Hôm nay,  

Tuổi Hồi Xuân

01/11/201000:00:00(Xem: 165241)

Tuổi Hồi Xuân

Tác giả: Minh Thành
Bài số 3031-28331-vb2110110

Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm"; Hai bài gần đây là "Người Việt Gốc Hoa Vượt Biển" và “Cô Dâu Mỹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.

*** 

Khi chị đang ở giai đoạn sung mãn nhất của tuổi hồi xuân thì hãng điện tử nơi anh chị cùng làm việc gần ba chục năm gửi giấy báo cho biết anh bị laid offf!  Thực ra, cái vụ laid off này không còn là điều mới mẻ. Nó đã diễn ra lải rải từ đầu năm ngoái khi khủng hoảng kinh tế chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà ngược lại. Các hãng điện tử đang đua nhau di chuyển hãng xưởng tới những nước kém phát triển để giảm bớt tiền lương phải trả so với lương trả cho công nhân ở các nước tiên tiến  nên công việc ngày càng bị thu hẹp lại kéo theo sự giảm bớt nhân viên trong hãng.
Gần ba chục năm làm việc liên tục, qua bao nhiêu lần hãng, xưởng  cắt giảm biên chế. Anh chị vẫn trụ vững như những cây cổ thụ nhờ đức tính cần cù, chịu khó, khéo tay ... Bỗng dưng tới lúc phải cầm tờ giấy laid off trong tay, cả hai đều thấy chới với, hụt hẫng không tin vào thực tế lạnh lùng, tàn nhẫn được ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen! Đành rằng hơn năm nay, cái việc laid off đã xảy ra thường xuyên ở nơi anh chị đang làm việc. Đã xảy ra với những người thân, người bạn của mình trong hãng ... nhưng chưa bao giờ họ nghĩ nó sẽ xảy ra với họ dù trong thâm tâm, họ cũng hồi hộp lo lắng mỗi khi có những rỉ tai từ đồng nghiệp: "Hình như hãng đang chuẩn bị laid off"!
Kể ra, gần ba mươi năm cần mẫn làm việc và chi tiêu chừng mực. Anh chị cũng chẳng có điều gì phải lo lắng về mặt kinh tế. Chi tiêu hàng tháng cũng chỉ chiếm hết phân nửa số tiền làm ra. Phần còn lại, bỏ ngân hàng, mua bond, GIC ... Lãi xuất hiện tai tuy không cao nhưng vẫn đều đều có thêm một khoản tiền  thặng dư hàng tháng. Cái nhà  trả hết mortgage từ lâu. Các con đã lớn. Đứa con đầu  tốt nghiệp đại học, đang đi làm với số lương hơn hẳn cha mẹ. Lương lĩnh hàng tháng về chỉ cần trích một phần dùng chi tiêu  cho nhu cầu riêng  của nó. Khoản ăn uống, nhà cửa đã có bố mẹ lo. Số dư thừa được mẹ khuyên bỏ vào ngân hàng dành mua nhà riêng sau này khi chúng lập gia đình. Đứa nhỏ, cũng gần xong đại học nhưng anh chị  không phải băn khoăn về tiền học hoặc chi tiêu lặt vặt vì nó được học bổng lại làm co-op nên mang tiếng là sinh viên mà trong ngân hàng vẫn có tiền rủng rỉnh .
Thực sự mà nói, tin anh bị laid off làm cho chị chới với, hụt hẫng hơn anh! Phần lớn người vợ thường hay lo lắng cho kinh tế gia đình nhiều hơn người chồng !. Chính vì lo xa  nên những lúc công việc xuôi chảy, tiền vào đều đều, chị vẫn không hề phung phí, tiêu pha bừa bãi. Gần ba chục năm mà anh chị cũng mới đi du lịch vài nơi gần nhất như nước cộng hòa Dominican, Cuba ... theo nhóm bạn cùng hãng tổ chức đi theo đoàn.   Cả hai vợ chồng đều chịu khó, không cờ bạc, rượu chè... nên kinh tế gia đình rất ổn định. Không đến nỗi phải lo lắng nếu như chẳng may, anh bị laid off vĩnh viễn  thì cái khoản tiền bù cũng như số ngày vacations còn rất nhiều của anh cũng đủ kéo dần đến lúc anh hưởng lương hưu. Cùng lắm, đành lấy hưu non! Mà điều đó rất khó xảy ra vì dù sao, chị vẫn còn đang làm việc. Hình như, cái lợi của hai vợ chồng cùng làm chung hãng là ít khi nào cả hai cùng bị laid off. Không biết đó là luật bù trừ của thượng đế hay tính toán của lương tâm con người " Dù sao chăng nữa,  những lo xa từ trước của chị đã giúp anh chị giảm bớt lo lắng về kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự rủi ro này.
Về lý thì có vẻ ổn nhưng chị vẫn bần thần nghĩ ngợi. Giờ nghỉ trưa, mấy Mít cùng chung hãng lại tụ tập ngồi gần nhau tả oán. Tới gần một nửa bị "dính" không vợ thì chồng! Tuy nhiên, công bằng mà nói, các sắc dân khác cùng làm còn bị laid off nhiều hơn Mít nhà ta. Có thể Mít chịu khó, hoặc may mắn hơn, đang làm ở những bộ phận còn cần người ... Không biết tin nào chính xác cả. Mỗi người đoán một ý. Người bị laid off hôm nay  thì rầu rĩ còn người chưa bị lại phâp phồng dự đoán tương lai của mình, của hãng xưởng,  mà tương lai thì: "Whatever will be will be" !
Mấy tuần đầu  sau khi anh bị laid off.  Chị đi làm về đến nhà đều thấy anh có vẻ bồn chồn chờ đợi. Anh cũng hớn hở vào vai người nội trợ đảm. Dọn dẹp nhà cửa, nấu bữa tối sẵn sàng. Trước kia, khi cùng nhau về nhà sau buổi làm, anh cũng lăng xăng dưới bếp phụ chị nấu ăn bữa tối nhưng anh chúa vụng, nhặt hộ mớ rau cũng không sạch. Thái thịt bò  miếng dày miếng mỏng...chỉ làm vướng tay. Thường thường,  chị đuổi khéo anh lên phòng khách xem TV để chị tự làm cho nhanh. Chị vốn  thích nấu ăn nên chịu khó học hỏi các món ăn lạ, ngon từ bạn bè hoặc sách vở. Nấu ăn đối với chị như là thú tiêu khiển nên chị vào bếp chỉ "múa" (từ anh thường dùng để tự hào cái nhanh nhẹn, đảm đang của vợ hiền ) một lúc là cơm canh nóng hổi đủ canh đủ rau cùng thịt cá. Anh xem TV nhưng cũng thỉnh thoảng chạy xuống bếp "nịnh đầm" vài câu. Có vẻ như anh áy náy khi thấy chị nấu nướng trong bếp một mình sau tám tiếng miệt mài làm việc ở hãng như anh! Bây giờ, anh vào vai chính nấu bữa tối cho cả gia đình để "chuộc tội" bị laid off nằm nhà cho nữ nhi ra trận. Thấy anh háo hức chờ cả nhà thưởng thức và bình phẩm món ăn do anh đạo diễn. Chị không nỡ nói thẳng nhận xét mà chỉ gật gù "Ăn cũng được"! Hoặc "ngon quá nhưng hôm nay em không đói nên ăn ít"... cho anh khỏi tủi thân! Bọn trẻ con thì miễn bình luận! Ăn không được chúng gọi pizza tráng miệng  "dinner" thay cơm.
Rồi chị cũng khéo léo viện cớ để anh  "nhường" phần nấu ăn cho mình. Chị đâu biết chị đã bước đầu tạo cho anh thói quen ỷ lại cùng với thời gian rảnh rỗi quá nhiều không biết làm gì nên anh phải tìm thú tiêu khiển cho mình để giết thì giờ. Dĩ nhiên anh không đi casino vì anh thừa biết "cờ bạc là bác thằng bần"! Trong ba thú có hại nhưng người đàn ông lại đam mê theo cụ Tú Xương nhận định:  "Một trà, một  rượu, một đàn bà"  anh cũng đủ  cả ba theo mức độ khác nhau. Trà là thứ anh nghiện nhất, nhưng uống trà  đâu có hại "  Rượu, anh chỉ nhấp môi khi có bạn. Đàn bà dĩ nhiên không thể thiếu trong cuộc đời nhưng anh thích ăn cơm nhà hơn ăn phở! Muôn đời cơm là món ăn ngon lành, bổ dưỡng với anh. Tóm lại, anh không đi casino nướng tiền, không say sưa tửu quán, không gái gú bên ngoài mà chung thủy với người vợ đã mấy chục năm chia sẻ buồn vui. Nghe ra, anh là người đàn ông hoàn toàn, chẳng có gì khiến cho chị phải phiền lòng.Vậy mà chị lại  phiền lòng về một thú tiêu khiển khác của anh. Rất ư là phiền lòng . Chị phiền đến độ có lúc chị chán đời, thấy đời là vô nghĩa. Chị đã nghĩ đến giải pháp ly dị để trút bỏ nỗi muộn phiền này. Nếu như không nghĩ về những đứa con ngoan ngoãn lúc nào cũng cần có đầy đủ cha mẹ, chị chẳng còn thiết tha với cuộc sống!


Thực ra, thú tiêu khiển của anh cũng là thú tiêu khiển của bạn, của tôi, của hầu hết chúng ta những lúc rảnh rỗi. Nó vô hại nếu ta dành thì giờ đúng mức với sự say mê vừa phải. Đàng này anh đã để hết tâm trí và thời gian cho nó .Anh mê xem phim tập nhất là những phim võ hiệp của Hồng kông, Đài loan. Anh tải xuống vô số từ mạng để mê mải theo dõi. Mới đầu  anh chỉ giải trí trong khoảng lúc chị làm trong hãng rồi dần dần chiếm hết cả thời gian sau bữa ăn tối. Hai vợ chồng chỉ có vài tiếng đồng hổ ngắn ngủi trong và sau bữa ăn tối để tâm sự, bàn bạc việc nhà ... Anh cắt bớt dần cái quãng thời gian  quí báu đó. Chị nói gì anh cũng chỉ ậm ừ lấy lệ chứ thực ra anh có nghe gì đâu! Tâm trí anh đang đặt hoàn toàn vào những võ sĩ đang bay trên ngọn cây để ném phi tiêu mất rồi! Mới đầu chị tự nhủ hết bộ phim này thì xong nhưng chị đâu biết phim bộ tràn lan, dành cả đời cũng không xem hết được. Anh cứ miệt mài với phim, không tha thiết với những gì đang còn hiện diện quanh mình. Chị đi làm, anh ở nhà không biết các con đang ở đâu, làm gì... Có việc cần, chị gọi phone về anh không có thời gian để nhấc máy nghe. Nhắn tin, anh không kiểm tra... Anh mê mải xem, mắt không rời màn hình hết giờ này đến giờ khác. Không biết anh có dành chút thì giờ ăn uống không mà trông anh mệt mỏi, phờ phạc như một ông già! Chị ở sở làm về hỏi anh việc gì anh cũng ngơ ngác như người mất hồn. Nhà cửa lạnh tanh, con cái vắng nhà, ông chồng mê mải ôm TV. Tủi  thân, chị vào phòng ngủ ôm gối khóc một mình.
Tuổi hồi xuân của người phụ nữ nhiều khi đòi hỏi  những nhu cầu yêu thương nồng ấm. Có những lúc chị cần biết bao bờ vai vững chắc của anh để dựa vào. Cần một sự thông cảm sẻ chia những buồn vui hàng ngày. Cần một quan tâm về những thay đổi khó chịu bắt đầu  xuất hiện ở người phụ nữ trong lứa tuổi tiền mãn kinh. Người ta nói tiền mãn kinh là thời kỳ khó khăn nhất của người phụ nữ nên rất cần sự quan tâm tế nhị của người thân. Rất nhiều lúc chị vật vã một mình với những cơn bừng nóng  toàn thân do sự giảm bớt  các hormone. Rồi những mệt mỏi vô cớ ... Những lo âu không đâu... Người chị cần chia sẻ kia đang thản nhiên khóc cười cùng những cú phi thân trong phim võ hiệp !
Một sự can thiệp đúng lúc của "tình cũ" đã kéo anh chị ra khỏi cảnh lạnh nhạt "đồng sàng dị mộng"  đang muốn dẫn tới chia lìa tan vỡ! Có thể gọi là "tình cũ" không khi hai người chưa bao giờ nói tiếng yêu nhau! Tình cũ này là người bạn thân thiết của chị từ hồi còn nhỏ xíu của cái thưở  hai đứa cãi nhau chí choé và  xưng hô với nhau "mày ,tao" thân mật. Lớn dần bên nhau với một sự thân thiết như anh em trong nhà tới khi hắn giật mình  chợt nhận ra "con bé lọ lem" ngày nào đã trổ mã dậy thì xinh đẹp hẳn ra. Hắn  ngỡ ngàng nhìn con bé bằng một cái nhìn khang khác. Cái nhìn lạ lùng này đọng lại trên má con bé làm cho má nó hồng lên bẽn lẽn. Cái nhìn được giữ lại trong tim để tim nó đập hối hả lạc nhịp... 
Rồi hai đứa chuyển sang xưng hô "Cậu, tớ "cho đến bây giờ. Một tình cờ lại khiến hai đứa hội ngộ nhau nơi xứ lạ quê người khi chị đã chồng con đàng hoàng mà hắn vẫn phòng không. Cũng chính hắn là người dẫn dắt vợ chồng chị vào làm cùng hãng điện tử còn chị lại là người mai mối cưới vợ cho hắn khi thấy hắn vẫn cô đơn.
Quan hệ qua lại giữa hai gia đình rất thân thiết. Chồng chị cũng như vợ hắn chưa bao giờ đặt một dấu hỏi nghi ngờ gì về quá khứ ngày xưa. Họ chỉ biết chị và hắn là những người bạn thân cũ .Không biết trái tim hắn còn rung rinh khi gặp lại chị " Riêng chị đối với hắn vẫn thân thiết, tự nhiên. Chị tin cậy hoàn toàn vào tính "quân tử" của hắn. Vẫn có cảm giác êm đềm thoải mái khi cùng nhau gợi lại chuyện ngày xưa cùng trường cùng lớp nghịch ngợm tai quái chỉ sau quỷ và ma. Chị cũng tự vạch ra biên giới tế nhị giữa hai người vì bây giờ mỗi người đều đã có một gia đình êm ấm. Kể ra, nếu chị không vạch, hắn cũng chẳng lấn sân. Hắn là vậy, rất trân trọng hạnh phúc của bạn bè. Hắn  vẫn quan tâm, che chở, ân cần với chị như xưa. Hắn lúc nào cũng là người bạn tri kỷ nhưng không bao giờ chị kể chuyện buồn trong quan hệ vợ chồng cho hắn nghe.  Vợ hắn trẻ hơn hắn rất nhiều và họ quyết định không có con! Hắn thường lảng tránh khi chị muốn tìm hiểu nguyên nhân và tỏ ra gay gắt với hắn về vấn đề này.
Cái hôm hắn hỏi chị tại sao bây giờ trông xanh xao mệt mỏi thì tự nhiên chị bật khóc làm hắn hoảng hốt. Rồi hắn ngồi im lặng thở dài. Ngày thứ bảy, hắn rủ chồng chị đi câu cá tới tối mịt mới về. Anh vào nhà  ngượng ngùng đứng cạnh vợ trong gian bếp  như ngày xưa  khi chị đang chuẩn bị cơm tối. Rồi anh ngập ngừng kể cho chị nghe về cơn thịnh nộ của hắn trút lên đầu anh khi hai người  ở nơi câu cá. Hắn đã bảo anh là người không có tim.  Hắn nói anh không phải là đàn ông, anh hoàn toàn không xứng đáng với chị. Không biết trân quý, bảo vệ gia đình...
Mới đầu, chị còn thờ ơ tỏ vẻ bất cần nghe anh nói. Lảng tránh những cử chỉ thân mật của anh. Rồi khi anh bày tỏ nỗi day dứt, buồn chán của người đàn ông trụ cột trong gia đình mà không có việc làm, hưởng số lương thất nghiệp ít ỏi hơn liễu yếu đào tơ. Rằng thấy chị có vẻ buồn bã, thờ ơ nên anh nghĩ chị coi thường anh, cho anh là người "bất tài, vô dụng"... Nói tóm lại, anh tâm sự về mặc cảm của một người đàn ông tự cho mình là kẻ yếm thế khi bị thất bại...
Nước mắt dâng đầy mi, chị cũng thổn thức thổ lộ cho anh rõ tâm trạng não nề của người phụ nữ nghĩ chồng  không còn quan tâm săn sóc đến mình khi nhan sắc đang tàn phai. Đối với chị, hạnh phúc gia đình là thứ quý nhất. Tiền bạc cần nhưng không làm nên hạnh phúc. Cứ có vợ có chồng bên nhau thì biển đông cũng tát cạn... Rằng không bao giờ chị quên được những ngày đầu bỡ ngỡ nơi xứ lạ quê người với đôi bàn tay trắng. Các con còn nhỏ, hai người phải chia ra người làm ca sáng, người lấy ca chiều để thay phiên nhau vừa trông con vừa đi làm! Rồi anh còn tận dụng từng giây phút rảnh rỗi để làm thêm giờ trong những dịp lễ tết. Làm sao chị có thể sống thiếu anh để chia sẻ buồn vui hàng ngày...
Thời gian như ngưng lại lắng nghe họ trút hết tâm tư kìm nén lâu nay. Sau bao nhiêu tháng "chiến tranh lạnh", đây là lần đầu tiên hai người mới có những giây phút chia sẻ ấm ức cho nhau.
Rồi không biết từ lúc nào, chị thấy mình đang ở trong vòng tay ấm áp của chồng. Đầu chị nép vào ngực anh  để nghe từng giọt nước mắt nóng hổi tuôn trào kéo theo hết những ưu phiền chất chồng bao ngày tháng.
Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,334,174
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến