Hôm nay,  

Vườn Rau Sau Nhà

06/07/201000:00:00(Xem: 130890)

Vườn Rau Sau Nhà

Tác giả: Khanh Phan
Bài số 2939-28239-vb3070610

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là "Chồng Tôi Bị Sạn Thận". Sau đây là bài mới của bà. Mừng tác giả tiếp tục   trở lại với Viết Về Nước Mỹ năm thứ 11, sau hơn 2 năm nghỉ viết.

***

Tuần qua cô em dẫn tôi đi thăm quan một số gia đình Việt nam ở Louisville, Kentucky. Vào một căn nhà đầu tiên, bước ngay ra sân sau nhà. Nhìn mảnh vườn tôi có cảm giác tôi về thăm một người tình. Tim đập mạnh, xốn cả ruột, đầu óc quay về quê tôi ở Việt nam .
Gia đình người Việt ở Louisville lúc tôi mới tới cuối thập niên 1980 có thể đếm trên mười đầu ngón tay. Tôi sống ở California gần 10 năm mới về Kentucky. Lúc đầu sống rất cực trong công việc nấu món quê hương mình. Lúc đó tôi cảm nhận rằng tôi có tiền nhưng không mua được tiên. Lúc đó chưa có tiệm tạp hóa Việt nam, chỉ có một nhà hàng Việt nam, một tiệm tạp hóa Phi luật tân và một tiệm tạp hóa Tàu. Nhưng hai tiệm tạp hóa nầy không có bán đồ Việt nam và chỉ có bán đồ khô và hộp. Còn nhà hàng Việt nam thì nấu theo kiểu Pháp và dịch vụ cho Mỹ. Có lần thèm bánh xèo, tôi phải tự giã gạo bằng máy xay sinh tố. Bánh xèo trắng tinh vì không có bột nghệ. Lúc đó tôi có ba quyển dạy nấu ăn Việt nam và tôi đã nấu cơm truớc đó gần 20 năm. Có kinh nghiệm, có hướng dẫn mà đành bó tay. Rồi tôi làm quen với một số người Việt nam đến trước mới biết là họ chia phiên đi Chicago, Illinois để mua lương thực Việt nam. Cũng có vài gia đình nấu món ăn Viện nam cuối tuần bán tại gia như phở, cơm thịt nướng, bún bò Huế. Nhưng không bao lâu bị hàng xóm người Mỹ báo cảnh sát và nha thuế vụ tới làm phiền.
Những con em Việt nam còn nhỏ đi học, học xong không có việc nên đi ra khỏi Louisville. Louisville không có nhiều việc công kỹ nghệ mà người Việt lại học ngành công kỹ nghệ nhiều. Những việc khác có nhiều nhưng không phù hợp với dân Việt nam lúc đó, nhất là ngôn ngữ. Từ từ chính quyền Mỹ cho diện con lai vào sau đó diện HO và đoàn tụ gia đình. Khi kinh tế California và một số tiểu bang đông người Việt xuống dốc, làn sóng dân di cư vào Kentucky cũng đông. Không những chỉ dânViệt nam mà có thêm dân Tàu, Nhật, Đại hàn, Lào, Cam bốt, Thái lan, Mễ vào càng ngày càng đông. Thế là nhà hàng, tiệm tạp hóa và vài dịch vụ khác mọc lên như nấm. Nhiều nhất vẫn là tiệm nails. Nhiều nhưng vẫn không bằng một gốc so với California, Texas và New York. Vẫn chưa có một khu phố buôn bán, chưa có văn phòng bác sĩ, nha sĩ v.v... Tiệm nails thì khắp nơi vì phục vụ cho dân ngoại quốc nhiều hơn. Những tiệm tạp hóa và nhà hàng Việt nam thì gần nhau mặc dù không cụm lại một gốc đường. Hiện nay có khoảng 7 nhà hàng và 4 tiệm tạp hóa Việt ở Louisville .
Nhưng rất đông người Việt sống cạnh nhau trong một khu. Người Việt khi mới đến định cư, diện con lai, và HO được chính quyền địa phương đưa vào khu nầy và họ đặt tên là Americana. Sau đó họ muốn dời đi đâu thì tùy ý. Nhưng cái đặc tính của người Việt là bám lấy "quê cha đất tổ" nên khi họ quen nơi nào họ ở nơi đó. Đã bao lần chính quyền tìm cách làm cho người Việt sống thưa ra nhưng họ không làm gì được.
Bận với cuộc sống, gia đình và sống không gần khu nầy lắm, vài tuần tôi mới có dịp đi chợ Việt một lần. Mặc dù đi ăn nhà hàng Việt một lần một tuần, tôi cũng không có dịp chu du vùng Americana nầy cho đến tuần qua .
Vào sân nhà sau thấy cụ bà đang ngồi ghế trông hai đứa cháu nhỏ. Cụ ông vừa bế một cháu vừa tưới cây. Cây hồng đang treo đầy trái nhìn đẹp mắt làm sao. Kentucky mới vào hạ mà khổ hoa và mướp đã treo tòn teng. Hoa sen hồng sắp nở, một ngó sen mới thành hình. Bầy cá bơi lội trong hồ sen. Ngoài ra còn mấy chậu sen nhỏ đây và đó. Đi dạo từng gốc vườn, mới thấy có đủ thứ rau: dền, ngò, cần, tía tô, dấp cá, càn cua v.v. Lần đầu tiên tôi thấy cây rau đắng. Nhà không có một tất đất bỏ không. Không trồng hoa, trồng kiển thì trồng rau .
Cụ bà cho biết nhà đông con cháu nên trồng không bán. Nhìn quanh hàng xóm, tôi thấy nhà tọa lạc sau một chung cư. Tôi nói như vậy đỡ bị phá. Cụ bà bảo năm rồi bị ăn trộm cắp rau trái. Một là trộm nầy phải biết tiêu thụ mấy thứ đó hay là đem giao hàng cho chợ .


Đi qua nhà khác, ôi vườn rau muống, cải ngọt, cải đắng chiếm cả một gốc vườn. Bầu, bí và khổ hoa trổ đầy bông. Nhiều cây kiểng được tỉa rất khéo hình nầy hình nọ rất ngộ nghỉnh. Gia đình nầy trồng để bán. Mới đầu chỉ có một căn nhà, sau mua luôn nhà bên cạnh để nới vườn rau .
Nhìn cây quít, chanh tôi chợt nhớ đến biến cố tết vừa rồi ở một tiệm tạp hóa Việt nam. Hàng hóa mời vừa chất xuống, xe chở hàng vừa đi thì xe FDA tới. Chủ chỉ có mua vài chậu quit nhưng trái đầy cành. FDA vào tịch thu vì những cây nầy từ Texas. Chính phủ đã cấm bán những cây có mầm bịnh, sợ hại cây cỏ của Kentucky. Không bao lâu sau thì đến vụ cấm trồng rau muống.
Đầu tiên họ lấy hàng từ Chicago, sau qua Atlanta. Atlanta bị cấm trồng vì sợ làm nhiễm trùng đất Georgia. Họ lại lấy hàng từ Texas. Rồi Texas bị cấm không cho trồng rau muống vì dân ta trồng không đúng tiêu chuẩn môi trường chung quanh. "Vỏ quít dầy, móng tay nhọn." Dân ta ăn rau muống làm sau sống thiếu nó được. Nhìn vườn rau muống tôi thấy không làm sau nhiễm môi trường được. Rau muống trên đất khô không trong nước mà cọng rau non, mềm và xanh mướt. Bác ấy bảo bác phải tưới vườn rau muống một ngày 2-3 lần khi nhiệt độ lên 90 hay cao hơn. Có người cho rằng rau nuống bị cấm trồng vì người trồng xịt thuốc phân bón bị chánh quyền cấm từ lâu. Tôi chỉ biết lúc đó là U-Rê. Nhưng khi nhà nước ra chỉ thị cấm dùng U-Rê thì nhà sản xuất đã không bán từ lâu, làm sao dân ta có mà bón cây" Thôi thì lý do gì đi nữa, tôi phải kính phục những người nông dân ở Louisville nầy. Nhờ họ chịu khó trồng rau cho chúng tôi đỡ mhớ quê nhà với những món cơm Viện nam ngon lành. Và chúng tôi không phải vất vả chia phiên nhau đi Chicago nữa.
Còn hai cử chỉ khác tôi cảm thấy quí trọng bác trồng rau bán nầy. Khi vào vườn rau sau nhà bác, bác đang cỡi trần tưới cây dưới nhiệt độ gần 100 của buồi chiều Louisville. Gặp hai cô vào bác vội lấy cái áo khoát lên người rồi mới chào hỏi chúng tôi. Khi bác cắt rau bán cho chúng tôi, bác lặt bỏ những lá tận cùng có vẻ vàng, để lên cân cho đúng, để vào bao rồi mới tính tiền. Rau của bác trồng bán, chúng tôi về không phải bỏ đi một phần nào. Người buôn bán thật thà chất phát như vậy rất khó kiếm trong thời buổi nầy. Bác bán rất rẻ, chỉ bằng 1/3 giá tôi mua ở tiệm. Cô em tôi hỏi bác trả tiền nước chắc nhiều lắm. Bác chỉ cười và nói tưới cho cây tươi tốt.
Khi về ăn rau muống xào tỏi, tôi có cảm giác là tôi không cần nhiều tiền mà vẫn mua được tiên và tưởng như tôi đang ngồi ở thiên đàng .
Sau đó cô em tôi chở tôi đi một vòng khu Americana nầy. Ngồi trên xe, nhìn từng nhà một, nhà nào có bụi chuối, cây sen, bạc hà, rau thơm sẽ biết ngay là nhà Việt nam. Thật vậy, lúc đó là buổi chiều, nên họ ra tưới cây, nhìn họ là biết ngay dân ta. Có người đội nón lá nữa. Nhà nào là nhà Việt nam là thấy cây trãi lối đi, sân trước và sân sau đều có cây trái tốt tươi chen chút nhau như khoe rằng một tất đất là một tất vàng. Có một cụm hoa vạn thọ tươi tốt làm sao. Lần đầu tiên tôi thấy lại hình ảnh cây vạn thọ thân cao khoẻ mạnh nầy. Kể từ lần cuối cùng tôi đi vườn hoa vạn thọ ngày 30 tết mua hoa về chưng bàn thờ và để vài chậu hoa vạn thọ trước nhà chúc thọ cha mẹ tôi đến nay gần 30 năm rồi. Nhìn cây vạn thọ nước mắt tôi rơi. Viết tới đây, nước mắt tôi thi nhau lăn dài trên má. Tôi tưởng đời sống bận rộn của tôi đã đưa kỹ niệmViệt nam tôi vào quên lãng. Nhưng không, nó vẫn sống trong tôi. Tôi nhận ra rằng Việt nam là người tình của tôi mãi mãi .
Nhiều người ra tưới cây, nhìn hàng xóm vui nhộn cả lên. Ôi Việt nam tôi ngày ấy! Ngày ấy đây rồi. Tôi có cảm giác như họ chào đón một đứa con xa nhà bao năm trở về. Vườn rau sau nhà không phải là vườn rau đơn sơ mộc mạc nữa mà là một mảnh trời đầy yêu thương. Vườn rau sau nhà không còn là vườn rau của một buổi chiều mà là mấy ngàn buổi chiều ký ức Việt nam đẹp đẽ trong tôi. Vườn rau sau nhà không phải là vườn rau nuôi tôi sống qua buổi chiều ấy, mà là vườn rau của tâm hồn và trí tuệ tôi. Ôi vườn rau sau nhà và người yêu chung thủy của tôi.
Khanh Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,356,064
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến