Hôm nay,  

Mình Ôi, Đi Ăn Cơm Hội Già!

22/06/201000:00:00(Xem: 189215)

Mình ôi, Đi Ăn Cơm Hội Già!

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 2926-28226-vb3062210

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới của ông lần này là chuyện về quán cơm dành cho người già tại San Jose.

***

-Anh Sáu! Sao già không đưa bà xã đến hội già ăn cơm trưa với anh em bạn già cho vui"
Ông Mãnh nghe hỏi có vẻ lạ lùng:
-Ở đâu" Ai mà biết có bonus đó sao"
-Quyền lợi của người già mà không thiết, nghỉ cũng phí! 
Mãnh lúng túng:
-Nhưng mà thể lệ có dễ dàng không" Điều kiện gì không" Bửa nào anh chở dùm tôi đi lấy đơn.
Miên lẹ làng:
-Ngay bửa nay chớ còn bửa nào nữa. Chờ bước vô "6 tấm" rồi mới nhập hội chắc"
Anh Sáu ngạc nhiên:
-Ủa! Mau lẹ vậy sao" Tôi tưởng xin đơn rồi còn chờ City chấp thuận chớ.
Hai Miên ca tụng chánh phủ Mỹ:
-Xứ Mỹ không rườm rà! Làm cái gì liền cái rụp là xong liền! Đánh computer lạch cạch cái là xong.
-Anh chỉ tôi cách thức xin xỏ đơn từ ra làm sao xem tôi có xin được không.
Ông bạn già búng tay tiếng chốc, coi như yêu cầu chỉ là việc nhỏ:
-Dể ợt! Già 55 tuổi trở lên ai xin mà chả được chỉ trừ không thèm xin mới thôi.
Ông ta ngó ra đường ngước đầu theo hướng trái, tay chỉ:
-Đi đường Santa Clara tới... qụẹo trái thấy căn nhà lớn tô vách vàng nằm bên góc trái thì quẹo vô ngay đó đúng phóc!.
-Có dựng bảng gì để nhận diện không"
Miên có nụ cười hảnh diện của người hướng đạo.
-Cứ thấy các ông già bà lão, Mỹ có, Mẽ có, Miên có, Việt Nam có thì cứ vào ghi tên có khó chi!
-Mình ăn  free"
Bạn đắc chí:
-Không! Chỉ hai đồng rưỡi dollar thôi! Tiền đóng góp tượng trưng thôi. Ăn no bụng!

*
Đúng 11 giờ sáng vợ chồng Mãnh đến nhà cùng với vợ chồng tôi đi chung một xe đến Hội Cao Niên chung vui với cộng đồng gốm các bô lão các quốc gia tứ xứ Mễ, Lào, Miên, Việt, Tàu...
Xa xa, từng nhóm 2, 3 người, kẻ chống gậy, người khập khểnh lê chân lệch bệch từng bước một. Họ đi bộ. Chạy xe. Có người có sức khoẻ cởi xe đạp, thể thao.Tất cả đều là người già đi đứng lụm cụm.  60, 70 có người tuổi hạc ngoài 80 cũng nhờ con cháu lái xe chở tới đây vui vẻ với đồng bào. Hai dãy parking lot rộng rãi. Các tài xế già lái đậu xe dể dàng.
Dãy nhà lập hội cao niên, nói theo nhà mình ở Việt Nam, đó là một căn 3 gian một chai. Bước vào trong thấy liền các bức tranh họa cảnh đồng quê nằm trên nền vách xanh lơ thanh lịch. Người quản lý ở đây rất thú vị với đất nước Á châu nên khéo lựa các tấm tranh tả cảnh miền quê tựa như cảnh trí mộc mạc ở quê hương ta.
Khoảng 20 bàn tròn bài trí theo tửu lầu. Bàn cách khoảng rộng rãi rất dễ cho người qua lại. Mặt bàn trải khăn trắng có chạy tua nơ-rôn, chính giữa trang trí một bông hồng trông lịch sự như một tiệc cưới. 10 chiếc ghế dựa bọc quanh bàn ăn, lưng dựa bọc áo hoa nhiều màu sắc sặc sở, sắp xếp đủ cho 10 thực khách  ngồi rộng rãi và thoải mái.
Ông Mãnh có cảm giác đầu tiên sửng sốt:
-Sang như một tiệc cưới!
Ông Miên bơm thêm:
-Có hầu bàn nữa cơ!
Sáu Mãnh khoái chí, miệng lia lịa:
-Cám ơn! Cám ơn anh chị hai chỉ cho vợ chồng tôi đến đây mới biết nơi chốn "Thiên đàng".
-Vì sao là Thiên đàng"
-Bộ anh hai không thấy trước mặt toàn các tiên ông tóc bạc ở Hoàng Thiên hay sao"
Chị Mãnh thuyết liền:
-Già mà có chỗ ăn ngon, làm quen bạn mới, lại là nơi gặp đồng hương kể chuyện này chuyện nọ thử hỏi tìm đâu ra ở thế gian này! 
 Bổng nhiên chị Miên kéo ghế đứng dậy vái chào người bạn mới đến:
-Chào chị ba! Chị mới tới hả"
Bà già Bắc kỳ tuổi ngoài 60 chào trả:
-Chào bà con. Hôm nay tôi đến trể gần 12 giờ ở nhà tôi rất nóng ruột. May mà đến đây kịp gặp bà con.
-Bửa nào không đến cũng thấy nhớ nhớ phải không chị"
-Dạ! Vâng!      
Qua một lượt nhìn, Mãnh nhận ra bàn anh ngồi có đủ các sắc tộc. 5 anh chị Việt Nam, 2 Tàu, 2 Mễ. Còn 1 ghế trống. Đồng minh nhập bàn từng cá thể một. Trước lạ sau quen. Ông Mẽ tuổi ngoài 70 kéo ghế ngồi, tổng chào:


-Good morning, everybody!
-Welcome!
Tất cả người trong bàn bắt tay thân thiết:
-Glad to know you!
-Me too!
Chị Mãnh bập bẹ tiếng Mỹ:
-Ha..p py ..to..see you!
Ông Mễ nghe không rõ nhìn bà con trong bàn cười xã giao.
Bàn  tôi ngồi có tới 5 người Việt Nam nói cười lớn tiếng, vui vẻ như trong không khí gia đình. Mặt chị Mãnh tươi thấy rõ. Các vết nhăn trên mặt bây giờ là những đường nét duyên dáng của bà già ngoài 60. Được họp mặt đông đủ như thế này chị cảm thấy đời sống vui tươi, thấy cử tọa hớn hở chị cũng vui lây đóng góp nhiều chuyện vui từ trong nhà đến ngoài xã hội mọi người đều thích nghe.
-Tuần rồi tôi có đi dự ngày ra trường con anh Tổng. Nó tốt nghiệp bằng bác sĩ!
-Thằng Hồng con tui cày được job. Tui mừng quá tay! Mất mấy tháng nay thất nghiệp ăn không ngồi rồi thấy nó ngồi thở ra hoài!
Anh Miên hy vọng kinh tế ngày mai sáng sủa:
-Phải thế chứ! Tôi tiên đoán tương lai nền kinh tế Mỹ từ từ phải lên mà!
-Vậy thì bà con cụng ly mừng đi!
-Cheer up!
Mọi người đứng dậy cụng ly đá cục quay lóc cóc. Trong bàn có ý kiến:
-Anh nào giỏi Anh ngữ dịch liền cho vợ chồng Mexican biết với chứ!
Anh Miên hưởng ứng đứng dậy nhìn qua anh Mẽ làm công tác dịch thuật:
-Economy in United States is in progress now. We will get a job soon 
Tất cả mọi người ngồi bàn hiểu ý câu văn đồng loạt vổ tay hoan nghênh.
Bàn tôi bây giờ có thêm một Mỹ già. Ông ta mặc veston xám tro rất lịch sự, gác gậy qua hông mở nụ cười xã giao và giở mũ vải nâu vái chào anh em trong "hội nghị bàn tròn". Ông Mỹ mới đến dáng người to lớn dù lớn tuổi nhưng người rất tráng kiện. Qua cuộc đàm thoại mỗi người giới thiệu mình và "Talk yourself" mọi người biết ông ta là cựu quân nhân, trước có qua tham chiến ở VN ở Chu Lai, Đà Nẳng, Buôn Mê Thuộc... với cấp bậc Đại Úy thuộc một tiểu đoàn TQLC.
Cựu Đại úy hãnh diện phát biểu chậm rãi bằng tiếng VN:
-Tội là một chiến sĩ infantry có mặt trên chiến trường Bình Long anh dũng.
-Đại úy nghĩ thế nào về nước VN.
Ông già Mỹ có vẻ "khoái tỉ" nhịp nhịp đủa trên mặt bàn:
-Vâng! Người VN hiền lành nhưng quả cảm. Nước VN đẹp lắm. Tôi yêu Sài gòn lắm lắm!
Hắn ngẩu hứng ca: "Sài gòn đẹp lắm Sài gòn ơi!"    
Và nhắc nhở:
- Tôi cũng có dịp đi xe qua đèo Hải vân bữa
-Ông có định tương lai du lịch ghé thăm đất nước tôi không"
Cụ cao niên Mỹ trả lời mau mắn:
-Năm nay chắc chắn là tôi sẽ đưa vợ con qua cho biết đất nước VN. Dân tình hiền hoà rất dể thương!  Tôi còn chương trình đi Mũi Né ở Nha Trang. Thăm Đà-Lạt chỗ nghỉ mát tuyệt vời!
Đồng loạt vỗ tay như pháo rang.
Các bàn chung quanh tất cả là 20 bàn. Mỗi bàn đủ số 10 ông bà tuổi hạc. Đủ các sắc tộc. Đủ mọi làn da. Đủ người dịch thuật. Thế giới đại đồng là đây. Họ trao đổi mọi chuyện thời sự Mỹ và quốc tế. Ở đây, đồng bào khắp năm châu biểu thị tình đoàn kết và thương yêu nhau, cộng sinh trong tinh thần cưu mang cộng đồng quốc tế.
 Tới 12 giờ nhập tiệc, một ông Mỹ tuổi cũng ngoài 50 đẩy một xe "phục vụ" các thực khách bô lão. Thức ăn hầu bàn có soup thịt bò xay nhuyển, bánh mì, butter, cá, sửa ...Thức ăn nêm nếm lạct nhưng rất vừa miệng.
 Chị Mãnh khen:
 -Đồ ăn ở đây họ nấu ăn ngon quá! Tôi răng giả gặp đồ ăn nấu nhừ tôi ăn hết trơn.
Ông Mãnh tán dương:
-Vậy mà tôi thấy ở nhà có khi nào bà húp hết chén canh đâu!
Chị Miên cổ vỏ:
-Ngày ngày anh chị ghé đây với cộng đồng mình và bạn cho vui! 
Ông Mãnh hưng phấn:
-Phải đi chớ!

  *
Đồng hồ kiểng đổ 11 tiếng chị Mãnh réo chồng nhắc nhở;
-Mình mặc đồ xong chưa" Đi kẻo trễ.
Ông Mãnh không nghe rõ lời bà vợ gọi, vừa đi vừa xem đồng hồ tay, từ trong buồng ngủ ra, tay còn gày nút áo, nhao nháo:
 -Mình ôi!  Đi ăn cơm hội già!
Bà Mãnh nóng lòng:
-Tôi sẳn sàng chờ ông lâu rồi ông ơi!
Ngoài cổng rào cây chiếc xe Toyota 2009 màu xanh nước biển của ông bà Miên nhấn kèn tin tin đúng giờ hẹn mời vợ chồng Mãnh ra xe với nụ cười tươi như hoa chào mừng buổi sáng....
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến