Hôm nay,  

“cái Của Nợ”

07/09/201000:00:00(Xem: 122993)

“Cái Của Nợ”

Tác giả: Phila To
Bài số 2985-28285-vb3090710 

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, một cựu Sĩ Quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết sống động và xúc động, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, tình đồng đội, tình người, tính trung thực. Ông cũng đã  hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ:  2006, với bài “Học Tiếng Anh” và 2007 với bài “Con ơi, Bây giờ con ở đâu”. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Trên chuyến xe đò Hoàng từ Little SaiGòn đi San Jose, tôi bất ngờ gặp lại chị Phượng T.., một phụ nữ duyên dáng và lịch thiệp cùng làm một nơi trước kia, chúng tôi mừng rỡ chào nhau rồi ai về việc của người ấy. Phượng loay hoay với cái cell phôn, còn tôi đọc VVNM trên Việt Báo. Mục này có nhiều chuyện hấp dẫn dễ thương. Báo hôm nay có bài của tác giả Tân Ngố nói về con cua rốc. Nhắc đến cua là tôi nhớ đến kỷ niệm thời niên thiếu nên chăm chú đọc.,.
Thuở nhỏ ốn thích lặn lội ở ven sông, quen với cua-cáy nên nay tôi xin góp thêm với "Cua rốc đi Mỹ" đôi dòng về họ hàng nhà cua. Cua gồm có cua đồng, cua biển, cua đá, ghẹ, cà-ra (càng có lông), rốc, rạm, rạm-trôi, cáy-hôi, cáy ba-khía, cáy-co (đụng vào là co lại), cáy gió và còng-còng v.v..Tùy theo loại mà ta có cách bắt và chế biến thành món ăn khác nhau. Tựu chung, họ hàng nhà cua là: "càng to càng nhỏ", bị đời trách: "ngang như cua" vì bò ngang. Chàng cáy-co thì dễ thương, thấy cô cáy có cái yếm thắm che bọc trứng hấp dẫn(*) thì đứng xa-xa, xoa 2 càng vào nhau, dương mắt lồi mà ngắm, sỏi bọt mép mà thèm nhưng không dám tỏ tình nên bị chê là "nhát như cáy". (*trứng cáy là món ăn quý hiếm)
Nghe ông Tân Ngố diễn tả móc cua và bị cua kẹp làm tôi nhớ lại kỷ niệm hồi 1978-79 ở núi rừng Hoàng Liên Sơn, khi băng rừng lội suối, chúng tôi hằng cầu mong bắt được con cá cái cua. Nhưng dưới suối "cá đua" khó bắt, ven bờ "cua đá" phơi mai. Cua đá to bằng nửa bàn tay, hai càng cứng, sắc như cưa, chúng thường lấp ló cửa lỗ ở dọc hai bên bờ, nghe động là thụt vô hang. Anh em tù nào thấy thì mừng thầm "phen này ắt hẳn kiếm ăn đây" và thật nhanh .. thọc tay vào hang đuổi theo.
Nếu thọc tới nách mà chưa đụng tới cua thì thở dài tiếc rẻ! Nếu được cua kẹp là hy vọng. Hy vọng thôi vì có nhiều con kẹp được tay tù nhưng chúng tự giải thoát bằng cách tự gẫy càng, "bỏ càng chạy lấy người", rút tuốt vào hang sâu thì tù "hỏng sơi". Cua nào dại dột cố kẹp tay tù là tù có ăn. Khi rút được tay và cua ra khỏi hang, tuy tay rướm máu, đau chẩy nước mắt nhưng miệng tù lại cười tươi. Bữa đó anh em chia nhau, "anh càng nhỏ, em càng to", thằng cái yếm, đứa nhai mai (m..). Tuy chẳng đáng xỉa răng, nhưng cũng thích thú vì có được tý protein và calcium! Vì vậy chúng tôi gọi đó là cái "thú đau thương".
Đang mơ màng về miền núi rừng Việt Bắc, quanh năm lòng không dạ trống với cái thú đau thương được cua kẹp thì nghe chị Phượng T.. cao giọng:
- Hồi này chồng em tệ lắm, ảnh mê "cái của nợ" nên chẳng còn tha thiết gì đến vợ con nữa, đi làm thì thôi, về đến nhà là vội vàng đến với nó ngay! Bực mình quá nên bữa nay em đi San Jose  vài ngày cho khuất mắt.
Trước đây, khi anh rể tôi có bạn gái thì chị tôi cũng mỉa mai chồng vì mê "cái của nợ" mà quên vợ con! Nay nghe chị Phượng bực mình vì "cái của nợ" của chồng làm tôi nghĩ đây cũng lại là một vụ ghen tương! Ghen tương là chuyện khó thương và buồn lòng nhau. Để khỏi chú ý đến chuyện hàng xóm, tôi mở laptop để dọc tin tức. Màn hình đang nhấp nháy mấy cái quảng cáo có hình người mẫu thì chị Phượng ngó sang rồi nhỏ nhẹ:
- Lại gặp nó nữa, mấy anh thì lúc nào cũng dính với "cái của nợ" này! .
Nghe giọng có vẻ trách móc, nhưng chưa biết chị trách ai, tôi quay sang hỏi:
- Chị nói gì cơ" Của nợ là cái gì hả chị"
- Thì là cái anh đang để trên đùi kia kìa.
Hiểu rồi! Hiểu rồi! Thì ra điều mà chị Phượng buồn chồng chính là cái laptop chứ không phải người phụ nữ  nào khác. Cũng chính vì cái "của nợ"  này mà nhiều lúc tôi cũng làm buồn lòng bà xã tôi không ít! Tôi tiếp lời:
- Xin hỏi chị một câu hơi thiếu tế nhị nhưng vì có liên quan đến cánh đần ông chúng tôi, xin lỗi chị, anh nhà làm nghề gì mà mê của nợ này ạ"
- "Làm báo"!
 Câu này nghe quen quen, các bà thường mắc bệnh "than" về nghề nghiệp của chồng mỗi khi các ông ngồi bàn chuyện trời đất, chuyện khí hậu nóng làm tuyết Bắc Cực tan. Giả đò như không hiểu ý cô bạn hóm hỉnh này, tôi thực thà nói:
- Anh ấy làm báo thì cần laptop là phải rồi, chỉ click một cái là mọi tin tức vừa xẩy ra tên thế giới hiện ra trước mặt. Cháy ở bên Nga, lụt ở Parkistan, đất truồi bên Trung Cộng, nổ dàn khoan dầu ngoài vịnh Mexico khiến nghề đi biển của người Việt bên Loussiana ...
Tôi chưa nói hết ý rằng nhà báo thì cần tin tức và hình ảnh nhanh chóng để viết bài thì chị kê nhẹ một câu:
- Và chỉ cần nhúc nhích con chuột một cái là bao nhiêu gái thất nghiệp, không bận chi cả hiện ra trước mặt để các ông tham khảo và.. truyền thông, truyền hình cho nhau! Có đúng không nào"
Ngượng quá! Chị Phượng vừa đi đôi guốc cao gót vào ruột chúng tôi. Càng chối thì càng chết và hẳn là chị cũng thuộc hàng sư mẫu về computer nên tôi lờ chuyện "truyền hình" đi mà quay sang nhờ vả:
- Thưa chị, tôi mới nhập môn internet nên chỉ biết dùng 2 ngón để gõ gõ email chứ không biết gì nhiều, xin chị vui lòng hướng dẫn..
- Cái gì" Hướng dẫn anh "xược" các hình playboys rồi truyền cho nhau coi hả" Tôi rành vụ này quá mà! Một ông ở  Hòa Lan chụp được hình búp-bê múa trong lồng kính bèn truyền ngay cho bạn ở Pháp, Pháp FW sang Mỹ, Mỹ truyền sang Úc, Úc đi Canada, Canada vội vàng gửi cho Hòa Lan! Nếu ngày xưa các anh đi quanh Pleiku 5 phút đã quay về chốn cũ thì nay, qua internet, chỉ cần một phút là các anh đã đưa cô BB bốc lửa đi chào khắp thế giới rồi quay về chốn cũ ...
- Không, không, ý tôi muốn nói là nhờ chị hướng dẫn cho biết những lợi ích thiết thực của computer và cách sử dụng. chứ cái thứ ấy ích gì nữa đâu!
- Thì anh đã biết rồi, tôi chỉ kể thêm cho anh nghe về sự nhanh chóng của internet. Computer (CPT) là một tiến bộ vượt bực, hữu ích thì vô cùng tận, những chuyện chúng ta đang hương đây thì 20 năm về trước vẫn tưởng là chuyện phong thần. Thế giới ngày nay như nằm gọn trong bàn tay, với cái CPT là có thể đi thăm khắp thế giới..Anh có thể mua bán, quảng cáo trên CPT. Cô Natalie Trần, một người Úc gốc Việt đã kiếm được hằng trăm ngàn đô khi cô ấy đưa những đoạn video mà cô quay lên YouTube. Học sinh, sinh viên làm bài, tìm tài liệu trên CPT thay vì phải vào thư viện như thời chúng ta. Không sao kể hết được những lợi ích của CPT, nhưng cũng có vô vàn cạm bẫy từ "cái của nợ" này. Điển hình như vụ "truyền hình" mà các ông quên hết việc nhà. Anh nghĩ sao"
- Trình độ internet của tôi còn rất ấm ớ nên không biết gì về những điều chị vừa giải thích, nhưng theo tôi, cái computer vô tội, nó là "của nợ" hay là "bạn tốt" là do người sử dụng nó. Hiện tại tôi chỉ biết dùng để đọc tin tức, gửi email thăm bạn bè khắp nơi, thay vì gọi điện thoại thì bất tiện và tốn tiền. Gửi email đi xong rồi làm việc khác, chiều về đọc thư hồi âm. Cái vui nhất là nhờ CPT tôi mới tập tễnh viết được vài kỷ niệm để gửi cho VVNM.
 Tôi kể chị nghe, cách nay vài năm, khi chưa biết CPT, tôi viết tay! Viết được vài trang, đọc lại thấy lủng củng quá, thì-thì, mà-mà loạn cả nên, thế là tôi xé đi, viết lại, rồi lại xé, cứ thế mà chưa viết được gì thì sọt rác chứa "văn" của tôi đã đầy ắp! Bây giờ thì khác rồi, rảnh thì ngồi mổ cò. Đang gõ mà nghe bà ngoại gọi pha cho cháu bình sữa, lấy dùm cháu cái tã v.v.. là phải ngưng ngay, khi xong việc, quay lại viết tiếp, thấy chỗ nào không ưng thì delete đi, gõ câu mới vào, thế là bài trông sạch sẽ chứ không tèm lem như viết tay. Nhờ CPT mà tôi giã từ rượu, cờ bạc và người tình "khói sương" (thuốc lá), vui với CPT, đôi khi "mải vui quên hết lời em dặn dò" nấu cho bả nồi cơm nên bả cũng bảo nó là "cái của nợ" đấy!


- Anh mắng xéo tôi đấy à"
- Xin lỗi chị, tôi sơ ý quá! Hồi nãy chị nói CPT có những nguy hại, ngoài chuyện cánh đần ông truyền hình cho nhau thì còn gì nữa"
- Các ông quá đát rồi tụi tôi "don t care", cái nguy hiểm là đối với tuổi trẻ. Thí dụ như ở Việt Nam hiện nay, các tiệm internet khắp nơi, vì tiền, vì thiếu kiểm soát nên cửa tiệm mặc sức "khuyến mãi", các em vào đó chơi "ghêm", coi phim sex, rồi chát với nhau, tìm bạn tình trên "mạng"! Nhìn các em học sinh chen chúc trong các tiệm internet mà phát khiếp. Khỏi cần nói thì ai cũng biết việc học hành sa sút và từ đó sinh ra sa đọa, phạm tội. Sở giáo dục và đào tạo trong nước vừa công bố bản báo cáo thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 đã có 6 vụ giết người và hằng trăm tội hình sự liên quan tới tuổi trẻ và quán "net"!
Điển hình em Trần, 12 tuổi, hết tiền chơi ghêm, về xin bà nội, bà không cho lại còn mắng thế là em lấy gậy đập bà nội chết, lấy hết tiền nơi bà vẫn cất dấu để đi chơi tiếp, coi như không có gì xảy ra! Một nhóm học sinh THPT vì ghen mà kéo một bạn gái cùng lớp ra công viên đánh hội đồng, lấy xeo-phôn quay rồi đưa lên "mạng" cho cả nước xem! Ba nữ sinh "kẹt nét" (không $ trả) bèn đưa đề nghị lên nét cần người cứu. Có ngay, ba "người hùng" đến cứu bồ còn đưa các em đi ăn, đi nghỉ mát rồi cuối cùng đem bán sang Tàu! Đây là những chuyện có thật 100% mà các báo VnExpress, Tuổi Trẻ, Công An đã đăng tin.
Đó là ở trong nước, còn ở hải ngoại thì nhà nào cũng có CPT và dưới sự kiểm soát của gia đình nên không đến nỗi. Tuy nhiên đôi khi CPT cũng là "của nợ" đấy. Bạn tôi có 2 con trai song sinh, vì 2 cháu hay chọc phá nhau, phần bận rộn nên mua ghêm về cho con chơi! Thế là các cháu rất chăm chỉ chơi ghêm, nay thì tiến bộ tới mức chán học! Mỗi cháu một laptop để làm homework thì vào google tìm cảnh lạ! Dù đã 10 tuổi rồi nhưng đứa thì vừa đi vừa tung chưởng, đứa thì đầu lúc nào cũng lúc lắc chúi về phía trước, 2 tay bấm không khí liên tục! Tương lai hai cháu về đâu thỉ đã rõ, tôi đau đầu thay cho cô bạn.
Hôm July 4 vừa rồi, trên chuyến bay từ Dallas về John Way, tôi ngồi kế một cháu bé chừng 5 tuổi, cháu cúi sát vào cái máy nhỏ chỉ bằng cái xeo-phôn, suốt hơn 3 tiếng, 2 ngón tay cháu liên tục bấm trên máy khiến tôi phục cháu và thầm nghĩ "đây phải là thần đồng về ghêm". Có điều cháu mang kính cận hơi dầy và mắt thì lồi ra! Thế còn anh thì sao" Laptop là bạn đồng hành hay là "cái của nợ""
Bị chị bạn đồng hành vui tính hỏi bất ngờ, những những gì tôi vừa nghe đều là sự thật nên không đến nỗi lúng túng để trả lời:
- Với cái tuổi của tụi tôi thì laptop chỉ là bạn đồng hành chứ có làm ăn gì được với nó đâu! Chúng tôi là những cựu quân nhân nên có nhiều bạn sống rải rác khắp nơi, nhờ có internet nên dễ dàng liên lạc, chia xẻ vui buồn cũ mới. Một vài anh thì viết lại những kỷ niệm đồng đội cũ, chiến trường xưa rồi "send" cho nhau, an ủi tuổi già. Thế giới internet thì mênh mông mà lợi ích thì vô cùng tận, tùy trình độ của mỗi người mà khám phá ra những chân trời mới.
-  Nghe nói các quân trường và binh chủng có trang web riêng phải không"
- Thưa chị dúng như thế, phần lớn các quân trường và binh chủng dều có trang web riêng của họ, gọi là diễn đàn (DĐ), mục đích là để người lính bị gẫy súng ngồi lại với nhau, chung chia vui buồn, cùng nhau nhìn về một hướng, về một mục tiêu chung.  Chính vì vậy mà họ vẫn giữ được tình "huynh đệ chi binh", có trên có dưới, dù thực tế mũ áo cân đai lon lá chẳng còn! Mọi thành viên của DĐ đều bình đẳng và ai cũng phải tôn trong nội quy. Người moderator tựa như một quân cảnh ngày xưa, có bổn phận duy trì an ninh trật tự, ai vi phạm thì nhắc nhở.
- Không còn đơn vị, sống tha phương, mỗi người một nhà mà các anh còn đoàn tụ với nhau trong một trang web thì vui quá.
- Vâng, khi có tin vui, dù cách xa ngàn trùng vẫn lên DĐ chúc mừng, khi nghe tin buồn mọi người cùng chia, một lời kêu gọi "của ít lòng nhiều", dù ỏ trong nước hay hải ngoại tùy hoàn cảnh đều được anh em chia bớt, nhiều khi sự giúp đỡ vượt quá lòng mong ước của người kém may mắn. Điển hình là một người anh em ở trong nước đang nằm bệnh viện để chờ giải phẫu thì họa vô đơn chí, con trai bị tử nạn trên đường đi làm!, Thành viên DĐ gọi nhau yểm trợ, chỉ trong thời gian ngắn mà số tiền giúp được hơn 9 ngàn đô la. Một sinh hoạt khác, trong đại hội Cám Ơn Anh kỳ 4, hai diễn đàn VB và CB đã kêu gọi anh em xa gần đóng góp và VB đã gửi về cho ban tổ chức được gần 12 ngàn đô, CB gửi về 4400 đô.
Nhưng một trăm lần vui thì cũng dăm lần buồn, sinh hoạt chung ắt phải có bất đồng và  rồi anh A góp ý "xây dựng" anh B công khai trên DĐ! Ai trong chúng ta cũng hiểu "góp ý xây dựng" công khai thực chất là phê bình chỉ trích và hậu quả là chẳng xây được gì mà tạo thêm hiềm khích, phản ứng lại! Nhẹ thì tiếng bấc tiếng chì, nặng thì dao phay búa tạ, Khi vui thì huynh-đệ, thẩm quyền. Khi buồn thì không tiếc lời: "Gẫy súng rồi, mũ áo cân đai còn đâu mà át giọng"!
Nếu hai người trực diện đôi thoại, dù giận hờn nhưng ngôn từ trao đổi còn nghe được thì trên DĐ đôi khi quá đáng! Tại sao" Vì mỗi người ở một nơi, có khi không biết nhau và nhất là trước mặt chỉ là một cái computer, cái laptop vô tri vô giác, nó không nghe không thấy nên tha hồ mà mạt sát đối phương, tha hồ trổ tài văn chương "mất gà" bao lâu cũng được không bị ai ngắt lời, không ai thấy mặt mình đang "đổi mầu da", từ tươi sang xanh, sang tím. Viết email xong, "send" thùng rác lên DĐ khiến người vô can bị hôi lây! Đến khi moderator phát giác thì trễ rồi, dù có delete những email ấy thì các đương sự cũng đã thỏa mãn rồi giã từ, "ra đi"! Điều buồn làm ô nhiễm không khí DĐ!
- Làm sao tránh được những tai nạn kể trên"
- Chị dùng chữ "tai nạn" khá chính xác, vì không ai muốn gặp tai nạn cả, trừ phi đó là người muốn gieo gió. Anh chị em cùng một gia đình còn có khi "xô" huống hồ diễn đàn như một đại gia đình hằng trăm người thì khó tránh. Nếu chẳng may một người nào đó lỡ tay phổ biến lên DĐ một tài liệu không thích hợp, nếu thực tâm muốn xây dựng thì góp ý riêng thay vì chỉ trích trên DĐ. Nếu ngại mất lòng thì cách tốt nhất là báo riêng cho ban moderater để họ giải quyết.
Nếu chuyện giữa 2 cá nhân thì hãy trực tiếp và can đảm nói chuyện với nhau qua phôn, qua địa chỉ email riêng. Đừng bao giờ đem chuyện riêng tư làm ồn ào diễn đàn trong khi mọi người đang cần niềm vui, cần xây dựng tình đoàn kết. Trên diễn đàn ABC, hội XYZ kêu gọi hội viên đi họp để bầu tân hội trưởng thì một kẻ không bao giờ đóng góp hay sinh hoạt với hội lại gửi lên diễn đàn một email riêng cho người bạn ở xa với lời lẽ như sau:
"Chắc chắn tôi sẽ không tham dự để bầu hội trưởng, tôi không còn thấy hứng thú trong các vụ họp hành để bầu bán như thế này vì tôi không biết sẽ phải bầu cho ai xứng đáng, và tôi cũng không có ý định ra ứng cử"!!!
Một cái email giữa 2 cá nhân với nội dung như trên mà lại phổ biến lên DĐ thì thật khó hiểu! Tự "khoe" cho thiên hạ biết tính ích kỷ, ngạo mạn và trùm mền của mình. Dẫu già cỡ nào cũng không thể lẩm cẩm như vậy được, họa chăng...!
Đối với tập thể thì CPT gửi đi email trên là "cái của nợ", nếu gặp phải mà giải thích phân trần tranh luận thì vô ích, làm bận tâm những người có thiện chí. Giải pháp hay nhất là delete ngay khi thấy [email protected]xuất hiện.
Computer, laptop, internet  v.v.. là những phương tiện tối tân, tối cần thiết để nâng cao đời sống con người, đem con người lại gần với nhau, đừng mắng những tiến bộ khoa học này là "của nợ", oan cho chúng, "CỦA NỢ" hay không chính là người sử dụng phương tiện này. Có phải thế không cô Phượng"
Philato

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,016,869
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến