Hôm nay,  

Hòn Cuội

23/08/201000:00:00(Xem: 749156)

Hòn Cuội

Tác giả: Phan
Bài số 2971-28271-vb2082310

Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự  2007. Sau đây là bài mới  của ông, câu chuyện về những vật lưu niệm bị quăng bỏ trong cuộc sống.

***

Ông bà Hạnh vừa ký xong giấy tờ, nhận chìa khoá nhà. Ông đưa bà đi ăn trưa, rồi chở vợ đến chỗ làm. Hôm nay bà không nghỉ được, nhưng từ mai, ông bà sẽ nghỉ một tuần để dọn nhà. Ông định trở về căn apartment, làm một giấc trốn nắng và dưỡng sức cho ngày mai bắt đầu dọn nhà. Nhưng tay lái đã vội quên đường về nơi dung thân từ hồi sang Mỹ, ông lái đến nhà mới, một mình, bước vào căn nhà trống trải và yên lặng.
Ông đi tới đi lui, đầu không ngớt suy nghĩ cách sắp xếp làm sao cho tiện lợi mọi người trong nhà. Ông xem xét đến sân trước, sân sau, cửa nẻo, và dừng chân ở garage với kế hoạch biến nó thành căn phòng cho share như dự tính của hai chợ vồng, hay cái shop may gia đình để kiếm thêm tiền chợ, con cái bớt đi chơi, có lý lẽ hơn.
Ông đo chừng diện tích garage bằng bước chân để tính ra nguyên vật liệu phải mua, mường tượng công trình sẽ tự say làm để bớt tiền thợ… Người chủ trước cố tình để lại hay quên cuộn ống nước, cái xe rải phân cỏ, bình thuốc xịt kiến… trong góc garage, ông cũng không xem tới vì còn nhiều toan tính đang lấn cấn trong đầu. Nhưng bản tính kỹ lưỡng, ông đến xem thử cho biết chắc không có gì nguy hiểm, và đúng là những thứ vứt đi, cái gì cũng không còn xài được, luôn cả những thứ vặt vãnh trong cái xe rải phân cỏ. Riêng hòn cuội bằng quả trứng, cũ kỹ và bụi bặm, một vật kỷ niệm của một chuyến đi chơi núi nào đó, chơ vơ, lạc lõng trong những món đồ chơ trẻ em dính đầy bụi bặm,  làm ông nhớ đến miếng vỏ cây, ông đã khắc hình người sơn nữ trên đường hành quân, những năm còn trong lính.
Tác phẩm nghệ thuật của ông, bảo đảm ngay người được khắc cũng không nhìn ra mình. Nhưng với ông, hình ảnh cô gái thượng đã ở luôn trong ký ức nên nhìn miếng vỏ cây là ông thấy cô ta, Thiên thần của núi rừng trong ánh tà dương như bức tranh sơn dầu đẹp nhất mà ông đã may mắn thấy được trong đời. Giá đừng thuyên chuyển đơn vị theo lệnh cấp trên thì không chừng ông đã làm rể buôn thượng.
Chợt nhớ bạn bè đồng ngũ da diết, giá biết họ ở đâu thì thể nào ông cũng mời tân gia để nhậu một bữa tưng bừng như những lần hành quân về. Đời lính rồi qua đi, miếng vỏ cây ấp ủ tới ngày tan hàng cũng rã đám với lục bình miền tây khi ông ném nguyên cái ba lô xuống sông để về nhà.     
Rồi thôi, những phút giây hoài niệm ngắn ngủi và hiến hoi trong con người cứng cỏi tới khô khan. Ông Hạnh đã quên mình trong muôn vàn lo toan cho gia đình, công việc. Đã nhiều năm sống trong căn nhà này, cứ tính tuổi đứa con nhỏ nhất khi dọn vào căn nhà mới đi lớp 1, bây giờ đã xong đại học. Gia đình ông đã ở căn nhà này mười sáu năm, ở Mỹ hai mươi năm, con cái đã trưởng thành và ông bà đã sắp nghỉ hưu. Từng đứa con đưa bạn trai, bạn gái về nhà giới thiệu, rồi thành hôn, ra riêng… Ông bà là hai người đầu tiên trong gia đình đã bước chân vô căn nhà này, cũng sẽ là hai người cuối cùng ở lại căn nhà này.
Gia đình ông rời Việt Nam với bốn cái va li, bây giờ đã thành bốn căn nhà, bốn gia đình chung dòng họ, nhưng xung quanh ông chỉ có bốn bức tường. Trên cái bàn viết nhỏ trong phòng ngủ là mấy hũ thuốc, đề tên ông, ly nước lọc, hòn đá cuội ngẫu nhiên đến với gia đình thì ở lại với ông. Tất cả đã đi qua theo thời gian như người ta đi qua cuộc đời này.


Ngày ấy, ông đem bỏ những thứ còn lại của chủ trước, riêng hòn cuội xinh xinh thì để chặn giấy, nó là một hòn cuội trọn vẹn nếu đừng có vết nứt giáp vòng. Nhưng nếu không có vết nứt thì người ta đã đem theo chứ không bỏ lại. Ông không nói ra nhưng luôn tự hào về gia đình mình, vợ chồng đã sống hết đời và hết lòng với con cái, nhưng từng đứa con cũng ra đi, không ai mang theo gia đình mình, vết nứt của nơi khôn lớn là gì mà chính ông cũng ra riêng khi lập gia đình. Nếu gọi là quy luật thì một quy luật quá khắt khe…   
Những tư tưởng bệng hoạn nguôi ngoai khi ông khoẻ lại, nhưng vết nứt trên hòn cuội đã ám ảnh ông. Những lúc buồn tay hay rối trí, ông hay sờ mó tới hòn cuội để tìm ý. Một hôm lỡ tay đánh rơi, hòn cuội vỡ đôi theo đường nứt. Thì ra lớp keo dán lại đã quá khô theo thời gian nên dễ vỡ. Bên trong còn có mảnh giấy đã mục, ông lờ mờ đọc được tên hai người Mỹ và chữ “California, 1938”. Ông hình dung ra một đôi nam nữ yêu nhau, đi chơi núi hay biển gì đó, ngẫu nhiên nhặt được hòn cuội trọn vẹn. Nhưng vô tình đánh rơi, mới biết rỗng ruột. Họ đã ghi tên hai người trên mảnh giấy xé vội, cho vào trong và dán keo.
Hòn cuội này đã hiện diện trong ngôi nhà hai vợ chồng như một kỷ vật thiêng liêng, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để chuộc về khi nó thất lạc. Rồi một người đi trước, người kia giữ lại bên mình suốt tháng ngày cô quạnh. Ông hay bà đã từng ngồi kể lại chuyện tình của mình bên lò sưởi cho con cháu nghe, trước khi trao cho một thành viên trong nhà có vẻ thích thú hòn cuội này nhất. Chắc không buồn bã đến độ người cha hay mẹ đã đột ngột qua đời, con cháu dọn phòng, rồi vứt ra mớ đồ đem bỏ. Lý do bẽ bàng lại gần gũi sự thật vì nếu biết sự tích của hòn cuội thì đời sau không nỡ vứt đi, vô tình…
Ông còn tưởng tượng ra bao nhiêu huyền sử của hòn cuội này trong những lúc rảnh rang, những đêm không ngủ được. Nhưng không tưởng tượng nổi người đời sau nghĩ gì khi bỏ nó lại căn nhà đã bán. Một hòn cuội không thể tự nó biết lăn vô nhà mình. không thể ở lại khi người ta có ý mang theo…
Những trăn trở cho đêm dài lắm mộng, ông thấy mình đang đi đoạn cuối trên một con đường, những góp nhặt trên đường nhiều lên theo thời gian, nhưng ít lại cũng  theo thời gian. Ít đến không còn gì khi đến đích như người bỏ lại hòn cuội vô giá cho đời vô nghĩa…   
Ông đem theo hòn cuội vỡ trong chuyến đi câu biển với bạn bè, kể cho mọi người nghe trước khi thả nó xuống lòng đại dương. Không ngờ một chuyến đi câu yên lặng nhất trong những chuyến đi câu từ trước tới giờ, bạn bè ông không ồn ào, uống bia, kể chuyện tếu lâm để cười thả cửa ngoài biển như mọi khi. Ai cũng đã có tuổi nên trầm lặng cân nhắc những gì nên để lại. Một người bạn câu lớn tuổi hơn ông đã nói, lúc tàu quay về bờ, “Câu chuyện của anh thật đúng ý tôi, đã từ lâu, tôi giải quyết hết những gì gọi là kỷ niệm của riêng tôi. Tôi không muốn cái mình trân quý bị hủy hoại không đáng khi chính mình không còn sức bảo vệ, bị lãng quên khi không ai muốn nhớ. Những năm về sau này, tôi chỉ nhận từ con cháu chai rượu quý, hộp trà ngon, không phải thèm thuồng những thứ ngon và quý, nhưng những thứ dùng một lần không phải chịu đựng sự quên lãng. Khi mới lớn người ta trọng danh dự, quý tiền tài lúc thành thân, địa vị khi xây dựng sự nghiệp, thích danh tiếng khi đã vững vàng. Khi có hết rồi thì sống với kỷ niệm, nhưng giá trị kỷ niệm không chia sẻ được vì đời sau có kỷ niệm của đời sau. Tốt nhất là đừng làm khó con cháu phải giữ gìn kỷ niệm của riêng mình…”   
Ông Hạnh về nhà coi ngó lại những thứ bụi thời gian đã giăng đầy, lau chùi lần cuối trước khi vĩnh quyết trong ánh mắt lặng thinh kiếm tìm cát bụi.
Người ta như kẻ chợ, thức khuya dậy sớm, gánh hết tinh tuý ra chợ phô trương, bán hết tốt đẹp như hạt giống cho đời, gánh về mệt mỏi những lo toan ngày tới. Ngày mới, những hạt giống nảy mầm.

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,170,711
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến