Hôm nay,  

Cô Dâu Mỹ

15/10/201000:00:00(Xem: 144032)

Cô Dâu Mỹ

Tác giả: Minh Thành
Bài số 3016-28316-vb6101510

“Something new, Something old...” là hai trong bốn nguyên tắc trang phục ngày cưới theo truyền thống của các cô dâu Mỹ. Bài sau đây là chuyện kể trong một tiệm đồ cưới trong khu vực Mỹ. Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm"; Tiếp theo là "Trúng Số Độc Đắc", "Lấy Lầm Chồng" rồi “Người Việt Gốc Hoa Vượt Biển”. 

***

Thứ bảy, bao giờ tiệm cũng đông khách từ sáng sớm nên cửa hàng áo cưới nơi Hân làm việc bố trí thêm nhân viên đứng bán.
Đông người song nhiều khi công việc vẫn ùn lại vì nhân viên làm thứ bảy đa số là sinh viên, học sinh làm thêm việc sau giờ học. Họ chỉ làm dưới 20 tiếng một tuần để kiếm tiền cho chi phí sinh hoạt khi còn đang đi học chứ không phải là công việc chính thức nên không thông thạo mọi việc.  Nhiều cô mới vào làm, chẳng có chút ít kinh nghiệm nào nên những người bán hàng chuyên nghiệp như Hân thường rất bận rộn. Bận với khách của mình nhưng vẫn để ý kèm cặp, giúp bạn " chữa cháy" những sơ ý, lầm lẫn với khách hàng.
Các bà, các cô chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình thường rất vui vẻ (Ai mà không vui khi sắp được bước lên xe hoa")  Bên cạnh đó, họ cũng rất căng thẳng vì  nhiều chi phí, tính toán, chuẩn bị sao cho mọi việc êm ả, ấn tượng trong ngày quan trọng này. Với tâm lý phức tạp như vậy nên họ rất vui nhưng cũng rất dễ tự ái, hờn dỗi vì những chuyện lặt vặt nho nhỏ không tránh khỏi. Rất dễ khóc khi thử được cái áo vừa vặn , tôn vẻ đài các cho mình cũng như sẵn sàng bỏ cuộc, đi tìm tiệm khác khi đã thử rất nhiều kiểu  vẫn không chọn được cái nào ưng ý.
Bởi thế nên mỗi thứ bảy hàng tuần, các nhân viên kỳ cựu  phải thay phiên nhau đến làm việc để "kèm"  cho các cô sinh viên, học sinh còn lơ mơ về kinh nghiệm bán hàng cũng như cách đối sử với khách hàng. Được cái, người quản lý tiệm cũng biết điều nên ông  linh động  tăng thêm tiền thưởng  cho những người làm việc  full time" khi họ phải làm thứ bảy cộng thêm tiền hoa hồng khi bán được nhiều hàng nên các nhân viên cũng hài lòng khi làm việc trong ngày weekend. Hơn nữa, tiệm áo cưới cũng chỉ bận rộn trong mùa cưới từ đầu tháng Tư đến tháng Mười nên ai cũng phải tận dụng thời gian này và nghỉ bù vào mùa đông.
Như hôm nay chẳng hạn, khách cũng chưa đông lắm mà Hân đã bận tíu tít. Đầu tiên là một bà khách cưới lần thứ hai. Bà cỡ chừng năm mươi có dư và thuộc loại mát da mát thịt. Janice, cô sinh viên mới vào làm việc đang tiếp bà. Thoả thuận, thử áo xong xuôi. Cô lấy số đo của bà rồi cô thản nhiên nói bà cần order size 26W (size W lớn hơn size không có W). Cô nói hơi tự nhiên nên một vài người khách đứng cạnh nghe thấy.
Bà khách ngượng vì số đo quá khổ của mình nên bà hỏi lại với giọng  căng thẳng: "Cô có nhầm không"Áo tôi thường mặc size 22,  sao cô bắt tôi order size 26"" Janice  giải thích cho bà về kích cỡ khác nhau giữa áo may mặc thường ngày với áo cưới, áo dạ hội... thưòng có sự chênh lệch từ hai đến bốn size...Vả lại, số đo của bà nói lên cái cỡ áo bà cần mặc. Rồi  Janice cho bà biết chiếc áo bà vừa thử xong là size 24W. Bà cau mày: "Đúng là cô đã nhầm. Tôi vừa size 24 chứ đâu phải size 26!"
Lúc đó, Hân đã làm  xong hoá đơn của mấy cô gái vào đặt áo phù dâu. Hân đưa mắt nhìn  Janice như có ý hỏi. Janice nói nhỏ: "Khi bà mặc sie 24W, không kéo được Zipper tới nửa lưng!".  Bà khách có vẻ không hài lòng với lời giải thích này. Vừa may lúc đó, Rose từ văn phòng gọi Janice vào nghe điện thoại .Cô bé xin lỗi bà khách  và hỏi bà có muốn đợi cô hay để một người khác lấy lại số đo và làm hoá đơn cho bà"
Thường thì khi có việc cần, các cô nói khách chờ, xong xuôi lại ra tiếp tục công việc đang gián đoạn chứ ít khi nhờ người khác. Nhưng dường như Janice hơi ngán vì bà khách có vẻ không vui nên cô muốn tìm cách giải quyết  tốt nhất cho cả hai. Nhất là cô thấy Hân đã rảnh tay và có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Vả lại, Hân đứng gần đó, có thể cũng đã phần nào hiểu tình hình nên cô mới hỏi bà như vậy. Dường như bà  muốn xong việc cho nhanh hoặc bà cũng không muốn Janice nói mãi về số đo quá khổ của mình nên bà nói sao cũng được, Janice liền giới thiệu Hân ,  bà nhìn Hân với một nụ cười đầy thiện cảm.
Hân bước tới chào hỏi bà niềm nở, coi như bà vừa mới bước chân vào cửa hàng, coi như bà chưa thử áo và có tranh cãi với Janice về số đo. Sau vài câu thăm hỏi mang nặng tính chuyên nghiệp như bà chọn áo của nhà thiết kế nào" Kiểu gì" Bao giờ  là ngày cưới... Bà vui vẻ trả lời Hân tỉ mỉ từng chi tiết. Hân khen kiểu áo bà chọn tuy đơn giản nhưng rất đẹp chứng tỏ bà là người có óc thẩm mỹ...
Bà khách vui hẳn lên, bà cho Hân biết bà đã phải thử mấy cái rồi mới chọn được chiếc áo này. Bà cũng chân thật  thổ lộ chiếc áo đó là kiểu  áo Janice chọn hộ bà vì thấy bà loay hoay thử với mấy kiểu khác do bà tự chọn lại không đẹp  khi bà mặc lên. Hân nói bà chọn ngày cưới vào đầu tháng chín là rất đẹp. Khí hậu không nóng, không lạnh, ít mưa, trời đẹp... Bà khách càng vui hơn  (những người mát da mát thịt thường vui vẻ)  bà  khoe với Hân về Tom, người chồng tương lai của bà đã nói như vậy. Tom cũng thích cưới vào tháng chín vì mối tình thứ nhất của Tom đã diễn ra vào tháng chín của 28 năm trước đây. Mối tình đó đẹp như thơ tới khi Tom và người vợ cũ  "Anh đi đường anh tôi đường tôi" .Thì Tom gặp bà  -" Một tiếng sét ái tình, một mối tình lớn nhất của đời anh". Tom đã thì thầm bên tai bà như vậy. Và bà rất tin vào điều đó.
Cứ nhìn vào mắt bà, miệng bà và cả những ngấn thịt rung rinh khi bà cười là đủ thấy bà hạnh phúc biết chừng nào. Hân nghe bà nói cũng vui lây cho hạnh phúc bà đang nắm trong tay. Cứ thế, hai người rủ rỉ nói chuyện rồi cười vui vẻ như đôi bạn cũ gặp nhau.
Vừa nói chuyện nhưng không quên công việc. Hân thoăn thoắt lấy lại số đo, viết vào hoá đơn size 26W như Janice đã khẳng định mà bà vẫn tươi như hoa nở, móc bóp lấy thẻ vàng ra chà một cách hồn nhiên mau mắn theo kiểu "Cô dâu sắp về nhà chồng". Xong phần áo cưới , Hân hỏi bà đã có áo mặc lúc cắt bánh chưa" Lúc nhảy bà vẫn mặc áo cưới sao" Ô, xin lỗi, hình như chúng mình chưa bàn chuyện bà sẽ đội vương miện hay chỉ cài bông hoa đơn giản" Còn voan nữa chứ. A, bà đi giày gì" Đúng rồi, vương miện sẽ làm bà thon thả nhiều hơn vì độ cao của nó... Bà khách đã chuẩn bị qua cầu lần thứ hai (như Tom) nhưng bà cũng chẳng nhớ những gì phải mặc, phải cần có cho một cô dâu trong ngày cưới. Lần trước xa vời quá rồi. Bà cũng dễ tính nên bà  tin tưởng Hân, bà để Hân lựa chọn mọi thứ cho bà.


Bà có tiền chi trả cho chiếc áo và  "phụ tùng" kèm theo miễn sao trông bà xinh đẹp như cô dâu là đủ. Vả lại, bà cũng mệt  rồi. Thử mấy cái áo liền, cái nào cũng nặng trình trịch những ngọc, những đá! Đuôi áo lại dài lê thê.  Tuổi bà  chưa cao, mới tròm trèm nửa thế kỷ. Nhưng ở lớp tuổi này, thay vài ba cái áo cưới trong vòng mấy tiếng đồng hồ quả là một cực hình! Tệ nhất là áo cưới sao người ta làm cỡ nhỏ thế" Tội nghiệp con bé Janice, mím môi mím lợi kéo zipper cho bà mà không kéo nổi. Lúc nó kéo, bà đã cố gắng thắt bụng, nín thở cho con bé kéo dễ hơn cũng vẫn không được.  Mặc cái áo vào thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại chảy  dù điều hoà trong tiệm mát lạnh. Thường thường, người có da thịt  không chịu được nóng mà! Bây giờ thì bà mệt, bà mệt lắm! Bà để  Hân lo cho bà. Vậy nên Hân lo cho bà đầy đủ lệ bộ. Nhắc nhở  những thứ bà quên chưa mua một cách tận tình khiến bà  nhẹ nhõm cả người. Bà lại hân hoan móc bóp ra trả. Bà vui, Hân càng vui hơn vì bà khách dễ tính, chịu chi. Lúc bà ra khỏi tiệm, ngân sách của bà đã nhẹ gần hai nghìn dollars. Bà không quan tâm lắm: "Đời người chỉ có một lần"! À quên , đây là lần thứ hai, bà hy vọng sẽ là lần sau cùng !
Vẫn chưa xong , bà  hẹn với Hân thứ bảy tới, bà sẽ đưa  ba cô phù dâu  tới chọn áo. Bà hãnh diện khoe với Hân về cô phù dâu chính (Maid of honor) là con gái út của bà với người chồng trước. Lo xong áo cho các cô phù dâu, bà được quyền nghỉ ngơi cho tới ngày cưới. Lại quên rồi, bà còn phải ăn kiêng (Diet)  từ hôm nay mới được. Bà dự tính mỗi tháng cố sụt được ít nhất năm pounds thì tới ngày cưới bà sẽ thon thả lắm! Lúc bà còn con gái, người bà cũng nhỏ nhắn chứ bộ! Không nhỏ  như Hân nhưng cũng chưa phát tướng như bây giờ! Ít ra cũng có dáng vẻ yêu kiều, thanh thoát nếu người ngắm bà có đầu óc tưởng tượng phong phú!
Bà đã nói cho Hân nghe về nỗi lo ngại nếu bà giảm cân được như ý muốn thì cái áo đã đặt theo số đo hôm nay  sẽ rộng thùng thình cho bà. Hân hỏi bà đã ăn kiêng, giảm cân bao giờ chưa" Số cân giảm được có đạt theo ý muốn không" Bà thú thực là từ khi biết làm đẹp , lúc nào bà cũng ăn kiêng nhưng chẳng sụt giảm được bao nhiêu. Lần sụt được vài cân  thì bà không thắng nổi cái đói , bà ăn bù và số cân lại tăng hơn trước khi diet! Nhưng lần này khác , bà buộc phải giảm cân để mặc áo cưới ! Bà tin bà có đủ nghị lực làm được... Hân khuyên bà chớ lo. Theo kinh nghiệm làm việc lâu năm, Hân biết các cô dâu đều muốn giảm cân nhưng chỉ khoảng 1% là giảm được đến mức các cô mong muốn. Phần lớn, giảm không đáng kể. Đáng buồn là đa số lại tăng cân! Hoạ hoằn có cô giảm cân quá nhiều thì ngất lên ngất xuống! Hân góp ý  với bà nên giảm cân ít thôi. Đừng ham quá thon thả mà ảnh hưởng tới sức khoẻ! Áo của bà sẽ được sửa vừa khít cho bà trước ngày cưới bởi thợ sửa chuyên nghiệp. Đảm bảo bà sẽ hài lòng  và Tom sẽ yêu bà nhiều gấp bội  khi trông thấy bà trong chiếc áo cưới duyên dáng.  Bà thấy yên tâm  và tự tin ở mình hơn. Quả thật, người phụ nữ nào cũng có  nét đẹp, duyên dáng riêng. Có người  "duyên lặn vào trong" và có người "Duyên bong ra ngoài ". Ồ, cái cô Hân này đã làm cho bà có cảm tình với cô rồi.  Mà thực ra, cô bé Janice cũng dễ thương nhưng cô bé thẳng thắn quá làm bà ngượng. Bà mất bình tĩnh nên nói hơi không nhẹ nhàng với cô. Tuần tới, bà sẽ mua tặng tấm thiệp cám ơn xinh xắn, dễ thương như một lời xin lỗi và tỏ thiện cảm với cô vậy. Bà vui vẻ chào Hân , quay sang chào và chúc may mắn cho các cô dâu đang thử áo rồi thong thả rời tiệm.
Hân nhìn đồng hồ, còn khoảng 10 phút mới đến hẹn của Monique, cô gái tóc vàng, mắt xanh, dáng người nhỏ nhắn xinh đẹp. Cô bé đã đặt áo cưới từ tuần trước. Tuần này, cô đến để mua vài thứ lặt vặt. Người chồng tương lai của cô là người Việt. Biết Hân cũng người Việt nên cô hỏi Hân rất nhiều về phong tục cưới hỏi theo truyền thống Việt nam.  Hân cũng chỉ biết sơ sơ về một lễ cưới truyền thống gồm lễ chạm ngõ là lần gặp mặt đầu tiên giữa hai bên nhà trai, nhà gái. kế theo là lễ ăn hỏi rồi đám cưới. Phong tục thế nhưng vẫn có những khác biệt giữa các địa phương và cũng tùy thuộc vào kinh tế của hai bên gia đình. 
Không hiểu do ai chỉ dẫn mà Monique còn  hỏi Hân các chi tiết tỉ mỉ của tiệc trà" Monique có phải đưa bình trà từ nhà mình đến nhà chú rể để rót trà mời bố mẹ chú rể không"  Theo  Hân biết thì tiệc trà là phong tục của người Hoa (cô dâu, chú rể bưng  chén trà mời ông bà, cha mẹ và các bậc trưởng thượng... Uống tượng trưng ly trà xong, người uống sẽ tặng cô dâu, chú rể một món quà có khi là tiền hoặc nữ trang tùy theo sở thích). Nhưng Hân không dám khẳng định mà khuyên Monique nên hỏi thẳng chú rể. Lại nữa , đám cưới phương tây, cô dâu Mỹ phải chi cho đám cưới từ quần áo cô dâu đến tiệc cưới. Nói chính xác hơn thì bố, mẹ cô dâu phải chi! Ngựợc với ngừơi mình, mọi chi phí đều do đàng trai đài thọ. Hân thầm nghĩ, không biết gia đình chú rể Việt này có biết điều đó không" Thì ra, trước khi  được nói "I do" , cô dâu Mỹ phải làm cật lực để có đủ  tiền "Cưới chồng" nếu bố mẹ cô không khá giả! Các cô phải tốn một khoản tiền lớn để rước chú rể về dinh. Còn chú rể chỉ thong dong sắm một bộ Tuxedo thật bảnh rồi khoanh tay chờ cô dâu  bày biện tiệc cưới cho mình.
Monique đến rồi. Cô tươi cười vui vẻ chào Hân rồi cho biết hôm nay cô muốn sắm nốt những thứ lặt vặt nhưng không kém phần quan trọng cho đám cưới. Áo cứới, voan, vương miện, hoa, giày... đã có. Cô còn muốn một chiếc áo rất đặc biệt mà cô tin sẽ mang lại niềm vui cho chú rể cùng khách dự tiệc. Monique thì thầm  một cách hạnh phúc với gưong mặt  sáng rỡ, ánh mắt long lanh. Monique nói cô muốn mặc chiếc áo dài Việt nam vào lúc cắt bánh cưới.  Monique muốn dành sự ngạc nhiên thích thú cho người chồng sắp cưới và gia đình anh khi cô xuất hiện trong tà áo dài duyên dáng của phụ nữ Việt. Cô muốn Hân chỉ cho cô  địa chỉ nơi bán áo dài, hỏi Hân về các kiểu, màu sắc thích hợp... Hân vui vẻ chỉ dẫn chu đáo, tỉ mỉ và cho địa chỉ nơi bán áo dài rồi cùng Monique  lựa chọn bốn thứ: "Something..." mang nặng yếu tố tâm linh đưa tới cho cô dâu điều may mắn.
Cũng như các cô dâu khác, ngoài áo cưới, hoa , nữ trang... Các cô dâu Mỹ thường tuân thủ theo bốn  “thing" mà  các cô tin nó sẽ mang lại may mắn cho mình. Trang phục mặc trong ngày cưới cần có: "Something Old, Something New, Something Borrowed, Something Blue". Monique  đã có chiếc khăn choàng cũ của bà ngoại cho Something Old. Chiếc áo cưới mới toanh sẽ là Something New. Cô mượn một chiếc kẹp tóc của cô bạn thân Nancy cho SomethingBorrowed. Thấy Monique còn đang đau đầu với something Blue, Hân giúp cô lựa chiếc Garter màu xanh nhạt viền đăng ten trắng.  Monique sung sướng reo: "Oh, tôi loay hoay mãi mà không nghĩ đến cái Garter màu xanh, sao Hân thông minh vậy"". Hân hóm hỉnh trêu: "Monique muốn chú rể lấy chiếc garter ra như thế nào"”  Monique vui vẻ: "Bằng tay, dĩ nhiên. Nhưng tôi cũng không phản đối nếu anh ấy dùng răng". Rồi Monique cười, ánh mắt vương chút mơ màng, hạnh phúc.
Nhìn Monique hân hoan, vui vẻ, Hân cũng thấy vui lây. Vậy là Monique đã có đầy đủ mọi thứ cần thiết cho ngày cưới của mình. Monique nhoẻn miệng cười hết sức dễ thương  nói với Hân: “Tôi muốn đến nhà thờ ngay bây giờ với người yêu của tôi để  nói: I do.”
MINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,178,679
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến