Hôm nay,  

‘giọt Buồn”

11/12/201000:00:00(Xem: 240660)

‘Giọt Buồn”

Tác giả:
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn
Bài số 3064-28364-vb7121110
 
Bút hiệu trên gồm 2 người: Minh-Đạo là một vị cao niên 86 tuối, viết lách cho... vui, trong khi Nguyễn Thạch Hãn, cư dân của Houston, Texas sinh năm 1945. Hiện làm việc trong một công ty Energy tại thành phố Houston. Trước 1975 phục vụ trong quân đội, ngành Pháo Binh. Bài sau đây là chuyện một tình bạn và tình yêu thời chiến dài gần nửa thế kỷ. Mong hai tác giả sẽ tiếp tục viết.

***
 
If we want a love message to be heard, it has got to be sent out.
To keep a lamp burning we have to keep putting oil in it.
Mother Teresa
. . .

Tôi như cái bánh xe, lăn hoài lăn hoài theo ngày tháng, chuyện gì rồi cũng quên. Vậy mà không thể quên được hắn.
Biến cố 75, đưa tôi sang đất Hoa Kỳ.  Những năm dài lao-động vinh-quang đôi khi cũng làm tôi tủi thân, nhưng nghĩ đến bạn chắc giờ này đang trong trại học tập, tôi mình dù sao cũng còn được thở không khí tự-do. 
Bạn tôi, một người chưa hề bị ai khuất phục, chắc là khó sống được với những người bên kia chiến tuyến. Bao năm sống trên đất người, tôi vẫn nghĩ tới bạn và tìm mọi cách  liên lạc nhưng đều thất bại. Một hôm, có người bạn rủ đi coi một ông thầy bói.  Lập tức tôi nghĩ đến hắn.
Gặp ông Thầy, tôi thưa thật hoàn cảnh, muốn tìm lại người bạn nối khố khi xưa nhưng không biết cách nào.  Ông Thầy biểu viết tên tuổi vào một mảnh giấy, rồi ông tới bàn thờ khấn một hồi và cho tôi hay “Khoảng tháng Tư sẽ gặp lại bạn.” 
Nghe thì biết vậy nhưng tôi không tin cho lắm, nên hỏi thêm, Bạn tôi có sao không" 
Ông thầy không lưỡng lự, đáp ngay:
-Ạnh ta nghèo lắm, chân bên phải bị cái gì đó đi cà nhắc. 
Lời ông Thầy làm tôi thẫn thờ mấy ngày.  Chắc là Bà Cụ thân sinh bạn tôi đã được như ý nguyện. Thời chiến tranh,  khi hă1én đi vào nơi chết chóc, bà từng cầu cho hắn trở về, dù có bị thương tật. Tội nghiệp bà mẹ.  Từ naybà  sẽ nuôi thằng con tật nguyền suốt đời, nếu lời ông thầy bói nói trúng. Tôi đã nghĩ vậy rồi tự trấn an mình, ồ chỉ là thầyu bói nói thôi mà.
Vậy mà vẫn bần thần nhớ lại đủ chuyện, một thời...

*
 
Hồi mới di cư vào Saigon, trường trung học Chu-Văn-An Saigon thường tuyển học sinh mới vào lớp đệ Tam,  chúng tôi bốn đứa từ bốn miền khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, được trúng tuyển vào học cùng lớp và trở nên "bốn chàng Ngự-Lâm Pháo-Thủ".  Lễ, người miền Trung,  Kính, một loại "Bắc-Kỳ Cũ" gia đình đã từ Bắc di cư vào Nam trước năm 1954, tôi được gọi là "Bắc-Kỳ Rốn" hay Bắc-Kỳ có cọng rau muống ở sau .... , Thanh, Nam-Kỳ chánh hiệu con nai vàng.  
Năm đầu tiên Chu-Văn-An còn phải học ké mấy dẫy nhà sau của trường trung học Pétrus Ký,  Chúng tôi là thứ công dân hạng nhì con nhà nghèo phải ăn nhờ ở đậu, so với đám hoc sinh Pétrus Ký. 
Thời đó, giữa 2 đám học sinh học cùng trường nhưng khác tên: Pétrus Ký và Chu-Văn-An hay học-sinh Nam Kỳ và học sinh Bắc Kỳ thường lời qua tiếng lại.  Đám Pétrus Ký mỗi lần thấy đám Chu-Văn-An là bắt đầu la to: "Băc Kỳ ăn cá rô cây".  Anh bạn Nam Kỳ của tôi lại chính là người hăng-hái nhất đứng ra bảo vệ danh dự cho Chu-Văn-An.  Chúng tôi bốn đứa đồng lượt la to: "Chu-Văn-An, Tiến", thế là hai bên sáp lá cà ẩu đả.  Qua năm đệ nhị, Chu-Văn-An được về khu nhà mới xây gần Nhà Thờ Ngã Sáu,  từ đó những trận nội chiến mới chấm dứt. 
Trong bốn đứa chúng tôi, Thanh và Kính là con nhà khá giả, Tôi và Lễ là hai đứa khố rách áo ôm, cho nên mỗi lần trốn học đi đánh Pingpong hay Billard, hai tên nhà giàu tranh nhau chi tiền.  Tôi không mặn mấy món giải trí đó cho lắm, đánh cho vui vậy thôi cho nên ngón nghề chẳng tiến thêm được chút nào, mặc dầu các bạn tôi tốn rất nhiều tiền cho chủ bàn.  Ngược lại Thanh càng ngày càng xuất sắc, hắn bắt chước lối "Cầm Thìa" của cây vợt bóng nhựa vô-địch Nhật Bản TANAKA.  Lối cầm vợt chủ về thế công mà bỏ trống hẳn thế thủ. Tanaka quan niệm rằng: Giống như đánh võ đài, nếu cứ tấn công tới tấp, đối phương chỉ lo chống đỡ mà không có dịp phản-công, phần thắng bao giờ cũng về mình.  Đó là lối đánh mới lạ và vũ-bão khác hẩn lối "công, thủ đề huề" của nhà vô địch Mai-Văn-Hoà.  Thanh đã trở nên một tay vợt xuất sắc, vô địch toàn trường rồi đại diện đi đấu với 6 tỉnh miền Tây. 
Tôi và Thanh ngày càng thân thiết hơn, những kỳ nghỉ hè tôi đến nhà Ba, Má Thanh chơi ăn vạ hết cả ba tháng hè.  Báo hại bà chủ trọ không biết tôi đi đâu, sống chết ra sao, nhưng điều bà lo lắng nhất vẫn là không đòi được tiền thuê nhà tháng đó. Thanh trọ học nhà ông Dượng,  cũng gần chỗ tôi ở cho nên những ngày không đi học tôi đều qua đó chơi và kiếm ăn.  Ông Dượng có bày con rất dễ thương và ngoan ngoãn, đám trẻ đang đổi từ chương trình Pháp qua chương trình Việt, nên tôi lại được làm chân cậu giáo.  
Năm thi tú-tài I, bốn đứa chúng tôi đều đậu cả.  Tuổi mới lớn, bắt đầu suy tư.  Tôi và Lễ biết thân phận nghèo cho nên vấn đề học tập không dám lơ là.  Năm đệ nhất, biến cố đảo chánh 63 sảy ra, đám học trò cũng làm cách mạng!  Nhiều giáo-sư trung-học bị chụp mũ là mật-vụ, trong đó có một giáo-sư dạy triết nổi tiếng của đệ-nhất C.  Thế là đám "bảo-vệ-thầy" và đám "Cách-Mạng" đánh nhau một trận rất hăng mà chiếc cầu thang lầu 3 và lầu 4 là bãi chiến trường. 
Bạn tôi, một tên Nam-Kỳ chánh hiệu, bao giờ cũng có máu giang hồ "Anh hùng thấy chuyện bất bình chẳng tha" thế là hắn nhẩy vào phe phòng thủ và đánh bại phe "Cách-mạng" để cứu bồ.  Dĩ nhiên là những cái mũ vì tư thù cá nhân chụp lên vài ngày rồi cũng rớt xuống đất chẳng ai thèm để ý.  Năm đó chúng tôi chơi nhiều hơn học, cho nên kỳ thi tú-tài II, hai thằng nhà nghèo đậu.  còn hai thằng nhà giàu rớt.  Tỷ-số 50% đó quá thấp so với tỷ số đậu toàn trường của Chu-Văn-An thường là trên 80%. 
Sau biến cố 63, cường độ chiến tranh dữ dội hơn.  Bạn tôi thi rớt năm đó không phải vì ăn chơi mà vì một yếu tố khác mà chỉ mình tôi biết.  Hắn đã biết yêu! 
Mối tình lãng mạn thầm kín của tuổi học trò với cô bé hàng xóm đã khiến hắn được nếm mùi trái đắng lần đầu tiên trong đời.  Tôi chỉ là một tên khờ biết lắng nghe những tâm sự u-uẩn của bạn, cho nên chúng tôi càng ngày càng thân thiết nhau hơn.  Nhũng cặp tình-nhân trẻ dĩ nhiên là giận hờn như cơm bữa,  những lúc đó bạn hỏi ý kiến, tôi làm ra vẻ một tay sành đời chỉ dẫn cho bạn làm sao để đối phó với người đẹp.  Tôi là một tên khôn vặt nhờ đọc tiểu thuyết của Tự-lực Văn-đoàn, những cuốn như Hồn Bướm Mơ Tiên, Gánh Hàng Hoa, Đoạn Tuyệt tôi thuộc nằm lòng, chỉ việc trích ra vaì đoạn là bạn tôi phục sát đất. Mối tình học trò của Thanh chẳng kéo dài bao lâu.  Bạn tôi đau khổ lắm.
Thanh có mấy cô em họ cũng dễ thương, muốn giới thiệu cho tôi nhưng xét lại thấy tôi "khờ" quá nên hắn bỏ hẳn ý định đó.  Thất tình, hắn nhất định đi Thủ-Đức, nói là để quên chuyện buồn phiền.  Tội nghiệp bà cụ, có thằng con độc nhất, nghe hắn đòi đầu quân bèn thủ thỉ với tôi:  "Bác đã nhờ Dượng Ba, lo cho nó về văn-phòng, nhưng nó nhất định đòi đi tác chiến.  Bác chỉ mong nó cụt một chân, đừng có chết, về đây bác sẽ nuôi nó suốt đời".
Tôi nghe câu đó đã mủi lòng hết mấy ngày, vì thương bạn, thương bà cụ và cũng tủi thân vì một đời xa gia đình cô độc. Tôi bèn đề nghị với cụ:
-Hay bác cưới vợ cho nó, có gia đình sẽ rằng buộc được chân nó chăng"
Bà cụ rướm nước mắt:
-Bác đã chấm được một cô ở dưới quê, rất dễ thương, chỉ chờ nó gật đầu là Bác sẽ cưới ngay.
Thanh ra trường Thủ-Đức, xin về một đơn vị nổi tiếng miền Tây.  Mỗi lần xuất trận hắn đều áp dụng lối "đánh cầm thià", dốc toàn lực mấy phút ban đầu để áp đảo tinh thần đối phương.  Hắn nổi tiếng như cồn trong giới đánh đấm ở Vùng IV thời đó la` một "Kiê.n Tướng Chọc Trời Khấy Nước", cho nên dù với bao nhiêu công trạng,  nhưng đường công danh vẫn còn lận đận. 
Mỗi lần về phép Saigon Thanh lại rủ tôi đi nhậu.  Tôi cũng tiếp hắn thôi chứ nhậu nhẹt chẳng được mấy chai.  Có lần nhậu tới hai, ba giờ sáng.  Nhà chủ phải mời khéo mới đuổi được hai ông khách quý ra về.  Khi đi ngang nhà người tình cũ, Thanh rất cao hứng, hắn tâm sự với tôi:
-Có khi nào bạn đi qua nhà người tình cũ, dù đã 10 năm, 20 năm nhưng tim vẫn thấy xao-xuyến như thuở ban đầu không"
-Tôi đoán vậy "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy,
Ngàn năm chưa dễ đã ai quên"
-Mày coi, để tao trèo tường vào nhà em chơi.
Tôi nghe hoảng hồn phải can lắm, hắn mới bỏ cái ý-định điên-khùng đó, rồi hắn tiếp:
-Mày không cho tao trèo tường thì 2 đứa mình phải lội qua vũng bùn này. 
Tôi đành phải hy-sinh đôi giày da duy nhất và hăng hái lội qua vũng xình với bạn. 
Biến-cố Mậu-thân đã đưa tôi đến thời điểm mà tôi vẫn lo âu chờ đợi.  Tôi được lệnh gọi nhập ngũ nhưng vì quân trường không đủ chỗ chứa nên lại được thả về để đi mấy khoá sau.  Lợi dụng những ngày còn tự-do, tôi đến đơn vị của Thanh để thăm bạn.  Thanh kéo tôi vào một quán ăn và dẫn tôi tới giới thiệu với cô thu ngân xinh đẹp, nhưng có vẻ mặt rất buồn và quyến rũ. 
-Đây là anh Hùng, bạn học của anh, còn đây là cô Ánh-Ma,i con bà chủ quán.
-Chào cô Ánh-Mai.
-Chào anh, anh mới từ xa tới chơi"
-Dạ, tôi vừa từ saigon xuống thì anh Thanh dẫn lại đây ngay. 
Ánh-Mai đưa hai đứa tôi lại bàn rồi tự tay mang hai chai bia, đồng thời gọi hầu bàn để tiếp chúng tôi.  
Thanh mời Ánh-Mai:
-Em ngồi đây tiếp anh Hùng giúp anh, để anh ra xe lấy bao thuốc lá.
-Mau lên nhé, em không muốn phá lệ là ngồi bàn chung với khách.
-Mình người nhà chứ đâu phải khách. 
Thanh nói rồi, đi thẳng ra xe, tôi có dịp tiếp chuyện với Ánh-Mai. 
-Anh Thanh có thường ra đây không Ánh-Mai"
-Ngày nào ảnh cũng ở đây, chỉ trừ những ngày đi hành quân. Cái bàn này ảnh đã mua luôn rồi đó. 
Tôi chọc Ánh-Mai:
-Ánh-Mai có đếm được bao nhiêu cây si trồng trước cửa không"
Nàng cười ngặt nghẽo để tránh câu trả lời:
-Cây si là cây gì anh"
-Loại cây biết nói hay mọc trước cửa nhà có con gái đẹp ấy mà.
-ồ, cây gì ngộ quá hé, vậy mà Ánh-mai hổng biết.
-Người ta đánh giá người đẹp bằng cách đếm xem có bao nhiêu cây si mọc trước nhà.
-Ánh-Mai đâu có thấy cây si nào đâu"
-Chắc là bạn tôi dùng xe thiết giáp M.113 ủi sạch rồi. 
Vừa lúc đó Thanh đi vào, thấy chúng tôi nói cười vui vẻ, bạn tôi ngạc nhiên hỏi :
-Mấy người nói xấu gì tôi đó"
Tôi bèn lên tiếng:
-Ánh-Mai nói trước kia, ngay cửa quán này, có rừng cây si rậm rạp lắm, nhờ bạn ủi đi trống trơn, thành ra còn mỗi cây cổ thụ này thôi.
-Anh Hùng nói đó, chứ hổng phải em đâu.
Có tiếng gọi từ trong nhà:
-Ánh-Mai đâu, vô tính tiền đi con. 
Nàng vội vã xin cáo lui và đi thẳng vào nhà trong.
Thanh giải thích:
-Đó là "ông Bô" của người đẹp, cụ hơi khó tính, mày phải cẩn thận nếu chẳng may phải đối đầu với cụ.
-Lẽ tự nhiên, có con gái đẹp thì phải giữ chứ!
Hắn đặt tên cho người đẹp là "Giọt Buồn".  Tôi chữa lại là "Giọt rượu buồn".  Tôi đã cảm thấy được chuyện gì đã sẩy ra.  Chắc là bạn đã trồng cây-si cổ-thụ ở đây lâu rồi.  đến khuya, chúng tôi là hai người cuối cùng ra khỏi quán.  Thanh nói với tôi:
-Mày còn nhớ lúc ở Saigon, mày cản không cho tao leo tường thăm em không"
-Tao nhớ.
-Nhưng hôm nay mày không được cản tao nữa nghe. 
Tôi còn đang bỡ-ngỡ, Thanh đã nhẩy vọt lên cây cột trước hàng hiên và trèo lên balcon lầu hai của quán ăn, nhanh-nhẹn và thành-thạo như một con khỉ, "Hắn đúng là con khỉ, tuổi khỉ mà lại", tôi nhủ thầm.  Có tiếng rì rầm trên đó, tôi đoán là cô chủ quán năn nỉ hắn về ngủ.  Quả nhiên, hắn hiền từ leo xuống, lái xe về tỉnh bơ, không có chút gì say sưa cả. 
Đêm hôm ắy, Thanh tâm sự với tôi rằng: hắn và Ánh-Mai thương nhau. Có lần Thanh ngỏ lời cầu hôn nhưng ông cụ Ánh-Mai từ chối viện lẽ "Em nó còn nhỏ".    Nhưng nguyên nhân chính là cụ muốn gả nàng cho tên Mạnh, Trưởng-Ty Y-Tế của tỉnh, vả lại, bạn tôi đã có thành tích phá phách hơi nhiều.  Ở cái tỉnh lỵ bé nhỏ này chuyện gì dù bé nhỏ tới đâu, ai cũng biết.  Có lần người đẹp đã đồng ý theo chàng đi xây tổ uyên-ương, mưu kế không thành nên nàng càng bị canh giữ cẩn-thận hơn.  Ông cụ cũng quen lớn cho nên đã nhờ đơn-Vị-Trưởng của Thanh chuyển lời cảnh cáo hắn.  Tôi ngạc nhiên hỏi bạn:
-Mày cũng biết sợ cấp trên sao"
-Tao chẳng sợ một thằng nào hết, đạn còn chưa sợ, sao lại sợ người"
-Sao bạn chịu thua người ta.
-Chỉ vì thương nàng thôi, tôi không muốn nàng gánh thêm phiền luỵ và khó sử với "Ông  Bô" của nàng.  Lúc này rất khó mà gặp nàng.  Mỗi lần thấy tao lại quán nhậu thì ông cụ lại gọi nàng vô nhà sau để "tính tiền".
-Sao mày không xin hai bác giúp cho một tiếng"
Hắn không trả lời, chỉ kéo một hơi thuốc dài, Thanh như muốn kìm hãm tất cả những đau đớn trong lòng.  Nhìn những vòng khói xô đẩy nhau bay lên trần nhà, hắn như muốn chạy trốn một thực tại phũ-phàng:
-Nhiều khi tao nghĩ xin đổi đi đơn vị khác rồi dẫn nàng đi theo.
-Kế đó hay đấy.
-Nàng là người con rất có hiếu, tao không muốn đẩy nàng vào một sự chọn lựa không hoàn toàn.
-Trên đời này có gì là hoàn toàn đâu bạn.
-Đồng ý như vậy - nhưng tao yêu và thương nàng.  Nhiều khi thương nhớ phast điên nên tao chỉ muốn đi hành-quân.  Đối với tao, đánh giặc chẳng cần suy nghĩ nhiều.  Gặp  là ủi thẳng tay không ngừng.  Sống chết đã có trời quyết định, chỉ tội cho mấy thằng em, theo tao thật là khổ-sở.
-Mày cũng nên nghĩ cho người khác nhờ một chút.
-Ừ , đôi lúc nhìn thấy chúng nó, vợ con nheo nhóc, tao cầm lòng không đậu, có bao nhiêu trong túi tao móc sạch cho chúng nó. 
Sáng hôm sau, tôi trở về Saigon, ngồi trên xe ngủ gà ngủ gật, nghĩ đến bạn vừa thương vừa sợ.  Sợ những rủi ro bất trắc, nếu hắn cứ tiếp tục lao đầu tìm lãng quên bằng cách đó. 


Những tháng dài trong quân-trường, được khoá-đàn-anh tận tình dạy dỗ như mẹ chồng răn nàng dâu, cho nên tôi chẳng có thì giờ để nhớ đến bạn bè. Sau khi mãn khóa quân, tôi được ba tuần phép trước khi ra đơn vị.  Tôi rủ Thanh về quê nhân tiện tôi từ giã ông bà cụ thân-sinh ra hắn;  Bởi vì chắc còn lâu lắm tôi mới lại được nghỉ phép. 
Chúng tôi về nhà khi thành phố đang chuẩn bị để ăn tết, quang cảnh thật là vui.  đi thăm bà con ai nấy đều mừng, nhưng bạn tôi vẫn không dấu được nét phiền muộn.  Bà Cụ có hỏi hắn: tại sao không được vui.  Thanh chỉ thở dài, thưa là có nhiều chuyện còn phải lo ở đơn vị.  Bà Cụ lại dò ý, muốn hắn lập gia đình để hai Cụ có cháu vui với tuổi già.  Hắn lừng khừng trả lời:
-Tùy Má muốn cưới ai con cũng chịu. 
Bà Cụ làm thật,  Cụ đã chấm được một cô ở miệt vườn từ lâu.  Ngày lành tháng tốt đã định,  đám hỏi được cử hành rất mau chóng và tôi được hân hạnh đội mâm quả đi theo sau chú rể.  Hai họ ăn uống linh đình vui-vẻ, còn Thanh chẳng vui mà cũng chẳng buồn, hắn cư tỉnh bơ như chuyện đi hỏi vợ là chuyện của thiên-hạ.  Những ngày sau đó, tôi ôn lại từng cử chỉ và hành động của bạn, rồi đi đến kết luận: "Bạn tôi đã "thất tình" một lần nữa. Tôi hỏi Thanh về sự quyết định vội vã như vậy.  Thanh không trả lời, chỉ móc trong túi đưa tôi xem bức thư của "Giọt Buồn" gửi cho hắn:
 
Anh yêu dấu ngàn đời của em!
Hôm qua đến trại tìm anh, người lính gác cổng nói là Chi-đoàn đi hành-quân đã hơn tuần nay rồi, thế mà anh chẳng đến từ giã em.  Hay anh đến mà không gặp em hả anh"  Hãy cứ nói như vậy đi, em tin anh mà.
Ba Má đã nhận lời gả em cho tên Mạnh. Ba biểu Ba cũng không còn sống được bao lâu nên muốn em có nơi nương tựa.  Thời buổi chiến tranh, Ba không muốn em trở thành goá-phụ!  Em đã khóc cả ngày hôm qua, mà không biết làm sao liên-lạc được với anh.  Em như con nai bị dồn vào ngõ bí.
Ba Má đưa em ra Vũng-Tàu để nghỉ mát cho khuây khoả.  Buổi chiều lang thang ngoài bãi biển như người không hồn, nhìn sóng biển đánh mạnh lên mấy kè đá, em ước ao được là những bọt biển trắng xoá dưới kia, hay được như cánh buồm tít mù xa ngoài khơi, ra đi và đi mãi.  Em phải làm gì bây giờ hả anh"  Em không muốn bỏ anh một mình cô-đơn, em cũng không muốn bỏ Ba Má suốt đời yêu thương và lo lắng cho em.
Em tặng cho anh bài thơ em mới làm chiều nay, anh hãy giữ để làm kỷ niệm.  Người ta có thể chiếm đoạt được thân xác em, nhưng tâm hồn em mãi mãi sẽ ở bên anh, anh yêu dấu của em, không ai có thể chia cách chúng ta được.  Nếu anh còn nghĩ tới em, hãy bảo-trọng sức-khoẻ và tính mệnh, đừng liều lĩnh như người điên nữa, em thương.  Hãy giữ cho em một nơi để tâm hồn em nương tựa.

Xa Anh

Ngày vui nào cũng ngắn,
Trên bãi biển chiều nay,
Ghế không, ngồi đơn chiếc,
Buồm ai" Trôi hững hờ!

Sóng vờn trên mặt đá,
Giễu cợt tâm hồn ta.
Hải-âu buồn viễn xứ,
Hay tình mình bay xa"

Hôn anh ngàn lần.
Ánh-Mai 

Ngày chia tay với bạn thật buồn, bởi vì tôi biết từ nay cuộc đời mình sẽ rẽ sang một khúc quẹo.
Trước khi đi trình diện đơn vị, tôi viết thư cho Bà Cụ của hắn, nói rõ những gì tai nghe, mắt thấy trong những ngày gần gũi với Thanh, còn kết luận và quyết định vẫn là giữa hắn và hai đấng sinh thành.  Tôi cũng kèm theo bức thư "Giọt Buồn" viết cho Thanh mà hắn cho tôi xem hôm trước. 
Lần đầu tiên về đơn-vị, tôi gặp ông đơn-vị-trưởng nổi tiếng nghiêm khắc.  Có lẽ tôi với ông không hợp tuổi cho lắm, nên mỗi khi ngài thấy mặt là lại tống đi hành quân ngay.  Hết biệt phái cho "Trinh-sát" Sư-đoàn đến trung-đội viễn-thám, rồi liên đoàn đặc nhiệm.  Tôi sẵn sàng chấp nhận thân phận một tên "Đề-Lô" mới ra lò. Hành quân liên miên.
Bỗng một hôm nhận được thư của Thanh báo cho biết hắn đã cưới vợ: "Mày có biết tao cưới ai không"  -Giọt Buồn!". 
Tôi bâng-khuâng, có phải vì lá thư của tôi mà hắn đã thay đổi như vậy"  Còn người con gái ở ruộng thì sao" 
Chiến trận trùm lấp lên mọi thứ. Rồi tháng ba gẫy súng, tháng Tư đứt phim, kẻ đi người ở...
 

***
 
Tôi như cái bánh xe, lăn hoài lăn hoài theo ngày tháng, chuyện gì rồi cũng quên...
Bỗng một hôm có người bên VN đề nghị hợp tác làm ăn.  Ạnh ta gửi cho tôi bản hợp đồng để duyệt xét. Nhìn địa chỉ công ty trong hợp đồng, giật mình. Đúng là ở ngay nơi cha sinh mẹ đẻ của Thanh.  Tôi bèn nhấc điện thoaị gọi ngay.
-A lô, xin cho được tiếp chuyện với ông Tôn-Thất-Nghiệp, Giám đốc công ty xuất-nhập-cảng Con Rùa. 
Một giọng gái Bắc rặt, bên kia đầu dây trả lời:
-Thưa, ông Giám-đốc tôi đi vắng, ông cần gì và cho tôi biết quý danh để tôi thưa lại với ông Giám-Đốc.
-Cũng không có gì quan-trọng cả, cô có thể giúp tôi cũng được.
-Xin ông cứ nói.
-Tôi đang ở bên Hoa-Kỳ, nhờ cô giúp tôi một việc, nếu thành công tôi xin hậu tạ.
Cô gái nghe chữ "hậu tạ" có vẻ vồn vã hơn.
-Vâng ông cứ nói, em sẽ cố gắng hết sức.
-Thế thì tốt, tôi có người bạn thân đã xa nhau lâu rồi, bây giờ tôi muốn tìm lại, cô có biết nhà ông Hoài Vũ không" HoàiVũ là tên của ông cụ thân sinh của bạn tôi.
-Không.  Em không biết, ông ấy ở đâu.
-Cô về tỉnh này bao lâu rồi"
-Thưa ông được hơn một năm.
-À, hèn gì cô không biết.  Chiều nay khi hết giờ làm việc, cô hãy ra chợ hỏi mấy người buôn bán ở đấy có biết tin tức của ông Hoài Vũ, hồi xưa có rạp hát bóng Đại-Nam bên hông chợ Cồn, chủ nhà hàng Tân Tiến, chủ hãng xe đò Long Phi, chủ cây xăng An Hoà không"  Chắc cô sẽ có câu trả lời.
-Vâng em sẽ báo cho ông hay.
-Cô hãy ghi số điện thoaị của tôi, cô sẵn bút chưa"  À này quý danh cô là gì nhỉ"
-Em tên . . . . Hà, còn anh tên chi" 
Tôi thầm nghĩ "Gớm thật, cô ấy cho mình xuống chức mau thế, mới một giây thôi mà đã từ Ông xuống Anh rồi."
Tôi đọc tên và số điện thoại cho Hà.  Tối hôm sau Hà gọi lại:
-Anh Hùng, em đã tìm được tin của ông Hoài Vũ.  Hiện giờ gia-đình ở bên Mỹ.  Em có nói chuyện với người bà con của ông và xin được số điện thoaị, để em đọc số điện thoại cho anh.   
Tôi ghi số điện thoại và cảm ơn cô Hà, cũng không quên hứa sẽ gửi một món quà đền ơn cô. 
Ngay tối hôm đó tôi gọi số điện thoại cô Hà vừa cho:
-A lô, xin lỗi có phải nhà anh Thanh không ạ"
-Ba cháu đi làm chưa về.
-Mấy giờ Ba cháu mới về"
-Ba cháu làm ca đêm, khuya mới về, chú có thể để lại messages cháu sẽ thưa lại Ba cháu.
-Thôi được, sáng mai chú gọi lại. 
Đêm đó tôi trằn trọc mãi không ngủ được, chỉ mong cho trời mau sáng.  8 giờ sáng tôi gọi lại cho Thanh:
-A lô, xin lỗi cho tôi được tiếp chuyện với ông Thanh.
-Để cháu vào đánh thức Ba cháu.
-Ừ  mau lên, cám ơn cháu.
Tôi nghe có giọng ngái ngủ trả lời:
-Thanh đây, xin lỗi ai đó"
-Ông thử đoán xem tôi là ai.
-Hảo phải không"
-Không phải, chắc ông có đoán 1000 lần cũng chẳng đúng đâu.
-Kỳ hả"
Tôi thấy có cái gì nghèn nghẹn trong cổ không thể nào cầm lòng lâu hơn nữa:
-Hùng đây, Hùng khờ Chu-Văn-An đó nhớ không" 
Tôi nghe có tiếng hét vọng vào điện thoaị: "Ba ơi, Má ơi thằng Hùng chùn nè, nó còn sống nè Ba".
-Ai nói với bạn là tôi chết chứ, thằng này khó chết lắm đó.  Chạy từ Bắc vô Nam, từ Nam qua Mỹ mà chẳng có hề hấn gì.
-Tại hồi đó, có lần đi phép ghé nhà bạn, mấy đứa em nói bạn đang đánh nhau ngoài Quảng-Trị.
-Bộ cứ đánh nhau là chết sao"  À này, cái chân bên phải bạn . . . có đau lắm không"
-Không sao cả.
-Bạn vẫn đi bình thường, chạy nhẩy bình thường"
-Vẫn đi bình thường, nhưng mà không nhẩy bình thường!!!
-Sao vậy"
-Thì già rồi còn nhẩy gì nữa, có mà nhẩy cò cò.  Mà sao bạn chú ý cái chân tôi quá vậy" 
Tôi thở ra nhẹ nhõm:
-À, tôi nhớ hồi xưa bạn hay đi bậy bạ nên sợ "Họ" chặt mất cái chân của bạn. 
Hắn nhái giọng Bắc:
-Đứa nào dám chặt chân ông, ông bắn bỏ mẹ. Sao bạn có số điện-thoại của tôi"
-Thôi được rồi, chuyện dài dòng lắm.  Khi nào gặp sẽ kể.  Bây giờ cho tôi hỏi thăm Hai bác một chút. 
Thanh trao máy cho ông Cụ, tôi nghe tiếng cụ không khác khi xưa:
-Thằng Hùng Chùn đó hả"
-Dạ chính con đây, Hai bác mạnh khoẻ cả chứ" 
Sơ dĩ tôi có biệt danh "Hùng Chùn" bởi vì cụ hay chọc cái giọng Bắc-Kỳ của tôi, mỗi khi cả nhà xúm lại chơi "Xì Jack".
"Cây bài chuồn mà mày kêu là cây bài chùn hả" -Mấy thằng Bắc-Kỳ ăn nói kỳ cục, cái dù lại kêu là cái Ô. -Bộ lính nhẩy dù là lính nhẩy ô hả mạy!"
Tôi chỉ cười trừ.
Ông Cụ cho biết mới qua Mỹ được hơn hai năm.  Khí hậu lạnh quá lúc đầu chịu không nổi, nhưng bây giờ đã quen rồi.  Tôi hỏi thăm qua loa rồi hứa sẽ lên thăm hai Cụ. 
Vài hôm sau tôi bay sang thăm người bạn xưa đã cách xa hơn 30 năm.  Bước vào Terminal tôi nhận ra bạn ngay.  Có già hơn hồi xưa, nhưng vẫn còn phong-độ như ngày nào.
-Chị và các cháu khoẻ cả chứ"
-Tôi và Bả không còn sống chung với nhau nhưng thỉnh thoảng cũng qua lại thăm.  
Tôi nghe có cái gì không ổn nhưng không dám hỏi tiếp, đường từ phi trường về nhà cũng khá xa, nên chúng tôi có dịp hàn huyên hỏi thăm bạn bè kẻ còn người mất.  Sau biến cố 75, bạn tôi bị đi học tập một thời gian dài.  Ông Cụ cũng bị tù sau đợt đánh tư-sản.  Bà Cụ đã phải vừa nuôi chồng, vừa nuôi con.  Mẹ chồng và nàng dâu không được thuận cho lắm nhưng họ vẫn sống với nhau chung một mái nhà vì 3 đứa con của Thanh, vì phải nương tựa lẫn nhau, vì hàng xóm láng giềng và bà con cô bác.  Qua Mỹ, 2 vợ chồng đều phải đi làm, riêng Thanh phải đi làm 2 Jobs mới đủ trang trải nợ nần, vì 3 đứa con đang học đại học.  Khoảng cách giữa Mẹ Chồng, Nàng Dâu càng xa cách hơn.  Tất cả những rằng buộc ngày xưa không còn nữa, sự đổ vỡ đã không thể nào tránh được.  Ánh-Mai đã ra ở riêng với gia-đình người em gái 
Về đến nhà, Thanh dẫn 3 đứa con ra giới thiệu, hai trai, một gái.  Chúng rất ngạc nhiên, sao Ba của chúng có một người bạn thân như thế mà chúng không hề biết.  Bà Cụ phải giải thích:
-Nhờ có Bác mới có chúng bay đó.  -Hãy lại vòng tay cảm ơn bác đi! 
Tôi thật sự cảm động và mừng cho bạn vì có những đứa con ngoan, lễ-phép và hiếu thảo với Ông, Bà, Cha, Mẹ. 
Buổi tối, cả nhà quây quần ăn uống vui vẻ, mấy đứa con của Thanh có dịp hỏi thăm về những ngày xa xưa của chúng tôi.  Những ngày xa xưa, buồn vui lẫn lộn đó vẫn còn đầy ắp trong trí nhớ như mới xẩy ra ngày hôm qua.  Nhìn gia đình ấm cúng vui nhộn nhưng vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó giống như một bức tranh đẹp của một họa sĩ tài-ba đang vẽ dở dang, họa-sĩ chưa nói được gì trong nét vẽ, tranh chưa có hồn; Hay giống như tượng thần Venus thiếu hai cánh tay.  Tôi thở dài, tiếc cho một cái gì rất đẹp đã mất không còn tìm lại được. 
Bà Cụ đi vào trong phòng ngủ rồi đem ra chiếc hộp gỗ nhỏ đưa cho tôi:
-Bác có món quà này rất qúy tặng cho cháu.
Nhìn mắt Cụ đỏ hoe, tôi rất đỗi ngạc nhiên, nhưng cũng cảm ơn và mở chiếc hộp ra coi.  Trong đó có một bì thư đã ngả màu vàng, tôi nhận ra ngay nét chữ của chính mình.  Vâng, bức thư ngày đó tôi viết cho Cụ vẫn còn đây, và cả bức thư của "Giọt Buồn" viết cho Thanh mà tôi đã đánh cắp để gửi cho cụ. 
Buổi tối, Thanh mang ra chai Remy Martin.  Chúng tôi nhâm nhi cả đêm, ôn lại những kỷ-niệm ngày xưa, những long-đong và hào-hùng một thời chiến trận.  Những chuyện cười ra nước mắt khi hắn ở trong trại học-tập cải-tạo.  Nhìn Thanh uống rưộu, tôi cao hứng đọc cho hắn nghe mấy câu thơ của Nguyên-Sa tặng Mai-Thảo:

Ông ngồi với hai ông Tây
Ông kia tên Mạc, ông này tên Cô,
Buổi sáng ông chỉ say vừa
Nửa khuya mới tới đúng mùa nho ngon
Tết này ông sáu tư tròn,
Nhìn ông tôi thấy vẫn còn tháng Giêng.

Hắn rất đắc ý và nói:
-Chúng mình chưa đến 64 nên còn rất nhiều thì giờ để say.  Chỉ tiếc là không có bạn ở đây với tôi.
-Tôi nghĩ, nếu có người đẹp làm đồ nhậu và tiếp rượu cho bạn chắc là bạn có hứng hơn.
Thanh không trả lời, mặt chùng xuống, mắt nhìn mông-lung ra ngoài của sổ hình như trông chờ một cái gì, một phép lạ, hay một kỷ-niệm nào đó đang hiện về trước mặt.  Chắc là kỷ niêm một chiều phai nắng . . . , chàng chiến-binh mệt mỏi trở về, bên căn nhà ấm cúng, có ngọn đèn dầu, có bình rượu hâm nóng, có mâm cơm đầy và người vợ trẻ chờ mong! 
Hôm từ giã Thanh, tôi trả lại hắn bức thư tôi đã đánh cắp năm xưa và nói:
-Khi nào bạn gặp lại người xưa, nói dùm tôi gửi lời hỏi thăm.  Bạn cố giữ gìn sức khỏe để chúng mình còn có nhiều dịp gặp lại nhau.  Tôi tặng lại bức thư đó cho chị ấy.
Tôi chia tay bạn lòng bùi ngùi vì ngày vui qua mau, nhưng phần chính vẫn là thương hoàn cảnh lẻ loi của bạn.  Thời gian không thể kéo lại những ngày xưa để tôi có dịp gần gũi và an ủi bạn, để cùng lội qua vũng bùn. 

*

Tháng ngày nối tiếp trôi  như mây mùa hạ. Một ngày cuối tuần, tôi đang theo dõi trận Super Bowl đến hồi gay cấn, bỗng chuông điện thoại reo. Nhấc máy chưa kịp thưa thì đã nghe:
-Hùng hả, Thanh đây, tôi mới đưa Ba, Má ra phi-trường, hai cụ về VN ăn tết vài tháng.  À, có người muốn nói chuyện với bạn. 
Tôi chưa kịp trả lời thì có tiếng bên kia đầu dây:
-Anh Hùng ơi, Ánh-Mai đây!  Cám ơn món quà tặng của anh.  Tụi này sẽ đến thăm anh một ngày gần đây.
Đúng là “Giọt buồn” ngày nào. Tôi thật sững sờ, nghẹn ngào lâu lắm mới lên tiếng:
-Nhớ gởi cho tôi bức hình chụp cả gia-đình nghe! 
Đang nhìn trên màn ảnh TV, bất thình lình tôi la lớn lên một tiếng:
"Yes!"
Đội banh nhà vừa làm một cái "Touch Down" tuyệt cú mèo vào phút chót, chuyển bại thành thắng. Bầu trời mùa đông bỗng thấy ấm áp hơn. Nắng Sàigòn chan hoà trên mảnh đất tạm dung, nơi thành phố tôi đang ở.   
Tôi thấy thèm 1 tô phở béo ngậy, ly ca-phê sữa đặc, điếu thuốc lá "Quân tiếp vụ" vào một buổi sáng cuối tuần lười biếng trong thành phố Saigon thân yêu, ồn ào và bụi bậm.  Những hạnh phúc bé bỏng đó tôi đã đành mất từ lâu rồi bạn ơi!
Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,060,116
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến