Hôm nay,  

Bốn Mươi Năm Sau

26/08/201000:00:00(Xem: 106941)

Bốn Mươi Năm Sau

Tác giả: Ngôn Nguyễn Đ.72
Bài số 2974-28274-vb5082610

Tác giả, theo bài viết, từng là một huấn luyện viên truyền tin cho  Liên Đoàn 5 LLĐB /Hoa kỳ  phía  Đông Nam phi trường Nha Trang thời đầu thập niên 1970’, hiện là cư dân Seattle, tiểu bang Washington State. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể chuyện tái ngộ hiếm có với một cố vấn Mỹ, 40 năm sau. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.

***
 
Ngày đầu tiên đặt chân xuống Hoa  Ky, nơi tôi đến là California. Gia đình tôi ở đó gần bốn tháng rồi di chuyển  tới chỗ ở hôm nay. Đất nước tự do có khác, muốn đi đâu thì cứ đi không cần trình báo không xin cắt, xin nhập hộ khẩu chi cả, miễn sao có tiền mua vé máy bay là được.
Tiểu bang tôi ở cùng một múi giờ với Cali, máy bay đúng 2 giờ 30  phút từ khi rời phi trường Los... cho đến  khi  bánh chạm đất phi trường Seat.., thời tiết  lại khác hẵn Cali, một năm 3 tháng mưa dầm, 6 tháng mưa phùn gió lạnh, tuyết rơi, còn lại 3 tháng nắng  mà nắng cũng không ra hồn,  nhưng  có cái tên nghe  rất thơ mộng: Thung Lũng Tình Xanh.
Cãm giác  của những tháng  đầu đến Mỹ chắc ai cũng như ai, ở Cali thì đỡ  hơn vì thời tiết nắng ráo không héo hắt buồn như đây, họ nói: (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ) cảnh ở đây cho dù lòng  người có vui cũng  không vui nỗi,  bầu trời mây đen xuống thấp  bao phủ những hàng cây trơ cành trụi lá,   hàng thông cao ngất, rủ lá  giống như đang trùm áo pông chô, đứng  xa xa  không phân biệt được màu lá xanh hay màu đen.
Về mùa nắng, từ thứ 5 cho đến Chúa Nhật không tuần nào chúng tôi bỏ các tuyến  đường tìm kiếm garage sale.
Thứ nhất, đây cũng là  một  thú vui, vì  không có xó xỉnh nào mà chúng tôi không tới, phía Bắc của Tiểu bang nơi chúng tôi ở các thành phố lớn nhỏ nằm về hướng nầy, nhờ garage sale mà  các con đường  lớn nhỏ đều  thuộc nằm lòng.
Thứ hai, có dịp vào tham quan  vườn nhà của người bản xứ, có nhiều loại nhà vườn rất đẹp, có suối, có hồ, có nhà thủy tạ.
Thứ ba, thượng vàng hạ cám toàn hàng hiệu, cái  gì cũng có, với giá rất rẻ.
Người Mỹ họ bày bán những thứ mà mình không tin là họ có.  Một tượng Phật bằng ngà  cao 0,6 cm, đứng trên đài sen,  một cái mõ của Trung quốc niên hiệu 1905, mõ nầy không cần gỏ bằng dùi  mà gỏ bằng ngón tay trỏ, rồi  Chúa, Mẹ, ông Địa, ông Thần tài, cái  gì họ cũng  có, đều đem ra bán  ráo trọi,  cái thì 50 xu  cái thì 1 đồng, tôi gặp  các vị là thĩnh về chất đầy bàn thờ,  chật cả nhà, nơi nào cũng  có Phật, có Chúa,  có Mẹ Maria có  Phật  bà Quan Thế Âm  không phải một vài tượng mà cã chục chẵng khác chi nhà bán tượng ảnh.
Mùa hè  năm ngoái, chúng tôi vào  nhà bán  Moving sale.  họ bày  bán  trong hiên nhà, một ông Mỹ già đầu láng bóng không còn sợi  tóc ngồi đọc sách ngay cổng ra vào, thấy vợ chồng tôi xuống xe  ông  đưa tay chào rồi tiếp tục cúi xuống chăm chú đọc,  ngoài  nhìn vào chẵng thấy chi ngoài  một dãy sách cũ  xếp dài theo lan can và trên giá ván ép, cùng  chồng gổ  tranh sơn mài.
Vào  trong sân tôi  ngạc nhiên  đứng nhìn sửng sốt  cái bể xây chìm, hình thuẩn, trên thiết kế hòn non bộ, cảnh núi  non  bên mình, có  hai  ông tiên đang chơi cờ, một ông Tiều phu gánh củi, một  ông lão câu cá bên hông mang bầu rượu, hai con trâu  một đứa bé  đang cởi tay cầm ống  sáo. Tôi nhìn lại chủ nhà lần nữa, ông Mỹ già  mà, lòng tôi cứ thắc mắc  tại sao " Vợ tôi  trong hiên gọi vọng ra.
- Ông ơi ! vô đây mau.
Giọng  của bà có vẻ khác thường, tôi bước vào thì toàn là truyện Việt Nam, không thiếu một tác giả nào, nhiều nhất là truyện kiếm hiệp,  vợ tôi đang soạn bộ tranh sơn mài, bốn bức ghép lại cảnh đồng quê Việt Nam, để giá 4 đô la góc tranh vẽ ghi 1958. Vợ tôi nói nhỏ :
-Chắc ông Mỹ nầy có vợ Việt,  toàn là sách truyện và tranh ảnh của mình cã.
    Tôi nói :


-Có lẻ như vậy, chút nữa bà ra coi hòn non bộ,ai làm cho ông ta  thật quá đẹp.
    Tôi lựa  hai quyễn sách, Vết thù trên lưng ngựa hoang  và Gánh hàng Hoa,  vợ tôi lấy bộ sơn mài  đồng quê  Viêt Nam, mang  đến tính tiền,  tôi giật mình khi thấy ông ta đang đọc quyễn Hồn Bướm Mơ Tiên, tôi nhìn sững quyễn sách, ông cười và nói tiếng Việt Nam  trơn tru :
- Tập truyện nấy quá hay, tôi mua rất lâu, nhiều quá bỏ lộn xộn, hôm nay soạn ra bán gặp nó  đang còn đọc nữa chùng, ông đã đọc chưa "
- Dạ tôi học qua lúc nhỏ.
Hai vợ chồng chúng tôi  sững sờ nhìn ông, cứ tưởng đó là một người Việt lai.
 Tôi nhớ lại năm 1971  ba Đoàn 71, 72 và 75   tham dự khóa huấn luyện tại  bản doanh của  Liên Đoàn 5 LLĐB /Hoa kỳ  phía  Đông Nam phi trường Nha Trang, tôi phụ trách huấn luyện môn Truyền tin, phía Cố Vấn có ông Thượng sỹ Mỹ tên DOYE,  ngồi bàn cuối  theo dõi huấn luyện, ông ta say mê đọc tiểu thuyết  Quỳnh Giao, thích  uống cà phê sửa nóng và nhậu thịt chó, tôi thường đưa ông ta tới quán thịt chó trên đường Trần Quý Cáp  gần Quân trấn Nha trang.  Ông ta không những rành tiếng Việt mà tiếng Thượng  ba  vùng Pleiku, KonTum và Ban Mê  Thuột  ông ta  rành không thua gì  tiếng Việt.
(Tiếng Thượng mỗi vùng nói một thứ tiếng khác nhau, Thượng Vùng 2 không hiểu được tiếng Thượng Vùng 1, sắc dân Bra-ha không hiểu tiếng Ra- ê, có thể  người mang  giòng họ Y  không hiểu tiếng  giòng họ Yuon trong khi họ cư trú gần nhau).
 Ông ta ngước mắt lên nhìn tôi và nói:
- Người Việt thì biếu, không lấy tiền.
Từ ngạc nhiên nầy qua ngạc nhiên khác, trong lòng cũng mừng   may mà  vợ chồng tôi không nói chi bậy bạ.
 Tôi trả lời:
- Cám ơn ông, ông nói tiếng Việt quá  rõ.
 Ông hỏi tôi.
-Ông bà  nói tiếng Huế mà ở vùng nào"
Tôi trả lời.
-Phủ Cam, ông có biết không "
- Tết Mậu Thân Phủ Cam bị giết nhiều người hơn nơi nào cả, gia đình ông bà có ai bị tai họa đó không"
- Có, cha vợ của tôi,  Ba của bà nầy  đây, tôi chỉ tay vào vợ tôi.
-Tôi xin chia buồn với bà. Thế ông Cụ tìm thấy xác ở vùng nào"
- Khe  Đá mài.
- Cọng Sản  quá dã man, khe Đá Mài tôi không tới, nhưng tôi có tới 7 nơi  chôn tập trung khác của 3 quận Phú Vang, Phú Thứ và Hương Thủy.
-Ông qua Việt Nam từ năm nào" Ông học tiếng Việt bao lâu mà ông nói  rành vậy"
-Tôi qua  Việt Nam 2 lần, lần đầu từ 1958 đến 1963, lần 2 từ 1967 đến  cuối 1972.  Mười hai năm tôi sống khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, tôi cũng nói rành tiếng Thượng, có quá nhiều kỷ niệm, tôi yêu quý  người Việt lắm.
Tôi  chăm chú nhìn ông ta, cố hình dung lại ông Doye ngày xưa, nhưng không tìm được chút quen thuộc gì trên người Mỹ già nầy cảõ, tôi nói với  ông  ta cố ý hỏi dò.
-Thời còn trong Quân đội tôi có một người bạn Cố Vấn Mỹ, ông ta cũng giỏi như ông, coi tiểu thuyết Quỳnh Giao, thích nước mắm nhỹ Phú Quốc, nhậu thịt cầy uống rượu đế, cà phê sữa nóng mỗi lần ông ta uống  ba  ly.
Ông  bỏ quyễn sách xuống  đứng dậy  hỏi tôi.
-Năm 1971 ông có ở Nha Trang  không"
Tôi trả lời.
- Có, xin lỗi  ông  có phải là ông Doye không"
-Phãi rồi tôi là Doye đây, còn anh"
-Tôi là Ngôn đây, anh còn nhớ không "
-Nhớ quá đi chứ, mình già  rồi không thể nhận ra nhau.
Ông  Doye  ôm tôi thật chặt,  cảm động quá thật không ngờ  sự gặp gỡ kỳ lạ nầy, ông vào nhà lấy  hai chiếc ghê sắt cho vợ chồng chúng tôi ngồi.
Ông đã nói thật  nhiều về cuộc sống của ông sau khi từ giã Việt Nam.
Tôi cũng kể rất nhiều về đợn vị và tình hình miền Nam  sau khi ông về cho đến  1975, về số phận  của  Quân Cán Chính, những năm tháng tù đày, người ra đi,  kẻ ở lại.
Ông ngậm ngùi chia sẻ nỗi đau với anh em cùng đơn vị và đồng bào Miền Nam Việt Nam.
Mùa Giáng Sinh năm ngoái ông  một lần nữa  ôm chặt tôi từ giã  để  về  Hawaii, hứa  sẽ tìm tôi ngày  trở lại Seattle.
Ngôn Nguyễn Đ.72.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,398,776
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến