Hôm nay,  

Từ Đó Là Đây

01/07/201000:00:00(Xem: 104710)

Từ Đó Là Đây

Tác giả: Kiều Loan
Bài số 2934-28234-vb5070110

Tác giả 36 tuổi, cho biết cô hiện là một y tá, cư trú tại Menifee, CA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Kiều Loan là một đoạn hồi ký dễ thương về thời vừa đến Mỹ khi chỉ mới 8 tuổi.

***

Cóc! Cóc! Tiếng gõ cửa ầm ầm. Trong phòng, chỉ có ba đứa trẻ vừa từ Việt Nam đến Mỹ, đang mê mệt với cái ti vi đen trắng.  Liếc qua tấm màn cửa sổ của phòng khách sạn, Út Thảo, 8 tuổi,  có thể thấy ngoài trời đang phủ màu đêm. 
Anh Mẫn, mười hai tuổi, tự động bước tới  mở cửa.  Cánh cửa mới vừa hé mở thì đã nghe một giọng nói thoát ra trầm trầm gì đó của một người đàn ông da trắng cao to. Với một khuôn mặt nghiêm nghị, sau giây phút nói khẽ, ông ta tự động bỏ đi. 
Không hiểu ông ta nói gì và cũng không thiết tha để biết, anh Mẩn vội vàng đóng lại cửa và leo lên giường để tiếp tục coi phim trên truyền hình còn dang dở. 
Tuy chỉ là một màn hình trắng đen, nhưng đã thu hút mạnh mẽ ba đứa trẻ từ phương trời xa mới đến.  Má bước tới ngồi cạnh bên giường,  nói phim nầy là phim về người ngoài không gian, rất hay, mà má đã được xem từ thời mới lớn ở Việt Nam.  Chị Hiếu, 11 tuổi,  nằm trên giường và đang kéo mền để núp vì đoạn phim đến gay cấn.  Nhìn  màn hình, Út Thảo thấy sợ khi nhân vật người nghoài không gian xuất hiện với ánh hai cái tai to và nhọn. 
Trong khi chiếc phi thuyền vừa bị bắn nổ tung thì mọi người lại một phen giựt mình bởi tiếng gỏ cửa.  Cóc! Cóc! Tiếng gõ cửa mạnh hơn.  Thọt xuống giường, anh Mẫn chủ động đi đến mở cửa.  Vẫn ông Mỹ vừa rồi,  nhưng có vẻ giận hơn lần. Ông ta lại nói nhanh gì đó và khi không thấy có chút cử chỉ gì đáp lại, ông ta tự động đẩy cánh cửa, vào phòng, tự tay vặn nhỏ âm thanh từ máy truyền hình, và nhanh chân bước ra khỏi cửa. 
Đó là kỷ niệm lần đầu tiên trong đời Út Thảo, cô bé tám tuổi, khi vừa bước vào nước Mỹ.  Chuyến bay từ Hồng Kông đả đưa Má và anh em   đến tiểu bang California, sau hai tuần sóng tạm trú ở trại Thái Lan.  Ngủ qua đêm tại phòng khách sạn, thì sáng hôm sau chuyến bay kế tiếp đã đưa bốn mẹ con đến vùng tuyết lạnh ở Minnesota. 

*
Chuyến bay chót từ Việt Nam qua tới Mỷ đã kết thúc vào trạm cuối cùng tại phi trường ở thành phố Hibbing, Minnesota. 
  Đêm mùa he, tháng sáu 1982, s au khi được hướng dẩn xuống máy bay, Út Thảo, đang mặc trên mình một chiếc áo jacket lông dầy được phát tặng lúc vừa đến California, lủi thủi đi theo má và anh chị tiến đến nhóm người đang đứng đón lao xao.  Trong nhóm người đó không ai thấy quen. Khi đi gần đến, Thảo thấy trong nhóm có một người mặc bộ đồ vét đen bước tới và vội ôm chầm má và mình cùng anh chị.  Rụt rè khép nép, Thảo úp mặt vào người má.  "Ông ấy là ai""  Thảo nghỉ.  "Sao lại ôm mình mà khóc""  "Cũng như má, sao má lại khóc""  Ngước nhìn mọi người chung quanh, Thảo thấy ai ai cũng đang sụt sùi.  Khom người xuống, má Thảo nói, "Chào ba đi con."  "Ba", một tiếng mà từ lâu nay Thảo chưa có lần nào thật sự gọi.  Tuy thâm tình, nhưng sao xa lạ.  Nghe lời má kể, ba Thảo từng là hải quân và đã rời khỏi Việt Nam từ 1975.  Lúc ấy Út Thảo chỉ vừa mới một tuổi đời.  Vì thế, bảy năm xa cách đã làm cho bé Út cãm thấy ngỡ ngàng. 
Từ thành phố Hibbing về nhà ở Keewatin phải thêm gần nửa tiếng lái xe.  Sau khi rời khỏi phi trường, ngồi trên xe, Thảo nhìn nháo nhác chung quanh.  "Lạ quá, sao trên đường im lặng và vắng vẻ không thấy ai qua lại"", Xa xa chỉ thấy lốm đốm vài ánh đèn lấp lánh qua những hàng cây và nhửng mãnh đồng cô tịch, trong bóng đêm xa lạ.  Ngoài sự hoang vắng ấy, Út Thảo không thấy gì thú vị hơn nên đã thiếp đi lúc nào không hây.  Khi chiếc xe ngừng lại, Thảo giựt mình thức dậy.  Thì ra đã tới nhà rồi.  Bước xuống xe, Thảo thấy lờ mờ dưới ánh đèn đường là một căn nhà nhỏ vuông dài. Mới nhìn giống như một cái hộp lớn.  Bước vài nấc thang để đi vô, Thảo  nhìn những đồ vật bên trong:  Bộ ghế nệm, một tủ sách, một bàn ăn, một cái truyền hình, và một cây đèn điện tỏa ra màu vàng.  Nằm gọn ở góc nhà là một lò sưởi đốt bằng củi. "Ngộ quá!", Thảo nghĩ.  "Nhà bếp lò sài bằng điện."  ù Căn nhà mobile home hai phòng ngủ, một phòng tắmtuy nhỏ nhưng nhiều tiện nghi hơn lúc còn ở quê nhà. Giữa những điều mới lạ, Thảo và anh chị dường như đã không ngủ được cho đến sáng hôm sau.
 Khu phố Keewatin rất nhỏ bé, có thể đi bộ vào "downtown", không cần phải lái xe.  Những người sống chung quanh không có ai là người Việt hoặc là người Á Đông cả.  Phần đông là người Phần Lan và người Đức.  Chỉ có những khu phố nhỏ lân cận thì mới có vài gia đình người Việt mà thôi.  Dân ở đây ai ai cũng sống nhờ công việc ở mỏ sắt.  Ba Thảo cũng thế. 


Sau này Thảo được biết thêm về ba. Khi vừa tới nước Mỷ, ông đã làm không biết bao nhiêu nghề.  Từ rửa chén trong nhà hàng cho tới việc phụ bếp hoặc chạy bàn. Nhờ may mắn, ông xin được vào làm hãng mỏ, lương tương đối khá hơnù.  Công việc của ông là phụ xúc sắt vụn, hoặc nhẹ nhàng hơn là rửa những bánh xe to lớn, chuyên chở những tấn sắt nặng nề. Ba Thảo kể lại, lúc đầu vì bất đồng ngôn ngử và khát biệt màu da, ông đã  bị phân biệt phân biệt đối xử của những người đồng nghiệp trong sở.  Tuy tuổi  ông thuở đó chỉ vừa hơn ba mươi, nhưng tóc đã bạc màu vì thường làm những phiên ca đêm vô chuẩn.
Thảo từng nghe ba kể lại.  Lúc vừa mới tới, ông được hội nhà thờ vùng bắc lạnh Minnesota bảo trợ.  Vì thế nên cuộc đời ông đã trôi về một góc trời bé nhỏ nầy. 
Khu phố Keewatin chỉ cách ranh giới Canada khoảng sáu tiếng lái xe mà thôi. Mùa đông ỏ đây rất lạnh và nhiệt độ có thể xuống từ 30 đến 40 độ trừ. Mùa bão, tuyết có thể rơi đến khi lấp hơn phân nửa cánh cửa nhà. Nỗi buồn xa quê thêm vào sự lạnh lẻo ở đây, đã làm cho ba Thảo rất nhớ gia đình trong chuổi ngày đầu mới đến.
Sau ba tháng hè tiếp cận với cuộc sống mới, khi bước vào thu thì tới ngày nhập học.  Bập bẹ vài câu như "Hello" và "How are you"", khi ba anh em Thảo đến trường ngày đầu tiên thì đã có một cô giáo dạy kèm đứng đón.  Ban đầu ba anh em chỉ học lớp Anh văn.  Từ từ sau đó được hòa nhập chung lớp với tuổi đồng trang lứa.  Riêng anh Mẫn và chị Hiếu thì ba Thảo đã yêu cầu trường cho xuống một lớp, để có thể nắm vững căn bản ngôn ngữ trước khi lên lớp theo đúng tuổi. Về phần Thảo thì học lại lớp ba, lớp mà Thảo đang học trước khi rời quê nhà. 
Thời ấy trong trường không có người Việt hay Á Đông nào nên ba anh em Thảo bị xem như là người từ Trung Quốc tới.  Mỗi lần ra sân trường chơi thì bị chọc gẹo.  Nhóm học sinh bu theo mổi đứa tự lấy hai ngón tay chĩa vào bên đuôi mắt và kéo lên cho mắt nhỏ lại và thành mí lót để trêu đùa.  Không chiu đựng nổi, chị Hiếu hét to "Tao đánh mầy bây giờ!", và đuổi rược lũ ấy chạy xa.  Dần dần rồi  trò chơi chọc ghẹo tan biến, và ba anh em Thảo cũng được chấp nhận và hòa nhập thân quen theo năm tháng.
 Ngoài việc làm nội trợ, cũng như các con, má Thảo cũng mỗi ngày cấp sách đi học Anh văn. Sau một hai tháng đầu, má đãø đậu bằng lái xe.  Tuy buồn nhớ ông bà ngoại ở quê nhà, nhưng má Thảo luôn gắng gượng vui để cho các con được trọn niềm hạnh phúc.  Phố nhỏ,  công việc làm cũng hiếm.  Vài năm sau khi hòa nhập vào môi trường mới, má Thảo û xin vào làm cho một hãng may, nhưng rồi sau đó lại bị thất nghiệp.  
Một thoáng mùa thu rồi mùa đông lại đến.  Một bữa, Thảo đang mê ngủ thì bỗng nghe tiếng sì sào của anh Mẩn và chị Hiếu.  Giựt mình ngồi dậy, Thảo nhìn ra cửa sổ, đôi mắt nhắm mắt mở của Thảo chợt tóe lên sự vui thích. 
"Cái gì trắng trắng đang bay lung tung trên bầu trời ấy"" Thảo hỏi ba. 
Với nụ cười hạnh phúc, ba Thảo đáp, "Đó là tuyết đang rơi và tiếng Mỹ gọi tuyết là snow."  Vì lần đầu tiên trong đời thấy tuyết, nên ba anh em Thảo rất ngỡ ngàng vui đón.  Vội vã mặt vào áo jacket và giầy boots, ba đứa trẻ nhào đầu tung ra ngoài sân, cùng le lưỡi ra để nếm thử mùi vị tinh khôi của tuyết trắng đầu mùa trên đất khách.

*
Thấm thoát mà đã gần ba mươi năm trên xứ người.   Bao nhiêu sự khổ nhọc của người đi trước và kẻ đến sau đã lần lượt trôi theo năm tháng. 
Giã từ một góc trời đơn lạnh, Thảo và gia đình ba má đả rời khỏi Minnesota di chuyển về vùng ấm California vào năm 2004.  Ba Thảo thì sau một cơn bạo bịnh, đã về hưu hơn mười năm nay.  Má thì vẫn làm nội trợ và là chổ dựa tinh thần cho con cho cháu.  Anh Mẫn, chị Hiếu đều đã lập gia đình và được ổn định cuộc sống riêng.  Chỉ có Út Thảo thì đang ngồi đây để ôn về kỷ niệm, và thầm ngĩỉ rằng sự thăng trầm của cuộc sống tuy trước khó, nhưng sau rồi thì đâu cũng sẽ vào đó. Cũng như sự khó nhọc và nhẫn nhịn của ba Thảo bước đầu trên đất Mỷ, đả chứng tỏ cho rằng dù chỉ có đôi bàn tay trắng nhưng vẩn có thể vươn lên và vượt qua nhiều hoàng cảnh vất vả.  Sau bao nhiêu năm khó nhọc, nghị lực ấy đã đùm bọc cưu mang mái ấm gia đình và đã nuôi dạy cho ba đứa trẻ lớn khôn trên đất khách. 
Bây giờ, ở tuổi 36, Út Thảo đã là một y tá  (public health nurse), có công việc ổn định.  Nhìn về đoạn đời 28 năm trước, Thảo tự nhủ thầm rằng từ đó là đây.
Kiều Loan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến