Hôm nay,  

Du Ký: 7 Ngày 7 Tiểu Bang

28/09/201000:00:00(Xem: 130247)

Du ký: 7 ngày 7 Tiểu Bang

Tác giả: Võ Trang
Bài số 3004-28304-vb3092810

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông, một du ký trong nội địa Mỹ.

***

"...Tôi đang quay phim đây...  hãy nói một cái gì đi, nói sợ quá đi!..."  cả đám Việt Nam trên xe Bus cười rộ lên, cho quên đi chút lo nghĩ về chiếc xe đang bị "overheat" trên xa lộ tại Barstow và đang chờ gần cả một giờ rồi để đổi chiếc khác...
 Tôi vẫn thường nói đùa với gia đình và các bạn của tôi rằng nếu một năm tôi dành được 1 kỳ nghỉ hè tại 1 Tiểu Bang của Hoa Kỳ thì  cần phải 50 năm tôi mới có dịp du lịch tất cả Tiểu Bang của xứ sỡ này!  Chỉ du lịch 1 cách tổng quát thôi chứ để hiểu biết và cảm nhận những nét văn hoá đặc thù của các Tiểu Bang này thì còn là chuyện khác.  Ở California đã hơn 30 năm, tôi hiểu được Tiểu Bang này bao nhiêu rồi"  Nhờ đi công tác cho sở tôi đã có cơ hội viếng thăm nhiều lần các Tiểu Bang ở miền cực Đông, cực Tây, Trung Mỹ và Hawaii... nhưng đếm lại mới thấy không quá con số 10...
Đầu tháng này, theo gợi ý của một người bạn, nhân nghĩ lễ Lao Động, chúng tôi đã tụ họp được 1 nhóm nhỏ  để làm một chuyến du lịch bằng xe Bus qua tận công viên Yellowstone ở Wyoming.  Bẩy ngày, 7 tiểu bang, nghe cũng rất "nổ".  Nhưng "recruit" cho được cái đám này cũng "mệt" vì quả thật thì giờ đối với bọn họ là ... tiền.  Lệ phí cho tour đi bằng xe lần này có khi còn thấp hơn một ngày khám bệnh của bọn họ nên tôi phải nói khích mới "recruit"  được... 13 người:  sáu cặp và một chị có chồng bận về "giúp đỡ” Việt-Nam trong chương trình "Fullbright".
Tôi hoàn toàn  không để ý đến có số 13.  Nhưng khi xe bị "overheat" tại Barstow, California thì có chị đã lên tiếng ngay... "Tôi biết mà:  Đi 13 người mà còn đi vào ngày 23 nữa.  Quí vị có biết Việt-Nam ta có câu: Mồng Năm Mười Bốn Hăm Ba/ Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn"..."
Như thế là tổng hợp dị đoan của cả Đông (23) và Tây (13) mà cũng chỉ làm được xe  "overheat" thôi" Vì sau khoãng 2 giờ chờ đợi để thay xe, suốt hành trình còn lại chỉ toàn chuyện vui chứ không có vấn đề gì.  Dù sao, nhân vì xe hư mà chúng tôi lại có nhiều thì giờ hơn để shopping tại các gian hàng có tiếng ở đây.  "20% off" của mùa "on sale" cọng thêm phụ trội "10% off" cho dân du lịch đột xuất quả là ..."good deal" nên các chị ai cũng tươi cười hớn hở. 
Đến Las Vegas nhiều lần, nhất là lần mới đây chỉ vào tháng vừa rồi nên chúng tôi cũng không thấy lạ gì.  Nhưng nếu nhìn lại ngày nào mới đến đây vào những năm 1982 mới thấy Las Vegas đã phát triển một bước dài.  Từ một trung tâm chủ yếu là đánh bạc của người lớn, Las Vegas giờ đây đã trở thành 1 trung tâm du lịch và giải trí nỗi tiếng thế giới cho mọi giới, với những "show" trình diễn nghệ thuật, kỷ thuật giá trị hàng đầu. 
Nhiều lúc tôi tự hỏi làm sao người ta đã bắt đầu và thành công để biến một vùng sa mạc cằn cổi như thế này thành  địa danh nổi tiếng thiên hạ"  Có 1 bài nghiên cứu tôi đọc được khá lâu trước đây cho biết Nevada còn có mỏ vàng và người ta đã trích được khoảng 3 gam vàng cho mỗi tấn đất. Năm 2000 tôi có người chú là một Bác Sĩ ở Pháp qua thăm.  Dĩ nhiên là không thể thiếu mục Las Vegas cho vợ chồng ông.  Khi về ông "khen" mãi với các con ông là chúng tôi rất "sang", tới Casino nào cũng đậu Valet parking...  Tôi không nói cho ông biết với 1 ván bài "xì dách" loại nghèo nhất là $10, tôi có thể làm sang đậu valet đến ...3 casino!  Vào mùa Đông Las Vegas có mưa và rất lạnh.  Nếu tự đậu xe ngoài trời sẽ gặp khó khăn cả khi ra vào casino.  
Có dịp qua Âu Châu, Monaco cũng như nghe ông chú giải thích, sòng bạc của họ rất "nghiêm nghị", dân chơi áo quần phải tươm tất trịnh trọng chứ không bình dân như ở đây cho thấy những quan điểm, văn hoá khác nhau trong vấn đề giải trí, thương mại.  Tiền "tip" cho dịch vụ valet parking mỗi lần tuy nhỏ nhưng nếu nhân lên cho lưu lượng khách mỗi tháng thì lợi tức của 1 nhân viện phục vụ có khi còn cao hơn cả lương của 1 Kỹ Sư mới ra trường...  Chỉ trong 1 ngày, người hướng dẫn tour đã hãnh diện tuyên bố là "chúng ta đã qua 2 tiểu bang: Cali và Nevada".

Sep. 2  2010...
Đêm đầu tiên chúng tôi đã ngũ ngay ở biên giới của Tiểu Bang Utah, thành phố mang tên Saint George - tại 1 khách sạn có tên Coral Canyon - âm thanh như nơi đây đã từng là đáy của  đại dương từ cả triệu năm về trước" 
Từ St. George, chúng tôi vào tiểu bang Utah để viếng thăm công viên Arches, nổi tiếng với những kiến trúc "arche". Con đường đi qua những núi đá đỏ sừng sững, vĩ đại với những hình thù kỳ dị, những vách núi thẳng đứng như là dấu tích của những trận động đất từ xa xưa đã làm nên những chênh lệch như thế này" 
"Arches" là những kiến trúc có lỗ hổng hình cánh cung của núi đá hình thành qua hàng triệu năm bị xâm thực bởi mưa gió.  Có cái vẫn còn đang trong quá trình thành lập mà nếu có dịp trở lại đây vài triệu năm sau họa may tôi mới có cơ hội để chứng thật.  Mọi người trên xe đều rất "khích động" trước những kiến trúc vĩ đại này.  Từ đàng xa mỗi lần thấy được 1 "arche" mới là có người tinh nghịch la lên ngay... "một cái lỗ nữa kìa!" (another hole!)
Đọc lời ghi chú về sự thành lập từ hàng triệu năm của những kiến trúc này tôi không khỏi chạnh lòng xúc động về những giới hạn của một kiếp người.  Từ những khoảnh khắc ngắn ngủi này của vũ trụ  con người đã thật hoãng sợ để rồi có những phản ứng nhiều khi trái ngược. Có người vội vã tranh dành hưởng thụ.  Nhưng cũng có người tranh thủ hiến dâng. Cũng có người mơ tưởng những khả năng làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên để gọi là phục vụ con người mà rồi chính con đường đi của họ đã hủy diệt cả những mục tiêu của nó...
 
Sep 3.  2010...
Ngược dòng sông Colorado, qua khỏi đường hầm Eisenhower Johson chúng tôi đến  Denver, không hẹn mà nhằm vào ngày hội  "Taste of Colorado" mỗi năm của Tiểu Bang này. Rất nhiều mặt hàng thực phẩm được cho thử free.  Đây là dịp cho tôi nói dốc là ai đi chơi với tôi đều có cái hên bất ngờ - như cùng với một số người trong nhóm này chúng tôi có may mắn vào Thụy Sĩ nhằm vào ngày Quốc Khánh của nước này năm 2000.  Tại Rome là ngày mở cửa đại giáo đường, 25 năm một lần, cũng như lần vào Montreal, Canada đã được tham quan ngày hội 20 năm nhạc Jaz và tại Toronto là ngày hội Hoa Đăng (Lantern festival) ở đây...
Hai nơi  chúng tôi đi qua tại đây là công viên núi đá đỏ (Red Rock) và hãng bia Coors nổi tiếng của Hoa Kỳ. Thú tiêu khiển của người Mỹ cũng lạ thật: họ chịu đi ra khỏi thành phố, đục núi đá để làm 1 hí viện ngoài trời...  Người ta đang chuẩn bị, sữa soạn hệ thống âm thanh vì buổi tối hôm đó sẽ có buổi hòa nhạc tại đây, có lẽ nhân ngày hội năm nay, nhưng chúng tôi không có cơ hội ở lại. 
Từ triền núi của Red Rock, chúng tôi có thể thấy những ngôi nhà của Denver, nơi chúng tôi viếng thăm sau đó hãng bia Coors và lại được thử bia free, rồi không phải chỉ thử mà còn được uống thêm mỗi người 3 ly, tùy chọn lựa nữa.  Ngửi quen mùi cloride trong các vòi nước máy ở Cali mới cảm nhận được cái tinh khiết và "thơm tho" của nước suối thiên nhiên, nhất là vào mùa xuân như hãng đã quảng cáo nguồn nước xử dụng cho việc chế bia Coors.

Sep. 4  2010...
Vào Tiểu Bang Dakota, người hướng dẫn loan báo một số nơi du lịch phụ trội (Optional) họ có thể phục vụ nhưng chúng tôi phải trả thêm lệ phí vào cửa... Crazy Horse, cỡi ngựa điên mười đồng một vé"  Không! Đó chỉ là tên một viện bảo tàng về một anh hùng của người da đỏ trong cuộc chiến chống lại những đoàn quân viễn chinh của người Hoa Kỳ trong những ngày đầu lập quốc vào những năm 1868   1877.  


Trên tờ Brochure vẫn còn ghi những giòng chữ của 1 hòa ước không bao giờ  hiện thực("):  " ... Ngày nào sông còn chảy, cỏ còn mọc, cây còn lá thì Papa Sapa the Black Hill của Dakota sẽ mãi mãi là thánh địa của người Sioux Indian..."  Khúc quanh của  đoạn lịch sử này đã là một vấn đề gây nhiều tranh cải nhưng đây cũng là một phản ảnh của tính tôn trọng quyền tự do ngôn luận và dân chủ của đất nước này.  Lịch sử đã sang trang để lại 1 công trình điêu khắc đang tiếp tục trên núi đá...  phải chăng đây cũng là lý do tại sao công trình không chịu nhận bất cứ tài trợ nào từ chính quyền liên bang và tiểu bang"...  
Cách đó không xa, ít hơn 1 giờ lái xe là một công trình điêu khắc khác trên núi đá Rushmore: khuôn mặt của 4 cựu Tổng Thống Hoa Kỳ:  George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln.
Trên đường trở về để nghỉ chân tại 1 khách sạn cho ngày mai thăm viếng Yellowstone, chúng tôi cũng có dịp ghé qua 1 thành phố có cái tên ngộ nghĩnh: Deadwood / Gỗ chết".  Tại sao có tên ngộ nghĩnh này - như một người bạn Mỹ của tôi giải thích có liên quan đến sự phát triển thành phố trong chương trình hướng về miền Tây (Western) với những tay "cao bồi" rút súng nhanh như chớp"...  Ngày nay Deadwood là  một thành phố thanh bình cho giới du lịch bỗng đập vào mắt tôi 1 cửa hàng với nhiều trưng bày áo T-Shirt được in nhiều kiểu chử và hình vẽ về chiến tranh... Việt-Nam.  Thì ra cũng như người Việt, cái vết thương này của người Mỹ vẫn chưa lành.  Nhưng quan trọng hơn những cay đắng như thế là họ đã học được bài học gì"  Hay cũng như kết luận của 1 bài viết trên Việt-Báo mà tôi đã đọc được của một tác giả có tên là Jackie Bông:  35 năm - một bài ... không chịu học!

Sep. 5  2010...
Một cột núi đá cụt đầu do nham thạch của núi lửa đội lên giữa 1 vùng đất tương đối bằng phẳng là cấu tạo độc đáo của Tháp Quỷ (Devils Tower) mà du khách có thể thấy từ rất xa.  Khi xe vào địa phận Yellowstone, Tiểu Bang Wyoming thì trời trở lạnh hẳn.  Từ suối nước nóng Mammoth, chúng tôi đến nơi mong đợi từ cả mấy chục năm trời, 1 địa danh đã chỉ được nghe diễn tả từ thời còn là học sinh trung học tại Việt-Nam:  The Old Faithful Geyser!  Một lần nữa chúng tôi được nghe lại lời giải thích về chử "trung thành" (faithful)  vì con suối nước nóng này phun lên rất đều, cách khoảng 75 phút một lần. 
Khi đến nơi, trời bỗng đổ tuyết mù mịt là dịp cho tôi nói dốc về sự may mắn khi đi chơi lần này.  Nhưng cũng vì thế, chỉ khi tuyết ngưng rơi và trời quang đãng trở lại chúng tôi mới có dịp  nhìn suối phun lần thứ hai trước khi rời nơi này để về khách sạn Grand Canyon trong vùng.  Một chút thất vọng:  lần này chúng tôi chỉ thấy suối phun nước cao độ 9, 10 feet trong vòng 1 phút.  Sau đó thì suối chỉ còn đẩy những cột hơi nước lên rất cao, đến tầng mây... không như trong video cho thấy suối có thể phun cột nước cao đến 170 feet. Hơn 30 năm rồi, suối đã gần hết... "xí quách""

Sep. 6  2010...
Đến từ mùa hè của một vùng ôn đới, nhiều cặp bạn tôi đã than quá lạnh, nhất là đêm qua có phòng ngủ  hệ thống  sưởi điện bỗng dưng không hoạt động.  Từ phòng ăn với các bức tường bằng kính, chúng tôi có thể thấy núi đồi, rừng thông tịch mịch xung quanh bao phủ đầy tuyết trắng.  Lại một dịp nữa cho tôi nói dốc:  Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh đã sai khi viết rằng ... không bao giờ "cuối" mùa hè tuyết rơi"...
Từ đây, chúng tôi đến ngắm thác nước Yellowstone với những vách núi xung quanh cấu tạo bằng đất đá màu vàng, như đúng theo tên gọi của vùng này.  Con đường trở xuống 2 bên rừng thông phủ tuyết trắng xoá như đang vào mùa Giáng Sinh.  Cuối chân núi là một công viên khác, The Lakeshore reserve, tập hợp đầy kinh ngạc của 1 hồ nước rộng lớn, yên tĩnh và những miệng suối nước nóng, sôi đến sủi bọt (") rải rác chung quanh bờ hồ...
Xe chỉ "touch" biên giới của Idaho nhưng người hướng dẫn du lịch cũng kể như là đã đi qua một Tiểu Bang như trong lịch trình. Xe có dừng cho chúng tôi tham quan công viên Grand Teton. Từ lầu 2 của khách sạn nhìn ra, cuối 1 cánh đồng lác đác hoa vàng, những rặng núi kết thành chuổi sừng sững như 1 bức tranh thiên nhiên, hùng vĩ... Trên đường trở lại Salt Lake city, chúng tôi cũng có ghé lại một thành phố khác có cái tên  ngộ nghỉnh: "Lỗ Jackson" (Jackson Hole), có 1 cửa tiệm, quầy rượu với ghế ngồi toàn là yên ngựa...

Sep. 7  2010...
Một hồ nước mặn trên sa mạc" Khó có thể tin nếu đây không phải là một phần của đại dương từ nhiều năm trước"  Rải rác 9 hòn đảo nhỏ, Salt Lake đã cạn đi rồi.  Nước rút để lại những mẫu tinh thể muối ngay trên mặt đất. 
Xe dừng lại tại mỏ Đồng Bingham. Cả một ngọn núi được đào xới thành thung lũng cho thấy cái sức mạnh khủng khiếp của con người.  Tại đây, chúng tôi cũng được nghe giải thích về kỹ thuật cách ly kim loại ra khỏi quặng thô  900 tấn một ngày mà ngoài Đồng người ta còn được thêm một tỉ lệ nhỏ Vàng và Bạc. 
Cơ hội để mua quà lưu niệm lần cuối"  Chẳng hiểu vì sao con ngựa lại được ưu chuộng như thế!.  Vợ tôi tuổi con ngựa nên thích ngựa đồng đã đành.  Mấy ông làm business mua ngựa để business chạy cho nhanh"  Thế mà chiều qua trên đường tan sở về, ghé phòng mạch của 1 người bạn để lấy thêm hình chụp làm DVD lưu niệm tôi mới cảm nhận cái linh của nó:  chỉ mấy ngày sau khi đem cặp ngựa như tôi về nhà, phòng mạch của anh bạn tôi đông khách hẳn!  Còn tôi thì chịu, ngựa tôi chỉ để đi chơi mà còn phải tiêu thêm tiền nữa!

Sep. 8  2010...
Xe trở lại Las Veags lúc thành phố bắt đầu lên đèn để thấy cái kinh đô ánh sáng này lộng lẫy như thế nào!  
Đến Las Vegas đã nhiều lần, thế mà đã gần 15 năm rồi tôi mới trở lại Downtown của thành phố này.  Về đêm khu casino có thêm phụ diễn ảo thuật, công phu, người đẹp ngay trên đường phố. Tìm mãi không ra casino Vegas World.  Về sau lên Internet research tôi mới biết casino này đã đóng cửa từ năm 1995.  Khu vực này nay trở thành Hotel và Las Vegas Tower nổi tiếng bây giờ!

*
Ngã mình trên chiếc gường quen thuộc mới thấy quí cái nhà của mình.  "Home Sweet Home" nên dịch là gì cho hay nhỉ"  Việt Nam có câu đi đâu cũng không bằng nhà mình nghe không hay hơn bao nhiêu! 
Bẩy ngày qua 7 Tiểu Bang,  hơn ba ngàn dặm đường và được tiếp xúc nhiều cảnh lạ là cơ hội tốt để mở rộng thêm kiến thức và chiêm nghiệm cho chính mình. 
Gỗ Chết" (Deadwood), "Tháp Qủy" (Devils Tower), "Lỗ Jackson" (Jackson Hole), ... người Mỹ quả có óc khôi hài (sense of humor).  Nhưng bên cạnh đó, tính đa diện của nền văn hóa hợp chủng rất hợp cho một dân tộc "trẻ" dễ dàng hấp thụ những cái mới, cái "khác"  là những điều kiện thuận lợi cho quốc gia này dễ dàng phát triển dân chủ và hội nhập. 
Nếu Yellowstone đã cho tôi những hình ảnh đẹp và hùng vĩ của thiên nhiên thì "Arches" cho tôi những suy nghĩ sâu xa về kiếp người.  Có thấy cái thế giới rộng lớn mới biết mình nhỏ nhoi mà khiêm nhường, học hỏi.  Trước những vĩ đại của thiên nhiên tôi càng cảm nhận sâu xa hơn ở cõi đời này có cái gì vĩnh cữu được"     Đối với những chuyển biến tính bằng những con số của triệu năm thì cái giới hạn của đời người có gì là vĩ đại mà tự hào" Con người rồi cũng phải theo những luật tự nhiên mà sinh tồn.  Họ sẽ tiến về đâu thì ai là người có thẩm quyền đặt để, nói chi đến việc cưỡng bức, thậm chí chém giết để buộc đồng loại phải theo ý mình".
 Trước loài người, trái đất này đã được ngự trị bởi loài khủng long.  Khi tìm hiểu về sự tuyệt chủng của giống động vật này, một ký giả của tờ báo Times đã đặt vấn đề:  với sự hiện diện như vậy, khủng long đã thành tựu được gì" Rồi chính ông đã trả lời:  "loài khủng long không cần thành tựu gì cả. Còn con người" - họ đã thành tựu được gì" Đối với một con người thì thành tựu thật sự là gì" Dựa trên cơ sở nào để đánh giá một thành tựu" Con người thật có khả năng  phát minh hay chỉ là khám phá" Không chừng những vấn nạn do chính con người gây ra còn nhiều hơn cả những thành tựu mà họ đạt được!"  Trong cái thế giới của ý niệm, nếu "cuộc đời chỉ là một sự nhớ lại" thì phải chăng vô minh mới thật là vấn nạn lớn nhất"
Võ Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,728,206
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến