Hôm nay,  

10 Năm Viết Về Nước Mỹ, Mời Đọc Lại:bên Bờ Freeway

28/07/201000:00:00(Xem: 123234)

10 Năm Viết Về Nước Mỹ, mời đọc lại:Bên Bờ Freeway 

Tác giả: Tân Ngố
Bài nhận giải bán kết 2001

Tác giả tên thật Nguyễn Viết Tân. Với bài viết “Bên Bờ Freeway”, phổ biến lần đầu ngày 1/5/200, ông đã nhận giải bán kết 2001. Suốt 9 năm qua, ông liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị và trở thành một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ rất được quí trọng. Hiện trang Viết Về Nước Mỹ trên Vietbao Online có lưu 12 bài ký bút hiệu Tân Ngố và 14 bài ký bút hiệu Nguyễn Viết Tân. Sách đã xuất bản:  "Chuyện Miền Thôn Dã". Nhân kỷ niệm 10 năm  Viết Về Nước Mỹ, mời đọc lại bài viết đầu tiên của ông.

***

Bà con cô bác ở Việt Nam hay hỏi thăm rằng: "Thế các anh từ hồi sang Mỹ làm nghề ngỗng gì"" Tôi thường ngần ngừ đáp: "Chẳng biết những ngườI ở nơi khác làm nghề gì, còn vùng tôi đang sống họ làm nghề may hàng công nghiệp là nhiều nhất. Ở San Jose, gọi là thung lũng điện tử, thì có lẽ anh em làm nghề điện nhiều nhất. Riêng tôi làm bàn ghế trong một cơ xưởng."
Mười năm vun vút trôi qua, đường đời lại dun dẩy tôi qua một nghề hoàn toàn khác. Đó là Landscaping.
Số là năm đó, gần tới Noel, ông Bao Phân, một người bạn cùng quê, từ San Jose gọi phôn cho tôi. Ông ấy bảo: "Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với vợ biết ngày nào khôn." Và còn thêm: "Anh đừng có lo, anh lên đây training, nhưng vẫn được trả lương như thường. Ngoài ra, tôi sẽ tới Goodwill (chuyên bán đồ cũ ) mua complê cà vạt cho anh mặc."
Thế là tôi khăn gói tã lót lên máy bay vù lên thung lũng Hoa Vàng. Xuống phi trường, tôi ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi, chẳng thấy ai ra đón, mặc dù bạn bè ở đây đông lắm. Tôi mếu máo một hồi, thì nghe có tiếng ú ớ mãi bên kia đường. Nhác nhìn qua, tôi thấy một ngườI lam lũ, bẩn thỉu, đang nhìn tôi và nhẩy cẩng mãi lên, tay ngoắc lia lịa. Anh ta đội một cái nón an toàn lao động bạc màu, mặc cái áo jacket không quân, lộn màu vàng cam ra ngoài, mà nếu tôi không là cựu Không Quân, có lẽ không sao nhận ra được cái màu hoàng anh anh dũng đó. Anh ta không có râu, nhưng có bộ ria mép khá rậm rạp, có điều hình như nó bị phèn, nên nửa màu hung hung, nửa màu cứt sắt. Vận hết trí nhớ, tôi mớI nhận ra rằng đấy là ông Bao Phân.
Có lẽ nhiều ngườI lấy làm lạ. Thực ra tên ông là Phan Quí Bảo, nhưng khi qua tới xứ này, nhập gia tuỳ tục, tôm cờ lộn cứt lên đầu. Tên mình đứng trước, tên họ đứng sau, chữ lót hầu như bị bỏ quên. Thế nên Mỹ họ gọi ông ta là Mít tờ Bao Phân.
Ông Bao Phân năm ấy mớI chừng ba tám, nhưng mới nhìn tưởng đâu tám ba. Hồi còn trẻ, không biết ông đi đứng thế nào, nhưng bây giờ thê tróc tử phọc, gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai gầy, ông đi ật à ật ưỡng. Mãi về sau này, tôi mớI khám phá ra rằng, ông thường huênh hoang với vợ con là ông có ẩn tướng, dáng đi quí phái, ngay cả khi ông đi hai hàng...
Dẫn tôi lên xe buýt, đi mấy vòng mới tới chỗ đậu xe. Vào xe rồi, ông lấy điện thoại gọi lung tung. rồi nói: "Tôi sẽ chở ông lên khu phố Việt Nam, để biết nơi chốn ngàn năm văn vật."
Tới nơi, nhìn thấy khu phố, tôi nghĩ thầm: Nếu đem khu này mà so sánh với khu Bolsa, thật không khác gì đem Đồng Xoài mà so với Sài Gòn.
Tuy cũng khá to lớn, nhưng nó có vẻ Tàu Tàu thế nào ấy, không có không khí Việt Nam. NgườI ta ra vào tất bật, chứ không có cảnh trai quê gái thập thành dìu nhau tản bộ như ở Bolsa Little Sai gon.
Hàng quán cũng nhiều, nhưng ông Bao Phân chê dở, mua hai ổ bánh mì thịt, rồi dẫn tôi ra đứng dựa vào xe, vừa cắn bánh mì vừa coi ông đi qua bà đi lại.
Đang mải mê thuyết trình về công việc phải làm ngày mai, ông Bao ngưng nói, chăm chú nhìn một bà già tay dẫn hai đứa cháu đi ngang qua. Hai đứa bé xinh quá. Bỗng đi qua rồi, bà già lại dẫn hai đứa cháu quay trở lại. Đứng trước mặt chúng tôi, bà bảo: "Hai cháu phải vâng lời bà và cha mẹ, chịu khó học hành, chứ không thôi lớn lên giống ông này này." Vừa nói bà vừa chỉ vào ông Bao Phân.
Lúc đó tôi không dám liếc nhìn ông, nhưng cũng đoán ra mặt ông từ màu tím hoa sim, đã biến sang màu tím hoa cà...dái dê.
Một lúc, sau khi đã nuốt trôi miếng bánh mì còn đang nghẹn nơi cổ họng, ông mới nói:
"Đời này sao có quá nhiều người đánh giá trị con người ta qua vóc dáng bề ngoài thế nhỉ""
Tôi an ủi:
"Tại vì ông ăn mặc xú sớ và người ta thường nói con lợn có béo cỗ lòng mới ngon."
Tức thì ông vặc lại ngay:
"Thế ông không biết câu 'Chó ghẻ mà có mỡ đuôi' hay sao""
Vùng vằng, ông mở máy xe đưa tôi về nhà. Vợ con ông tiếp tôi thân tình. Hai cháu gái dẫn tôi lên phòng và căn dặn: "Phòng tắm của bác khi mở công tắc điện rồi, phải đấm hai cái nữa nó mới sáng, còn vòi nước rửa mặt thì không chảy, phải lấy nước từ vòi tắm!"
Xuống lầu, tôi muốn ra đàng sau vườn hút điếu thuốc, vì trời hơi lành lạnh. Vợ ông bảo: "May cho anh, có thể ra đàng sau một cách bình thường, chứ hôm trước, phải nhảy qua cửa sổ, vì bánh xe ở cửa ra vào kẹt cứng không mở được."
Tôi ngán ngẩm nghĩ thầm: Nhà anh nào biết nghề thầu khoán cũng đều như vậy hết. Bấm chuông cửa thì đèn sáng; bật công tắc đèn thì chuông kêu. Anh thợ làm ống nước thì phòng tắm chảy re re suốt ngày mà không chịu sửa. Người đi cắt cỏ cho khách, thì đẹp, nhưng vườn nhà mình thì ôi thôi bê bối. Đã thế lại khuân vác về vô số đồ dùng cũ từ bãi rác, đầy ứ lên cả nửa sân sau.


Sau bữa ăn tối vui vẻ, chúng tôi đi ngủ sớm để sáng mai đi làm, lúc ấy là mười hai giờ đêm.
Mới bốn giờ, ông Bao đã dựng cổ tôi dậy. Vợ ông pha cà phê, làm đồ điểm tâm, dở hai bọc đồ ăn trưa, rồi tìm quần áo giầy dép cho đấng trượng phu. Thế mà đến sáu giờ, chúng tôi mới chui vào xe. Ông ấy còn chạy ra, chạy vào năm lần bảy lượt nữa mới dọt ra freeway.
Trời cuối năm lạnh run, gió xa lộ quạt ào ào, chúng tôi phì phào điếu thuốc. Ông thọc tay vào túi quần, lắp bắp nói:
"Tôi ký với bộ giao thông công chánh nhiều khế ước, thầu bảo trì hệ thống nước và trồng hoa cùng cây cỏ ở hai bên xa lộ. Công việc này cần đến tay nghề cao, thí dụ về điện. Hồi trước đây, hệ thống này chạy điện hai dây và hoạt động bằng năng lượng mặt trời, nhưng nó hay hư và tốn tiền bảo trì. Bây giờ tôi làm hệ thống ba dây và lắp thêm encoder, vừa nhàn hạ mà lại đỡ tốn tiền. Anh ở đây khoảng nửa tháng, phải học những điều sau đây: Đầu tiên là dặm cây. Những cây nào chết mình phải bổ khuyết. Điều này không khó, vì chúng ta gốc đồng ruộng. Bỏ phân vào hệ thống tưới nước, chứ không vãi phân như ở Việt Nam. Kế đến là mục sửa những van nước bị hư. Hồi trước đây tôi chưa biết sửa,vẫn phải mướn Mỹ 80 đô một giờ, nhưng nay thì tôi biết rồi. Sau đó là mục đưa dây điện ngầm dưới mặt đường, dò tìm đường điện bị đứt, đặt hệ thống ống nước mớI v.v... Tất cả những công việc trên đều là những việc nặng, nhưng nặng nhất là vấn đề đào mương, mặc dầu đã có xe bánh hơi và bánh xích nhưng có nhiều chỗ độ dốc quá, ta phải đào bằng xuổng cuốc."
Tôi than thầm: Thấy mẹ rồi, thế là giao trứng cho ác. Cái vụ đeo cà vạt đi làm chỉ còn là trong giấc mơ mà thôi. Và quả nhiên, chiều hôm đó đi làm về, nếu mà bà già tôi nhìn thấy, cũng không nhận ra mặt con, vì tất cả thầy trò đều "lấm như chôn."
Một hôm, khi ngồi ăn trưa, ông Bao ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo tôi: "Hồi mình mới sang đây, đâu có ai nghĩ rằng có một ngày nào đó, ông Bao Phân lại dẫn một số anh em Việt Nam ra làm việc ở freeway đâu, thế mà đường đờI chẳng ai biết đâu mà ngờ."
Thực vậy, công việc ông Bao và một số anh em Việt Nam đang làm hiện nay, ngay cả người Mỹ cũng rất khó chen chân vào, vì nó đòi hỏi nhiều vấn đề giấy tờ, tài chánh cũng như may mắn nữa.Vì mỗi một khế ước từ vài chục ngàn cho đến vài triệu. Nếu cứ đà này mà tiến, tôi nghĩ rằng ông là người đầu tiên trong làng cũ của chúng tôi, sẽ trở thành triệu phú. Ngoài ra anh em cùng quê với tôi tại vùng này còn làm nghề cắt cỏ, tuy công việc nghe rất tầm thường nhưng lương cao có khi còn hơn kỹ sư nữa. Anh Đức Cống đã mở công ty điện, công việc làm lớn lao đến nỗi có khi phải dùng trực thăng để câu đồ đem vào những nơi không dùng xe được.
Thấy anh em ở đây làm việc kinh quá, những kẻ lè phè, làng nhàng như tôi, bèn lấy làm một sự kính phục.
Một buổi trưa, trời bỗng dưng nóng, nắng chói chang, chúng tôi đang ngồi nghỉ mệt, thì có một chiếc xe van tấp vào cây điện thoại, chắc là họ từ xa tới và bị lạc đường. Lúc một thanh niên Việt Nam đang gọi phône, thì một bà già Bắc kỳ thò đầu ra hỏi:
"Đầu đen cả thế này" Các anh là người Việt Nam phải không""
Chúng tôi đều gật đầu thưa phải. Bà già thất sắc kêu lên:
"Giê su ma, lạy chúa tôi! Các anh là người Việt Nam cả, mà sao ra đến nông nỗI này""
Ông Bao Phân cười và đáp:
"Dạ lâu lâu cũng phải làm việc thiện một chút ạ."
Chiếc xe lên lại freeway. Rồi exit. Rồi vòng lại, tấp vào kế bên chúng tôi. Bà già khệ nệ bưng xuống mười cái Big-mac với nước ngọt cùng trái cây. Chúng tôi cám ơn và ngơ ngẩn nhìn nhau. Vì biết chắc bà cụ phúc đức nọ ngỡ rằng chúng tôi là tù nhân phải mặc áo màu cam đi làm dọc xa lộ. Bà có biết đâu rằng, lương chót bẹt khi làm ở freeway là 30 dolla/giờ.
Nhớ chuyện bà cụ, tôi bỗng phá lên cười như điên. Nhìn ông Bao Phân cũng hem hễ như chúng tôi, nhưng gương mặt có vẻ phong trần và hơi nghiêm, có cái profile của một ông chủ lớn. Tôi khen nịnh:
"Tôi nói thật với ông, so với ở đâu thì không biết, chứ ở làng mình, thì ông là người đẹp trai thứ nhì đó." (Dĩ nhiên ngườI đẹp trai thứ nhất phải là tôi! )
Ông ta khoái quá, cứ há hốc miệng ra mà cười, đến nỗi sau đó không ngậm lại được nữa. Đến chiều phải đấm mạnh vào cằm mấy cái, miệng ông ta mới về vị trí cũ.
Nửa tháng training qua mau. Tôi trở về vùng nam Cali nhận job trải dài qua ba county, Los Angeles, San Bernadino và Orange County.
Sống lâu rồi cũng lên lão làng, nhưng cho tới bây giờ, tôi vẫn còn sợ hãi khi ngồi trên chiếc Back-hoe. Cần điều khiển gần mười cái, chỉ sợ loay hoay, nó phang vào cột điện, hoặc thò hẳn ra lane xe đang chạy thì bỏ bố. Mà thiên hạ có thấy cone chắn đường màu cam, họ cũng chẳng hề giảm tốc độ, vẫn chạy vù vù.
Làm nghề này, tôi sợ thế nào cũng có ngày bị xe tông, chết đi bỏ lại cô vợ mới cưới ba mươi năm. Chưa hết rô đa!
Ngày nay, sau bốn năm mưa nắng dãi dầu trên xa lộ, tôi không còn giữ được nước da trắng nõn như mông con gái mười tám tuổi nữa. Nó loang khoang, lốm đốm như da con cắc kè bông. Thế nào tôi cũng phải đổi nghề.
Cô Lựu chịu tàn đời trong ngõ hẹp, chứ tôi nhất định không chịu tàn đời trên freeway rộng mênh mông đâu...
TÂN NGỐ

Ý kiến bạn đọc
28/07/201817:22:08
Khách
cháu thấy nghề này cực đó chú , phãi dầm mưa dãi nắng , nguy hiễm ngoài xa lộ , nhưng mìng cũng đươjc trã lương dù kg nhiều nhưng bét lắm là $30 giờ ..... còn sướng gấp 10 lần ở VN chú ạ , bây giờ nhiều người ở VN làm mướn cã ngày chĩ có vài chục ngàn ..... hiện tại coi youtub thấy 1 bà bán bánh canh giá 300 ngàn 1 tô , giật cã mình ....... làm sao mà nhửng người có thu nhập vài chục ngàn 1 ngày dám ăn ......
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,037,011
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018. Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2008.
Ông Hai nhâm nhi ly trà sâm Đại Hàn, mùi sâm thơm thơm, vị đăng đắng, hơi ngòn ngọt, màu nâu cánh dán.
Chó là một động vật rất gần gũi với con người và có ích trong nhiều lãnh vực như trông và giữ nhà, dẫn đường cho người tàn tật hay khiếm thị
Không biết từ ngữ “Ăn Tết” có từ lúc nào. Nhưng khi nói về tết với đầy đủ ý nghĩa của nó người ta dùng từ Ăn Tết.
Không biết từ khi nào tôi bận tâm về cái việc xuất hành đầu năm! Hồi còn ở quê nhà thì khỏi nói, chuyện xuất hành, hái lộc đâu phải là phần vụ của lũ con nít chúng tôi.
Tết sắp tới rồi! Một câu nói thật ngắn gọn, thật đơn giản, vậy mà sao tôi cứ nghe nao nao, cho dù tuổi đời đã gần đến cái gọi là cổ lại hy!
Vặn tay cầm, thấy không khóa, thím Sáu bèn đẩy cửa bước vô. Đèn đuốc trong nhà sáng rực, nhưng không thấy có người. Nghe tiếng động trong phòng tắm
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Bài mới của cô là chuyện vui gia đình và bạn đọc Viết Về Nước Mỹ cuối năm.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018, hiện đang phát hành khắp nơi. Đây là tự sự của một tôn nữ thời đổi đời: Làm tài xế Taxi tại Huế. Định cư, kết hôn với người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến