Hôm nay,  

6 Năm Theo Chồng Về Mỹ

02/07/201000:00:00(Xem: 97155)

6 Năm Theo Chồng Về Mỹ

Tác giả: Tuyết Phạm
Bài số 2935-28235-vb6070210

 Tác giả tên thật là  Phạm Thị Ngọc Tuyết, cho biết cô kết hôn và theo chồng qua Mỹ đã được 6 năm, chưa về Việt Nam lần nào. Hiện gia đình sống tại Beaverton, OR, có 1 baby gái. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô. Tựa đề được đặt theo ý một câu trong bài.

***

Thành Phố Beaverton, Tiểu Bang Oregon nổi tiếng là mưa nhiều nhất ở Mỹ...  Gần vào xuân đáng lý ra bầu không khí trở nên mát mẻ hơn nhưng sao kỳ lạ quá,  không khí có lúc nóng và có lúc lại quá lạnh vì mưa nhiều, trong lòng lại cảm thấy buồn buồn làm sao. Nhớ nhà, nhớ bạn bè và nhớ ...nhớ thật nhiều....về VN.
Mình đã qua Mỹ bao lâu rồi nhỉ... Tính trên đầu ngón tay thì cùng đã 6 năm rồi. Nhớ lại lần đầu tiên ngồi máy bay để được đến đất nước Mỹ, nước mà mọi người ai cũng mơ đến là một thiên đường tự do. Người ta bỏ tiền để được qua Mỹ, miễn là được đến đất Mỹ.  Suy nghĩ lúc đó của tôi là mình thật lucky khi có chồng là Việt Kiều. Chuyến bay đến phi trường San Francisco, sau đó sẽ bay tiếp về Oregon.
Lần đầu tiên đứng ở sân bay Quốc tế Mỹ, tôi như  con chim lạ giữa bầu trời bao la. Không biết hướng nào là đúng để đi tiếp qua trạm lên máy bay khác. Thật là nhiều người lạ, và họ đến từ đủ nước, đủ quốc gia. Tôi đứng ở đó không biết tìm người nào để mà hỏi, không biết nói tiếng Anh thế nào để người ta hiểu. Ở Việt Nam đã học tiếng Anh thật nhiều, nhưng bây giờ đi đâu hết trơn rồi, tự nhiên không biết nói làm sao... thế nào đây nữa... hay là người ta đi đâu mình đi đó....nhưng lỡ không đúng chuyến bay của mình thì sao"
Lấy hết can đảm tiến tới đưa tờ vé cho cô tiếp viên đang đứng ở đó, cầm micro nói chuyến bay đi tiếp theo... Cô tiếp viên chỉ hướng cho tôi đi... Bây giờ nhớ lại ngày đầu  tiên qua My, thấy mình thật là buồn cười quá.
Qua Mỹ tôi được đi học tiếng Anh, trong lớp bao nhiêu là học sinh đủ các nước, người gì cũng có, người ta nói nước Mỹ là một hợp chủng quốc mà. Trường lớp thật là rộng raiõ, tôi được mở tầm nhìn. Ở Việt Nam, lớn tuổi rồi thì không cho học nữa, nhưng ở bên Mỹ bao nhiêu tuổi cũng có thể học, già rồi cũng có thể học.
Đến được Mỹ rồi ở lại đây, mới biết nước Mỹ không phải là thiên đường như mọi người ở Việt Nam suy nghĩ. Nếu có cơ hội thì người nào cũng chịu mất mấy chục ngàn đôla chỉ để được qua Mỹ, nhiều người còn chấp nhận đến được nước Mỹ bằng bất cứ giá nào. Nhưng khi đến Mỹ rồi thì mới biết đây không giống như những gì mà họ đã nghe đãø biết và... tưởng tượng.
Ở đâu thì cũng phải làm việc. Tại Việt Nam nếu làm việc cho nhà nước thì vừa làm vừa chơi, không có gì gấp, cái gì cũng từ từ mà làm, nhưng ở Mỹ thì khác, đã làm thì làm hết năng suất, khi nào nghỉ thì mới được nghỉ, đang làm không được ra ngoài, không được nghỉ ngơi.
Nhớ lại hồi còn ở Việt Nam tôi làm trong Công Ty Cấp Nước. Đang làm nếu có bạn hay người quen đến,  có thể mời ngồi kế bên vừa làm vừa nói chuyện, hoặc là cùng nhau ra ngoài căn tin uống nước, có khi đang làm, cũng có thể bỏ đó để đi siêu thị, hoặc mua đồ ăn vào phòng ngồi ăn ngon lành, có mặt xếp ở đó cũng không sao, vì có những lúc xếp còn mua đồ cho ăn nữa.
Tại Mỹ, tôi xin được công việc gọi là on call (có nghiã là khi cần người thì trong hãng người  ta sẽ  gọi, còn không cần thì không đi làm), tiền lãnh theo lương của người mới  biết  làm việc, và không có bảo hiểm hoặc bất cứ tiền nào kh ác nữa. Khi  vào làm việc, tôi mới cảm thấy thật sự đúng nghĩa là làm, không như ở Việt Nam, vừa làm vừa chơi. Sau đó tôi xin được vào làm trong hãng Nike. Làm tại đây mấy tháng trời tôi càng thấy rõ thêm rằng cách làm việc ở Mỹ và Việt Nam hoàn toàn khác nhau.
Đi làm ở Việt Nam như là đi chơi , khi về nhà không biết gì là mệt, nhưng bên Mỹ này đi làm về thật là hết xí quách (có nghĩa là mệt lả người). Được cái là mỗi khi lãnh tiền thật là thích, tiền lương xướng đáng với cái mà mình làm việc. Khi đã có việc làm, nhà băng họ cho mượn tiền trước để mua sắm, bằng cách qua thẻ tính dung nhà bang, cho mượn tiền trước để xài sau đó trả lại tính tiền lời. 
Về chuyện thẻ tín dụng, tôi có kinh nghiệm khuyên các bạn, đừng bao giờ làm nhiều thẻ tín dụng quá, một cái là đủ rồi, cũng đừng có xài đến nó, chi để ở trong túi phòng ngừa khi nào thật là cần thì hẳn xài, và xài vào những cái thật là có ích. Đừng như tôi bây giờ, có quá nhiều thẻ và phải trả tiền lời mỗi tháng đến mấy trăm đôla. Ấy là vì lúc đầu tôi  hễ nhận được thư gởi đến yêu cầu làm thẻ là làm liền, nên giờ đây tôi có đến 4 cái thẻ, tức là 4 khoản nợ. Mỗi tháng chỉ đủ trả tiền lời còn tiền mượn thì vẫn còn nguyên.


Đàn ông VN ở bên Mỹ thật ra thương yêu vợ con hơn ở các ông ở VN, không uống rượu, la cà ngoài quán như đàn ông ở VN, đi làm ra là đi thẳng về nhà... Bên Mỹ  không có quán rượu lung tung như ở VN, vì muốn bán biA rượu thì phải có giấy phép riêng. Cũng không dễ có mèo, cặp bồ, nhưng có nếu lỡ mang tật mê đánh bài rồi thì mê đến hết nhà hết xe.. .và hết tiền,... và tiêu tùng mọi thứ. Sòng bài bên Mỹ là nơi bầy đủ trò hấp dẫn, lỡ mê là khó bỏ.
Vậy còn đàn bà bên Mỹ thì sao" Các bà VN bên Mỹ thì biết lo cho chồng con, nhưng cũng có tật là hễ không còn thích người nào nữa là ly dị liền, không cần đắn đo. Cũng không ít trường hợp có tiền thì có tình, không tiền thì chào tạm biệt, thay chồng như thay áo, vì bên Mỹ này kết hôn và ly hôn quá dễ dàng.
Công việc làm ở Nike không bao lâu tôi bị cho nghỉ, vì không có nhiều việc. Kinh tế đang lúc xuống dốc. Và rồi tôi có baby không ai thân thuộc bên cạnh nên  phải ở nhà giữ baby. Gia đình chỉ còn một người đi làm nên cũng vừa đủ để trả bill mỗi tháng và đi chợ. Bên Mỹ này nếu baby còn nhỏ mà mang đi gởi nhà trẻ cũng gần bằng tiền người Mẹ đi làm rồi. Hơn nữa người khác giữ baby sẽ không kỹ bằng người mẹ ở nhà giữ.
Ngày tháng trôi qua, Tết đến. Tết Việt Nam vui bao nhiêu thì bên Mỹ này buồn bấy nhiêu. Vùng tôi ở, rời thì lạnh, ngoài đường thì vắng, buồn quá... Bên Mỹ họ có cái Tết Dương lịch bắn pháo bông nhưng trời lạnh quá cũng chỉ ở nhà trùm mền xem  bắn pháo bông trên ti vi mà thôi. Đã 6 năm tôi không được biết đến  tết Việt Nam rồi. Nhớ nhà, nhớ gia đình, bạn bè...
Đã qua Mỹ nếu không muốn bị gọi là quê mùa, đừng bao giờ ở nhà mà nên ra ngoài làm việc. Nhiều người như tôi, sau khi sanh con đã không thể đi làm vì phải chăm sóc con, không có thân nhân, gia đình ở cùng thật là khổ lắm. Bao nhiêu tiếng Anh đi học ở Việt Nam qua Mỹ cũng phải học lại thôi, hơn nữa ở nhà quá lâu tiếng Anh của tôi bắt đầu quên, tôi đã rất khó mở miệng.  Cũng may là còn có  cái máy vi tính ở nhà, có thể đọc được tin tức trang mạng, và hiểu biết thêm nhiều thứ, có những cái không biết không hiểu có thể hỏi trên mạng và sẽ được trả lời. Tất cả không tốn tiền, ở Mỹ này thật là hay quá.
Tôi đã tự học về vi tính và cũng có thể tự ráp 1 cái vi tính cho riêng mình mà không cần phải ra tiệm. Mỗi khi ra tiệm Mỹ sửa máy, mắc đến gần bằng 1 cái máy mới, cái máy tôi ráp chỉ bằng nửõa giá tiền nếu đi mua ở tiệm. Tôi tự tìm tòi và lấy can đảm mua đồ về ráp và suy nghĩ.  Món nào ráp không được thì mang đi trả lấy lại tiền. Bên Mỹ có cái hay là quyền của người tiêu dùng được bảo vệ triệt để. Mua đồ về nhà nếu không thích thì mang đến đó trả và lấy tiền lại. Việt Nam thì không có chuyện đó đâu lúc mua phải coi cho kỹ mua rồi thì ráng chịu, niễm trả lại.
Thêm một kinh nghiệm về cuộc sống mà tôi học được bên Mỹ, đó là về gia đình, và bạn bè không như ở Việt Nam, trong gia đình Cha Mẹ anh em đối xử với nhau thật tốt, con cái hư cha mẹ có thể la mắng, có thể “thương cho roi cho vọt”. Nhưng bên Mỹ này nếu đánh con thì phải coi chừng Mỹ họ thấy họ gọi cảnh sát thì bị phạt, còn nếu đánh con ở tuổi vị thành niên, con cái có thể gọi cảnh sát để bắt cha mẹ, thật không thể tưởng tượng nổi.
Chuyện gia đình tại Mỹ cũng khác hẳn Việt Nam. Tại đây, thường mỗi người 1 nơi, khi đã có gia đình, muốn gặp nhau thật là khó khăn, tình cảm anh em có khi mấy năm mới gọi điện thoại một lần. Một cô bạn cũng qua Mỹ không bao lâu như tôi, đã thay đổi đến không ngờ. Khi mới qua, cô bạn rất hiền nhưng sau khi đã đi làm tính tình thay đổi, cô thường hay cãi nhau với chồng. Có lần bị anh chồng cho một tát tai, cô bạn tôi lập tức gọi cảnh sát bắt anh chồng, và đòi ly dị, bất chấp anh chồng đã năn nỉ  đủ kiểu. Sau khi ly dị, cô bạn tôi lập tức có bạn trai mới liền, bỏ mặc anh chồng cô đơn  một mình, dù anh ta đã từng thương yêu và lo lắng đủ thứ để đưa vợ qua Mỹ.
Nước Mỹ này là nơi có cuộc sống tự do không ở đâu bằng, mình có thể làm bất cứ gì mình thích, nói cứ bất gì mình muốn mà không sợ bị chính quyền bắt. Không ai nhìn ngó ai, hàng xóm không to nhỏ nói tới nói lui.  Dĩ nhiên, sống ở đất Mỹ tự do cũng không có nghĩa là không có tệ đoan hay tai nạn. Tại Mỹ, cũng vẫn  thấy tin tức về nhiều vụ băn giết không rõ lý do, rồi giết người hàng loại, học sinh vô trường nổ súng giết các bạn trong trường.
 Ngày tháng với người sống tại Mỹ hình như đi nhanh hơn các nơi khác. Một ngày như mọi ngày, mỗi ngày trôi qua sao nhanh quá, mới sáng lại thấy tối, chưa làm được gì đã thấy xong một ngày,  rồi một tháng, một năm. Mới đó, tôi đã ở Mỹ được 6 năm. Những dòng tâm sự của tôi về nước Mỹ và cuộc sống bên Mỹ là thế, có thể sẽ không giúp ích được cho ai, nhưng mong góp được chút tấm lòng để mọi người cùng chia sẻ suy nghĩ về kinh nghiệm sống trên đất Mỹ và cuộc sống bên Mỹ.
Phạm Thị Ngọc Tuyết

Ý kiến bạn đọc
29/06/201817:23:13
Khách
tác giản viết có nhiều kinh nghiệm về thẻ mua chịu , mua xong phải trả tiền lời , còn tiền vốn giữ nguyên .......... nếu đã có kinh nghiệm thì tại sao phải bị trả tiền lời .... vì khi họ gởi statement về,họ cho 3 tuần hay 1 tháng tuỳ theo , nhưng tác giả không trã hết cho họ thì sau thời hạn phãi trả tiền lời từ 19% đến 21% ..... đừng nói có nhiều thẻ , có 1 cái xài rồi không trã đúng thời hạn hoặc trả minimum thì cũng phãi trã tiền lời ..... không như tágc giả viết .... mổi tháng phãi trả mấy trăm tiền lời .....vô lý , nếu kg xài thẽ thì sao phãi trả tiền lời ......
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến