Hôm nay,  

Tình Cha

23/09/201000:00:00(Xem: 119287)

Tình Cha

Tác giả: Trọng Đạt
Bài số 2999-28299-vb5092310

Tác giả tên thật là Đạt Nguyễn, cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Arlington, Texas. Ông là một nhà văn có nhiều tác phẩm đã đã xuất bản, gồm tiểu thuyết và biên khảo văn học.  Trong số này,  "Saigon  Thất Thủ" là cuốn sách nổi bật. Truyện gần đây nhất của ông góp cho Viết Về Nước Mỹ kể về cuộc truân chuyên của một thiếu nữ Việt   lương thiện bị lừa phỉnh khi kết hôn rồi có bầu với một Việt kiều khùng vì bị "ma ám." Tiếp theo sau đây là một truyện ngắn về Tình Cha Con.  Cả hai, cùng với nhiều truyện ngắn mới nhất, vừa được in trong tuyển tập “Nước Mắt do Người Việt Dallas xuất bản, dầy 160 trang, giá bán 10 Mỹ Kim. Trân trọng giới thiệu “Nước Mắt”.

***

Sáng nay cả nhà thức dậy sớm sửa soạn tiễn đưa Hạnh đi Mỹ. Lưu chồng cô mới về từ hai tuần trước để đón vợ qua, họ làm đám cưới từ hơn năm trước, mới có xuất cảnh gần đây.
Ba Hạnh  buồn, ông lủi vào phòng uống trà không muốn tiễn đưa con, các cô cậu năn nỉ mãi ông cũng ừ hữ cho qua tới khi bà vợ nhắc mấy lần ông mới chịu đi.
- Sao ông lại không đi tiễn con, đời  người chỉ có một lần,  nhà ta hôm nay có mặt đông  đủ cả, chẳng lẽ một mình ông ở nhà.
   Hạnh chuẩn bị hành lý theo chồng ra sân bay, má cô, các anh chị em hân hoan sung sướng, ai nấy mừng thầm cho cô, riêng ba cô lộ vẻ u sầu, ông tỏ vẻ không muốn xa con dù chỉ một ngày.
 Thấm thoát Hạnh đã vào Mỹ được nửa năm, những ngày còn ở Việt Nam, cô ao ước mong đợi sang tân thế giới từng ngày, nay thì nước Mỹ đã nằm chình ình ngay trước mặt. Mỗi khi ngủ dậy nhìn ra ngoài cửa sổ, cô thấy quang cảnh trầm lặng ngoài  phố, khí trời lành lạnh, những chiếc xe hơi đậu bên lề đường.. cô  sực nhớ ra nước Mỹ đang nằm ngay trước mặt mình.
Hạnh đã có việc, hàng ngày lái xe đi làm ở một hãng điện tử, công việc, cuộc sống bận bịu nhưng  cô vẫn dành thì giờ viết thư về cho gia đình cha mẹ. Cô thấy nhớ ba, má, các anh chị em lạ lùng, nhớ lại thuở còn học sinh, má cô thường nói.
-Mai kia khi nào con có gia đình, đi làm dâu người ta, khi nào xa nhà mới biết thương cha mẹ.
 Hạnh bây giờ mới thấm thía lời mẹ dậy. Lúc này cô lại nhớ ba hơn  má mặc dù thời thơ ấu, thuở nhỏ cô không có cảm tình với ba, đôi khi còn thù ghét ba là khác. Cô nhớ lại nhiều lần ba nóng tính la má ầm ĩ. Có lần cả nhà đang ngồi quanh mâm cơm, các con dành nhau ăn thịt cá, ba nóng giận bưng cả mâm cơm canh đổ xuống đất khiến  các con cũng mất ăn luôn. Hôm ấy ba liệng cái tô trúng đầu má, máu chẩy đầm đìa ướt đẫm cái mái tóc.
  Lớn lên cô không ghét ba, người nóng tính nhưng thương con hết lòng, Hạnh nhớ      
có lần ba đạp xe đạp bốn năm chục cây số từ Biên Hoà xuống Long Thành để sửa điện cho nhà người bạn, rồi xin một túi lớn đựng đầy chôm chôm về cho các con ăn. Ba nhịn ăn nhịn mặc cho các con ăn học, ông thường nói.
- Ngươi tây phương nói để cho con một rương vàng không bằng để cho con một cuốn sách. Ba không có tiền của để lại cho các con, nhưng ba lo cho con có chút chữ nghĩa để các con sinh sống sau này.
 Trước ngày ra đi, Hạnh đã tỏ ra ích kỷ với cha, từ ngày về hưu ông thường  đi thăm bà con, bạn bè trong tỉnh hoặc ngoại ô quê nhà ở  Biên Hoà, ông thường đi xe ôm hay có khi đi bộ. Mấy lần ba hỏi Hạnh.
 -Cho ba nượn xe Honda của con đi một chút được không "
 Cô  từ chối ngay.
-Thôi, ba làm xe dính bùn con lại phải rửa.
 Ba đành phải đi đi bộ,  cô nhớ lại mặc dù mình ích kỷ với ba nhưng ông vẫn không hề giận con, vẫn thương, vẫn  chăm sóc  con bằng tình phụ tử nồng nàn. Bây giờ xa cha, cô mới thấm thía niềm ân hận đã từ chối người  tàn nhẫn.
 Hạnh nhớ cha mẹ, nhớ các anh, các chị, em, cô nhớ ba nhiều nhất, nhớ những lần ích kỷ không cho ba mượn xe, mượn đồ. Một hôm đang mơ màng giấc điệp, Hạnh buột miệng bảo.
 -Lát nữa ghét thăm ba má, lâu quá chưa gặp ba.
 Bỗng cô bừng tỉnh giấc, thấy mình đang nằm dài trên giường, nước Mỹ nằm chình ình trước mặt cô.
 Hơn một năm Hạnh sinh con trai, cô vẫn  thường nhận thư của gia đình. Khi em bé đã lên hai cô có ý định cùng chồng về thăm quê cha đất tổ, lần này nhận được thư ba, tuy ông viết ngắn nhưng lời thư tràn đầy tình cảm dạt dào.
 Hai vợ chồng Hạnh, Lưu và em bé được ba má, anh chị em lên phi trường đón rồi thuê xe về Biên Hoà. Hôm sau Lưu ra Vũng Tầu thăm chú, bác hai tuần mới trở lại nhà vợ.  Hạnh mớí về khó ngủ, ban dêm thao thức, sáng ra lại buồn ngủ, hôm sau ba đánh thức con gái dậy rủ đi ăn sáng, cô đáp.
 -Thôi ba cứ đi ăn, con không đi đâu.
 Hạnh không mở mắt được, cô chúi đầu vào gối ngủ tiếp, ba vẫn chờ mãi cho tới trưa mới chịu đi ăn, ông còn mua mì về cho cô con gái quí.
  Ba Hạnh đóng một cái giá thật chắc để đựng hành lý, va li trong phòng cô, phòng riêng của  Hạnh vẫn giữ nguyên như trước ngày cô đi đoàn tụ cùng chồng.
  Mấy tuần sau hai vợ chồng trở về Mỹ, Hạnh vùi dầu làm việc,  phụ giúp chồng con, gửi tiền về cho ba, má, anh chị em. Nhớ hôm về Việt nam cô  lại tiếc không đi ăn sáng với ba. Hạnh hứa với ba, má chừng hai năm sau sẽ về thăm nhà, nhưng thấm thoắt đã hơn hai năm cô vẫn chưa về phần vì công việc, phần vì phải chuẩn bị tiền bạc, mỗi lần về thăm gia đình tốn kém nhiều vì vật giá ngày càng lên cao.
 Bỗng môt hôm gia đình gọi điện thoại sang cho biết ba mất vì bệnh  xuất huyết bao tử, Hạnh hốt hoảng như người mất hồn, cô vội nhờ chồng đi mua vé máy bay về Việt Nam ngay hôm sau. Lần này Hạnh đi một mình, cô đã về kịp tang lễ, khi nhìn thấy ba trong quan tài, cô ngất xỉu ngay bên cạnh khiến anh chị phải vực vào phòng.
  Trong ngày tiễn đưa ba đến nơi an nghỉ cuối cùng, cô khóc thảm thiết, khóc muốn cạn hết cả nguồn nước mắt, thật đúng ý nghĩa khóc như cha chết.
  Hai ngày sau khi đã chôn cất cha, sáu anh chị em trong gia đình và bà mẹ ngồi trong phòng khách bàn chuyện quá khứ về những ngày ông cụ còn sống, anh hai bàn với cả nhà.


 -Ba mất rồi, bây giờ mình thử mở tủ của ba xem ông có để lại gì không, xem ba có điều gì trăng trối không"
 Những ngày cuối của ba anh thường thấy ông hỏi han về  Hạnh và khuyên con cháu làm ăn chăm chỉ, học hành nên người.
 Bà mẹ và các con theo anh hai lên lầu, vào phòng riêng của cha già, anh lấy thìa khoá mở tủ, mang giấy tờ, thư từ, sách, báo của ông già  để ngoài bàn. Trong số các di vật của cha, anh hai thấy một tập giấy dầy trong một cái bìa cứng. Đoán là thư từ hoặc nhật ký của ba, anh bèn mở ra xem sơ một lúc rồi đọc cho cả nhà nghe, toàn là những thư, những bài tâm tình về Hạnh, người con thứ năm của gia đình lấy chồng ở phương trời xa  tít mù khơi, anh mở tậïp giấy ra đọc.

Ngày.. tháng, năm 2005

Tối nay ba thấy khó ngủ, ba dậy hút điếu thuốc pha trà ngồi nghĩ đến con, ba hối tiếc đã để con đi lấy chồng ở nơi xa xăm ngàn vạn  dặm, con có sung sướng đầy đủ đến đâu  cũng không bằng cha con mình xum họp với nhau dù trong cảnh nghèo. Dù ăn rau, ăn cháo mà gia đình được xum họp bên nhau ba thấy cũng hơn phải chia lìa ngăn cách .....

  Anh đọc nhiều trang,  bài, nhiều thư, tất cả chỉ  dành cho Hạnh, người con gái ở tận phương trời xa bên kia trái đất, người cha thường viết cho con gái về ban đêm khuya khoắt, những đêm ông không ngủ được vì nhớ con. Bà mẹ, các anh, chị em Hạnh ai nấy bùi ngùi rơi lệ.
  Anh hai đọc được một số trang rồi đưa cho Hạnh vì tất cả để nói và gửi cho nàng.
  Tối ấy Hạnh thức gần trắng đêm để đọc những trang giấy của cha già đã viết trong những năm tháng qua, bức thư thường mở đầu bằng câu :
 
 ...Tối nay ba buồn, ba nghĩ đến con , ba thao thức canh khuya nên dậy viết vài dòng tâm tình về con....
...Đêm nay ba chợt tỉnh giấc nghĩ đến con......

 Tất cả chỉ toàn là những dòng  tâm tình  của người cha khi còn sống được thể hiện  qua những trang giấy trắng, nó cũng là những bức thư không gửi nhưng bây giờ đã đến tay người nhận, cô con gái ở phương trời xa lạ mới vừa về.
 Hạnh thấy ba nói đủ mọi chuyện liên hệ đến nàng, đến các con, một bài ba cô nói.

 ...Ba nhớ hồi các con còn nhỏ, nhà nghèo, đông con, ba nhịn ăn cho các con, ba ráng làm thêm để mua cho các con miếng thịt, miếng cá, ba má thà ăn rau hay nhịn ăn còn hơn để cho các con phải khổ.

  Ba cô còn nhớ lại hồi Hạnh chưa đi lấy chồng viễn xứ,  một hôm ba mượn xe Honda của Hạnh, làm bùn bắn dơ xe bị con gái trách móc, cằn nhằn nhưng ba cô vẫn thương, ba không bao giờ biết giận con ...
  Hạnh thấy ba cô viết thật nhiều về những ngày cô xuất ngoại lấy chồng tận bên xứ Mỹ, thư  thường mở đầu bằng những đêm khó ngủ,

Hạnh
 ....Tối nay ba lại thức giấc nửa đêm,  ba thao thức canh khuya,  nhớ con vô tả nên  ba  dậy  ra bàn lấy giấy mực viết đôi dòng, không biết giờ này con ở Mỹ ra sao", Nhà chồng có thương con như ba má không" Con đi làm có mệt nhọc vất vả không" Nghĩ lại ba hối tiếc đã không ngăn cản con để con ở lại với gia đình, với ba,  để ba và con được thấy nhau hàng ngày, dù mình có ăn rau, ăn  cháo ta mà ba con vẫn  xum họp bên nhau còn hơn  ba phải xa con....

Hầu như thư nào, bài nào cũng viết vào lúc canh khuya, những đêm ông trằn trọc không ngủ, thư nào cũng than thở nhớ nàng, nhớ người con lấy chồng viễn xứ, mong sao con về thăm gia đình ba, mẹ.
Bây giờ đọc qua tập thư  dài này Hạnh mới  biết được tình thương vô bờ bến  của ba với nàng, tình thương bao la như biển rộng sông dài, cho đến khi ông  mất  đi cô mới biết tình thương của cha già như con đường dài thăm thẳm. Cho tới hôm nay khi đã đọc những dòng chữ này, Hạnh mới biết cha đã thương nàng đứt ruột mà đã chẳng nói ra trước đây có chăng chỉ nhắc sơ  trong một vài bức thư gửi con bên Mỹ năm ngoái, năm kia.
Đọc gần hết những bức thư không gửi, Hạnh gục đầu trên tập giấy khóc nức nở, nước mắt ràn rụa ướt đẫm nhiều trang, ướt cả tập thư, nàng hối hận đã xa lìa mái ấm gia đình lấy chồng phương xa để  ba phải đau khổ, phải nhớ, phải thương phải thao thức hết canh khuya này đến canh khuya khác. Hạnh nay đã đọc hết tâm tư đau khổ của cha già trong những ngày cuối cùng của đời người, tất cả chỉ vì nàng, vì cô con gái yêu lấy chồng viễn xứ, vì đau khổ mà ba càng thêm bệnh hoạn đến lìa đời. Hạnh hối hận ngày trước đã ích kỷ với ba, đã mấy lần không cho ba mượn  xe để ba phải đi bộ thăm bà con thân thuộc  trong những ngày về hưu, bây giờ có khóc tới mấy, có ân hận đến đâu cũng không lấy lại được vì ba đã không còn nữa, bây giờ dù có vàng bạc, châu báu  cũng không đưa tới tay ba cô được.
 Mấy tuần thăm gia đình trôi qua, Hạnh chuẩn bị lên đường về Mỹ, nàng đưa tập giấy nói với anh hai.
 -Những thư này, những bài này ba viết riêng cho em, em đã đọc xong, em muốn được  đem theo về Mỹ giữ làm kỷ niệm.
  Ông anh  không tán thành ý  muốn của cô.
 -Tập thư này là di sản của ba để lại, anh nghĩ mình phải cất nó lại vào trong tủ cho ba, mặïc dù là viết riêng cho em nhưng  nó là của chung cả nhà ta, em mang đi lỡ có ngày lạc mất thật là uổng phí.
Nói rồi anh cầm tập giấy bỏ lại vào tủ của cha già.
Căn phòng riêng của Hạnh dưới nhà vẫn giữ y nguyên như cũ để dành riêng  cho nàng  khi về thăm gia đình tại quê nhà. Căn phòng riêng của người cha trên lầu vẫn giữ nguyên để dành riêng cho ông nhưng ông không bao giờ trở lại.
  Gia đình tiễn đưa Hạnh tại phi trường Tân Sơn Nhất, cô  lên máy bay về Mỹ với chồng  con, lần này không thấy nàng mua sắm gì  để đem về Mỹ, lòng Hạnh buồn rười rượi chẳng còn bụng dạ nào để  mua với sắm. Nhưng  cô mang theo trong tâm khảm những bức thư đầy nước mắt của cha già, những dòng tâm tư vô tận và tình thương bao la của ba chỉ để dành riêng cho cô, người con gái xa lìa cha mẹ, anh em đi lập nghiệp tại một phương trời xa thẳm.
Trọng Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,059,192
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến