Hôm nay,  

Đón Tết Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

26/10/201000:00:00(Xem: 112024)

Đón Tết Đầu Tiên Trên đất Mỹ

Tác giả: Letamanh
Bài số 3026-28326-vb3102610

Tác giả tên thật Lê Anh Dũng; Khóa 26 Sĩ qua n TB Thủ Đức; Tù chính trị 7 năm; Đến Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Fountain Valley, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về những kỷ niệm đúng 10 năm trước. Mong tác gia sẽ tiếp tục viết thêm.

***
 
Mỗi độ xuân về, gia đình chúng tôi thường nhắc đến một kỷ niệm khó quên về đêm Giao Thừa, Tết năm Tân Mùi, 1991, trên đất Hoa Kỳ.
Số là, chúng tôi, gồm có hai vợ chồng và ba đứa con qua Mỹ theo diện HO, khoảng tám tháng trước Tết Tân Mùi. Khi bước chân đến phi trường Los Angeles, thằng con lớn được hai chục tuổi đúng, đứa con gái kế mười tám, thằng con út mười bảy tuổi rưỡi... Cả năm người, không ai biết tiếng Anh, ngoài tôi, nói bập bẹ vài câu xã giao! Chúng tôi xuống phi cơ, cũng cùng lúc gặp không biết bao nhiêu chuyện đáng nhớ, đáng ghi vào "gia sử" những kỳ tích về đủ mọi chuyện chúng tôi phải đối diện và xử thế!
Hồi đó chúng tôi cố sức bỏ hết thì giờ những ngày đầu tiên nầy, để đi học Anh Văn (ESL). Nhưng tiền chính phủ cho để hội nhập lúc ban đầu quá ít ỏi đối với tiền mướn nhà và các chi phí khác, nên cha con chúng tôi ghi danh vào nghề giao báo cho tờ OC-Register. Vợ tôi thì lãnh phần may vá trong một shop may quen...
 Lúc mới chân ướt chân ráo đến Quận Cam, người hàng xóm “làm mối” cho tôi mua một chiếc xe Honda con cóc đời 1956, giá là 300 đô la. Vì ham rẻ, theo lời người mai mối, nên tôi ôm chiếc xe vừa chảy nhớt, muốn thì nổ máy, làm biếng thì nó im lìm không chịu lên tiếng. Nhưng đã lỡ bỏ một số tiền lớn mua, thì phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Hồi đó 300 đồng đô đối với chúng tôi là một số tiền to lắm! Thằng bạn cùng ở tù miền Bắc, đi HO1 đầu năm 1990, có cha mẹ và bà con qua Mỹ năm 1975... Khi chúng tôi gặp, gia đình nó đã có một tiệm nhận quần áo giặt ủi ở góc đường Garden Grove-Euclid. Thấy chúng tôi ôm chiếc xe con cóc cũ mà nhỏ xíu không làm gì được, nó tặng tôi một chiếc xe Mỹ hiệu Buick đời 1960 còn chạy tốt, bốn cửa, to tổ chảng, uống xăng như uống nước!
 Cha con tôi mừng quá lái về chùi rửa cả buổi chiều. Khi nào chúng tôi lái chiếc xe này ra đường hay leo lên xa lộ là những xe đẹp, đắt tiền đều tìm đường tránh xa. Chúng tôi không khỏi thắc mắc, về sau có người biết chuyện, cười diễn giải rằng, "Nếu nó lái gần xe của mầy, lỡ mầy cọ quẹt,thì nó làm sao" Chỉ khóc trừ..." Mà thật vậy, hồi đó không có cần bảo hiểm gì ráo cũng lái xe chạy phoong phoong trên đường mà cảnh sát không làm gì được. Mãi đến mấy năm sau nầy mới có luật bắt buộc mua bảo hiểm. Vừa thoạt trông, chiếc xe thằng bạn tôi cho, giống như con trâu nước. Nhờ con trâu nước nầy mà chúng tôi mới ghi tên "Deliver" cho báo OC-Register!
 Cha con chồng vợ năm người chúng tôi, buổi tối đi học ESL ở trường Lincoln góc Garden Grove và Euclid. Thức dậy lúc 2:00 AM lái xe đến sở làm. Khu vực bỏ báo của chúng tôi bao gồm các con đường Harbor-Lampson- Garden Grove-Euclid. Khu vực nầy khá nhiều nhà giàu và khó tính. Bỏ báo xong khoảng 5:00AM là phải thu quân về ăn uống chút đỉnh rồi ai có bổn phận nấy. Ba đứa trẻ thì đạp xe đến Golden West College trên đường Golden West. Nhà chúng tôi ở là một căn hai phòng Appartment trên đường Trask và Harbor.
Khi mấy đứa con đã đạp xe đến trường thì tôi lái chiếc xe honda con cóc đưa vợ đến shop may tọa lạc trên đường Trask và Hoover. Thời kỳ nầy là thời kỳ nghề may vá ở các shop may người Việt làm chủ cũng khá bận rộn và được mùa. Trong lòng chúng tôi muốn giành tiền may và tiền đi bỏ báo mua một chiếc xe máy lạnh máy sưởi cở ba bốn ngàn gì đó. Chiếc xe "chùa" hiệu Buick hiện tại dềnh dàng nhưng mùa hè và mùa đông là chịu chết vì tất cả phương tiện điều chỉnh nóng lạnh đã tê liệt! Chiếc xe con cóc thì chỉ còn chờ ngày bán vào chỗ mua xe cũ. Tính toán là một chuyện mà thực tế thì ôi thôi vô cùng nhiêu khê!
Một hôm, tôi về nhà bất thình lình, thấy cửa trước cửa sau mở ra toang hoát, phía bên trong bị lục khắp nơi. Tấm nệm vợ chồng tôi ngủ bị dựng lên, vết dao rạch và bông gòn bên trong tung tóe khắp nhà! Biết là bị trộm, nhưng không biết chúng lấy được gì không! Tôi chụp phôn gọi vợ đang cắm đầu với chiếc máy may bên kia đầu giây...
- Em ơi! Nhà có trộm!
- Trời! Em để tiền trong nệm, phía trong... ở giữa!
 - Nệm bị rạch nát hết. Chắc là chúng lấy tiền mất rồi, mà em giấu bao nhiêu"
Hai nghìn rưỡi bảy chục đô.
- Thôi chết rồi, không còn một cắc...
 Tôi nghe vợ tôi khóc òa trong phôn... Lúc đang nói chuyện với vợ tôi thì mấy đứa con đạp xe về. Thằng lớn làm ra vẻ hiểu biết, giựt phôn trên tay tôi bấm 911. Nó dùng hết vốn Anh ngữ vừa học được mấy tháng nay kể vụ trộm với cảnh sát. Nói xong nó bảo tôi ra ngoài để cảnh sát đến điều tra. Tôi ngồi ở ghế sopha như kẻ mất hồn. Vốn liếng mấy tháng nhịn ăn nhịn mặc để dành đã thành mây khói. Giấc mơ làm lại cuộc đời ở xứ tự do, không bị bức ép... trong tôi tiêu ra nước! Ý nghĩ xấu về cuộc đời dành cho gia đình tôi lại chập chờn ẩn hiện. Kể từ khi lên phi cơ bỏ nước ra đi, chúng tôi đều ước mong cuộc sống của mình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Tôi đã từng tuyên bố với mấy đứa con lúc đặt chân đến Hoa Kỳ rằng, nhà mình vừa trúng số độc đắc. Thế mà sau mấy tháng trời chăm chỉ học hành, chăm chỉ tạo sự nghiệp, mới dành dụm được chừng ấy tiền đã bị chúng canh chừng cướp mất...
Đang suy nghĩ miên man, không nhớ là mình đang ngồi bao lâu thì, nghe tiếng lên đạn của súng. Giật mình quay lại thấy viên cảnh sát núp ngoài cửa chĩa súng vào người tôi. Phản ứng nhanh là giơ cao hai tay lên trời, tôi bập bẹ vài tiếng Anh:
- What are you doing"
....
Không hiểu cảnh sát trả lời tôi những gì, tôi nói thêm
- I lost money...
....
 Thằng con tôi chạy vào nói với cảnh sát, đại ý nó chỉ vào tôi là cha nó, là chủ nhà chứ không phải trộm. Cảnh sát bèn gài súng vào lưng, ra lệnh cho tôi ra khỏi nhà. Hắn quan sát các nơi và hỏi bị mất bao nhiêu tiền, tiền để chỗ nào... Cuối cùng làm biên bản và khuyên chúng tôi nên gởi tiền vào ngân hàng, đừng giấu trong nhà! Thế là gọi cảnh sát để nghe lời khuyên, tiền thì cũng mất toi rồi...


Vợ tôi được người bạn đưa về nhà khóc tiếc của. Trông nàng thiểu não như lúc ra thăm tôi ở tù ngoài Bắc Việt. Ngày đó, nàng cũng cái dáng ốm o tiều tụy như thế này, mặc bộ bà ba, chân thấp chân cao dẫn theo thằng con út để nó thấy mặt cha, sợ rằng mai kia mốt nọ cha nó có bề gì nó sẽ còn nhớ trong trí óc hình ảnh người sanh ra nó! Vợ tôi chạy vào phòng lục lại cái nệm rách, hy vọng tiền còn nằm đâu đó; vừa kiếm tìm, vừa than thân trách phận. Không biết lúc ra khỏi nhà, ai là người cuối cùng khóa cửa! Nhưng kẻ trộm lại vào theo đường cửa sổ; điều nầy chứng minh là chúng tôi chưa biết cách gài cửa sổ an toàn. Kẻ trộm chỉ cần quan sát cánh cửa sổ, nhích ra là lách mình vào trong dễ dàng... Mất bò mới lo làm chuồng, thằng con tôi đi mua mấy thanh gổ nhỏ, cưa ra giằn vào khe cửa sổ!
Câu chuyện mất tiền hơi nguôi ngoai thì cận Tết Tân Mùi. Năm 1991, đêm Giao thừa rơi vào ngày thường chứ không phải là thứ bảy hay chủ nhật. Vì thế cha con tôi vẫn phải đi giao báo cho khu vực mình trách nhiệm lúc 2:00AM sau giao thừa. Nhưng buổi học Anh Văn tại Trường Lincoln cũng không bỏ được vì quyết tâm chung của mấy đứa con. Đêm ấy chỉ có hai vợ chồng tôi trốn học, ở nhà sửa soạn cúng giao thừa. Tôi đang sửa soạn hoa quả và bánh chưng bánh tét lên bàn trong góc phòng khách. Cái bàn nhỏ kê làm bàn thờ tổ tiên. Vợ tôi đang xào nấu vài mòn cúng ông bà... Lúc ấy là gần 11 giờ khuya thì điện thoại reo. Giọng thằng con lớn:
- Ba ơi! xe hư rồi, đề hoài không nổ.
- Con xem bình ắc quy còn hay hết.
 - Còn, đề máy kêu è è mà không nổ được gần tiếng đồng hồ rồi.
 - Ba lái xe ra liền, trong cốp xe có giây câu bình không"
 - Có.
 - Chờ ba!
 Thế là tôi bỏ dở công việc sửa soạn bàn thờ cúng tổ tiên giao thừa, quay qua nói với vợ:
 - Anh ra kéo xe và chở mấy đứa nhỏ về, ở nhà em sắp đặt để khi về kịp thì anh sẽ cúng giao thừa.
 - Đi cẩn thận nghe anh, ba bữa nầy mà xui thì cả năm không ra gì đâu...
 - Yên chí! Anh sẽ lái chậm, cẩn thận...
 Tôi lái chiếc Buick đến nơi là 11 giờ 30 khuya. Mấy đứa con đang ngồi trong xe con cóc run lên vì cái lạnh mùa đông đầu tiên xứ người. Parking trống không chỉ còn mỗi một chiếc xe honda con cóc. Tôi rà xe kề phía trước xe con cóc, ra lệnh cho thằng cả:
 - Mở cốp xe lấy dây câu bình cho ba.
 - Chừng nầy mà câu gì nữa, sao máy nổ nổi"
 - Tao cột giây kéo xe về...
 - Trời! Dây câu bình làm sao kéo xe được"
- Yên chí, con ngồi lái theo ba, hai đứa kia qua xe ba ngồi...
 Thế là tôi lui cui cột hai xe lại với nhau, công việc cột nối hai xe cũng đơn giản thôi. Nhưng sau cái đánh giá đơn giản là một chuyện động trời. Tôi đề máy, lái thật chậm kéo chiếc xe phía sau. Thằng con ngồi lái theo. Từ trường Lincoln, rề rề cạnh lề phải của đường Garden Grove, hai xe chạy thật chậm và ...an toàn! Vì đường rất thẳng không cong queo gì nên mọi sự ra vẽ tốt lành. Tôi mừng thầm trong bụng là mình cũng còn thông minh áp dụng được phương pháp "mưu sinh thoát hiểm" học được trong Hướng Đạo và trong quân đội. Phen nầy mấy đứa con sẽ phục cha nó, ở tù nhiều năm mà trí óc còn minh mẫn...
 Đến Ngã tư Garden Grove-Harbor tôi bật đèn nháy quẹo phải. Xe tôi quẹo mà xe thằng con không quẹo được, nên chiếc xe của nó từ từ chạy thẳng ra giữa ngã tư, trong lúc xe trên đường Harbor đang chạy đèn xanh! Tôi nghe hai giây điện cột nối hai xe đứt và chiếc xe của tôi lái giựt chồm lên phía trước giống như con ngựa đứt cương. Hai đứa con ngồi phía sau xe la:
- Ba ơi! Xe anh Hai bị đứt giây kéo chạy thẳng ra ngoài đường kia kìa!
 - Chết rồi!
 Tôi nghe tiếng còi xe từ nhiều phía, tai tôi ù ra không còn biết ai nói gì chung quanh, chỉ còn nghe như đang trong trận xáp lá cà hồi trước 75... Cho xe vào lề, tôi vừa mở cửa xe thì nghe tiếng còi hụ xe cảnh sát. Phía đường Garden Grove hai xe cảnh sát hú còi chạy đến bao quanh xe thằng con tôi. Một ông nhãy xuống xe cầm batoong điều khiển xe cộ qua lại ngã tư. Ông khác chạy tới xe thằng con tôi xí xô xí xà. Tôi và hai đứa con chạy tới cùng với ông cảnh sát đẩy chiếc con cóc vào lề bên kia để lưu thông được trở lại bình thường...
 Bây giờ đến lượt cảnh sát hỏi giấy tờ của thằng con tôi và nguyên nhân tai nạn... Thằng con tôi khoa tay diễn tả, vừa nói nó vừa ra bộ cho cảnh sát hiểu là cha con tôi kéo xe hư bằng giây câu bình điện... Không biết cảnh sát hiểu chúng tôi nói gì hay không mà có thêm hai xe cảnh sát khác đến nữa. Họ chụm đầu vào nhau bàn cải thứ gì lâu chừng 10 phút với mấy cái bằng lái xe của cha con chúng tôi vừa thi đậu chưa được hai tháng... Hóa ra chiếc con cóc sở dĩ bứt giây chạy thẳng là vì thằng con tôi, lúc lái xe nó tắt máy, chìa khóa không mở nên cổ tay lái bị "block"...
 Có lẽ đang là giờ phút giao thừa linh thiêng, có lẽ tổ tiên giòng họ nhà tôi bay qua được đại dương chứng kiến cảnh bi thảm nầy; nên xui khiến bốn ông cảnh sát thị xã Garden Grove, sau khi bàn với nhau một hồi. Họ quay qua chúng tôi ra dấu cho cha con tôi đẩy chiếc xe con cóc vào một parking trong khu thương mại gần đó và ra lệnh cho tụi tôi leo lên chiêc Buick về nhà, không được kéo chiếc xe kia nữa! Họ trả hai bằng lái cho hai cha con và nói một hơi dài, tôi lỗm bỗm hiểu ra rằng nếu lần sau mà còn làm bậy nữa thì sẽ nhốt tù và phạt nặng lắm...
Mừng quá cám ơn rối rít mấy chàng cảnh sát rất ư là biết điều. Có lẽ họ thấy cha con chúng tôi giống như mấy tên khù khờ, chưa hòa nhập được với nền văn minh, nên họ bỏ qua, tha làm phước. Hay cũng có thể là phước nhà của dòng họ nên thoát được khỏi bị phạt ngay lúc giao thừa. Về đến nhà là 1 giờ 45 phút sáng. Giao thừa đã qua nhưng nhà tôi chưa cúng đón ông bà. Chúng tôi, đứa nào đứa đó mệt mỏi và chỉ muốn nằm xuống giường nhắm mắt và uống một ly nước gì đó cho đỡ khô cổ. Vợ tôi chạy lăn xăn hỏi hết người nầy đứa nọ. Tôi uống một ly nước cam rồi tiến đến bàn thờ đốt nhang rước tổ tiên ông bà... Cảm ơn đã bình an trở về, cảm ơn cảnh sát Garden Grove, cảm ơn! Cảm ơn!
 Tôi vội vã thắp mấy nén hương van vái tổ tiên và hối người nhà đến lạy bàn thờ. Chưa kịp ăn uống, hấp tấp mặc áo quần mùa đông, hối thằng con lớn cùng chạy ra xe Buick đề máy. Cha con lại lao vào trận chiến khác không thể bỏ ngang được. Chúng tôi đến nơi nhận báo hơi trễ và phải lật đật cột báo, xếp báo, bỏ vào bao nylon... vì hôm đó mưa sẽ xảy ra từ 4 giờ sáng, theo đài khí tượng tiên đoán! 
letamanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,376,431
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến