Hôm nay,  

Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

01/09/201000:00:00(Xem: 125275)

Căn Hộ Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

Tác giả: Phan Thanh Trà
Bài số 2979-28279-vb4090110

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Sinh năm 1960 tại Quảng nam. Qua Mỹ tháng 9/2003. Hiện sống tại Stockton, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông cho thấy  cách viết thứ tự, tỉ mỉ. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Nó vốn trước đây có thể là một cái kho nhỏ, nhưng chắc là cái kho chứa tiền, vì tôi thấy có nhiều cái ống nhựa trắng đã bị cắt nham nhở dẫn suốt từ ngoài showroom vào đây. Nó không có bất kì một cái cửa sổ thông gió nào, bít bùng, ngoại trừ những vết nứt trên vách và cái cửa nhỏ bề ngang chừng hơn bảy tấc, đóng suốt ngày. Trên trần có một vết cắt chừng hai tấc vuông, chắc trước đây là lỗ thoát máy lạnh, nhưng đã được bít lại bằng một miếng ván không được tiệp màu lắm, nhưng đóng khéo rất khớp.
Căn buồng bề ngang chừng một thước rưỡi, bề dài chừng hai thước và cao hơn đầu tôi khoảng bốn gang tay. Chung vách với nó là cái restroom khá lớn, duy nhất, dùng chung cho tòa building cả trăm ngàn squarefeet này, với hàng trăm người ra vô mỗi ngày. Cho dù người janitor có nhiệt tình bao nhiêu, thì cũng khó mà làm cho nó hết cái mùi hôi thoang thoảng. Cái mùi lưu cữu ấy tích đọng lại tới tối, khi tiệm đóng cửa thì nó đã khá nặng nề khó ngửi nổi. Dỹ nhiên, một restroom công cộng không thể có chỗ tắm.
Vì thế, muốn tắm hoặc rửa tay, rửa chân tôi phải qua cái phòng nhỏ xíu chỉ nhỉnh hơn hai mét vuông kế bên. Đấy là phòng chứa đủ mọi thứ đồ dành cho cái nghề của anh janitor: cây lau nhà, cây chùi cầu, giẻ rách, giấy chùi tay, bình nước lau kiếng, xà bông,... Giữa đống bừa bộn ngổn ngang ấy, có một vòi nước cao ngang ngực tôi, nằm trong cái ô vuông chừng nửa sải chân, nơi anh janitor xả rửa tất cả những gì dơ nhớp mà anh quét dọn, thu gom trong cả cái tiệm to lớn này. Hôm nào phải lau chùi nhiều thứ dơ quá mà anh lại không xả nước cho sạch, thì cái ô vuông tồi tệ ấy càng bốc mùi hôi thúi hơn cả cái restroom bên cạnh.
Đó là  "căn hộ" đầu tiên của tôi cho hơn một năm đầu sống trên đất Mỹ là cái chổ này.
Cái tiệm furniture to lớn nhất, nhì ở Bắc Cali này là của thằng em ruột tôi. Tôi qua Mỹ vừa lúc nó đang build tiệm, thấy thế tôi cũng lao vào giúp, nhưng chừng hơn tuần thì nó biểu tôi ở nhà, nói là: "Anh cứ nghỉ cho khỏe" dù tiệm còn đang bừa bộn ngổn ngang.
Trước khi đến xứ Mỹ tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý khá kỹ. Trâu đã chậm rồi cố mà nhanh lên một tí để mong còn chút nước trong! Tôi hối nó cứ để anh lên giúp chứ ngồi không ở nhà làm gì, không có việc thì thôi, chứ có thì anh em cùng xắn tay vô làm chứ. Chắc thấy tôi nhiệt tình, hăm hở quá nó miễn cưỡng đồng ý.
Tiệm mở cửa từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối: 12 tiếng. Tôi làm tất tần tật mọi việc trong tiệm: lau bàn, chùi ghế, hút bụi, chưng hàng, bắt bóng đèn, sơn sửa, đi bỏ brochure tiếp thị, dọn kho, xếp kho, nhận hàng, đi giao hàng, làm cật lực từ sáng đến tối như mọi người, cực hơn mọi người. Và tôi được thằng em thương cho ở cái căn hộ như mô tả ở trên. May mắn quá! Được ngủ ngay tại tiệm để kiêm thêm chân gác dan không lương: canh chừng tiệm; tắt, mở điện; đóng, mở cửa.
Tôi nhớ trước đây, hồi năm 80, trong một lần vượt biên ở Bình Đại, Bến Tre. Tôi bị bắt, rồi bị nhốt chung trong phòng giam với hơn 50 người suốt mấy tháng trời. Cửa phòng giam luôn đóng kín nhưng trên tường sát mái nhà còn có những lổ tò vò thông gió, hơi người nồng nặc, nhưng ít ra thỉnh thoảng cũng có chút ít dưỡng khí bay vào để thở.
Còn hôm nay, trong căn hộ này suốt đêm tôi thở bằng thán khí, bằng hơi độc. Nói hên, chứ nếu đêm hôm tôi có tắt tử trong cái căn hộ này thì chắc chỉ có trời biết! Hơn nửa năm, không cần diet, tôi sụt gần chục kílô! 
Sợ mở cửa sớm gió thổi vào lạnh. Chờ cho có người đến, tôi tìm cho mình một chút thư giản, bù lại phần nào cho giấc ngủ trằn trọc suốt đêm. Ngồi dựa ngửa trên ghế bành, duổi thẳng hai chân ra, buông thỏng hai tay xuống, mũi hít thở không khí mát lạnh của showroom nguyên đêm vắng bóng người, mắt nhắm hờ để thấy mưa bay bay trên những cành đào trắng nở đều trong parking. Nước Mỹ đẹp thật!
Qua Mỹ hơn tháng, lấy được bằng lái là tôi xông xáo đi "cày" liền, tuần 7 ngày, mỗi ngày làm suốt ít nhất cũng 12, 13 tiếng, có hôm đi giao hàng xa, nhiều khi đến tận rừng quốc gia phía bắc bang Nevada 2,3 giờ sáng mới mò về lại tiệm. Nằm mập mờ trong căn phòng hẹp chưa kịp ngủ thì đồng hồ đã gọi sáng. Thực ra tôi cũng muốn xông pha để hiểu biết thêm về nước Mỹ. Nước Mỹ quá giàu có, những cánh đồng farm mênh mông, ruộng nho, ruộng lúa tít tắp tận chân trời, rừng cherry, rừng hạt dẻ bạt ngàn xe chạy suốt ngày không qua hết. Cánh đồng bao la, đất tơi mịn như thảm và bằng phẳng như nhung thế mà xa xa chỉ có một đám bụi mờ của một, hai chiếc xe cơ giới như những con kiến lẻ loi, chăm chỉ miệt mài làm việc.
Chưa nói tới những cái đầu bác học. Chưa nói tới những mỏ vàng, mỏ bạc, dầu lửa cùng vô vàn những khoáng sản khác nằm sâu trong lòng của cái đất nước mênh mông này. Chưa nói đến của tiền từ tứ phương đổ về và  chưa nói đến nhiều cái thuận lợi, may mắn khác nữa, chỉ trên mặt đất của cái xứ sở này thôi tạo hóa đã quá  ưu ái, đất đai phì  nhiêu, cây trái bạt ngàn  trải dài vô  tận từ  miền tây qua đến miền đông nước Mỹ. Một  cây chanh, cây cam, cây táo trong vườn nhà,  không cần phân bón, chỉ  tưới nước  nó  đã lớn nhanh như  thổi và  trái trĩu đầy cành. Chẳng bù với Việt Nam quê hương tôi, những thẻo ruộng nham nhở như hàng trăm miếng vá đụp trên chiếc áo cũ bạc màu, sờn rách. Cả chục người vật lộn, lam lũ vắt kiệt sức trên mảnh đất nhỉnh hơn bàn tay, để nhai hạt cơm của cái đất nước khổ có gạo xuất khẩu đứng hàng thứ 2, thứ 3 trên thế giới, mà nghe đắng trong miệng. Trồng một cái cây tưới khô hết mồ hôi mà trái vẫn cằn cỗi, còi cọc.


 Tiệm cách nhà thằng em ở San Jose gần tiếng rưởi xe, tôi hỏi, nghe nó nói ở nhờ nhà người bạn, hai, ba ngày mới chạy về nhà một lần. Mấy tháng sau có một lần con girlfriend của nó, cũng làm trong tiệm, tối đi làm về nghi như có ai theo dõi, nó không dám vào nhà nên gọi một thằng làm chung trong tiệm đến cứu bồ. Đêm đó thằng em tôi về nhà với vợ. Thằng ông nội làm chung đi một mình hơi ngán, sợ cướp, nên rủ tôi đi chung. Khu apartment, chổ thằng em tôi và con girl của nó thuê ở, đèn điện sáng choang, phòng khách rực rở đèn chùm, hồ bơi vắng người nhưng vẫn còn mờ ảo ánh điện lung linh. Cái apartment như cung điện thế mà sợ là sợ cái gì. Khi tụi tôi đi tới nơi thì cô nàng gọi báo cho thằng làm chung là đã vô phòng rồi, không cần "help" nữa. Chắc quen mỗi đêm về hai mình, ngọt môi dinner nhà hàng, ấm áp bodyheat. Đêm nay về một mình tự dưng thấy "trống vắng", nổi máu ghen ngược, nên nhõng nhẻo, ỏng ẹo chút để làm neo với ông em tôi, sao dám để nàng bơ vơ đêm nay mà về "trả bài" cho vợ!
Loanh quanh dạo phố đêm vài vòng rồi trở về lại với "căn hộ" của mình, thật thấy cám cảnh, mỗi đêm ngủ trong địa ngục mà không thấy ma, kẻ ngủ giữa thiên đường mà bị ma ám! Sau này có những chiều weekend, chúng hay rủ nhau đi casino hoặc vũ trường nhảy đầm. Con nhỏ ham mấy trò này lắm, phóng lẹ lên xe mấy thằng saleman ngồi chờ. Đít nó chưa nóng nhưng tiếng nhạc sập sình ở snack bar, tiếng leng keng casino làm ruột nó lên sốt. Gọi hối thằng em tôi ơi ới, thằng em tôi chưa kịp chạy ra, con nhỏ đã biểu thằng saleman phóng xe dọt trước, khiến ông em tôi ghen tức nhấn ga rít bánh bốc khói trên đường đuổi theo. Những hôm thế tôi cũng thầm cảm ơn con nhỏ đó, nhờ vậy mà tôi được chui sớm vào căn hộ của mình.
Mùa hè ở đây ngày dài, 9 giờ trời chưa tối lắm nên có thể mở cái cửa phòng mà nằm trên chiếc giường nhỏ bé, hít thở được chút không khí man mác lạnh từ ngoài showroom đưa vào. Nhìn lên trần nhà với nham nhở những ống dẫn tiền đã xỉn màu, cáu bẩn, thả hồn mơ màng, tính tới những ngày tương lai đời mình trên đất Mỹ.
Thế mà  cũng hơn một năm, tôi chui rúc trong cái căn hộ đầu tiên trên đất Mỹ này. Rồi một đêm, sáng thức dậy đi ngang Front office tôi thấy giấy tờ vung vãi vất tràn trên sàn nhà. Bước vào trong thấy một tủ hồ sơ bị cạy tung. Trên bàn mấy giàn máy vi tính không còn nữa. Nói chung cái gì đáng giá thì đã biến đi hết. Tôi chạy lại xem ba gian cửa mặt tiền, chúng vẫn còn nguyên ổ khóa. Tôi chạy ra sau warehouse, bốn giàn cửa sắt ổ khóa đã bị kèm bấm cắt đứt, vài thùng đồ nghề bị mất, vài món đồ furniture bị vất lăn ra sàn. Kéo cửa lên, thấy vài món còn nằm ngoài sân. Điều tôi nghi ngờ đã xảy ra, thế là có kẻ đã trốn núp lại trong tiệm và chờ tối đến thì ăn trộm. Khóa cắt tự bên trong tiệm nên chắc chắn không thể xâm nhập từ bên ngoài. Office có 4 cái tủ hồ sơ, mà chúng chỉ cạy đúng cái tủ đựng check và tiền, gom đi sạch, còn 3 cái tủ khác vẫn còn y nguyên. Chắc chắn là có tay trong.
Mấy tháng trước, hai tay có tiền án ăn cắp hàng siêu thị, ở tù hơn 5 năm vào xin làm giao hàng nhưng tôi không nhận. Chúng lên gặp thằng em tôi, nó interview rốp rảng nhau bằng tiếng Anh, thế là nhận bọn chúng vào làm saleman. "Tụi nó tiếng Anh giỏi". Tôi khuyên can nó không nghe.  Nó còn thân thiết, tin tưởng đi nhà hàng, nhảy đầm, casino, ra vô office tự nhiện hơn người nhà.
Không phải người ta từng ở tù mà mình có thành kiến, nhưng nhìn bộ dạng chúng tôi thấy không lương thiện. Tôi đem cái nghi ngờ nói với thằng em nhiều lần nhưng nó gác ngoài tai. Mấy tay bất lương đó nhanh chóng làm bạn nhảy đầm, bạn casino của con girl nó. Hoàng thúc Tỉ Cang, Ngủ Tử Tư khai quốc công thần, cha mẹ, còn không ra gì nữa là anh em. Giọng gái rên rỉ, tỉ tê bên gối làm nghiêng ngả cả giang sơn huống gì là cái tiệm furniture. Tôi "Việt Nam mới qua" ngu ngơ, làm sao sánh được với những người đã sống lâu năm ở nước văn minh. Tôi thủ thân, ngủ phải chêm cửa phòng cho thật kỷ. Và cái điều tôi lo lắng hôm nay đã xãy ra.
May đêm ấy do mở TV rồi ngủ quên tắt nên nó át tiếng ồn bên ngoài, chứ nếu mà tôi nghe tiếng động giữa đêm khuya, sơ ý mà có bước ra, chắc chí ít cũng ăn dao. Sáng hôm ấy thằng em như có ý trách tôi coi tiệm mà trộm vô không hay. Nó còn nói là do tôi quên đóng cửa.
Oan ức, chán nản và lo sợ cho những vụ trộm kế tiếp, mấy ngày sau tôi giã từ căn hộ nhỏ, với nhiều kỷ niệm buồn  những đêm trăn trở lo âu cho thân phận của hơn một năm đầu, sống tha hương trên đất khách. Tôi share một cái phòng ra ngoài ở! Không phải bao giờ cùng máu mủ cũng đầy tình nghĩa!  
Thấm thoát đã mấy năm, tôi không còn làm cho thằng em nữa. Một lần vô tình cách đây mấy tháng ghé lại tiệm, bây giờ buôn bán ế ẩm nó không còn vênh váo như xưa. Bao năm sống trên đời, ngần bấy năm trên đất Mỹ, thế thái nhân tình cũng chán. Tôi bây giờ không mặn mòi mà cũng chẳng hờ hửng, nụ cười cứ "để nguyên" trên môi mà lòng thì vô cảm.
Cảnh cũ đây mà người xưa đi đâu hết" Chẳng còn bóng dáng những chàng saleman trẻ trung, vui tính ngày nào, bây giờ thay thế bằng mấy ông già, bà lão ngồi mệt mỏi, ủ rũ trên sofa mắt nhìn xa xăm ra cửa. Cái tiệm buồn hiu như cảnh chợ chiều. Nhớ những năm trước giờ này đông khách, bây giờ vắng tanh.
Không để tâm lắm, tôi làm bộ đi restroom để cố tình thăm lại cái "căn hộ" của mấy năm trước. Nó bây giờ đồ furniture chắn bít cửa, tối tăm. Bên trong là cái kho rác, chứa những đồ hư bể, chắc cả năm chưa mở cửa một lần. Ai biết trước đây tôi với nó thân thiết bao nhiêu. Mỗi tối xong việc, được ngã lưng trên chiếc giường con, trong căn phòng đóng kín, nó cũng cho tôi được ít phút thư thái, thoải mái và hạnh phúc.
Năm xưa, những ngày đầu mới qua Mỹ, trong căn phòng hoang phế này, có một thằng người cô đơn, đêm đêm lặng lẽ nằm trăn trở, đau đáu với bao nhiêu nỗi lo lắng trong lòng.
Phan Thanh Trà

Ý kiến bạn đọc
27/12/202112:35:30
Khách
buy cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a>
29/11/202102:59:41
Khách
cialis tablets <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a>
02/11/202117:47:00
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis alternative</a> cialis without a doctor prescription
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến