Hôm nay,  

Sợi Dây Oan Nghiệt

08/12/201000:00:00(Xem: 147787)

Sợi Dây Oan Nghiệt

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3062-28362-vb4120810

Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành. Sau đây là một truyện ngắn mới của bà.

***

Đồng hồ vừa  chỉ đúng 4 giờ, tôi thu xếp hồ sơ lại bỏ trong ngăn kéo rồi vội vã lái xe thẳng ra phi trường cho kịp chuyến bay đến lúc 5 giờ 30.
Tôi hồi hộp xao xuyến suốt một đêm ngủ không đươc. Tôi đã bước qua tuổi 40 mươi, nhưng chưa lập gia đình vì kém ăn, kém nói, không biết săn đón hay tán tỉnh các đồng nghiệp làm chung hãng. Ngày qua ngày, các cô nàng từ từ đi lấy chồng bỏ lại mình tôi vẫn phòng không chiếc bóng.
Mẹ tôi ở Việt Nam sốt ruột vì thằng con trai có nghề nghiệp vững chắc, đẹp trai, có nhà cửa, xe cộ đàng hoàng lại không tìm được vợ. Bà gọi điện thoại sang bảo tôi về Việt Nam, em Hoa sẽ giới thiệu người bạn làm chung một hãng cho tôi. Cô nàng tên là Quỳnh Như, tuổi 30, ít nói, chín chắn, không se sua, đua đòi.
Tôi liên lạc bằng email vài lần rồi quyết định lấy vacation về VN gặp Quỳnh Như. Quả như lời em tôi nói: Quỳnh Như đoan trang, hiền thuc, rất ít nói, mỗi lần đi chơi chung với nhau, bà mai Hoa phải nói huyên thuyên để cho tôi và cô nàng phụ họa. Tôi nghĩ trời sinh một cặp, đàn bà mà nói quá nhiều sẽ sinh chuyện, ngồi lê đôi mách tan nhà nát cửa.
Tôi về Mỹ làm giấy bão lãnh, đưa Quỳnh Như sang ở với tôi . Hơn một năm sau đó, sở Di Trú mới cấp Visa cho nàng qua đoàn tụ . Làm sao tôi ngủ cho được sau mấy chục năm cô đơn,  vò vỏ có một mình, bây giờ lại có một người sang chia ngọt ,xẻ bùi với mình.  Đi làm về sẽ có người ra đón, sẽ có những bữa cơm nóng sốt, sẽ có tiếng nói cười của trẻ thơ vang dội trong nhà...
Tôi vẽ ra cảnh hạnh phúc gia đình đần ấm trong khi chờ đợi máy bay đến.
Quỳnh Như bước ra khỏi máy bay mặt tái xanh vì mệt mỏi sau một chuyến bay dài, hành lý của nàng rất đơn giản, một túi xách nhỏ đựng quần áo và một xách tay đựng hộp nữ trang có khẩn xa cừ. Nàng gượng cười sau  khi được tôi ôm hôn chào đón. Tôi hân hoan đưa nàng về nhà, ra mắt nữ chủ nhân mới bằng một bữa ăn tối thịnh soạn dưới ánh đèn cầy,lung linh mờ ảo .
Những ngày sau đó, tôi lạc quan, vui vẻ, yêu đời, chào hỏi tất cả mọi người trong sở. Tôi mong cho thời gian qua nhanh để tôi về nhà với nàng.
Tuần lể đầu tiên, Quỳnh Như ngủ li bì vì ở Mỹ khác múi giờ ở VN, đi làm về, tôi còn phải lo cơm nước cho nàng. Ngày ngủ đêm thức, có nhiều đêm thức dậy, tôi bắt gặp nàng đang ngồi bất động trước hộp nữ trang, trong đó có năm sợi dây chuyền hình trái tim, ở giữa có nạm một viên ngọc đủ màu khác nhau:màu trắng, màu tím, màu xanh ngọc bích, màu vàng, màu xanh da trời. Tôi muốn biết nàng có kỷ niệm gì mà cứ ngồi ngơ nghẩn trước những món nữ trang nầy.
Tuần lễ thứ hai, vợ tôi đã bắt đầu quen dần với khí hậu và thời tiết ở Mỹ, không còn ngồi co ro hoặc mặc ba bốn lớp áo ,đầu quấn khăn như những ngày mới đến. Tôi đi làm về  thì thấy cơm nước đã sẵn sàng trên bàn. Tôi âu yếm hỏi han, săn sóc ân cần và gắp thức ăn vào chén cho nàng. Quỳnh Như không lộ ra vẻ cảm động trước sự săn đón của tôi , chỉ trả lời chừng mực trước những câu hỏi  trong bữa ăn, rất ít nói như bản tính cố hữu của nàng. Tôi không biết làm sao để cho nàng vui hơn, nói nhiều hơn hay nàng có một tâm sự uẩn khuất gì đây"
Tôi gọi điện thoại về hỏi em gái về đời tư của nàng , Hoa cho biết là trong thời gian làm chung trong văn phòng, Quỳnh Như không có  bạn trai tới lui, đưa đón, chỉ có một người bạn gái thường đi chơi chung với nàng tên là Quỳnh Hương. Nghe Hoa nói xong, tôi an tâm, có lẽ Như chỉ thích sưu tầm nữ trang cho đủ bộ chứ không phải là kỷ niệm của một ai đó cho nàng.
Mỗi cuối tuần tôi thức dậy muộn, ngủ bù lại năm ngày phải thức dậy sớm 5 giờ sáng để đi làm . Tôi ngạc nhiên nghe  Như nói thật nhiều và cười vui vẻ, dòn tan trong điện thoại, một việc mà chưa bao giờ nàng làm đối với tôi. Tôi ganh tỵ với cô bạn nàng, nghĩ rằng thời gian tìm hiểu nhau quá ngắn để làm cho Quỳnh Như yêu tôi như tôi đang yêu nàng bây giờ.


Một năm trôi qua nhanh, chúng tôi đã có một bé gái xinh xắn. Tôi bỏ nhiều thì giờ để lo cho con gái. Tôi làm sân chơi cho bé đằng sau vườn, mua đủ thứ đồ chơi, quần áo đẹp cho em bé. Đi làm về, tôi bồng con, đùa giỡn, la hét, tập nói bi bô với con suốt cả ngày. Quỳnh Như vẫn bản tính cố hữu,điềm đam . Ngoài việc lo cho con bú , cơm nước, dọn dẹp trong nhà, nàng ít quan tâm đến con gái và tôi , nàng sống một cách hờ hững như một  cái xác  không hồn. Tôi không biết làm sao làm cho nàng yêu tôi và con gái thêm lên. Tôi cầu xin có một phép lạ nào đó xảy ra trong gia đình tôi: Một sớm mai thức dậy, thấy vợ bồng con, nhìn tôi mỉm cười âu yếm, hay đi làm về Như chạy ra ngoài cổng bá cổ, hôn tôi, chào đón tôi bằng một nụ cười thật tươi. Mơ ước thật là đơn giản nhưng đã hơn một năm nay tôi không bao giờ có được." Như đối cùng ta tự bấy lâu, mà lòng không hiểu , trán bơ vơ, không tăng âu yếm trong câu nói . Trong mắt còn nguyên vẻ hững hờ ".
Khi con gái chập chững biết đi, Như nhờ tôi làm giấy tờ bão lãnh cho bạn nàng sang du lịch ở Mỹ. Trên giấy tờ, bạn nàng tên là Nguyễn Thị Hương, có lẽ Quỳnh Như gọi nàng là Quỳnh Hương cho tên lót giống như nàng.
Trước ngày bạn sang, Như chuẩn bị đón tiếp bạn thật là chu đáo, y như một thượng khách. Nàng mua thêm hoa trồng trước hiên nhà, tranh ảnh mới treo trên tường, đổi bộ ghế sô pha mới trong phòng khách, lót thêm thảm dưới bộ bàn ăn. Phòng ngủ dành cho khách thôi thì khỏi phải nói, nàng chọn bộ dra giường , bộ màn cửa đẹp nhất, thảm mới, khăn lông mới trong buồng tắm. Tôi tò mò muốn biết Quỳnh Hương, nàng là ai mà khiến cho vợ tôi quan tâm và lo lắng đến thế, ngay cả những món mà Quỳnh Hương thích ăn nhất, vợ tôi cũng viết xuống và mua sẵn để trong tủ lạnh.
Ngày Quỳnh Hương sang,tôi nôn nóng, bồn chồn ra phi trường đón nàng cùng với vợ và con gái. Quỳnh Hương không mềm mỏng, ẻo lả, ít nói như vợ tôi. Nàng tươi tắn, khỏe mạnh như một nữ thể lực gia, nàng nói cười luôn miệng. Với mái tóc cắt ngắn, nhìn nàng là thấy tràn trề sức sống của một nam nhi hơn là một nữ nhi. Nàng bắt tay tôi, siết mạnh, nàng ôm lấy vợ tôi và con gái hôn lên má. Tôi có thiện cảm ngay với nàng ngay lần đầu tiên gặp mặt. Trên xe nàng nói chuyện liên tục, kể đủ thứ chuyện tiếu lâm làm cho vợ tôi cười nức nẻ. Chưa có bao giờ tôi thấy vợ tôi hân hoan, vui vẻ như ngày hôm ấy.
Suốt một tháng có bạn ở trong nhà, vợ tôi nấu đủ món ngon vật lạ để đãi khách làm cho tôi phải ghen thầm: ước chi nàng đối với tôi cũng nồng nhiệt như đối với bạn nàng thì hay biết mấy! Đến tháng thứ hai, hai người bắt đầu đi chơi bên ngoài có khi tối mịt mới về đến nhà, nhà trẻ phải gọi tôi đến đón con về.  Nàng đưa bạn đi shopping, khi thì đi Kema,  Nasa, khi thì đi biển Gaveston, đi du lịch ở San Antonio, bỏ hai cha con tôi ở nhà ru rú một mình với cơm hộp.
Khi không còn chỗ để đi nữa, hai nàng mới ở nhà coi phim. Tôi đi làm về thấy hai nàng cười rúc rích trong phòng khách, con tôi mặt mũi lấm lem đang bò dưới thảm, tung nghịch với đống đồ chơi trong phòng ngủ. Tôi không ngờ nàng đối xử với con bé như vậy, coi trọng bạn hơn là con gái của mình.
Ngày mai là ngày sinh nhật Quỳnh Như, tôi nghĩ có lẽ nàng mãi lo tiếp khách mà quên đi mất ngày sinh  của mình , cho nên muốn dành cho nàng một sự ngạc nhiên. Tôi đặt một cái bánh hình trái tim, giữa trái tim là tên nàng và ngày sinh nhật, chung quanh trái tim là tên tôi và tên con gái. Tôi vào tiệm kim hoàn mua cho nàng sợi dây chuyền bạch kim hình trái tim ở giữa có viên ngọc màu đỏ, tượng trưng cho mối tình tôi yêu nàng màu đỏ thắm. 
Qua ngày hôm sau, tôi xin phép về sớm hơn thường lệ. Đậu xe bên nhà hàng xóm, tôi đi bộ về nhà, thấy đèn đuốc tối thui chỉ có ánh đèn bạch lạp dọi ra từ phòng khách. Tôi rón rén mở cửa bước vào nhà. Tôi hốt hoảng, sững cả người, cố giữ cho hộp bánh trên tay khỏi rơi xuống đất. 
Cảnh tượng diễn ra trước mắt: Quỳnh Hương đang ôm ghì lấy Quỳnh Như vợ tôi, hôn lên môi nàng say đắm. Tôi đứng lặng lẽ như trời trồng. Họ mê mải ôm nhau, hôn nhau say đắm đến mức cũng chẳng thèm chú ý tới tôi. Trên cổ Quỳnh Như lấp lánh sợi dây chuyền hình trái tim thứ sáu, có mặt ngọc màu đỏ. Bây giờ thì tôi đã hiểu....
Sương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến