Hôm nay,  

Câu Chuyện Về Cậu Bé Việt Mỹ

18/10/201000:00:00(Xem: 107532)

Câu Chuyện Về Cậu Bé Việt Mỹ

Tác giả: Thi Âm
Bài số 3019-28319-vb2101810
 
Đây là câu chuyện về lứa trẻ em Việt đầu tiên đến trường học ở Hoa Kỳ.  Đây cũng là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả Thi Âm, một cư dân San Jose, với một bút pháp nhiều chất thơ mộng  để kể một bi kịch thuyền nhân: “Ngày thuyền họ cập đảo, bà mẹ già ôm cô con gái không mảnh vải trên thân, máu bê bết.” Và em bé của cô gái mang tên Nguyễn Việt Mỹ.

***

Một bãi biển không tên, không người, phải đi bộ một đoạn đường dài hun hút. Cây dương xanh thẫm hai bên đường đất đỏ bazan, những đụn cát vàng đậm lộm cộm đằng sau, và cái bảng màu phía sau chúng tôi cũng thật sâu, thật xanh. Hết con đường màu sắc đó là biển dài trắng xóa, biển vẫy gọi. Bên dưới những cuộn nước trắng kia là những chấm lặng yên ả. Thiên nhiên và con người luôn tồn tại những mặt đối lập như thế. Chúng tôi ngồi trên đồi, cát chà xát da thịt, gió cứ quấn lấy người nhưng biển vẫn vô tư ầm ĩ. Mặt trời đang ngụp lặn trong bức tranh màu mênh mông ấy. Và đường vẫn vác trên mình sắc màu của tạo hóa, có điều tông màu ngày càng đậm đặc hơn. Em luôn thích biển chiều với cảm giác bình yên man mác.
Chừng nào em đi" Phá đi sự yên lặng, anh kéo em về với hiện tại.
Họ sẽ báo khi có thuyền anh ạ...chắc sớm thôi, giọng em lạt hẳn. Trả không gian lại cho sự yên tĩnh vốn có, tiếng anh thở thoắt hòa vào tiếng sóng.

*
Em tên Hương Giang. Lúc bé cứ nghĩ lăn tăn ngớ ngẩn, mãi lẩn thẩn với cái câu này "Em sinh ra là sông, chết cũng sẽ là sông." Muốn đến lúc mình chết đi sẽ được thiêu, thành tro, nhẹ bỗng. Nhưng không, có lẽ em, nắm tro đấy muốn được thả xuống sông. Rồi em cũng sẽ trôi ra biển nên em lại muốn được bắt đầu từ sông, tươi mát và hiền hòa, em muốn ở trong cái cảm giác ấy. Sông hay biển, đều cồn cào, chẳng bao giờ thấy được đáy ngay cả những lúc tĩnh lặng. Nhưng với em chúng luôn bình yên. Em thích thú với cái suy nghĩ được là tro, hòa mình và trôi cùng với sông, ra biển.
Anh tên Đại Hải. Em gặp anh náo nức như sông trải qua bao ghềnh cũng đến được cửa biển rồi bẽn lẽn nhập vào lòng biển lớn. Còn anh yêu em như yêu chính bản thân mình vậy. Vì em đến với anh một ngày mưa buồn mà anh nghĩ thơ, mơ và những điều lãng mạn lung linh khác đã không tồn tại nữa trong cái không khí chết chóc mịt mù khói súng và mùi vị tanh tưởi của máu khô. Anh đọc trong ánh mắt em một sự trìu mến, thành thực đến ngớ ngẩn. Có cái gì đó đắm đuối dịu dàng lắm. Khó tả lắm. Anh nghĩ mình sẽ tìm thấy trong ấy một sự bình yên. Thật bình yên. Em là mây, là mơ. Là mưa lành xuống trên hồn dại khờ. Anh kính cẩn dang tay hứng lấy. Mưa thật lạnh, thật ấm, thật lạ. Khiến hồn anh dại khờ vì em đến vào một ngày mưa buồn và biến nó thành ngày huy hoàng nhất.
Ngày nước mất, bố mất, mẹ ôm em khóc bảo mình phải vượt biên thôi con ạ, em nghẹn lời trong tiếng nức nở. Em báo tin, anh lặng như tờ. Đời anh khổ bởi hai chữ thủy chung, cái gì có thủy thì phải có chung. Anh sinh ra nơi đây nghe tiếng sóng biển mà lớn, thì khi chết cũng muốn tại đây ngửi mùi đất mặn mà vị muối mà ra đi. Em ơi. Cùng một dòng sông, đã từng một dòng nước, nay sóng đánh bờ này, lúc sóng tạt bờ kia, đột nhiên mang hai nỗi niềm khác nhau. Đêm mai em đi.

*

Tròng trành như vỏ trứng trong nồi nước sôi, chiếc thuyền ghe ọc oạch run bần bật nhiều lần tưởng chừng vỡ tung. Mùi khuynh diệp cù là lẩn lộn trong mùi ói mửa trên đóng quần áo lâu ngày không giặt, không khí đó bít bùng trong buồng ghe chật chội. Em lừ đừ ngả đầu qua vai mẹ, mong kiếm lại được giấc ngủ chập chờn khi anh lúc ẩn lúc hiện miệng cười tươi hai tay dang rộng đứng trên đồi cát kêu tên em về lại với biển với trời Việt Nam. Động cơ tắt đột ngột làm nghe rõ mồn một lời khấn vái của bà giáo áo nâu, mấy câu làu bàu chửi trời chửi đất chửi người của người đàn bà mái tóc bị cắt xén một cách tàn nhẫn, tiếng thở dài thay phiên từ người này sang người khác.


Gió từng cơn.Tiếng gào rú từ xa vọng lại. Hoảng loạn. Kẻ này đẩy người kia để chạy. Ầm. Ầm. Ầm.Tan tành. Bọt biển. Sống. Chết. Khí lạnh của biển xâm chiếm từng vùng da trên cơ thể người một cách khoái trá dữ dằn. Cắn chặt bờ môi, em muốn quăng mình vào biển thật nhanh để thân xác này mãi nằm sâu đáy đại dương hòa mình cùng sóng trở về lại với anh. Em muốn chết nhưng có một bàn tay thô nhám không cho em chết mà muốn bóp chết em. Đau đớn đến lả người, em nghe tiếng mẹ gào thét và tiếng gió rú thảm thiết, biển khóc.
Sự sống, ánh sáng, hy vọng, tất cả đang dần tan biến, chợt một tia chớp xé toạc màn đêm, cả một góc chân trời rực sáng. Sấm sét. Tiếng ai oán dần dần nhỏ lại cùng lúc với tiếng gầm rú của thiên nhiên càng dữ dội càng bi ai.

 *
Trên đảo, người ta chia sẻ các nỗi buồn với nhau để bớt buồn bớt tủi hay để buồn hơn rồi chết dần chết mòn với nỗi buồn riêng, nỗi đau chung. Trong mới hỗn độn đó, có câu chuyện một người mẹ và cô con gái.
Ngày thuyền họ cập đảo, bà mẹ già ôm cô con gái không mảnh vải trên thân, máu bê bết. Ba ngày người con gái không ăn uống, bà mẹ như hóa rồ, mắt trợn tròng đỏ lằn các vệt máu chằng chịt, vô thần hết nhìn con rồi nhìn đất lặng im. Cũng một cặp mắt vô thần như mắt con cá nằm trên thớt chờ nhát dao đâm phập vào thân, đôi mắt người con gái không chớp, lâu lâu có người cẩn thận tới sờ trán sờ mũi coi còn sống không. Vậy mà, tới ngày thứ tư, như có một sự sống mới đến với con bé, nó thều thào gắng gượng giọng của một người lâu rồi chưa dùng ngôn ngữ, con khát, mẹ... con khát. Cặp mắt trợn tròng của người mẹ chớp vội hai giọt nước mắt lột đột xuống khấu áo, hình như đó là lần duy nhất mọi người thấy bà ta khóc trong suốt một năm trên đảo, nghe đồn là cả về sau này. Sau hôm đó, hai mẹ con sinh hoạt giản dị và nhũn nhặn, nhưng mạnh mẽ.

 *

Đứa bé chào đời.
Cuối cùng thì cu cậu đã chào đời, đã tròn 2 tuần. Ai gặp cũng nói thằng bé quá giống mẹ, lạ ghê. Thời gian trôi nhanh, và cuộc sống là điều kỳ diệu, bởi thời gian sẽ làm phai mờ những nỗi đau và làm rõ dần lên kết quả của những cố gắng. Nhiều lạ lẫm thành thân quen, nhiều bài học nho nhỏ, những điều rất đẹp rất tròn vẫn còn đó.
Thằng bé tên Nguyễn Việt Mỹ, là lứa trẻ em Việt đầu tiên đến trường học ở Hoa Kỳ. Từ bé nó đã ít khóc, không vòi vĩnh, mỗi khi nghe tiếng chìa khóa tra vào ổ là nó đã chạy vù ra để sà vào lòng mẹ hít hà, con thương mẹ. Sáng dậy sớm nó ngoan ngoãn một mình ngồi chơi rất lặng tiếng dưới chân giường sợ ồn giấc ngủ mẹ.
 Một sáng nọ mãi thấy nó chưa thức, hỏi ra mới biết bị bệnh rồi, nó sợ mẹ lo vì mấy hôm nay mẹ cũng bệnh mà. Lên năm, nó thường ghé nhà ông hàng xóm Mỹ chơi đàn và dợt thêm tiếng Anh. Ở trường, nó học rất giỏi, được bạn bè quý và thầy cô thương. Đặc biệt là cô Pierrette, sau ngày cô đưa ra đề văn viết về Người Cha.
Đây là một đoạn thằng bé viết:
"Tôi tên là Việt Mỹ Nguyễn. Tên này ngoại đặt cho tôi, ngoại nói tôi là người Việt Nam và tôi cũng là người Mỹ. Vì lúc tôi ra đời, nước tôi mất và cha tôi mất. Tôi có một người mẹ tuyệt vời, mẹ rất đẹp và rất dịu dàng. Tôi không biết cha tôi ra sao, trong trí tưởng tượng của tôi, cha tôi thích ăn phở và thích ăn hotdog. Cha tôi có mái tóc đen như tất cả người Việt Nam, có một bàn tay ấm áp như bàn tay ông Calas mỗi lần ông dạy tôi đánh đàn, có nụ cười rạng ngời như ngoại và có giọng nói ôn tồn như thầy Andrew..."

*
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là buổi tối ngồi gõ hợp âm cho thằng bé bập bẹ thổi sáo... rồi hai mẹ con ôm nhau cười nghiêng ngả.
Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là nhấc điện thoại lên là nghe thằng con hét toáng lên, mẹ ơi, con muốn hát cho mẹ nghe, nghe giọng cao giọng thấp, rồi lại nghe tiếng piano vang lên trong điện thoại. Một bài nhạc rất buồn mà thằng bé rất thích đánh. Lần đầu tiên nghe một bài đàn hay đến thế, rồi thấy lòng nhẹ bẫng những buồn lo. Có những ngày mưa dầm nhưng nắng lại hửng lên...

Em của ngày dữ dội
Phơi bọt trắng tinh khôi
Trải mình bên những cát
Sóng em và sóng anh.

Anh quăng mình vào sóng
Những con sóng vượt đầu
Những con sóng về đâu
Trong chiều tà nhợt nhạt

Mây trôi về lãng đãng
Những mảnh trắng bềnh bồng
Anh đi tìm bình yên
Bên dưới chân em  sóng.

Thi Âm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến