Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy

31/08/201000:00:00(Xem: 100332)
  • Tác giả :

Những Điều Trông Thấy

Tác giả: PNT
Bài số 2978-28278-vb3083110

Người viết tự mô tả là một ông già gần tuổi "Thất thập cổ lai hy".  Ngoài những công việc thường ngày cũng hay xuống phố Bolsa tham thú quán xá. Những gì đã nhìn hoặc nghe, ông bèn về viết ghi xuống gửi cho Việt Báo để mong những điều trông thấy sẽ dần dần ít ai còn chứng kiến nữa.

***

Thời buổi kinh tế khó khăn nầy đâu đâu cũng thấy đề bảng 50% Off!  Cũng tiện lợi cho những gia đình ít người như vợ chồng ông.  Chỉ hai vợ chồng già, ra quán phở, kêu 2 tô phở nhỏ và 2 ly trà nóng chỉ có 8 đồng bạc.  Khỏi mất công nấu nướng.
Tuy vậy, ở nhiều quán ăn, ông thấy rất nhiều điều đôi khi làm ông  ăn mất ngon!
Bây giờ rất ít quán ăn mà những người chạy bàn có được nụ cười trên môi khi đến lấy Order của khách hàng.  Trong nhiều quán ông đã ghé qua, ông thấy chỉ có chừng 2,3 quán là có đưọc những người chạy bàn vui vẻ niềm nở!
Có lần ông bà ghé ăn sáng và uống café ở một quán nổi tiếng vì bánh mì baguette thật ngon, bánh mì pâté chả cũng rất đặc biệt, và café ở đó thì "hết ý! Quán nhỏ thôi, nhưng khách hàng lúc nào cũng nườm nượp.  Những loại bánh ngọt ở đó ngon tuyệt , tuy hơi đắt hơn những nơi khác.  Hôm đó ông gọi một món mà ông thầy đề trên bảng là "Spécialité du jour": gà nấu nấm. 
Ăn không hết , ông xin 1 hộp để To Go.  Cô phục vụ, có lẽ là một em học sinh hay sinh viên gì đó, đưa cho ông 1 ly giấy còn dính thức ăn và nói  "Đây là ly lúc nảy đựng món gà nấu nấm của chú chớ không phải ly dơ đâu!"
Trả tiền xong, ra đến ngoài cửa, ông cằn nhằn với vợ ông: "Tiệm ăn thì ngon thật nhưng cách phục vụ chẳng ra làm sao!  Xin một cái hộp để đem thức ăn về cũng đưa hộp cũ!".
Lúc ấy một cô, cũng bán trong nhà hàng ấy, và có lẽ cũng là một du học sinh, đã hết giờ làm việc, đang gọi Cell phone (hình như cho một người bạn) bỗng dưng quay qua nói lớn: "Ông muốn gì thì vào bên trong nhà hàng mà nói. Ông nói ở đây tôi gọi "nai oan oan" bây giờ".


Ông già còn nghe cô ta nói trong cell phone "Ồ, du biết rồi. Mấy ông già Việt Nam khùng, Old crazy Vietnamese đó mà! Crazy!!!"  Cô ta nghĩ rằng  nói tiếng  Anh thì "old crazy Vietnamese " nầy nghe không được chăng"
Ông già có lẽ cũng đã quá chán ngán cho nền văn hóa mà những cô cậu bé nói trên đã hấp thụ được nên đã bỏ đi.  Vợ ông cũng lắc đầu nói:" Không hiểu là khi gọi "nai oan oan" đến thì cô ta sẽ nói cái gì đây"
Lang thang chỗ nọ chỗ kia sau những buổi sáng đi bộ cho giãn gân cốt, ông già cũng lại nhìn thấy những điều mà lâu nay ông bà vẫn tưởng chỉ có bên quê nhà.  Đó là vấn đề xả rác bừa bãi!
Ông đã từng thấy những ly café, những ly sinh tố "sắp hàng ngay ngắn và thẳng tắp" trên đường vạch của chỗ đậâu xe. Lúc đầu ông bà chưa biết tại sao những ly nước uống ấy lại được để ở đó mà không là một chỗ nào khác, như trong thùng rác chẳng hạn.
Lúc đó cũng vừa có môt chiếc xe vừa dừng ở Parking.  Một anh chàng rất ư là lịch sự, mở cửa, và trước khi bước xuống xe đã đặt ly café xuống đất!  À thảo nào những cái ly  nhựa, ly giấy bỏ đi kia nằm ngay hàng thẳng lối trên đường vạch của Parking!
Rồi lại có những anh chàng vừa lái xe vừa hút thuốc và gạt tàn ra ngoài cửa sổ.  Ông không hiểu nếu cảnh sát thấy được họ có bị phạt hay không"
Còn nhiều, và nhiều lắm. Cứ nhìn những thùng rác ở các khu vực buôn bán, nhà hàng của Việt Nam mình là ông bà ngao ngán lắc đầu.
Đôi khi ông bà về nói với nhau như tự an ủi: "Hay là tại mình già quá rồi nên đâm ra khó tính"  Chứ những điều trông thấy đó cũng bình thường thôi, đâu có gì đáng để quan tâm" "
Đoc dăm điều bảy chuyện bất như ý  trên chắc là quý vị độc giả cũng đã chán và phán: "Ôi có vậy mà cũng nói!  Thường thôi mà!”
Hẹn quý vị bài sau sẽ viết những điều trông thấy hay hơn, tốt đẹp hơn trên đất Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến