Hôm nay,  

Người Mỹ Gốc Việt

03/10/201000:00:00(Xem: 115731)

Người Mỹ Gốc Việt

Tác giả: Nguyễn Ngọc Luyến
Bài số 3008-28308-vb8100310

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cộng sản, đến Mỹ năm 1990 theo diện HO 2, hiện là cư dân Santa Ana. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông hằn nhiều nét chua chát với việc người Mỹ bỏ rơi đồng minh. Bài viết ngoài lòng biết ơn nước Mỹ cũng thấp thoáng đôi nét thất vọng về cách cư xử của lớp đồng bào định cư trước ông. Sau đây là nguyên văn bài viết.

***
 
NỖI NIỀM
Tuần  lễ cuối cùng của tháng 4 / 1975, tình hình chiến sự tại nam Viêt Nam thực sự nguy kịch, 2 trái bom CBU thả xuống Long Khánh tiêu giệt gần 1 sư đoàn Cộng quân cũng không ngăn chặn được sức tiến  công của  kẻ địch ...
Mang bịnh trong người vào lúc này quả thật là không đúng lúc,  người Mỹ thường nói là wrong time, wrong place.  Tôi không khám bệnh trong đơn vị mà đi khám bác sĩ tư, vì trong đơn vị phải chờ đợi quá lâu, ông bác sĩ sau khi khám bệnh liền quay sang nói truyện chiến sự có hỏi tôi nghĩ sao về tình hình đất nước, phản ứng của 1 quân nhân, tôi trả lời là tình hình còn cứu vãn được vì chúng ta còn nhiều bom CBU lắm có thể ngăn chặn được Cộng quân ...
Nói cứng như vậy, nhưng tôi cũng hiểu là nếu còn có vũ khí đặc biệt thì sao không dùng ngay mà đợi tới khi gặc tới sát thủ đô mới chỉ dùng 2 trái, sau này ai củng rõ là người Mỹ đã tháo hết ngòi nổ của các bom này và đem đi rồi, chỉ có 2 ngòi nổ  nên chì dùng được 2 trái mà thôi.
Thật là chẳng hiểu, nguời Mỹ họ muốn gì ở cái đất Việt Nam quá xa xôi với họ" TT Ngô đình Diệm không muốn họ đem quân vào Việt Nam thì họ âm mưu lật đổ giết hại, và ép miền nam Việt Nam nhỏ bé trở thành đồng minh, giúp đồng minh thì đưa vũ khí lạc hậu từ thế chiến 1939-1945: súng trường garant và carbine M1 bắn từng phát đọ với liên thanh AK47 của Cộng quân, cũng vậy bọn Cộng quân có hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 Sagger, SA3 chống xe tăng trong khi ta chỉ có xúng bắn thẳng, thật là mất cân xứng, rồi lại còn thiếu đạn dược nhiên liệu... làm sao mà chẳng bại vong.
Trước đây.  tôi có khuynh hướng ủng hộ đảng Dân chủ Mỹ vì thời gian Mỹ rút chạy khỏi VN là lúc TT Nixon đảng Cộng hòa Mỹ và Kissinger đang cầm quyền, nay nhiều tài liệu đã chứng tỏ việc đem quân vào Việt Nam cũng do TT kennedy Dân chủ và rút quân cũng hoạch định từ thời TT Johnson Dân chủ khởi xướng, lại thêm ông TNS E. Kennedy em chính là người hăng hái nhất trong đảng Dân chủ đòi cắt quân viện cho nam Việt Nam.
Nay thì thôi đảng nào cũng vậy, số phận nam Việt Nam chẳng thay đổi được gì.
Chuyện đã trên 30 năm rồi.  đối với đời người thì đã cũ nhưng đối với lịch sử và tình  cảm, tư tưởng con người thì vẫn còn chưa lâu.
Tôi còn viết nên những giòng chữ này là vì tâm tư còn nặng trữu, hận vong quốc còn  gậm nhấm soi mòn trong tôi.  "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" quả là như vậy hãy trách mình trước khi trách kẻ khác.  Những người phục vụ trong công quyền, trong đó có tôi, chưa phục vụ đúng mức, chưa can trường và sáng suốt đầy đủ để ngăn chặn xâm lăng từ phương Bắc, để ngày nay nước mất nhà tan ...Nhưng người  Mỹ họ có trách nhiệm phần nào trong việc thúc đẩy mau lẹ việc mất nước này và mất nước theo kiểu họ muốn (đọc sách của TS/ NT Hưng  nói về Kissinger).

WELCOME TO AMERICA.- CHÀO MỪNG TỚI MỸ

Sau 1975, người Mỹ đầu tiên tôi gặp là 2 phóng viên của tờ New York Time, tại phi trường Bangkok, trên đường đi định cư tại Mỹ.  Họ muốn biết trong tâm tư của những người từng sống trong tại tù cải tạo nghĩ gì" Trong câu truyện, tôi có phát biểu là, sau 1975 tôi ghét người Mỹ, nghe nói vậy sắc mặt người lớn tuổi đỏ bừng im lặng, ngày nay nhớ lại tôi còn thấy ân hận vì lời nói của mình ...cuối cùng thì 2 người Mỹ cũng nói với tôi: Welcome to America.
Gia đình tôi đã di tản qua Mỹ từ 1975, gom góp mỗi người chút ít cho tôi mua 1 xe cũ làm phương tiện di chuyển.  Đoc báo thấy một gia đinh Mỹ di chuyển đi tiểu bang khác đang bán cả nhà lẫn xe, Tôi rất mừng và tự nghĩ là họ di chuyển đi xa và xe do gia đình dùng, do đó xe chắn hẳn còn tốt nên mua ngay, Chạy được vài tháng xe bắt đầu hư lên hư xuống, sửa rất tốn tiền và mất thì giờ, sau này đi qua căn  nhà người bán xe đó vẫn thấy họ sống tại đó, hỏi ra mới biết là: Gia dình người này chuyên mua xe đấu giá về rồi bán lại, họ để biển bán nhà cho nguời mua xe tin là họ di chuyển, khi có ai mua nhà họ sẽ nói giá thật cao để không ai có thể trả giá mua được, mà chính yếu là họ muốn bán xe đấu giá mà thôi.
Sống ở Mỹ được vài tháng, tôi bắt đàu nóng ruột vì thời hạn ăn tiền trợ cấp sắp hết, nên đi tìm việc làm, lại đoc báo thấy quảng cáo có bán 1 cuốn sách hướng dẫn và bảo đảm sẽ tìm được việc, nếu không sẽ hòan tiền lại.  Quá mừng, tôi mua cuốn sách với giá $35.00 (nâm 1990), Trong sách họ in ra địa chỉ rất nhiều công ty và ghi chú rõ ràng:  Nếu muốn hòan lại cuốn sách thì phải đi xin việc ít nhất tại 3 công ty và có giấy chứng nhận của 3 công ty này đã từ chối thâu nhận, mới được hoàn trả. 
Quả thực tôi chưa từng nghe nói 1 công ty nào từ chối người xin việc lại còn cấp cho 1 giấy xác nhận từ chối.


Tôi phải mua 1 cái xe cũ khác thay cho cái xe què quặt đang xử dụng, lần này tôi vào 1 dealer bán xe người Việt tại Little Saigòn.  Bước vào văn phòng tôi gặp 2 người phụ nữ đang đứng nói chuyện, thấy tôi, không rõ vô tình hay cố ý, người lớn tuổi hơn nói:
" Từ khi mấy người HO sang đây thuế má tăng lên nhiều quá, cho tụi nó chết hết đi cho rồi "
   Nghe câu nói này tôi đứng như trời trồng, không biết phản ứng ra sao, đành nuốt hết vào bụng chịu đựng.
   Quả thật tôi không hiểu tại sao người đàn bà này lại ghét thành phần HO đến thế, mất nước ai ai cũng trong  cảnh khổ, người chạy trước thì ít khổ hơn người kẹt lại tù tội, phải tội nghiệp cho họ thiếu may mắn hơn mình mới phải chứ.... Chẳng lẽ chỉ có mấy chục ngàn HO và gia đình họ sang Mỹ mà thay đổi cả xã hội Mỹ với hơn 200 triệu dân   (năm1990), còn biết bao sắc dân thiểu số khác như Spanish, Trung Đông, Ấn Độ thì sao"
Không được vui trong lòng, tôi không mua xe tại dealer nữa và theo quảng cáo trên báo đi tới nhà một người Việt để mua 1 xe Camry mới chạy 5 năm, mileage là 42k, giá cả khá rẻ.  Chủ xe là 1 cô gái Việt chừng 30 tuổi, bận suit rất lịch sự, sau khi trả tiền, cô gái trao cho tôi giấy xe nhưng chủ xe trên giấy tờ lại tên 1 người Mỹ.  Tôi có đặt câu hỏi thì cô gái trả lời là người chủ xe là bạn với cô gái, nhờ cô bán dùm xe, nên tôi không thắc mắc gì thêm.   Hôm sau, đem xe ra lau chùi cặn kẽ vô tình tôi kiếm được 1 mảnh  giấy có ghi tên tuổi và số phone của người chủ xe. Tò mò về chiếc xe, tôi điện thoai cho người chủ Mỹ này và hỏi chi tiết về chiếc xe.  Ông ta vui vẻ tiết lộ: Cách nay 1 tuần ông đã bán chíếc xe này cho 1 người Á Châu, ông sống tại San Diego nhưng gia đình ông lại ở Arizona, do đó ông thường chạy qua lại giữa 2 nơi này, vì vậy mới xử dụng 5 năm xe của ông đồng hồ mileage đã lên tới 140k.                                                                  
Tôi choáng váng vì biết minh bị lừa gạt: Cô gái (và đồng bọn) mua xe cao miles với giá rẻ, về rút miles lại bán cao giá kiếm lời.
Tôi đem xe lại nhà cô gái nói là cô lừa gạt tôi, và đòi trả xe lấy lại tiền.  Cô gái lứu rứu đem tiền ra trả lại, lấy lại tiền, tôi ra về không nói gì thêm.
  Phần thì thấy cô là phụ nữ, phần khác thấy cô là người Việt, tôi không muốn thấy 1 người Việt Nam bị tù.  Tôi quả là có thiên vị cho người ViệtNam.
"Vạn sự khởi đầu nan" tôi mới tới Mỹ mà, phải có chút gian nan chứ, tôi tự an ủi như vậy.  Nhưng khi nghĩ tới câu chúc của 2 người Mỹ tại Bangkok: Welcome to America, tôi mỉm cười thú vị và hơi cay đắng.

THANK YOU AMERICA: CÁM ƠN NƯỚC MỸ
Sau 30/4/1975 bọn Bắc Cộng tràn vào miền Nam thống trị, chúng hành xử 1 chính sách kỳ thị., trả thù và tận tình cướp bóc, 17 triệu dân chúng miền Nam, kẻ thì tù tội không ngày về, người thì nhà tan cửa nát.  Như bầy chim vở tổ, mạnh ai nấy chạy vượt biên giới tìm đương sống.
Nhiều năm sau, chúng ta đã có 3 triệu người được các nước trên thế giới tiếp nhân nhập cư.
Chúng ta không còn tổ quốc, nay được nước cho nhập cư bao dung cho nơi ăn chốn ở, cấp công việc sinh sống, nên phải cám ơn họ là điều tự nhiên.  Riêng tại Mỹ không thiếu cá nhân, gia đình và hội thiện nguyện giúp đỡ bảo lãnh cho người tỵ nạn ViệtNam.  Gia đình tôi sang Mỹ chậm trễ cũng được hôi thiện nguyện cho vay tiền máy bay, rồi trả nợ từ từ sau và đươc sở Xã Hồi trợ cấp vài tháng tiền ăn ở.
Do đó, trong cộng đồng người Việt tại Mỹ thành ngữ Thank you America hầu như phổ quát.  Đó là xã hội Mỹ nhân ái, tuy vậy trong đầu óc của các chính khách tại Capitol Hill và trong hồ sơ sách lược của White House, tôi không tin rằng có tồn tại từ ngữ: Đồng minh lâu dài và nhân đạo trọn vẹn.
   Nếu bây giờ có ai hỏi tôi: anh có Thank you America không thì xin thưa rằng, quả là người đó đang làm khó tôi.
   Hơn 20 năm sống trên đát Mỹ, thành thực mà nói: Tâm hồn tôi vẫn lơ lửng với 2 mảnh song hành:
- Tôi mong mỏi nhìn thấy ngày tàn của đảng Công Sản Việt Nam và ngày tận diệt bọn tư bản Đỏ  xẩy ra càng sớm càng tốt, để cho đất nước Việt Nam mau phú cường, cho dân Việt có chút không khí trong lành hít thở, để cho các cô gái đồng bằng sông Cửu Long bớt tủi nhục...                                                               
-   Mặt khác nếu nước Mỹ có tai biến nguy cấp gì, tôi cũng sẽ hô hào con cháu tôi sẵn sàng tòng chinh cầm súng bảo vệ cái tổ quốc thứ 2 này của tôi.
Nguyễn Ngọc Luyến   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,741,955
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến