Hôm nay,  

Thanksgiving: Thẹn

17/11/201000:00:00(Xem: 271291)

Thanksgiving: Thẹn

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 3043-28343-vb4111710

Tác giả cho biết bà họ Nguyễn. Bút hiệu Đoàn Thị do họ chồng ghép với cái tên lót dành cho phụ nữ rất VN thời xưa, hiện làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy có sức viết mạnh mẽ. Các bài viết của cô thường đề cập những đề tài rất Mỹ, nhưng tác giả là cư dân Paris. Sau đây là bài viết mới nhất dành cho mùa Thanksgiving đang tới.

***

Ai sang đây cũng phải thích ứng với cuộc sống tại chỗ, ban đầu mua cái gì cũng quy ra tiền đồng VN, ăn trái chuối muốn nghẹn họng, nuốt vào nghe chan chát, người ta nói ăn chuối nhuận trường, nhưng cái gía quy đổi trong chớp nhoáng khiến trái chuối vón lại, nằm ỳ trong ruột tượng không tài nào « nhuận” được.
Dư âm những ngày khắc khổ đọng lại, lắng sâu trong tâm tưởng, hội chứng đêm Sàigòn ngày Cali còn bàn bạc đâu đó, phải mất vài tháng hoặc cả năm sau dân ta mới hoàn hồn. Giời ạ thiên đàng hạ giới xem ra vẫn chưa phải là thiên đàng, ngoài chuyện đi đứng ăn ở, không phải trình báo địa phương, tự do suy tư làm việc ... cuộc sống bắt đầu từ con số không. Học chữ, học nghề, tìm việc làm, chuyện nhỏ, đã sống với Sàigòn đoạt cúp (cúp điện, nước, gạo, thịt ...và cúp tự do), chừng đó việc ăn nhầm gì, cái làm cho thiên đàng ta vừa bước vào khiến ta hụt hẫng là “hậu sự” còn lại bên nhà, nhiêu khê lắm. Cái “rờ mọt” nơi chôn nhau cắt rốn nặng hay nhẹ tùy vào hoàn cảnh từng người, ơn trời biển công cha nghĩa mẹ làm sao đong đếm được, bố mẹ mất đi rồi vẫn còn anh em, các cháu.. 
Chị đến Mỹ mới vài năm mẹ mất, những năm đầu vất vả, chị có gửi về cho cụ được bao nhiêu đâu, mấy khúc vải, vài túi nho khô, kẹo chocolat ... cụ gọi các cháu vào chia gần hết phần quà, chỉ nhai vài hạt nho nhìn các cháu mà vui. Chị giống cụ ở chỗ yêu đến mù quáng, cả đời cụ khổ vì anh hai, nát rượu vô công rỗi nghề, lúc còn sống cụ đong từng lon gạo đưa sang nhà anh để vợ anh nấu cơm, tiền chị gởi về cụ nhín ra một ít rót vào túi anh, mặc dù anh có công ăn việc làm và phần viện trợ của anh. Đâu đã hết nợ, ngoài anh hai, còn hai cô em với đàn cháu năm đứa, cô Hà góa bụa “single mom”, cô Ngà ba đời chồng  bốn đứa con, ba ông việt kiều tại chỗ “tàng hình” biệt tâm nên bên nhà hay gọi qua bất tử để xin tiền đóng học phí cho các cháu.
Chuyện gởi tiền về VN, chuyện dài không đoạn kết, hệ thống chuyển tiền nhanh như chớp xuất hiện để giúp người “hoạn nạn” bên nhà, lệ phí hai hay ba phần trăm, nhấc điện thoại lên, gác điện thoại xuống là bên đó có người đến tận nhà giao tiền ngay. Ôi tiền ân tình, tiền “nghĩa vụ” đối với lương tâm, tiền viện trợ không bồi hoàn, thiên hình vạn trạng, có người ác mồm bảo đó là tiền “hụi chết”, tiền gì thì tiền cũng chỉ là cái vỏ bọc tình cảm của “kẻ ở miền xa” luôn hướng về quê nhà. 
Hơn chục năm nay chị chuyên tâm lo cho tương lai thằng cu Thuận, tội nghiệp mồ côi cha, chị chu cấp hàng tháng để hai mẹ con cô Hà có cuộc sống thoải mái. Sau khi đậu tú tài, học phí của cu Thuận tăng theo hệ số bình phương, đại học tư bên nhà thu học phí theo tiêu chuẩn “nước ngoài”, tính theo gía dollar, tiền sinh sống, tiền ăn chơi... chi phí trọn gói 2 trong 1 của hai mẹ con cô Hà tính ra vài ngàn một năm.
Ngán nhất là mấy cú điện thoại của cô Ngà, toàn là những “cú sốc” bạc ngàn, thua canh bạc tứ sắc, cô cầm béng nó tờ hộ khẩu, thằng út của cô vừa lên sáu không vào mẫu giáo được vì thiếu hộ khẩu, tiền chuộc hai ngàn dollars. Chị sợ cháu mình mù chữ, đành gởi về số tiền theo yêu cầu, vậy là ngân sách viện trợ năm nay “vượt chỉ tiêu”. Buồn quá chị trộm nghĩ, có thể Chúa phạt chị từ lâu đã “xù tiền” đóng góp giúp nhà thờ trang trải chi phí điện nước tu sửa phòng ốc, đúng là nghĩ quẫn, Chúa nhân từ đời nào lại phạt người tốt bụng như chị.
Xét cho cùng trong thánh kinh cũng như trong kinh phật, bên nào cũng bảo người ta làm việc thiện để tích đức, nhưng trong kinh sử chưa có đoạn nào dạy chúng ta chỉ làm việc thiện trong gia đình mình thôi, như trường hợp của chị. Nếu ai cũng làm phúc trong “nội thất” như chị, mấy cái hội từ thiện như chữ thập đỏ, viện mồ côi ... đã lăn cổ chết từ lâu rồi, bởi vậy đạo với đời tuy gần ... mà xa.
Bên nhà khen chị viện trợ như thế phúc đức gấp vạn lần đi hành hương thánh địa Jerusalem, hay sang Ấn Độ lội sông Gange, hoặc đi mấy vòng cái tháp La Mecque tận bên xứ Ả Rập. 
Hơn hai mươi năm là cư dân Cali, chị chưa đi đâu xa ngoài cái chợ Little Sàigòn mỗi lần xuống Los chơi, nhìn cái bảng Hollywood xa xa trên đồi mát lòng mát dạ vô cùng, điều đó nhắc nhở chị đang ở trên đất Mỹ, dù chị có phải cày hai jobs, bên này hơn bên nhà ở chổ ai có nhu cầu kiếm tiền tha hồ “cày”. Trong giấc ngủ chị thấy cái bảng Hollywood sáng rực một góc mơ, sáng ra chị tiên tiếc, gía chị vào thử Hollywood Studio xem sao, trăng sao gì, vào đấy lại tốn tiền, tiền đó để gửi về VN giúp anh em.
Tội nghiệp chị chưa biết Đà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ, Sa Đéc ra sao, vì mỗi lần về thăm nhà anh em thi nhau “gặp nạn”, người ốm trầm trọng, hay bị mất của, kẻ tróc mái nhà, số tiền mang về bao giờ cũng thiếu hụt. Quay về thiên đàng xứ mẽo, chị làm over time bù vào lỗ trũng anh em bên nhà đục khoét để thử sức làm việc của chị. 
Bạn bè khoe đi chơi đó đây, như đi Cruise, tour Âu Châu... chị rùng mình, thiên hạ ăn gì mà gan đến thế, chị chịu thua, chị ngại tiêu tiền cho riêng mình lắm, chị tuổi tuất, nhưng cầm tinh con trâu, cày từ VN sang tới Mỹ, bên ni chị cày bạo hơn bên nớ, tội nghiệp VN nghèo quá làm gì có ruộng mà cày như xứ Mỹ bao la này.  


Ở đây chị mới đi đến cầu Golden Gate, bạn bè xúi lắm chị lấy hết can đảm đi biển cho biết với người ta, mà biết cái gì, chỉ thấy biển mênh mong, giá cái túi tiền của chị cũng bao la như thế chị không phải lo âu. Có người bảo biển là thơ, là nguồn cảm hứng, là bạn tâm tình, chị có thấy gì đâu ngoài sóng vỗ chập chùng khiến lòng chị chao đảo như những lần có tin “cần được giúp đỡ khẩn cấp” từ bên nhà gọi sang.
Chị tính non tính gìa với mớ tiền kiếm được, hốt hụi chót, cộng thêm khoản trợ cấp hai đứa con, chị có một khoảng “dự phòng” đáng kể, khoản này không dành cho gia đình chị, mà ưu tiên phòng khi bên nhà anh em “gặp nạn” nhưng chị là người “lãnh đạn”. Bên này chị đi làm có bảo hiểm y tế, có chuyện bất trắc dựa vào tiêu chuẩn “low income” mà hưởng, bên nhà người ta không đi làm, làm gì có bảo hiểm nên chị phải lo trước.
Đôi khi thấy bạn bè, giúp nhà thờ, cúng dường, đóng góp vào những tổ chức từ thiện, chị cũng ngại, ăn cơm xứ Mỹ đến mòn răng, hưởng sái phúc lợi xã hội cũng nhiều mà chưa dám bỏ ra vài đồng dư thừa đóng góp.
Nhớ lời cha xứ nói với chị bữa trước, nếu anh em bên nhà còn khó khăn thì con cứ giúp họ, Chúa làm sao trách người tốt lành như con. Giời ạ, anh em chị còn khó khăn vì chưa quen đi làm để kiếm sống chứ đâu phải họ lao lực cực nhọc mà không đủ ăn, họ thuộc “giai cấp bóc lột” cái đứa “lao động” đến vô sản như chị đấy.
Các con của chị lắc đầu ngao ngán chứng kiến cảnh vợ chồng chị cắn đắn nhau vì những “cơn bão tình tiền” từ bên kia đại dương thổi qua. Tưởng mất job, đói ăn, nợ đòi nên gia đình chị điêu đứng, ai dè điệp khúc “tình là tiền” của anh em của chị lại có ảnh hưởng chết người đến hòa bình nhà chị đến thế. 
Một hôm xem thiên phóng sự về những thuyền nhân ngày xưa đói rét, đau ốm, khi được đưa sang Mỹ, người bản xứ, những người xa lạ, đã tiếp đón và sẵn sàng chia cơm sẻ áo với chúng ta, chính quyền tạo cơ hội để giúp chúng ta hội nhập, đến hôm nay cộng đồng dân ta đã lớn mạnh về mọi phương diện.
Cơn bão Katrina quét qua xóm nghèo, nhà tróc nốc, người trắng tay, cuộc sống bấp bênh trên con sông chợt đến trong thành phố, hao hao xóm nhà sàn bên cầu Trương Minh Giảng ngày xưa... xứ Mỹ cũng có người nghèo chứ đâu riêng gì VN. Người ta nghèo vì không có việc làm, vì thu nhập ít ... còn anh em của chị nghèo vì không ai chịu đi làm, nhà có sẳn, vài trăm dollars chi phí mỗi tháng đủ sống, đi du lịch tính thêm, tội khổ gì phải đi làm.
Bỗng chị cảm thấy hổ thẹn, nước Mỹ cưu mang gia đình chị mấy chục năm nay chị chưa đền đáp ngày nào, lẽ nào chị quên câu châm ngôn của ông cha ta, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Đành rằng chị có đóng thuế, nhưng tiền đó cũng đưa vào quỹ phúc lợi xã hội, các con của chị cũng đang thừa hưởng chứ có vào túi riêng ai đâu. Chị đã quên rồi sao, những lớp ESL, accounting sơ cấp, chị ghi tên học để lãnh tiền, sau khi thất nghiệp, có xứ nào hào hiệp tạo cơ hội cho mình học hỏi, còn cho thêm “tiền dằn bóp», chị đã giúp ích gì cho xã hội, cho cộng đồng "
Đêm nay chị suy tư khó ngủ, chị ngồi lên, bật chiếc đèn ngủ, ghi vào sổ tay, khoản tiền sẽ chi cho những cơ quan từ thiện mà chị đã lãng quên từ bao nhiêu năm qua. Cái “trật tự ngược” việt kiều nuôi “việt lười” hình như đang làm chị bâng khuâng, chị làm sao giáo dục được các con nếu chúng thấy hai thế hệ bên nhà chỉ ngồi hưởng thụ, làm việc kiếm tiền là một khái niệm xa vời không có trong cuộc sống của họ.
Cái khó là phải nói làm sao để anh em bên nớ hiểu, xứ Mỹ giàu sang cũng do đôi tay lao động của con người vun đắp, bên ni đâu có khoảng “trợ cấp vô cớ” vì tình gia đình, dù muộn cũng đến lúc để họ phải sống với sức lao động của họ. Vì khi thế hệ “chạy giặc” của chị qua đời, họ sẽ trắng tay, chị không thể dạy các con của chị cố tìm nhiều tiền để gửi về VN nuôi bác, nuôi cô và anh em họ hàng bên đó, lỡ chúng nó hỏi, thế người bên đó bị cái gì mà không làm việc được, câu hỏi “sốc óc” đầy ẩn số chắc chắn sẽ làm chị trăn trở không tìm nổi câu trả lời.
Tạ ơn thượng đế trong đêm tăm tối đã dẫn đưa chị về đường ngay nẻo chính để chị không còn hổ thẹn với chính mình, muộn vẫn hơn không, gần sáu mươi tuổi, chị mới nhận ra chân lý.
Tạ ơn nước Mỹ đã cho chị cơ hội kiếm tiền bao nhiêu năm nay, đủ cơm ăn áo mặc, nhà cửa đàng hoàng, êm ấm với chồng con, chị chưa bao giờ mở lòng chia sẻ với những tai ương xảy ra chung quanh mình.
Nhưng mùa Tạ Ơn năm nay giúp chị nhận ra trên đời này không chỉ có gia đình bé nhỏ của chị, đại gia đình anh em của chị bên VN, mà còn cả nhân gian sống bên cạnh chị nữa.
Chị như lạc từ một hoang đảo trở về, phố xá đầy áp tình người, ân tình với xứ Mỹ chan chứa đã bảo bọc cộng đồng tỵ nạn chúng ta hơn ba mươi năm nay, trong đó có gia đình chị. Chung quanh chị người ta chung tay góp công góp của chia sẻ với đồng loại, chị còn ngại gì mà chưa nhập cuộc.
Chả biết xưng tội làm sao với cha xứ, bảo con chưa yêu xứ Mỹ, cha sẽ nói, tội đó không có trong 10 ĐIỀU RĂN của đạo công giáo, nói gì để cha hiểu chị thực sự sám hối, từ bỏ cái rờ mọt “đục nước béo cò” bên nớ để hòa nhập vào cuộc sống chung bên ni.
Từ đây đến cuối đời, chị có khối cơ hội để chuộc lỗi, việc đầu tiên chị có thể làm ngay từ bây giờ, góm tiền tu sửa nhà thờ, giúp đỡ viện mồ côi, nạn nhân bị thiên tai, hoặc mua vé đi xem ca nhạc ủng hộ các hội đoàn thiện nguyện, trước mua vui sau làm nghĩa, vui chơi với đời còn được tiếng thơm sao chị không nghĩ ra nhỉ.
Goodbye Sàigòn, welcome to the USA, sau bao nhiêu năm định cư và lãnh nhận phúc lợi xã hội, lần đầu tiên chị bước vào xứ Mỹ với hành trang mới cáu. Người Mỹ gốc Việt, chị sẽ cố quên “cái góc Sàigòn níu kéo” để cắm sào trên đất Mỹ, bắt đầu chia sẻ buồn vui với mọi người và đón nhận một mùa Thanksgiving thật ý nghĩa.
Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến