Hôm nay,  

10 Năm Đọc Lại: Về Mái Nhà Xưa

08/08/201000:00:00(Xem: 229109)

10 Năm Đọc Lại: Về Mái Nhà Xưa

Người viết: Trần Nguyên Đán
Bài cũ tháng 5, 2006vb8080810
 
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của một tác giả cư dân Virginia. Công việc của ông là phục vụ cộng đồng trong lãnh vực tư vấn. Mỗi bài Viết Về Nước Mỹ của ông là một đề tài tiêu biểu: đồng tính, ngoại tình, tình dục, tình bạn, tình yêu. Bài viết thứ sáu của ông,  vẫn với cách nhìn tinh tế và tử tế, dành cho tình cha con.
Trên đây là thông tin cu, nay đã được ập nhật: Tác giả là Mục sư Lữ Thành Kiến, đang làm quản hạt một giáo xứ tại Dallas, Texas. Sau khi nhận giải Việt Bút 2009, năm nay ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết.

***

1.
Cha ơi, con đã về đây, đứa con đi hoang đã về đây.
Con không dám đi cửa trước, con vòng ra cửa sau. Mùa Xuân đã trở lại, những củ  tulip con trồng trên luống mùa thu năm nào trước khi bỏ đi đã mọc lên và ra hoa, những bông hoa tulip mà cha yêu. Mọi thứ trông buồn bã và tàn tạ, chỉ có những bông hoa tulip rực rỡ. Mầu đỏ và vàng, xen lẫn với những mầu hồng nhạt, cánh mỏng manh sang cả, lay động trong gió và nắng.
Con ngẩn người trước vẻ đẹp của hoa, trong thoáng chốc quên mình như một đứa con hoang đàng, đã phạm tội cùng cha và bỏ nhà ra đi, đã làm cho cha đau, đau đến tim óc. Cái vòi nước tưới cây vắt ngang trên cái trục gỗ đã mòn. Bình trầu bà leo gầy guộc bên gốc cột. Tất cả vẫn như cũ. Chỉ có hư hao hơn xưa. Hoặc giả như nó có thay đổi thì con cũng không nhận ra, vì những hình ảnh ấy đã sống với con hàng chục năm, quen thuộc quá, như là máu thịt ...
Con thoáng thấy bóng cha trong cửa, con lùi lại, nấp sau bụi cỏ rậm không ai tỉa sửa đã xác xơ. Cha áp mặt vào cửa kính nhìn ra vườn, không biết nhìn cái gì. Con muốn nhảy xổ ra, chạy băng qua khoảng sân, tông cửa, lao vào nhà, ôm cha lại. Nhưng con không dám làm thế. Từ xa con không nhìn thấy mặt cha, nhưng con có thể hình dung ra nỗi buồn trong đôi mắt cha, nỗi buồn của niềm đau mất vợ, mất con,  nỗi buồn của tuổi già bất lực, nỗi buồn cô đơn có lẽ là nỗi buồn sâu kín và day dứt nhất... Cha đứng yên như thế trước khung cửa kính một hồi lâu rồi lặng lẽ quay đi, đầu cha cúi xuống vì tháng năm, vì chịu đựng, cũng có thể vì nỗi buồn.
Con rời chỗ nấp, tiến lại gần nhà hơn. Con ngạc nhiên khi nhìn thấy con Lucky, nó từ trong cái chuồng gỗ lừ đừ bước ra, và con ngạc nhiên vì không thấy nó sủa, dù là sủa mừng hay sủa cảnh giác. Có lẽ nó vừa cảm thấy vừa quen mà vừa lạ, vừa nhớ cậu chủ từng cho nó ăn và chơi đùa với nó, vừa cố lục lọi trong trí nhớ xem chàng trai ăn mặc luộm thuộm, tóc rối bù này là ai ... Nếu nó sủa có lẽ con sẽ bỏ chạy, vì con chưa thật sẵn sàng để gặp cha. Con chưa biết phải làm gì, phải nói với cha thế nào ... Lucky lừ đừ tiến lại gần, con quỳ xuống, cố gắng nở nụ cười với nó, tay đưa ra... tao đây mà, đừng sủa... Lucky nhìn con một chập, rồi nhảy vào con, mà không sủa. Nó liếm mặt con, liếm tay con, mà không sủa, đuôi nó quẫy lên vì mừng. Nó đã nhận ra con, con vuốt ve bộ lông xám xỉn màu của nó, ứa nước mắt. Một con vật nuôi mà còn có tình nghĩa như thế. Con phải quay mặt đi, tránh những cái hôn quá nồng nhiệt của Lucky, chính mình thấy không xứng đáng. Con đứng dậy, nắm sợi dây kéo nó đi ra mảnh sân sau.
Sân nhà quạnh quẽ quá. Lá vàng từ mùa thu năm trước vương vãi đây đó chưa có ai cào dọn. Mọi năm con vẫn làm công việc đó, khi con đi rồi, người cha mạnh mẽ ngày nào của con nay đã già yếu, hay vì buồn thương mà không thể lay động cả những xác lá" Con tìm thấy cái cào lá dựng trong vách, và bắt đầu khởi sự cào lá khô dồn lại. Đột nhiên con Lucky sủa vang, con không biết làm sao hơn là nằm dài xuống đất, trong khi mắt len lén nhìn vào nhà, từ đây vào đến nhà khá xa, nếu cha xuất hiện, con sẽ bò đi cho đến cái hàng rào phụ qua khoảng đất trống giữa nhà mình và nhà hàng xóm. Nhưng không thấy gì cả, con Lucky thôi sủa. Chờ đợi một lát, con nhẹ nhàng đứng dậy, tiếp tục cào lá, dồn thành đống lại, dồn vào những gốc cam và chanh.
Bầu trời buổi sáng mùa Xuân trong xanh, những con chim én bay ngang, tiếng xe chạy qua rồi mất dần ở phía xa. Con dừng lại lắng nghe những tiếng động, và lắng nghe cả những tiếng động trong lòng mình. Những đau khổ như lắng đọng lại, ở một nơi nào đó, chứ không phải ở đây. Ở đây, mái nhà này, vẫn bình yên vô cùng, những ngày thằng con trai ngủ vùi trong đống chăn gối quên mất giờ giấc, và khi thức dậy, chính là cha, chứ không phải mẹ, đã làm sẵn cho con những món ăn đơn giản, pha cho con ly cà phê, ít sữa thôi nghe bố, con thích uống thật đắng. Con dặn với theo bằng giọng ngái ngủ. Giống bố hồi trẻ, bây giờ thì bố không chịu nổi cái vị đắng của cà phê nữa. Cha nói. Và khi con từ phòng tắm đi ra, chỉnh tề ngồi lại bàn, thì cha ngồi vào bàn với con, chỉ để nhìn con ăn.
- Bố không ăn gì sao" Con hỏi.
- Bố ăn rồi. Con cứ ăn rồi đi học. Trước đây 1 giờ Jennifer có gọi con, bố nói con còn ngủ bố không muốn đánh thức con dậy, lát nữa con nhớ gọi lại cho nó.
Jennifer. Thôi cha, con đang cố gắng để quên cái tên ấy, con đang cố gắng để quên. Cái tên ấy đã gây ra những đổ vỡ không bao giờ còn có thể hàn gắn được giữa cha và con, và giữa con với cô ta, bây giờ.
Con đã cào xong đống lá, ngừng cào, và chợt ngẩn người ra, không biết mình phải làm gì nữa. Con sẽ phải làm gì đây" Con có mặt ở đây làm gì" Con đã tìm đủ tiền để mua vé máy bay, vượt bao nhiêu ngàn miles từ miền Cực Tây bay về đây, để làm gì đây" Trở về nhà, mà không dám vào gặp cha. Cha đang rất gần con, chỉ cần con đứng dậy, chạy vài bước, con có thể ôm cha vào lòng ... Con muốn thế. Nhưng mà cha ơi, cha có thể nào tha thứ cho con không"
Con đã ăn cắp tiền trong ngân hàng của cha, trong saving và cả trong checking, chỉ chừa vừa đủ để người ta không nghi ngờ. Con đã thừa lúc cha đi tắm, rút cái driver license của cha, và con ký chữ ký của cha giống hệt, con thuộc lòng số PIN của cha, số account của cha, đâu có lạ gì, vì cha vẫn thường đưa những cái check lương của cha cho con đi deposit, vẫn nhờ con rút tiền trong máy ATM. Những người làm việc trong ngân hàng đã quá quen mặt con. Con đã bán luôn chiếc xe Honda Accord đời mới cha mới mua cho con. Không những thế, con cũng rút luôn những cái credit card cha thường để dưới những chồng sách ít khi nào dùng tới.
Con rút hết tiền buổi sáng, thì buổi trưa con đã nhanh chóng thu gọn áo quần đồ đạc vào va ly. Cô gái tinh quái ấy đã hẹn đúng giờ đến đón con ra phi trường. Nhưng điều mà con không bao giờ tưởng tượng là cha trở về ngay khi con vừa buớc chân ra cửa, tay còn vướng víu cái va ly nặng.
Cha sừng sững trước cửa, ngay lối đi của con, như một cơn ác mộng. Trong giây phút khủng khiếp ấy, con không còn kịp suy nghĩ một cái gì, con gạt phắt cha ra, và cha cũng không thể nào ngờ thằng con trai của mình có thể làm thế, cha loạng choạng ngã xuống đất, đầu đập vào cửa.
Con không nhìn cha lúc ấy, nhưng con nghe tiếng cha kêu:
- Thư, con đi đâu, đứng lại ...
Con chạy băng băng qua khoảng sân trước và thấy nó quá dài. Nếu con không chạy thật nhanh thì có lẽ con sẽ đứng lại, sẽ quăng hết đồ đạc, chạy vào đỡ cha dậy, và rồi sẽ thú tội cùng cha. Nhưng không, con không thể làm như thế nữa. Con đã leo lên lưng cọp rồi, con cọp sẽ phóng đi. Nó đang ngồi trong chiếc xe mầu xám đậu bên kia đường, với khuôn mặt đẹp, nụ cười quyến rũ, hai cánh tay dài. Nó, chính là mụ phù thủy đã cướp mất linh hồn con, cướp lấy thể xác con, lôi con ra khỏi vòng tay từ ái của cha. Con phải chạy. Cửa xe đã mở chờ sẵn con, con lao vào, đóng sập cửa lại. Chiếc xe chạy vù đi, và con không thể nào không quay lại nhìn một lần nữa, trời ơi, cha đã chạy được ra tới cửa trước, và hình ảnh cuối cùng con thấy là ... cha quỵ xuống, nhưng hai tay còn đưa lên trời. Cha ơi, cha có chết lúc đó, thì con cũng ra đi ... Tội của con lớn dường ấy.
Con thấy cay ở mũi. Cha ơi, đã từ lâu con không còn khóc được nữa, cuộc sống của con chỉ là cay đắng và hận thù. Con ngụp lặn trong vũng bùn, sa đọa tới tận nền móng của địa ngục. Cho tới khi con nhận ra rằng đứa bé trong bụng cô ta không phải là của con, mà là của một người khác, cuộc đời từ đó chỉ còn là địa ngục. Những ngày sau đó là nguyền rủa, cay cú, đập phá, tiếp diễn từ ngày này qua ngày khác, mà không thể dứt bỏ. Con vẫn đam mê cô ta, một thứ đam mê kỳ quái, như một loại thuốc phiện cực mạnh.


Rồi nửa năm sau ngày sinh con, cô ta đã bỏ con. Tối hôm ấy con biết là cô ta sẽ đi. Con tìm được một khẩu súng, và nghĩ rằng tối hôm ấy sẽ có ba người chết, có thể bốn, thằng nhân tình cũ của cô ta, nếu nó ló mặt ra. Nhưng trời đã đoái thương con, thương cha, đã không để cho con làm cái hành động hủy diệt ấy. Cô ta đã ra đi trước khi con về. Con đập phá đồ đạc trong nhà trọ, và trong cơn điên cuồng con muốn nổi lửa lên đốt nhà, nhưng một lần nữa, con dừng lại. Có một cái gì đó ngăn con lại.
Và cha ơi, những ngày sau đó nữa cha biết là gì không"
Thôi, cha ơi, con không dám nghĩ tới nữa.
Bây giờ con đã về đây, nhưng không dám bước vào nhà. Con về, để thấy là cha vẫn còn sống, con chỉ nhìn cha một lần nữa thôi, rồi con sẽ ra đi. Mà lần này, con không biết là con sẽ đi đâu. Xin cha nhận một lạy này, như là một lạy đáp tạ ơn dưỡng dục sinh thành, ơn cha đã yêu con, một tình yêu không bến bờ, không gì so sánh được. Xin cha ...
Con quỵ xuống bãi cỏ, vì có một cái gì đó thắt lại nơi trái tim con....
Con Lucky lại sủa...

2.
Con, cha của con đây.
Ngày hôm nay vết thương cũ trong những năm chinh chiến lại hành hạ cha nhức nhối và cha xin phép nghỉ ở nhà một ngày, cha mới đi bộ một vòng ngoài đường trở về.
Cái khu nhà này mình đã ở cho đến bây giờ là mười lăm năm rồi. Sau nhiều năm đi làm cực nhọc cố gắng dành dụm mua được căn nhà này, nó đã trở thành một phần đời sống của cha, quen thuộc đến nỗi cha có thể nhắm mắt lại hình dung ra những căn nhà nằm ở đâu, như thế nào, ngay cả những người hàng xóm cũng cũ kỹ như những tấm ảnh ố vàng. Cha mới đi một vòng về, vào trong bếp nấu ít đồ ăn, và lại nhớ đến con. Cho tới khi nào con trở về, còn không thì cha vẫn cứ nhớ mãi.
Con biết không, từng tiếng động ban ngày, ban đêm, đều làm cho cha nhớ con.  Mỗi khi nghe tiếng điện thoại reng, cha đều thầm mong đó là con, cha hồi hộp cầm máy lên, và nghĩ rằng chắc mình sẽ bật khóc nếu nghe tiếng con trong máy. Mới hôm qua đây, khi thức giấc giữa đêm, cha chợt vội vã tung mền ra, chạy vội lại cửa sổ nhìn ra drive way, vì cha chợt nghe tiếng cửa xe mở ra và đóng lại rất gần, tiếng đóng cửa xe rất giống tiếng đóng cửa xe của con, không nhẹ mà cũng không mạnh lắm. Cha nghĩ rằng sẽ lại nhìn thấy chiếc xe Honda Accord mầu đen của con nằm phía sau chiếc xe cũ kỹ của cha, và cái dáng cao cao gầy gầy của con băng qua bãi cỏ vào nhà. Đường xi măng không đi, mà cứ hay băng ngang bãi cỏ, cha nói hoài, mà con cứ quên. Nhưng cha thất vọng, vì cái thằng con của ông Mark cạnh nhà đi đâu mới về. Dạo này nó cũng hay đi khuya như vậy. Cha lại quay vào giường, và trằn trọc mãi cho đến sáng. Con đang ở đâu"
Con bây giờ chac đã lớn lắm rồi, có ... vợ, và chắc cũng đã có con. Sao con không liên lạc về cho cha biết, sức khỏe con thế nào"  Vợ của con, nó có săn sóc con đàng hoàng không" Cha không yên tâm lắm về người vợ Mỹ của con. Mẹ con mất sớm, cha săn sóc con cũng như mẹ vậy. Dù thế nào thì người Việt Nam với nhau cũng còn giữ được chút truyền thống gia đình đẹp đẽ, con biết không"  Nhưng bây giờ lỡ rồi thì phải đành chịu vậy. Còn con của con thì thế nào" Nó giống con hay giống người mẹ Mỹ của nó" Con trai hay con gái"
Con biết không, những người quen của cha thỉnh thoảng đến nhà nhìn thấy cái bảng cha treo trước cửa, mà khuyên cha: sao anh cứ treo cái bảng đó mãi thế, biết bao giờ nó mới về" Cha nói với họ: nó sẽ về, tôi tin rằng nó sẽ về mà, khi nó về, nhìn thấy tấm bảng đó, sẽ yên tâm mà vào nhà. Tấm bảng đó cha viết từ lúc con mới bỏ đi, bây giờ đã mờ nhạt rồi: Thư, nếu con về hãy mở cửa vào, Bố vẫn chờ con. Con vẫn còn giữ chìa khóa chứ" Thư, nếu con có về, bất cứ giờ giấc nào, cứ mở cửa mà vào nghe con. Nhà này là nhà của con mà. Cha mua nó là cho con, chứ cha đâu có sống cho đến ngày trả dứt nợ ngân hàng. Con đừng lo lắng gì nữa. Cha tha thứ cho con hết thảy, cha quên hết những gì đã xảy ra ba năm trước đây, cha không nhớ gì những chuyện đó nữa, ngay cả lúc con xô cha ngã đập đầu vào cửa, cha cũng không giận con, cha chỉ đau đớn, vì thương con, biết là con còn trẻ người non dạ, chứ con thì thương cha nhiều lắm, cha biết, dù con không nói ra, nhưng cha biết. Dù gì thì cũng là cha con mà, phải không con"  Cha vẫn hối tiếc là hôm ấy sở cha bị cúp điện được cho nghỉ, cha về nhà sớm và ghé qua ngân hàng định rút tiền gởi về cho ông nội con ở Việt Nam, khám phá ra tiền trong ngân hàng không còn nữa, cha vội vã chạy về, và đụng đầu con trước cửa. Giá mà cha đừng về, cứ để cho con đi, như thế sẽ hay hơn ...
Cha mới ở trong phòng con đi ra, mọi thứ trong phòng con cha vẫn để nguyên như vậy, để khi con về, con có thể vào đó, nằm xuống, và ngủ, bình yên như ngày xưa. Cha đến bên cửa, nhìn ra sau vườn, hoa tulip đã nở rồi, những bông tulip này chính con đã đi mua ở Home Depot về trồng, và cha săn sóc chỉ mỗi những luống tulip đó, vào mùa xuân, khi nó ra hoa. Hoa tulip đẹp lắm con ạ. Ngày xưa mẹ con khi còn ở Việt Nam, được xem những tấm card postal chụp những vườn hoa tulip tuyệt đẹp ở Hòa Lan, cứ ao ước phải chi có được một lần tận mắt nhìn thấy. Tội nghiệp mẹ con sớm qua đời, không theo cha con mình đi vượt biên, để bây giờ cũng có thể tận mắt nhìn thấy những bông hoa tulip mà bà thích. Cha lại muốn khóc. Cha thật là ủy mị. Cũng bởi vì cha đã làm gà trống nuôi con từ khi con gà con còn quá nhỏ, con trai yêu dấu của cha.
Cha nhìn thấy bóng ai đó ngoài vườn, sau bụi cỏ. Ai vào nhà mình vậy. Cha hơi lo, nhưng nghĩ có lẽ là những người làm vườn cho nhà bên cạnh đến để cắt cỏ. Cha nhìn sân sau nhà mình điêu tàn quá, chắc rồi cũng phải mướn người sửa sang lại. Từ ngày con đi, cha không nhấc tay lên nổi để làm gì, ngoại trừ vẫn phải đi cày từ sáng đến chiều để mà sống. Hay là để chờ con về con làm. Con sẽ về mà, cha tin chắc là con sẽ về. Con nhất định sẽ về. Ai cũng ít nhất một lần lầm lỡ, có ai mà trong suốt cuộc đời mình không bao giờ có lầm lỗi. Nhưng những gì cha đã dạy con từ khi con còn nhỏ dại cha tin là con vẫn nhớ. Ngay cả khi lớn lên, có vài lần khi còn học trung học con bỏ lớp đi chơi với bạn mà không cho cha biết, trường gọi về báo tin. Cha giận lắm, nhưng khi con về cha không nói một lời nào cả. Hôm sau nữa cha gọi con lại bên bàn:
- Con có biết là Bố giận con nhiều lắm không"
Con lấm lét:
- Dạ biết.
- Con biết thì con phải làm gì"
- Dạ con xin lỗi Bố, con hứa là từ rày về sau con sẽ không làm điều gì cho Bố buồn nữa.
Cha đã ôm con vào lòng, dù lúc ấy con có thể đã cao hơn cha rồi. Cha nói:
- Lầm lỗi là chuyện bình thường, ai cũng có thể lầm lỗi, nhưng quan trọng là mình có thật lòng hối lỗi và thay đổi hay không. Nhớ nghe con.
Nhưng rồi một lần nữa con lại lỗi lầm. Lỗi lầm này nguy hại hơn nhiều và có thể làm cho con ân hận cả cuộc đời mình. Cha không tiếc hối gì cả vì đã dạy con đủ những điều cần thiết, nhưng cha cầu xin Trời ban cho con một cơ hội quay về. Con có thể mất nhiều thứ, nhưng con vẫn còn một điều, đó là tình yêu cha vẫn còn đây. Biển không bao giờ cạn cả.
Cha chợt nhớ sáng nay quên chưa cho con Lucky ăn. Khi con đi nó đã buồn nhớ con nhiều ngày, bỏ ăn uống. bây giờ cha chỉ còn nó là bạn. Cha mở cửa ra sân sau, và không thấy Lucky đâu cả, cha đưa mắt tìm kiếm nó, và ...
Cái gì đó" Có phải là cha đã hoa mắt không" Hay vì sự nhớ thương đè nặng lâu ngày làm cho cha hóa ra nhầm lẫn, con Lucky đang đứng bên cạnh một người, người ấy quay lưng lại, chống cái cào cỏ dưới chân. Không, cha không thể nào nhầm lẫn, cho dù mười năm sau hai mươi năm sau, con vẫn là con của cha. Chính là con, cái dáng cao cao gầy gầy ấy ... Nhưng cha cố trấn tĩnh, cha đã bị nhầm lẫn nhiều lần, cha không muốn mình phải bị thất vọng lần nữa, cha đứng chôn chân một chỗ,  mở to mắt nhìn về hướng ấy.
Con, con đã quay lại. Con, chính là con.
Cha muốn hét lên, nhưng cổ cha nghẹn lại, cha cố nhấc bước lên, nhưng cất bước chẳng nổi.
Cha nhìn thấy con quỵ xuống cỏ, tay chắp lại hướng về phía trước, như một cái lạy.
Con Lucky lại sủa ...

3.
Người cha đã di chuyển được đôi chân run rẩy, ông chạy tới, hai tay ông đưa ra phía trước.
Người con cũng vừa ngẩng đầu lên, tay vẫn còn ôm ngực.
Như trong các đoạn phim quay chậm, rất chậm, gió làm tóc bay lên, áo bay lên. Không, tóc không bay, áo cũng không bay, chỉ có những bước chân bay lên, những linh hồn bay lên ...
Một bước nữa, một bước nữa, gần hơn gần hơn.
Người con đã đứng dậy được, tay giang ra.
Nếu, bạn ơi, bạn có sẵn trong tay chiếc máy chụp hình, xin chụp lại cho tôi khoảnh khắc ấy. Tôi cho rằng đây là một khoảnh khắc tuyệt đẹp - một khoảnh khắc tuyệt đẹp khó tìm thấy trong đời.
TRẦN NGUYÊN ĐÁN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến