Hôm nay,  

Mẹ Tôi Giải Phẫu Tim

23/06/201000:00:00(Xem: 105693)

Mẹ Tôi Giải Phẫu Tim

Tác giả: Nguyễn Trọng Ký
Bài số 2927-28227-vb4062310

Tác giả là cư dân Houston . Trước 1975, là cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, đơn vị sau cùng: Đài Kiểm Báo 201, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải. Được bảo lãnh sang Mỹ theo diện đoàn tụ, ông kể về người mẹ đã 87 tuổi, vừa qua một cuộc phẫu thật tim.
***
Tôi khẽ đặt nhẹ bàn tay phải của mẹ vào đôi tay mình. Dưới lớp da mỏng như tờ giấy bạch, nổi cợm lên những đường gân như sắp vỡ tung. Mẹ tôi vừa trải qua ca phẫu thuật tim thập tử nhất sinh. Trong căn phòng chật hẹp chỉ đủ kê chiếc giường, xung quanh đầy dụng cụ y khoa, dây truyền dịch chằng chịt, mẹ nằm thiêm thiếp, đôi mắt thâm quầng, hốc hác, mái tóc bạc ngã màu rối mù.
Hôm qua, ông bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho mẹ tôi báo cùng gia đình mẹ chỉ có 20% cơ hội sống còn. Sư thầy chùa Từ Bi Đạo Tràng đã có mặt đúng lúc. Tôi thấy ông lẩm nhẩm cầu nguyện cho người, đôi mắt ông đỏ hoe. Xin cám ơn nước Mỹ, vị bác sĩ già kính yêu đã hết lòng, hết sức cứu sống người. Ít hôm sau, mẹ tôi được chuyển về bệnh viện ở phố để được tiếp tục theo dõi điều trị.
Mẹ tôi có tất cả 8 người con, năm trai, ba gái, đều có gia đình riêng và đang sinh sống ở thành phố Houston này. Hai tuần nay mẹ có ăn uống gì đâu; người yếu hẳn đi. Ở bệnh viện cứ tưởng như đang ở nhà mình, Mẹ bảo tôi phải sửa lại cái màn cửa sổ, dời cái TV đi nơi khác, hay để mẹ bước xuống giường đi ra sau nhà bếp. Mẹ đang ở bệnh viện mà cứ nghĩ như đang ở nhà mình. Mẹ thích được làm lặt vặt mọi việc trong nhà như thuở nào. Đã hai tuần trôi qua, mẹ vẫn chưa ăn uống gì, chỉ sống nhờ truyền dịch và đút ăn qua đường mũi. Những vết máu bầm tím bên đùi phải, đôi cánh tay gầy guộc trông mẹ rất thảm thương.
Cuộc đời mẹ thăng trầm theo ngày tháng. Mẹ cưu mang đàn con nhỏ rong ruổi khắp mọi nơi. Mẹ sống không nhà, không cửa, nay đây mai đó. Nếu không có sự giúp đỡ của dì tôi thì cuộc đời của mẹ và các con không biết ra sao! Anh em tôi đứa về nội ở, đứa lên Đà Lạt sống với người quen, đứa ở với dì tôi để phụ giúp việc nhà. Riêng mẹ tay bồng, tay bế hai em tôi còn nhỏ lên tận Cẩm Mỹ để chăm sóc rẫy cho dì tôi. Thập niên 60 chiến tranh Việt Nam ngày càng bột phát, ngày làm ở rẫy, chiều về tay bồng, tay bế em tôi vào ấp chiến lược. Những chiều trời mưa quần áo ướt sũng, chỉ vắt khô rồi nằm ngủ tới sáng ra đi làm. Lúc này mẹ còn khỏe lắm, đạp xe đạp thả dốc vo vo. Con chó trắng Coco cùng theo mẹ hằng ngày, tôi nghiệp nó có khi phải đánh trả với lũ chó suốt chặng đường dài vào ấp. Mẹ kể có lần nó bị con chó khác của ai trong rẫy rình nó, rồi nhảy ra cắn một phát vào cổ, nó nằm chết giấc hồi lâu. Mẹ phải đổ ít dầu gió vào miệng nó, chập sau nó tỉnh lại.


Ngày mẹ xa quê hương hành trang chỉ vài bộ quần áo cũ. Tôi vì có gia đình, vợ con không cùng hộ khẩu nên phải ở lại chờ. Các em tôi theo mẹ sang Thái Lan một tuần trước khi sang Mỹ. Ngày mẹ rời Thái, các em tôi phải sang Phi học thêm sinh ngữ. Mẹ dè xẻn từng đồng để chúng có ít tiền tiêu vặt.
Từ ngày có mẹ sang, chị tôi đỡ hẳn, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. Chủ Nhật cuối tuần chị tôi thường chở mẹ đi chùa. Lúc này chùa Linh Sơn chỉ là miếng đất trống bỏ hoang, căn nhà thiếc ọp ẹp ngổn ngang mọi thứ. Mẹ nhặt từng cây đinh, lau chùi mọi thứ suốt cả buổi. Có lần thầy Trí Huệ đi ngang nói với mẹ: mọi việc có đàn bà là xong. Mẹ chỉ biết mỉm miệng cười. Những đêm buồn nhớ quê hương, nhớ đến gia đình tôi còn ở lại Việt Nam, mẹ ngồi viết thư về thăm hỏi, động viên. Mẹ còn làm đơn khiếu nại gởi khắp mọi nơi nghe đâu ra tận Hà Nội. Thỉnh thoảng mẹ gởi về cho vợ chồng tôi thùng quà để sinh sống. Ngày vợ chồng tôi sắp qua, mẹ sửa lại cái garage để cho vợ chồng tôi ở. Sau năm năm mẹ cố gắng học tiếng Mỹ để thi lấy bằng quốc tịch. Lần đầu mẹ rớt, không nản. Sau này mẹ cố gắng học thuộc 100 câu làu làu. Có bằng quốc tịch mẹ lo bão lãnh chị tôi có chồng Phi cùng con cái sang đây sinh sống. Chị tôi có chồng rời Việt Nam trước ngày đất nước rơi vào tay Cộng Sản.
Không biết đêm nay là đêm thứ mấy tôi ở bên người. Trông mẹ tội nghiệp, người gầy hẳn đi. Ngày lễ Memorial, mẹ nhất định ngồi dậy. Mẹ muốn bước xuống khỏi giường, nhưng làm sao đi nổi, người còn yếu lắm. Cô y tá người Phi phải tháo gỡ các dây truyền dịch, ống tiếp hơi rồi đặt người ngồi trên chiếc xe lăn đẩy ra hành lang cho thoáng. Trông mẹ tươi tỉnh ra, tuy nét mặt còn xanh xao. Hôm mẹ tập therapy, hai cô y tá dìu mẹ đi từng bước, rồi mẹ tự nhún nhảy như người sành điệu mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Mọi người ai nấy đều được một trận cười hả hê. Những vết bầm trên đôi cánh tay gầy của mẹ cũng tan dần đi. Mẹ còn bảo có ông Obama vào thăm mẹ nữa. Thật ra đó là vị bác sĩ phổi người Mỹ đen thường ghé thăm cho mẹ mỗi buổi chiều.
Ngày xuất viện về nhà, mẹ ngồi trên chiếc xe lăn, quần áo tươm tất, trông mẹ vui lắm như người đi xa mới về. Anh em chúng tôi thay nhau chăm sóc nên mẹ nhanh chóng hồi phục.
Hôm sinh nhật lần thứ 87, mẹ xum họp vui vầy bên con cháu. Tôi may mắn còn cha mẹ sinh sống đầy đủ, nhưng rồi thời gian sẽ trôi qua nhanh, bánh xe tạo hóa xoay vòng, mẹ sẽ ra đi. Ngày ấy tôi biết mình sẽ buồn lắm. Chỉ mong sao người được ra đi thanh thản, bình yên như vừa được thay một chiếc áo mới.

Nguyễn Trọng Ký

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,555,855
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến