Hôm nay,  

Mùa Giáng Sinh

21/12/201000:00:00(Xem: 228078)

Mùa Giáng Sinh

Tác giả:Minh Thành
Bài số 3071-28371-vb3122010

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết từng dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm";  Sau đây là bài viết cho mùa giáng sinh đang tới.

***

Hàng năm cứ cuối tháng mười một là các cửa tiệm rộn rip chưng bày hàng giáng sinh. Các cây thông lấp lánh đèn màu phô diễn bên trong cửa kính hoặc đứng chễm chệ ngay chính giữa sảnh ra vào tại những trung tâm thương mại. Đèn xanh đỏ rực rỡ trong nhà, ngoài sân ở tất cả mọi nơi. Nhiều cây mặc bộ đèn màu...
Màu gì cũng đẹp , nhưng tôi mê nhất  vừơn đèn ở khu vực quốc hội, ngay phía trước tòa thị sảnh Ottawa. Nơi đây người ta treo đèn bởi bàn tay thợ chuyên nghiệp nên nhìn đèn giăng mắc trên đó đẹp tự nhiên như những chùm quả chín mọng. Nhà mình chỉ có vài cây nhỏ xíu mà giăng mắc, ngắm nghía cẩn thận  thế nào trông cũng bị rối mắt, không tự nhiên như cây nhà người! Ban đêm, ngắm nhìn thành phố rực rỡ đủ màu sắc dù trời đã lạnh vẫn thấy ấm lòng.
Khi tôi viết bài này thì shop nào cũng bận túi bụi cho mùa giáng sinh. Người mua kẻ bán tấp nập. Tôi cũng dạo shop mấy lần rồi. Dạo để xem, ngắm nhìn thiên hạ mua sắm, nhặt thêm những thứ lạ mắt cho cây thông nhưng chủ yếu muốn hòa vào không khí náo nức, rộn rã của lòng người chuẩn bị cho mùa lễ lớn trong năm. Đông vui nhất vẫn là khu vực bán cây thông và đèn. Người người ngắm nghía. lựa chọn, bình phẩm. Cây thông nhựa mà cũng nhiều người mua hàng năm" Chẳng lẽ hết giáng sinh, họ quăng  bỏ đi như cây thông thật sao" Thông thật  thật rất thơm và tự nhiên vì là đồ ... thật. Còn thông nhựa tôi thấy mẫu mã cũng chắng thay đổi mấy.  Thế mà thiên hạ vẫn vác thông nhựa ra ào ào.
Cây thông nhà tôi dùng có lẽ cũng trải qua hơn hai mươi mùa mưa nắng rồi mà trông vẫn còn mát mắt chứ không cổ lỗ sĩ như người ta tưởng tượng đâu! Chủ nhân cây thông thì ngày càng thêm nhiều nốt nhạc dấu ấn thời gian hằn trên mặt nhưng cây thông vẫn tươi trẻ như cũ. Vẫn óng ả khi được khoác lên người bộ đèn đủ màu sắc và những quả châu rực rỡ. Chắc năm nay tôi thay cho nó bộ áo mới.
Khỏi cần màu sắc cho các quả châu. Tôi đã nhặt được một kiểu trang trí cây thông của "Ông láng giềng". Ông trang trí hoàn toàn bằng những trái pha lê giả. Khi bật đèn lên, những trái pha lê bắt ánh đèn tự tỏa ra những màu sắc của cầu vồng rực rỡ. Tắt hết đèn nhà đi, chỉ còn ánh lửa bập bùng của lò sưởi  quyện với sắc cầu vồng của đèn trang trí cây thông. Không gì  tuyệt diệu hơn thế nữa.
Dưới gốc thông, tôi đã trải một lớp bông giả tuyết nhưng ô kìa, trên lớp tuyết sao lại trống trơn" Phải có gì đặt đầy trên đó chứ " Đặt gì dưới gốc thông cho hợp " Tôi nhớ rồi : quà giáng sinh. Đúng rồi, quà giáng sinh cho cha ,me, Honey, con và cháu. Quà gì đây"
Quà giáng sinh! Nghe đã thấy hấp dẫn. Trí óc đã tưởng tượng ra những món quà được gói bọc đẹp đẽ với tấm thiệp kèm theo gói gọn những dòng chữ đầy ắp thương yêu của người thân. Hồi hộp bóc gói quà  để rồi reo lên sung sướng  khi món quà đó thuộc loại mình đang cần hoặc đang mong muốn! Dĩ nhiên, có đôi chút thất vọng nếu món quà đó mình đã có sẵn rồi! Nhưng không lẽ lại tỏ ra thất vọng trước chân tình của người tặng" Cứ vui lên cho không khí giáng sinh toàn tiếng cười và đẹp lòng người thân đã nghĩ nát óc để mua cho ta món quà mà họ tin tưởng sẽ đem niềm vui đến cho người nhận .
Quà giáng sinh , dễ mà khó! Mùa giáng sinh ta thường nghĩ đến mua quà cho người thân, người nhà. Rất nhiều loại hàng phong phú đê ta chọn lựa. Chính vì sự phong phú đó làm cho ta khó nghĩ , khó mua. Mua thế nào cho hợp túi tiền mà món quà tặng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa trân trọng, thương yêu. Mua quà cho bố me, anh chị em trong gia đình dễ nhất vì ta biết họ đang cần gì .Khi đã chuyển sang mua tặng cho gia đình của anh em, cô dì, chú bác...Rắc rối hơn. Mua quà theo kiểu trao đổi quà tặng ở hãng xưởng nơi mình làm việc cũng cần có sự khéo léo và tế nhị để làm cho món quà giáng sinh trở nên có ý nghĩa.
Những năm  đầu thập niên 1980 , tôi làm cashier ở tiệm thực phẩm IGA.  Mới làm hơn tháng đã tới giáng sinh .Tiệm tổ chức tiệc đón giáng sinh tại nhà hàng cho nhân viên đồng thời trao đổi quà giáng sinh bằng cách bốc thăm tên. Qui định món hàng trao đổi ở giá tiền $10.00. Tôi bắt vào tên bà Lucy. Khi đó, bà đã gần tuổi về hưu.
Cả cuộc đời bà Lucy gắn liền với tên tuổi của hãng thực phẩm này nhưng bà vẫn đứng đúng ở vị trí khi bà mới bước chân vào làm cho đến thời điểm tôi vào làm việc ở đó: Cashier kèm theo công việc dạy nghề cho những người mới vào làm. Bà không có một chức vụ gì nhưng ai cũng nể vì bà về tuổi tác và kinh nghiệm. Bà dễ hòa đồng với mọi người , hay bênh vực bạn đồng nghiệp. Rất thẳng thắn, vui vẻ và có lòng vị tha. Khuyết điểm duy nhất của bà là nghiêm khắc với lỗi lầm của khách hàng khi bà nghĩ họ đang cố tình gian lận !


Riêng tôi , tôi rất quý bà. Tôi quý bà ở năng lực làm việc và nhất là sự giúp đỡ đồng nghiệp mới một cách nhiệt tình cũng như thái độ thẳng thắn , công bằng trong cách đối sử .Mới vào làm, tôi không tránh khỏi những vấp váp thường tình , chỉ cần gọi "Lucy" là bà đã chạy đến máy cash giúp mình giải quyết sai sót ngay. Có những lúc, một số khách quen của tiêm thấy cashier mới còn chưa thạo việc , họ lợi dụng nói giá thấp hơn giá trị thực của món hàng đã scan trên máy cash. Một cashier lâu năm sẽ biết món hàng này phải kiểm tra giá bởi bộ phận nào cũng như tên người phụ trách  thì họ  gọi luôn vào loa phóng thanh của tiệm cho người đó đến kiểm tra lại giá. Tôi mới vào nên không biết tên từng người để gọi! Lại ới " Lucy" là bà biết phải làm gì (Cashier thời gian đó không được phép rời quầy thu tiền để chạy xuống quầy hàng kiểm tra giá).
Nếu Lucy biết chính xác giá món hàng đó, bà không cần gọi người kiểm tra mà  bà khẳng định chắc chắn giá tiền đã scan là đúng với  bộ mặt lạnh tanh như ngầm cảnh cáo người khách muốn gian dối! Đây là một điều tối kỵ của cashiers và người quản lý tiệm luôn nhắc nhở mọi người nên tránh. Bao giờ Cashiers cũng phải tươi cười với khách hàng dù có những người khách cố tình gây khó khăn , rắc rối ! (Lucy là trường hợp đặc biệt vì bà thuộc loại lão làng và cũng sắp đến tuổi về hưu nên người quản lý chỉ nhắc nhở bà kín đáo với thái độ tôn trọng). Một điều dễ ràng nhận thấy là bà ít khi gặp rắc rối với khách hàng và cũng chưa ai dám "qua mặt" bà về giá cả nhưng tính khí đó đã khiến bà đứng im một chỗ từ lúc còn là cô gái trẻ măng tới thời điểm tôi vào làm khi bà sắp sửa về hưu!
Lan man mãi nhưng may mắn tôi chưa quên món quà tôi sẽ mua tặng bà vào dịp giáng sinh. Thấy bà lúc nào cũng nhóp nhép khi thì hạt Almond , lúc lại hạt dẻ, hạt hướng dương... Tôi liền mua tặng bà một giỏ quà gói sẵn gồm các loại nut được bọc rất đẹp. Giá cả cao hơn qui định nhưng như đã nói, tôi rất quý bà nên chênh lệch một ít cũng không sao. Mình tiện dịp cám ơn người đã giúp đỡ mình cũng là điều hay. Nào ngờ khi bà mở gói quà ra thì cả tiệm đều cười, nhìn bà và nhìn tôi.
Tôi ngơ ngác không hiểu làm mọi người càng cười to hơn. Một cô bạn đồng nghiệp học sinh còn nháy mắt với tôi và giơ ngón tay cái ra hiệu tán thưởng! Thấy tôi lúng túng, bà ôm tôi cám ơn và ghé tai tôi nói nhỏ: "You không biết họ gọi me sau lưng là  " Nut" à"" Tôi đỏ mặt ấp úng định thanh minh thì bà cười: "Không sao , họ đùa thôi, Nut thì đã sao, I don t care".
Bà không Care thật vì tôi thấy bà vẫn nhiệt tình giúp đỡ các đồng nghiệp mới với tất cả kinh nghiệm của mình. Riêng tôi đã học được bài đầu tiên về mua quà giáng sinh.           
Mùa giáng sinh cũng là mùa tiệc tùng. Nhà này gọi, nhà kia mời... Phải sắp xếp sao  khỏi trùng ngày cho đông đủ , cho vui. Tiệc xong còn nhảy nhót hoặc Karaoke nữa chứ. Cả  năm làm việc chỉ có vài ngày tụ họp chung vui. Bạn bè, người thân, người nhà... mời tới nhà họ ăn giáng sinh  không lẽ đi tay không" Chẳng ai đòi hỏi bạn phải có gì khi đến chung vui nhưng trong lòng cứ nghe áy náy. Không gì dễ bằng mua một hộp chocolate kèm theo hai chai vang một trắng một đỏ. Rộn rã hơn thì xách theo chai champagne cho nổ lốp bốp như tiếng pháo hồng ngày tết vui cửa vui nhà. Gọi là góp thêm phần ăn cho xôm tụ.
Già trẻ, lớn bé, nam phụ nữ ấu gì gì đó đều có phần vui vẻ cả làng. Nhưng vào dịp giáng sinh thì sau tiệc vui, nếu chuyến choáng hơi men xin đừng cầm  lái. Hại mình và hại cả người chung quanh. Vả lại, dịp này là dịp các " bạn dân" phải làm việc hơi nhiều. Ca ngày, ca đêm, có đủ. Nhiều chặng đường sẽ có trạm kiểm soát hơi men để chặn đứng những con ma men loạng choạng. Cả năm mới có vài ngày xả hơi tiệc tùng ai mà không say sưa chút đỉnh cho xuân" Xin các ông cứ để cho bà nhà cầm lái chắc ăn hơn. Tôi không chủ quan đâu, hầu hết các bà chỉ nhắp chút rượu ngọt không vượt quá mức độ chất cồn để đến nỗi hồn lên mây về gió! Không như mấy đấng mày râu cứ chén nọ gọi chén kia, ly này nối ly khác đến quên cả đường về. Xin đừng cầm lái! Nếu cả hai cùng cảm thấy tâm hồn lâng lâng thì đừng ngại ngần gì mà gọi cho những thiện nguyện viên của thành phố tới đưa mình về nhà miễn phí. Vừa an toàn vừa được thoải mái "hồn bướm mơ tiên"!
Sau giáng sinh, nhìn lại mình thấy hình như hơi  phát tướng" Phát thật chứ nghi ngờ gì nữa! Ngày nào cũng chocolate , gà nướng, gà quay , nem công chả phượng ... Nhẹ nhẹ cũng tăng vài pounds. Khuôn mặt hết hình trái xoan mà trở thành "Khuôn trăng đầy đặn"! Tròn vành vạnh như trăng rằm! Đẹp quá và rạng rỡ quá nhưng sao ai cũng hốt hoảng tìm cách Diet! Lại nhịn ăn cho thon lại dáng hình thục nữ! Các ông thì một bụng nước lèo " Beer", trông cũng xứng đôi vừa lứa. Ngoài trời tuyết vẫn còn rơi. Trời lạnh, đường trơn làm sao mà chạy bộ được đây! Thôi, xuống basement làm vài đường bóng bàn hoặc chạy trên máy để giải quyết phần nào hậu quả giáng sinh nhậu nhẹt..
Mùa giáng sinh đã đến ngoài cửa với những bông tuyết bay lả lướt. Mùa vui, mùa đoàn tụ ấm cúng cho mọi nhà. Kính chúc bạn đọc xa gần một mùa giáng sinh an lành, hạnh phúc.
Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến