Hôm nay,  

Chuyện Vu Lan: Thất Tình

12/11/201000:00:00(Xem: 169365)

Chuyện Vu Lan: Thất Tình

Tác giả: Minh Đạo-Nguyễn Thạch-Hãn
Bài số 3039-28339-vb6111210
  
Bài viết được gửi tới qua email. Nhân vật xưng tôi trong bài là một cô gái cô đơn kể về những trăn trở của chính mình sau khi chia tay với người tình và nuối tiếc. Tựa đề được đặt lại theo nội dung. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc chi tiết về tác giả và địa chỉ liên lạc.

***

Tôi và Dũng giận nhau đã hơn tuần lễ sau một trận cãi vã dữ dội, chúng tôi quyết định xa nhau. Khuôn mặt cương nghị tuấn tú của chàng với nụ cười ngạo nghễ luôn luôn ám ảnh tôi. Đã bao lần cầm điện thoại định gọi chàng làm hoà nhưng lại thôi. Tính tự ái của đứa con gái tự lập vẫn to lớn hơn tình yêu của chúng tôi. Những câu hỏi vẩn vơ cứ  luẩn quẩn mãi trong đầu: Chàng có nhớ tôi không" Tại sao chàng không đến thăm tôi"  Tại sao chàng không gọi điện thoại cho tôi" Hay chàng có người nào khác" Tôi tự an ủi mình thế nào chàng cũng xin lỗi tôi, rồi mọi chuyện đâu sẽ vào đó.
Cả tuần nay, ngồi trong sở tôi không thể tập trung làm việc được. Đầu óc đi chơi đâu mất, tôi thơ thẩn như người mất trí. Buổi chiều đi làm về, tôi bày biện ra nấu nướng để cố quên đi một ngày trống rỗng nữa. Nhưng chẳng bao lâu, theo thói quen tôi nhấc điện thoại lên định gọi chàng như những ngày chưa giận nhau, rồi sực nhớ ra tôi đã thề không bao giờ liên lạc với chàng nữa, tôi lại gác điện thoại xuống. Tôi chạy vào phòng ngủ úp mặt vào gối khóc nức nở như một đứa con nít bị mẹ ngăn cấm không được làm điều gì đó. Tôi muốn trốn chạy chàng, xua đuổi hình ảnh chàng, tôi bịt chặt lỗ tai để không nghe tiếng nài nỉ của chàng. Nhưng tôi không thể trốn đâu được bởi vì chàng ở ngay trong trái tim tôi, trong máu huyết tôi. Có lần hai đứa ôm nhau ngây ngất, chúng tôi đã chết trong nhau, chàng thì thầm bên tai tôi:
- Anh ở trong em, hai đứa mình là một, chúng mình không thể xa cách được.
Tôi cắn nhẹ tai chàng:
- Đúng vậy, chúng ta mãi mãi bên nhau, dù anh có đi đến góc biển chân trời chúng ta vẫn có nhau.
Tôi vặn nhạc thật to cho bể lỗ tai luôn. Nhưng tiếng thì thầm của chàng vẫn văng vẳng bên tai:
- Em yêu, anh ở trong em, em không thể nào trốn chạy anh được!
Tim tôi rạo rực, lòng bồn chồn. Nếu không có lời thề nguyền hôm nào chắc tôi đã leo lên xe chạy bay đến bên chàng. Chúng tôi sẽ quấn quít  lấy nhau trong cơn bão lửa. Tôi sẽ ăn từng mảnh da thịt của chàng để bù lại những ngày xa cách. Chúng tôi sẽ quằn quại bên nhau cả ngày lẫn đêm và quên hết mọi chuyện hôm qua, hôm kia, tuần trước và cả ngày mai. Không còn chờ đợi được nữa, tôi phải gọi chàng ngay. Tôi đứng phắt dậy, tắt nhạc và nhấc ống nghe lên. Tôi phải làm thật nhanh kẻo cái tính bướng bỉnh, tự aí sẽ nổi dậy phản đối. Tôi lính quýnh bấm số điện thoại của chàng, tim đập hối hả. Tiếng reng đầu tiên vừa dứt, một giọng đàn bà lớn tuổi khô khan trả lời:
- Lộn số rồi.
Tôi chưa kịp có phản ứng gì thì đã bị cúp máy cái cụp. Đầu tôi điên cuồng đầy nghi vấn. Tôi gọi lại lần nữa, cẩn thận hơn cho khỏi lộn số. Tiếng reng đầu tiên vừa chấm dứt thì vẫn giọng nói khô khan ban nãy:
- Đã bảo lộn số rồi mà.
Tôi chưa kịp nói câu nào, đầu dây bên kia đã cúp máy. Tôi thật hoang mang chẳng lẽ tôi bấm lộn số hai lần. Tôi lấy cuốn sổ điện thoại ra dò lại cho chắc ăn rồi từ từ  bấm từng số một cho khỏi sai. Vẫn giọng nói lúc trước nhưng có vẻ khó chịu:
- Đã bảo lộn số rồi sao còn gọi mãi thế.
 Tôi chắc chắn không thể lộn số được, hay là Dũng biết tôi gọi nên nhờ ai trả lời dùm. Không phải, từ nãy đến giờ tôi đâu có nói được tiếng nào đâu làm sao chàng biết tôi gọi chứ. Tôi gọi lại lần nữa và lên tiếng trước:
- Hello !
Ngừời đàn bà không trả lời mà chỉ gác máy một cách giận dữ. Tôi đâu chịu thua, quyết tâm gọi mãi cho đến khi nào Bà chịu nói chuyện với tôi mới thôi. Tôi vừa bấm số xong, liền lên tiếng ngay:
- Bà cho cháu hỏi thăm một chút.
- Cô lộn số rồi.
- Sao Bà biết cháu lộn số.
- Cái đó tự cô phải đoán ra chứ.
Tôi chưa nói thêm được lời nào bà đã lại cúp máy. tôi tự nhủ thầm:
- Ít ra bà ta cũng đã chịu mở miệng, đúng là số điện thoại của Dũng rồi nhưng sao chàng không trả lời" người đàn bà này là ai"
Tôi không còn cách nào khác hơn là năn nỉ Bà may ra tìm được vài tia hy vọng. Đầu óc quay cuồng, tôi uống một ly nước đầy để lấy lại bình tĩnh và sắp đặt câu đối đáp với bà ta. Tôi bấm số điện thoại và lên tiếng ngay để bà không có dịp cúp máy:
- Dạ thưa Bà cho cháu hỏi thăm Bà một chút
- Lại cô nữa phải không" Tôi đã nói bao nhiêu lần rằng cô lộn số rồi mà.
- Thưa cháu không có lộn số đâu, cháu muốn hỏi thăm bà một chút chuyện.
- Tôi đâu có quen cô.
- Dạ, cháu biết  vậy, nhưng chẳng biết cách nào hơn, nhưng Bà chưa nói gì, sao Bà biết cháu quay lộn số chứ.
Một vai giây yên lặng trôi qua, lòng tôi như lửa đốt, chỉ sợ Bà lại gác điện thoại lần nữa, nhưng may qúa Bà đã lên tiếng:
- Bởi vì tôi mới dọn lại căn chung cư này hôm qua và không cho ai số điện thoại này cả. Tôi có hứa với người chủ cũ là để cho tôi dùng số điện thoại này cho đến cuối tháng, tôi sẽ trả cái bill tháng này cho cậu ta. 
Tôi nghẹn ngào trong lòng, bụng thót lên đau đớn. Thế là chàng đã nhất định xa tôi, tôi đã mất chàng thật rồi. Cũng lỗi tại tôi, nếu tôi đừng hồ đồ trút lên đầu chàng cơn thịnh nộ vô căn cứ của tôi. Cũng chỉ vì tôi ghen qúa đáng mà thôi, tôi sợ mất chàng. Nếu tôi đừng tự ái thề là sẽ không bao giờ liên lạc với chàng, nếu tôi gọi lại xin lỗi chàng sớm hơn, nếu... và trăm chữ nếu, dù sao bây giờ cũng đã trễ rồi. Tôi muốn thét lên thật to. Tôi nghẹn ngào hỏi lại bà:
- Thưa bà, bà có biết anh ấy dọn đi đâu không"
- Cậu ấy không cho tôi địa chỉ, cô có phải là cô Duyên không"
Tôi như người chết đuối vớ được phao:
- Dạ, đúng vậy, sao Bà biết"
- À, cậu Dũng có dặn báo cho cô biết là cậu ấy chết rồi.
- Trời đất   Thế  Bà  có biết anh  ấy dọn đi đâu không"
- Đã bảo không biết mà sao cô hỏi hoài vậy "
Có lẽ cảm thấy gắt gỏng một cách vô lý với tôi, Bà nói tiếp:
- Cậu ấy chẳng cho tôi biết gì hơn. Thôi cô đừng buồn nữa. Thời gian sẽ làm lành tất cả các vết thương lòng, dù đau đớn đến đâu đi nữa.
Tôi nghe có tiếng thở dài bên kia đầu dây. Tôi có cảm tưởng bà nói cho chính bà vậy. Tôi thấy vị mặn đắng trong lưỡi, cổ họng khô quạnh. Cả hai chúng tôi cùng yên lặng một lúc khá lâu. Cuối cùng tôi phá vỡ bầu không khí nặng nề:
- Xin Bà cho cháu được làm quen với Bà trên điện thoại này, khi nào đổi số điện thoại xin Bà cho cháu hay.
Một thoáng ngập ngừng:
- Nói thật với cô tôi chẳng có thêm tin tức gì của cậu Dũng cả.
- Thưa Bà, cháu hiểu nhưng cháu chẳng còn ai quen thuộc ở thành phố này. Xin Bà cho cháu được làm quen với Bà
- Thôi được, cứ gọi tôi ở số này, tôi ở đây một mình.


Tôi cám ơn Bà và hẹn sẽ gọi hỏi thăm Bà thường xuyên. Từ đó mỗi tuần đôi ba lần gọi điện thoại hàn huyên với Bà. Lâu rồi trở thành thói quen như xưa tôi hay gọi Dũng mỗi tối sau khi cơm nước xong. Những khi có điều buồn phiền tôi hay tâm sự với Bà. Cũng có khi xin Bà ý kiến về những điều khó giải quyết. Dần dần chúng tôi trở nên thân thiết qua đường dây điện thoại. Có lẽ Bà cũng thích nói chuyện với tôi. Có lần phải đi công tác cho sở đến hơn tuần lễ, Bà trách sao không báo trước để Bà khỏi trông điện thoại. Lúc này Bà  hay than phiền về tình trạng sức khoẻ yếu kém, tôi ngỏ lời xin đến thăm và săn sóc nhưng Bà một mực từ chối viện lẽ người già thường hay bệnh vẩn vơ vài bữa rồi sẽ khỏi lại ngay. Tôi không bao giờ nghe Bà nhắc đến con cái hay bạn bè, có lần hỏi Bà: 
- Thưa Bà, Bà có thân nhân nào ở đây không "
- Ông nhà tôi bị mất trên đảo, khi con thuyền vượt biên vừa đến được bến bờ tự do. Tôi và đứa con gái được nhận vào Mỹ qua sự bảo trợ của một người bạn đồng nghiệp khi xưa của ông nhà tôi. Chẳng bao lâu, Người bạn xin cưới con gái tôi cho con trai lớn của họ.
- Sao Bà không ở với anh chị ấy.
- Chẳng nói dấu gì cô, ban đầu gia đình rất hoà thuận vui vẻ. Tôi ở chung với anh chị ấy, giúp đỡ chăm sóc các cháu. Tôi cũng thông cảm bên này ai cũng phải làm việc nên tôi chẳng nề hà gì chuyện đó. Anh ấy là con nhà danh gía, nhưng tính tình không được rộng raĩ, lại hay kiểm soát vợ từng ly từng tý một. Cái kiểu chồng chúa vợ tôi như ở bên nhà ấy mà chắc cô cũng biết.
Tôi chẳng biết nói gì hơn là ậm ừ cho qua chuyện. Bà lại tiếp:
- Tôi thấy bất nhẫn, đôi khi có khuyên giải anh ấy nhưng chỉ nhận thấy thái độ hỗn hào. Tôi nghĩ đã đến lúc phải tự mình lo lấy thân, không muốn nhờ vả vào ai. Tôi không muốn vì tôi mà hạnh phúc gia đình anh chị ấy gặp khó khăn. Vả lại sống một mình tự do hơn, tôi muốn bày biện gì tuỳ ý. Tôi cũng chẳng còn ai, nên thỉnh thoảng qua bên đảo thăm ông nhà tôi.
- Dạ, Bà nói cũng phải, Thưa Bà, Bà còn thân nhân bên Việt Nam không"
- Chỉ còn bạn bè cũ và vài người bà con xa, thỉnh thoảng tôi cũng về thăm và giúp đỡ họ. Đó là niềm vui duy nhất của tôi bây giờ. Tiền già và trợ cấp xã hội cũng tạm sống đủ chẳng phải lo lắng gì cả. Còn cô, vẫn còn sống với gia đình phải không"
Tôi hơi ngại ngùng nhưng cũng trả lời Bà:
- Bố cháu bị đi tù cải tạo, lúc đó chị em cháu còn nhỏ lắm. Mấy năm sau Mẹ lập gia đình và giao chị em cháu cho Bà Nội.
- Thế Bố dẫn cô qua Mỹ hả"
- Không, Bố cháu bị bênh nặng nên người ta thả ra, chẳng bao lâu thì qua đời. Trước khi nhắm mắt Bố xin với Nội lo cho hai chị em cháu vượt biên.
- Vậy là cô qua đây với Ông Bà Nội"
- Không, với gia đình của người bạn Bố cháu.
- Cô vẫn còn liên lạc với Mẹ thường xuyên phải không"
- Mẹ đã có gia đình riêng nên cháu cũng không muốn làm phiền Mẹ, vả lại cháu không có địa chỉ Mẹ.
- Cô cũng đừng trách Mẹ, dù sao cũng chỉ vì hoàn cảnh thôi, nếu không có biến cố 30 tháng 4, chắc gia đình cô đâu bị tan nát như vậy.
Một  phút yên lặng trôi qua, tôi nghe có tiếng thở dài của Bà. Thực sự, nếu cố tình tìm kiếm tôi cũng có địa chỉ của Mẹ. Nhưng tôi không có nhiều kỷ niệm với Mẹ, ngoại trừ những giọt nước mắt khóc cho thân phận cô đơn của mình. Mỗi khi thấy tôi đứng tựa cửa mắt đỏ hoe, Bố lại dỗ dành an ủi:
- Con nhớ Mẹ phải không" Đừng trách Mẹ, ở vào hoàn cảnh Mẹ, tứ cố vô thân, không nghề nghiệp trong tay chẳng biết làm gì để sinh sống, lại mang tiếng là vợ Ngụy Quân, nhiều người cũng phải làm vậy thôi. Bố chỉ tiếc là không còn đủ thì giờ để làm tròn trách nhiệm của mình đối với gia đình và đất nước.
Lúc đó tôi còn qúa nhỏ để hiểu được thế nào là hoàn cảnh, trách nhiệm, chỉ biết khóc mà thôi. Bây giờ sống trên đất lạ quê người, tứ cố vô thân tôi phải tự xoay sở một mình, tôi cũng lơ mơ hiểu được thế nào là hoàn cảnh. Nước mắt lưng tròng, không biết tôi khóc cho chính tôi, cho người đàn bà mới quen, cho Bố, cho Mẹ hay cho hoàn cảnh của tất cả những người Việt Nam xa quê hương. Vâng, tất cả cũng chỉ vì hoàn cảnh. Ai đã gây ra hoàn cảnh " Chỉ có Trời mới biết. Tôi muốn xin với Bà, cho tôi được làm con của bà nhưng lại ngại ngùng rồi thôi. Tôi đang cần một tình thương, chắc Bà cũng vậy.
Thời gian thấm thoát trôi qua, đã hơn một năm từ ngày tôi mất liên lạc với Dũng. Tôi phải đi công tác cho sở ba tháng. Tuần lễ cuối cùng, lợi dụng những ngày rảnh rỗi tôi đi lùng kiếm mua vài thứ trái cây Việt Nam  đặc biệt như nhãn, mít, xoài tượng mang về làm quà. Tôi nhất quyết phải đến thăm Bà. Biết đâu sự gần gũi sẽ giúp chúng tôi thân thiện hơn là sự quen biết bình thường.
Về đến nhà, nghỉ ngơi một chút cho khỏe rồi chạy ngay lại khu chung cư Dũng ở khi xưa. Tôi muốn dành cho Bà một sự ngạc nhiên nên cố ý không gọi điện thoại trước. Tôi bước những bước hồi hộp, lòng tôi lại nhói lên những kỷ niệm với Dũng ngày nào. Thời gian đã làm giảm đi nỗi đau nhưng vết thương vẫn chưa lành hẳn. Tôi đến bên cửa phòng gõ nhẹ mấy tiếng nhưng không có tiếng trả lời. Tôi gõ mạnh hơn. Ông cụ ở phòng đối diện thò đầu ra hỏi tôi:
- Cô kiếm ai "
- Cháu thăm Bà Lê.
- Cô là thân nhân của bà ấy hả "
- Dạ không, quen biết thôi.
- Bà Lê bị bênh và đã qua đời hơn một tuần rồi, có phải cô tên Duyên không"
Toiâ sững sờ, đánh rơi cả giỏ trái câỵ Trời đất như quay cuồng trong đầu. Tôi luôn luôn đi trễ một bước.
Tôi ngạc nhiên hỏi lại cụ:
- Dạ, sao cụ biết tên cháu"
- Bà Lê có nhờ tôi giao bức thư này cho cô.
 Tôi vội mở ngay ra đọc:

Cháu Duyên thương mến,
Bà biết ngày giờ của Bà đã gần đến nên có đôi lời từ biệt cháu. Bà vẫn ước ao có một đứa con ngoan ngoãn và lễ phép như cháu. Rất tiếc là chúng ta gần gũi nhau không được bao lâu. Bà đã biết căn bệnh hiểm nghèo này từ lâu và chẳng còn thuốc chữa. Chính vì vậy, Bà không muốn tình cảm của chúng ta đi xa hơn sự quen biết thường tình. Bà cũng biết Dũng đã không thương cháu thật tình nên chẳng biết cách nào hơn là muốn cháu có một thời gian suy nghĩ để thực sự hiểu lòng mình. Bà thành khẩn xin lỗi cháu. Đến nay, Bà nghĩ  thời gian cũng đủ lâu để cháu quyết định. Kèm theo đây là địa chỉ và số điện thoại của cậu Dũng. Dũng là em chồng của con gái Bà nên cũng chẳng xa lạ gì.
Chúc cháu may mắn.
Bà Lê.
T.B. Cháu hãy liên lạc với Mẹ, Bà chắc là Mẹ đang trông đợi cháu.

Tôi hỏi thăm Ông cụ nơi an nghỉ cuối cùng của Bà, rồi lái xe ngay lại thăm. Ngôi mộ còn phủ đất mới với vài vòng hoa trên mặt. Tôi đặt giỏ trái cây tặng Bà và thầm cám ơn Bà những ngày được trò truyện tâm sự với Bà. Tôi vẫn còn nghe văng vẳng tiếng Bà an uỉ và chỉ bảo tôi để vượt qua được những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời. Tôi không thể ngăn kịp hai dòng lệ. Thực sự tôi đã khóc cho chính tôi: Một đứa con gái côi cút cô đơn, mất tất cả những gì trong tầm tay. Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày lễ Vu Lan, tôi biết tôi phải làm gì để đẹp lòng Bố tôi. Tôi sẽ tìm Mẹ để được úp mặt trong lòng người mà khóc cho đã, để gột rửa tất cả những đắng cay, đau đớn, buồn phiền.
Tôi sẽ xin Mẹ tha lỗi cho tôi.

Minh Đạo&Nguyễn Thạch-Hãn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến