt tôi thì bình tỉnh, nhưng ngực đánh lô tô, tôi cho khách lên ngồi ghế trên và tôi ngồi ghế dưới, tôi làm từng step đã học và thực tập ở Trường, kết hợp với phương pháp ở đây, tôi bình tỉnh đến độ có đứa thợ đang làm kế bên muốn nhắc tôi mà cũng không có gì sơ hỡ để nhắc, nhưng step cuối cùng là sơn thì còn chậm tay, đến lúc nầy đứa thợ ngồi kế bên bắt đầu khai pháo " Cô sơn lẹ lên, sơn chậm quá tụi nó đuổi cô xuống à". Hì..hi ok, để đó 0-1. Nghĩ vậy, tôi bình tĩnh trả lời "Từ từ đã nào, chậm có chết thằng tây nào đâu!".
Trong tiệm nầy cô chủ không để Tivi, vì nghe nói tụi thợ nam hay cá độ Football , mỗi lần có trận đấu là một mắt làm móng, một mắt xem football, nên làm cho khách không đẹp, vừa đánh, vừa muốn đuổi khách đi, có đứa thua cháy túi không còn tiền mua cọ, dù cây cọ mòn lẳng , cọ mà hết lông măng thì đắp không còn " lã lướt " nữa.
Có hôm cậu thợ chính lại chỗ tôi ngồi kiếm chuyện làm quen, hỏi mượn cọ, tôi nói :
- "Tao có một cây hè! để tao tập chứ!". 
Cậu ấy trả lời :
- "Cô già rồi ai cho cô làm mà tập ".
Trong tiệm nhiều thành phần, trình độ khác nhau.
Ngày qua ngàycứ thế, lương trả thì công nhận là cao hơn tiệm ăn Tàu, nhưng nghề mình không cao được, vì tiệm nầy phần đông khách làm chân tay nước (tức Manicure và Pedicure), làm bột thì đã có thợ làm bột, hồi đó chưa có nhiều thợ giỏi làm bột, nên vài thợ nam làm bột giỏi cứ vào phòng trong chơi sì phé hoặc ngủ (vì ban đêm đi Casino), chờ khách file bột tới cô chủ kêu ra làm, lúc ra thì làm như mình là nhân vật quan trọng, lương thì được trả cao hơn thợ tay chân nước, đến đổi trong tiệm nói lén nhau " Mấy mụ già nuôi kép trẻ ", ý là, một bộ tay chân nước là 35 đô thời đó làm trong 45 phút, chủ tiệm thường để mấy thợ nữ sồn sồn làm, còn các trai trẻ chỉ đánh bột, file cũng cở 45 phút mà lấy chỉ 15 đô. 


Đó là vì sao có câu " Gái già nuôi kép trẻ". Tức là cùng thời gian làm mà " manicure và pedicure" lấy cho chủ nhiều tiền hơn là file bột, nhưng lương thì chỉ được nhận phân nửa,hay nhiều lắm chỉ bằng 2/3 thợ làm bột. 
Theo quy định thời gian đó, nếu trên 35 tuổi thì học nail không cần nạp bằng High School của Mỹ, còn dưới 35 tuoi phải có bằng High School của Mỹ, chính vì vậy nhiều thợ Nail giỏi mà không có bằng Nail. Sau nầy chắc có lẽ chính phủ thấy điều lệ như vậy quá bất công nên quy định lại, ai muốn làm Nail muốn học lấy bằng không cần phải có High School mới học được và vì muốn bảo vệ khách hàng nên State Board xuống kiểm soát thuờng xuyên, các người chủ sợ bị phạt, phải mướn thợ có bằng
Có lần tôi cũng xin với cô chủ cho tôi tập làm bột, cô ấy trả lời "Chị lớn tuổi mà làm bột sao bằng tụi trẻ, tụi nhỏ nó đánh bột lả lướt lắm, mấy bà già là chỉ chân tay nước thôi". À thì ra là vậy, hèn chi cô nầy có ý định khuyến khích tôi đi học Nail và làm Nail là chỉ để "Suốt đời chân tay nước", mà phải hiểu thêm: Làm chân tay nước thì làm ra cho chủ nhiều tiền nhưng trả công thì không bằng thợ làm bột, biết làm bột mà giỏi tay nghề thì chủ rất nể, không muốn thợ bột đi, thợ bột yêu sách đủ thứ vì họ nắm trong tay nhiều khách, họ đi thì khách cũng tìm tới đi theo. Còn thợ tay chân nước thì thiếu gì, người Việt mình bắt chước rất hay, nhìn sơ qua là biết động tác như thế nào, làm bột mới khó hơn,và không phải ai cũng làm được. 
Không thể theo mãi tiệm nầy, muốn nghề phát triển phải đi tìm chỗ khác. Tôi tìm đến một tiệm mà chủ nhân cũng già như tôi, và nghề cũng" lạng quạng". Bà chủ nầy dễ tính, cho tôi đánh tưới hột sen, nhưng lương không trả lên. Bà nói trong điện thoại với bạn (cũng là chủ Nail) " Tui có 2 thợ giỏi mà trả tiền chỉ bằng như một thợ", chắc Bà chủ nghĩ rằng tôi già rồi không thể đi đâu, nên nói năng như thách thức. Đúng vậy, khi đeo cái kiếng lão vào rồi thì cũng khó mà đi đâu, vì có chạy đâu cũng không ai mướn. 
Nhưng mà Tôi cũng đi, lần nầy thì đánh bột được rồi, nhưng chưa xuất sắc lắm, nhưng đi lần nầy thì tôi bị "hạn". Chủ mới đồng ý trả thêm 100 đô/1tuần để nhận tôi nhưng tiệm mới mua, lại không gặp thời nên ế quá, không đủ để 3 anh chị em họ làm với nhau, tôi thấy chủ trả tiền cho tôi nhiều hơn công sức tôi làm nên tôi xin trả bớt lại, và xin phép được ra đi. Đúng là già rồi, không muốn nhẩy mà cũng nhẩy như cóc. 
Nhưng lớn tuổi mà làm chung với "con nít ", lại ở một môi trường "tạp nhạp", thì thế nào cũng có chuyện, mà phần lỗ là về mình, vì thời gian làm trong tiệm dài quá, trung bình ở tiệm 10 giờ một ngày, ở nhà mất 8 giờ để ngủ, sinh hoạt với chồng con chỉ có 6 giờ. Chính vì dài đăng đẳng như vậy nên mới lắm chuyện xẫy ra, và lần nầy thì tôi đi mở tiệm...
Nghề bây giờ cũng khá rồi, rất tự tin tôi không còn lo không ai mướn, mà già thì có khách già, những Bà già rất là... chung tình, mình nói năng đàng hoàng, đâu ra đó thì đi đâu, khách già cũng tìm theo, những bà già thân tình sẽ được nghe tôi kể chuyện về VN, về những mối tình trong chiến tranh và cả khi hết chiến tranh, chồng hay người tình bị đi tù cãi tạo, có bà đã khóc mùi mẫn khi nghe chuyện tình của tôi (viết trong bài Thư cho bạn), có bà nói tao không hề biết nhiều những chuyện xẩy ra về đất nước của mầy như vậy. Rồi tôi cũng đã nói, những khách tôi làm nếu già thì tôi xem như Mẹ, trẻ hơn thì như Chị và em tôi, trẻ nữa thì xem như con, nên tôi đối đãi với khách rất chân tình, họ đến với tôi như người trong họ hàng, thân thiết, khi nào vài tuần không thấy bà ấy tới tức là bả đã... quy tiên rồi đấy. 
Ông Xã tôi nói "Em đi làm, thì sợ chủ, mà em làm chủ, thì sợ thợ ". Ông nói gì thì nói, tôi cũng đã trụ trì ở tiệm mình năm nay là năm thứ 10 rồi, nhiều khách hỏi bao giờ thì tôi về hưu, tôi trả lời "Cầu xin Trời Phật cho tôi đừng đau bệnh gì ngặt nghèo, tôi sẽ ở tiệm thêm 10 năm nữa "tức là đến tuổi 70 (hổng biết có được vậy không").
Sau nhiều năm làm Nail, ngẩm nghĩ lại tôi thấy nghề nầy vui, dễ làm ra tiền, nên xài cho bà con cô bác của mình cũng dễ, ai ai cũng hài lòng, vừa trong nước (VN), vừa ngoài nước, chứ làm Hãng tiền "chăn bằng " thì lấy đâu vui lòng bà con cho được, các quán xá cuối tuần cũng đông đảo khách hàng "làm móng", buôn bán thịnh vượng kinh tế mới phục hồi, thì tốt chứ sao . 
Vậy mà có bài báo gửi từ bên Pháp khuyên bà con mình làm móng bên Mỹ đừng có mặc cảm, tôi đọc mà cảm thấy tức cười, một nghề "khỏe re", chỉ cầm tay khách dũa lấy tiền, tếu với khách vui như vỡ chợ, mà bảo đừng mặc cảm là sao tôi không hiểu. Ngay một người già như tôi, tay chân chưa run rẩy, Trời Phật thương vẫn cho mình khỏe mạnh, ngồi làm móng, hôm nào mưa gió, tuyết đổ nặng, phải ở nhà là buồn chết được, buồn phát bệnh. Ngay cả đi đâu với Ông Xã ra chợ VN, gặp người bạn quen của ổng, hỏi :
- Bà xã ông có làm gì không hay ở nhà nấu cơm"
Ông Xã tôi ưỡn ngực trả lời:
- Bả làm móng (tay). 
Ông Xã tôi nói với sự hãnh diện, vì ở Mỹ ai cũng hiểu gia đình nào có người làm móng cũng thuộc loại đủ ăn.
Tại tiệm, tôi xài đồ thượng thặng cho khách, sạch sẽ, mà giá biểu thì không lên cũng không xuống, nói theo người Việt mình, giá rất phải chăng, không bao giờ phá giá. 
Gia đình tôi đã mang nặng ơn sâu, từ một gia đình " hai vợ chồng dắt hai con nhỏ ngơ ngác, lạ lẫm bước chân vào nước Mỹ chưa biết làm gì ăn, mà bây giờ nhờ nước Mỹ đã đạt được những "American dreams", mà trong đó nghề "làm móng" của tôi dự phần là chính, thế thì tại sao lại khuyên bảo là đừng mặc cảm. 
Nhưng có điều này: tôi sẽ không khuyến khích con tôi đi học Nail, vì đời con phải khá hơn đời mẹ chúng nó chứ, lẽ nào con mình tốt nghiệp Đại Học rồi rũ nó đi làm Nail, điều đó chỉ đúng tuỳ trường hợp, chứ không phải mọi trường hợp nào cũng đúng. 
Cầu xin Thượng đế che chở cho nước Mỹ, một đất nước quá nhiều lòng nhân ái . 
Happy New year 2011
Phan Ngọc Vinh

Ý kiến bạn đọc
20/12/202121:59:18
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can i take cialis with daxpoteine</a> cialis alternative
27/10/202102:15:05
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a> cialis alternative
26/02/202117:21:05
Khách
https://genericviagragog.com best place to buy generic viagra online
21/02/202117:21:00
Khách
cheapest erectile dysfunction pill comparison <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil and bleeding</a> erectile repair
20/02/202122:45:32
Khách
sulfur effects on body <a href=https://chloroquineorigin.com/#>clorochina</a> cloroquine
19/02/202116:57:02
Khách
tadalafin <a href=https://tadalisxs.com/#>buy tadalafil us</a> vidalista tadalafil 60 mg
10/01/201102:32:14
Khách
Bài viết của chị bình dị, hấp dẫn,hay...Chúc chị viết nhiều đề tài về nghề nail hay nhu vậy... Thu Lan.
21/01/201106:38:56
Khách
Bai viet cua chi thi hay ,Nhung chi da khong noi het mat trai cua nghe Nail nay .Nghe chi viet em cung muon theo nghe qua xa ,cam on chi nhe
21/01/201106:34:24
Khách
Noi thiet chu nghe Nail thi rat kha .Nhungma may nguoi tho thi ...da so [do so thoi nhe ] rat la ca chon
Toi co nguoi ban cung lam Nail ,ngay nao no cung than tho la chan ,vi may con nho lam chung rat mat day ,chui boi ,danh khach .Nhat la dam du hoc sinh ,phai ngoai Bac Viet moi qua day lao khong the chiu noi


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến