Hôm nay,  

Chợ Phiên

07/07/201000:00:00(Xem: 195583)

Chợ Phiên

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 2940-28240-vb4070710

Bút hiệu Đoàn Thị, theo tác giả được ghép họ của người chồng và tên lót quen thuộc trong cách đặt tên phụ nữ Việt. Bài viết về nước Mỹ mới nhất của Đoàn Thị, là chuyện lên “chợ phiên tìm chàng” trên mạng internet.

***

Không ai nghĩ chị sẽ bước thêm bước nữa ở lứa tuổi ngoài năm mươi, nhưng quen sống có đôi, chị yêu đời triền miên, sống một mình, nỗi lòng của chị như “nỗi buồn gác trọ”. Bước thêm bước nữa này ngoạn mục hết biết, bước ngoặt đời chị đó, những lần trước, “bạn vàng ngã màu thời gian” của chị, toàn mấy ông đồng hương xứ việt, chuyện cũ đã hơn mười năm. Thời nay mấy ông có “hội chợ se duyên” mở cửa quanh năm bên nhà, nên lứa tuổi “hờm hờm xế bóng, biệt kinh kỳ” của chị coi như hàng quá đát, hết hạn sử dụng.
Ậy quý ông việt kiều chê, vậy mà mấy lão mẽo thu gom về sưu tầm làm “bạn hiền” phòng khi ấm đầu nhức mỏi có người nấu súp để húp. Súp hay cháo, thứ nào húp vào cũng nhẹ dạ hơn mấy khúc hamburger cạp một đời trai trẻ đến mòn răng. Tuổi già sức yếu, sắm một em Á cho chắc ăn, chắc nhất là được ăn bữa cơm nóng hơn thịt nguội truyền thống xứ mẽo.
Bạn bè vấn ý, chị ghi tên vào mạng kết bạn bốn phương của Mỹ, thủ tục gia nhập free vài tháng đầu hoặc giá từ vài trăm đô trở lên tùy tiêu chuẩn của mỗi website. Điền tên, địa chỉ email, sở thích, kèm theo tấm hình làm duyên (nếu mình “ăn ảnh”) đệm cái nick kiêu sa, và một đoạn văn ngắn gọn lời hay ý đẹp lôi cuốn phái  mạnh.
Nói vậy chứ không dễ chút nào, cái đoạn trường “viết văn” khá nhiêu khê, đảo một vòng trên mạng tha hồ “cọp” (sao chép) một đoản văn súc tích, nhưng có rủi ro “đụng hàng”, cải biên cái đoản văn này còn khó hơn “làm thơ”. Có người đạo văn, thêm bớt vẽ vời hết ý, đến lúc diện kiến dung nhan, bốn mắt nhìn nhau muốn á khẩu. Chàng nói đông, nàng hiểu tây, hoặc ngược lại, ngôn ngữ bất đồng ngay phút đầu gặp nhau, tinh tú quây cuồng đến chóng mặt, chữ nghĩa loạn lạc tứ phương, gom mãi chỉ được chữ “sorry”.
Chị không ngại cái khoản này, chị viết văn không nhuyễn nhưng chị hoạt bát, nói năng liếng thoắng, khổ nỗi chị không xinh, đưa hình lên, xác xuất hồi âm tròm trèm năm mươi phần trăm, đành chơi trò “bịt mắt bắt dê”.
Đờn ông ai chả thích gái đẹp, trai mẽo cũng rứa, không có hình, tỷ lệ may mắn rất thấp, đã thế trên mạng của mẽo, phụ nữ việt khó cạnh tranh với gái Mỹ, gái Á và Mễ, nhưng hết đường binh, chị lên đây coi như giải pháp cuối cùng để tránh cuộc sống đơn điệu.
Đưa lên mạng cái lý lịch chà xi đánh bóng rồi, chị bắt đầu “rảo chợ”, chợ chiều toàn rau héo, đa số nam cũng như nữ đã lên tận “chân mây”, hàng không ngậm, không ế, thì cũng thuộc “loại hai”, hàng kém chất lượng. Mỗi người có mã số, có nick như nhãn hiệu một sản phẩm, hiếm lắm mới thấy có người tò mò, vào đây để xem phiên chợ chiều ra sao.
Đi muốn rạc giò, tìm đỏ con mắt, kết được vài người ưng ý, chị viết ít chữ làm quen, thư hồi âm lác đác vài cái, có thư lịch sự trả lời, đã tìm được “đối tượng” ưng ý, nhưng sau đó đương sự vẫn là “ứng viên mở” đang tìm bạn trên mạng. Đa số không mất thời giờ đưa đẩy, không thích thì “no signal”, chị không ngạc nhiên, sau vài ngày im hơi lặng tiếng, coi như ứng viên đó đã xóa tên chị trong “sổ bộ”.
Cũng có trường hợp, “đối tượng” không vội trả lời, đi một vòng chợ, trả giá đã đời vẫn trắng tay, lúc đó họ sẽ hồi âm với lý do rất ư chính đáng, vừa đi cưới hỏi, ma chay ở miền xa về nên trả lời hơi muộn. Có còn hơn không, có ở đây là có tỷ lệ hồi âm chứ không phải là trúng mánh đâu nhé. Leo lên mạng đi dạo mất thời giờ thật, nhưng rảnh như chị, đây cũng là dịp để chị trắc nghiệm cách quan sát và phán đoán của mình.
Có trường hợp trắc nghiệm cũng vui, có người xin cái hẹn, chị từ chối vì trên hình đương sự bảnh trai như “ngự lâm quân”, đẹp lão, trình độ học vấn khá, còn chị hơi ọp ẹp, được cái miệng dễ bắt chuyện thôi.
Từ chối đến lần thứ ba, chị ngại quá, sợ mang tiếng chảnh, nên làm liều cho gặp mặt, coi như trả nợ quỷ thần, rồi sau đó đường ai nấy đi, tình bạn bốn phương đến đây là hết.
Vì biết hai bên không cân xứng nên chị không trau chuốt khi đến điểm hẹn, đúng như chị suy nghĩ, hắn rất lịch sự mời chị đi uống cà phê, nói chuyện khá ăn ý, nhưng ngoại hình của chị có làm nản lòng chiến sĩ. Lúc chào nhau hắn thòng một câu lững lờ, hẹn lần sau, cho phải phép, chị cũng lịch lãm ỡm ờ cho qua chuyện, sau đó chị lên mạng thấy hắn lang thang “chờ thời”.
Tưởng “chuyện cà phê” kết thúc ở đây, mấy tuần sau hắn lại xin một cái hẹn, chị ok, uống cà phê nói chuyện trên trời có mây dưới biển có cá cho qua một chiều thứ bảy cũng được, vã lại đã gặp một lần rồi, có người cầm chuyện cho vui cho qua ngày đoạn tháng.
Lần này chị trang điễm sơ sơ, hắn ăn mặc đơn giản hơn lần trước, họ bớt ngượng nghịu và nói chuyện thân tình hơn, sau vài tuần standby, hắn cũng như chị, họ nghĩ cả hai có thể là bạn nói chuyện vu vơ cho vơi một chiều thứ bảy hiu quạnh. Chị thoáng nghĩ như thế và nói cho hắn nghe, hắn trố mắt nhìn chị một lúc rồi gật gù đồng cảm, và họ giao hẹn, trong thời gian chờ “cú sét ái tình”, thỉng thoảng họ sẽ gặp nhau cuối tuần đi uống cà phê, nếu một trong hai người chưa tìm ra “nửa kia” của mình.
Thời internet, tất cả có thể thương lượng, trao đổi, mua bán trong chớp nhoáng, chợ phiên tình ái cũng không thoát tình huống này. Nhích con chuột một cái là thư đến tay người nhận ngay, dù cách xa nửa vòng trái đất, chị nhích chuột đến mỏi tay, lượm lặt được vài cái hẹn, buổi ra mắt nào cũng kết thúc với dấu chấm than lơ lững, có than trời như bọng cũng đành chịu.
Phụ nữ độc lập, kinh nghiệm hoặc hiểu biết nhiều quá có khi là nhược điểm, đàn ông lúc nào chả thích họ là người đi khai phá, là người dẫn đường soi lối, là cây tùng cho nàng nương tựa.
Có giả vờ ngu ngơ đến lúc nào đó nàng lỡ lời nói lên một câu thật hay, một câu thật đúng, thật chính xác, khiến chàng chùm bước, chàng bối rối hỏi lòng, ta lầm chăng, ta đã sa vào tay một cô giáo, nàng sẽ “khỏ đầu” ta suốt đời đây, chàng ù té bỏ chạy mất mạng.
Nam giới xứ ta vốn cao thượng, nên chọn vợ hơi “kém thông minh”, nàng sẽ thần phục ta, suốt đời này ta sẽ là ánh đuốc soi sáng đời nàng, chỉ cần nàng xinh đẹp như con “búp bê ít nói” khiến ta hãnh diện giữa đám đông, mọi người sẽ khen ta là người đàn ông may mắn, có vợ đẹp ngoan hiền.
Quan niệm như thế là chàng yêu chàng, tất cả đều đúng như ý chàng, nàng cứ theo cái trật tự đó mà tuân thủ, bù lại nàng cứ yên vị để chàng lo toan mọi bề, thích đi làm cũng được nhưng chàng là người “bao sân” những chi phí chính. Xem ra cũng khá công bằng, trong tình yêu có sự trao đổi sòng phẳng, chàng “chi đẹp” cho sự phục tòng của nàng, đúng hơn là chàng “bù lỗ” cho cái sự “chàng yêu chàng” đến quên cả sự hiện diện của nàng.


Chị đã qua một đời chồng, vài lần thử vận, mấy anh lúc nào cũng lo toan về mặt vật chất, nhưng tinh thần ít khi anh thử hỏi chị có hài lòng về anh, hoặc chị có hạnh phúc bên anh. Phút đầu gặp nhau cái gì chả đẹp, về với nhau mới thấy nanh vuốt nhe ra, anh thích thế này, anh thích thế nọ, đàn ông không có cá tính đâu còn là đàn ông, đàn bà hiểu biết nhiều quá kém nữ tính. Hiểu biết đây là biết lý luận dù là những chuyện không đâu, nàng cứ giả nai, chàng sẽ thích. Có người tung ra cái chiêu, chồng là cha, là người tình, là bạn đời, vì chàng yêu nàng như con như tình nhân... nghe hết hồn mất viá luôn, chị đã qua lứa tuổi làm nai lâu rồi.
Lần này chị chuyển hướng, thử làm bạn với da trắng xem sao, hình như họ ga lăng hơn mấy anh đồng hương, hy vọng như thế, đi bên chàng ngoài phố chắc sẽ “bảnh”, dù chàng có thể là sugardaddy, hơn chị hai ba con giáp.
Tìm mãi cũng ra một anh tướng tá “xì po”, anh làm part time nên cái bóp xẹp lép, không sao, chị tìm người “có lòng”, chị biết phận mình nên không thể đòi hỏi nhiều, biết ta biết địch như thế là trăm trận trăm thắng.
Sau vài lần uống cà phê chào sân, chàng đến nhà chơi cho biết, biết nhau mấy tháng mà cả hai vẫn chưa qua giai đoạn sơ giao. Dĩ nhiên ai cũng có cá tính, ở tuổi này “cái tôi”, tính ích kỷ “lớn đại” như góc cổ thụ khó mà sửa đổi để thích ứng với partner mới sắm. “Cái nồi” của chị đang ướm thử “cái vung” USA, chà kiểu này liều cũng cỡ cảm tử ôm bom. Có đứa đùa, chị có kép mẽo, lên đời nhe, nghe phát rét, chị đâu dám chơi bạo lấy tiếng, chả là, thì là mà... chị bị kép việt chê nên mới tấp bến ngoại kiều, chuyến này phiêu lưu còn hơn Hai Lúa lên Xè Gòn.
Đàn ông Mỹ dân chủ chán, tiền ai nấy trả, chúng mình góp gạo thổi cơm, cưng thích làm gì thì làm đừng đụng đến hầu bao của anh là được rồi. Tình cảm của họ xem ra đậm đà hơn quý ông đồng hương, chăm chút cẩn thận, liền miệng, nice, fun, cool ... dù sự thật chưa tới năm mươi phần trăm, ông bà ta từng bảo, mồm miệng đỡ chân tay là gì. Chú mẽo này chịu “phong thổ” VN, thuộc lòng câu thần chú của các cụ nhà ta, biết phụ nữ ta quen dùng nước mắm mặn nên cứ “honey” liền miệng, ngọt mật chết nàng, tha hồ nhỏng nhẽo cỡ nào nàng cũng chiù.
Chú sam lém hơn mấy anh đồng hương, thỉnh thoảng trình diễn live show “Man in love”, lao động cật lực lau chùi cửa kính, cắt cỏ, mặc “tạp dề” rửa chén, chị mát rượi cõi lòng, thế là cơm canh nóng hổi phục vụ chàng.
Dân văn minh thích hưởng đời có khác, chú sam lúc nào cũng tràn đầy tinh thần vui chơi, tuy ít tiền, nhưng cái khoảng giải trí không thể thiếu, chuyện du sơn du thủy là chuyện nhỏ, chuyện lớn đối với chị là chàng có thói quen “vay tiền” để đi chơi. Chuyện lạ đời đối với văn hóa của ta, hay tại dân ta còn nghèo trong tư tưởng, nên cả đời chỉ biết “cày” để lo toan cho cuộc sống và viện trợ cho gia đình bên kia đại dương. Du lịch giải trí là mặt hàng xa xỉ mà thế hệ “bỏ của chạy lấy người” mùa hè đỏ lửa 75 không có quyền nghĩ đến !
Chú sam thích ăn ngon mặc đẹp, đi phố ăn hàng, mua đồ xịn cho sướng đời, cứ móc thẻ ra mà cà, trừ vào lương là xong hơi đâu mà nghĩ ngợi chóng già. Đã có một “ngân sách” mắc nợ, khi nào trả được chút đỉnh, chàng phải chi tiêu tiếp mới mong duy trì ngân sách “nợ nần” đến bạc đầu, nhờ vậy mấy ông ngân hàng mới sống mạnh sống khoẻ, đây cũng là một hình thức thúc đẩy kinh tế phát triển kiểu âu mỹ đấy.
Từ ngày quen chú sam, cái gì chị cũng thấy ổn, tinh thần sảng khoái, chàng lúc nào cũng funny, phải công nhận chàng chả so kè khó khăn bắt chị “công dung ngôn hạnh”, chỉ yêu cầu chị vui chơi thỏa thích. Ngay như lúc chị đang nấu cơm, chàng chơi game như con nít và báo cáo từng phút chàng thắng hay thua trên màn hình, chàng bảo chị cùng tham gia “chơi game” thông qua chàng, như thế chị sẽ không còn cảm giác đang làm việc. Chú sam có máu ăn chơi triền miên nên chị bị vạ lây, hình như chị bắt đầu nghĩ đến chuyện vui chơi, nhưng khó quá, chị cứ thấy nghèn nghẹn sau mỗi chuyến vui chơi, khoảng nợ của chàng cứ dài ra lê thê.
Cuộc tình ngoại chủng xem ra có triển vọng kéo dài đến lúc răng lung lay chút đỉnh, nếu chị xóa được cái tính rất ư là cổ hủ, nặc mùi chinh chiến của phụ nữ ta, chắt chiu từng xu “bỏ heo đất” để phòng thân. Chị đứt từng khúc ruột, khi chàng è cổ hàng tháng trả tiền vay nặng lãi cho những cuộc vui chơi, ông tơ khéo se cho chị anh chàng hoang phí để chị phải bận lòng cho cái hầu bao của chàng lúc nào cũng “rách rưới”.
Lòng vòng hỏi lại lòng mình, bỏ thì tiếc, vương thì chị sẽ thường xuyên bị đau bao tử, chơi với mẽo mà chị vẫn giữ tâm hồn “mít đặc” cần kiệm, không đau bao tử mới là chuyện lạ. Hai nền văn hóa đông tây, hai phương trời cách biệt, bây giờ chị phải làm sao để hai tâm hồn đừng xa cách vì kiểu tiêu xài của hai người luôn chỏi nhau.
Đêm chợ phiên mùa đông, bài hát nghe rộn ràng con tim, “tuổi yêu thương còn xanh”, giời ạ, yêu đương làm gì có tuổi, chỉ phong cách yêu thay đổi theo thời gian và tuổi tác. Không yêu phí đời, cuộc đời này có bao nhiêu ngày vui sao ta không thưởng thức cho bỏ những lúc cô đơn, câu thần chú đắc ý của chú sam khiến tim chị lắc lư.
Chị đành liều chấp nhận cuộc chơi với những dị biệt, em ơi sáu mươi năm cuộc đời, xét nét làm chi cho khổ thân, trên đời này có cặp nào chưa nếm mùi gấu ó, chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng đâu. Rồi tình cảm sẽ san bằng mọi khó khăn nếu cả hai biết nhân nhượng nhau, chị hy vọng với thời gian chị sẽ cải tà quy chánh chú sam này.
Phố sắp lên đèn, chị thu dọn hai chiếc ghế xếp với túi thức ăn, John đi trước xách thùng đá chứa nước ngọt và cây dù đi biển, đến parking hắn nhìn ra bãi biển, chúm hai bàn tay làm loa phóng thanh:
- Em oi, are you ready, I m hungry, go to phơ Ron Ren (phở rón rén, tên lóng tiệm phở của 1 bài viết trên báo)
Chị nhe răng cọp cười, sổ một chùm việt ngữ John nghe rất quen tai nhưng chỉ hiểu được vài chữ cuối :
- Cha mi, cái thằng mê phở hơn tình nhân.
John gật gù, lẩm bẩm, tình nhân, phở, chị chợt nghĩ hôm nào sẽ giải thích cho John hiểu chữ "chợ phiên", cái chợ trăm hoa đua nở, kẻ đến người đi nườm nượp, có người ra về tay không. Chị và John hẳn có số đỏ mới trúng mối tình vắt vai cuối đời, mối tình ngày càng mặm mà nhờ vị phở bắc đã ăn sâu vào tiềm thức của cả hai.
Tình việt duyên mẽo, chị nhập gia nhưng John lệ thuộc vào ẫm thực xứ ta, mỗi khi đi chơi xa về cả hai ù té chạy đến tiệm phở, rón rén lau đũa, thìa, nhỏ nhẹ ăn phở trong thinh lặng như đang nghe thánh kinh.
Nói John mê phở hơn tình nhân có oan cho hắn không, vì ngày mới quen chị là kẻ đầu têu đã bày cho hắn thưởng thức phở ta để rồi tại ả, tại cả bát phở quốc túy đã làm hắn mê đắm cả hai.
Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến