Hôm nay,  

30-4-75: Chặng Đường Chông Gai Cuối

20/03/201000:00:00(Xem: 123241)

30-4-75: Chặng Đường Chông Gai Cuối
 
Tác giả: Thu Thuyền
Bài số 2872 -1628992- vb7032010

Báo xuân Việt Báo Tết Canh Dần 2010 có phần đặc biệt tưởng niệm Hoàng Anh Tuấn, Thi Sĩ của Hà Nội Kiếp Trước:  (Có thể đọc trên Vietbao Online: http//www.vietbao.com/ images/upload/vbx2010/40-44.pdf) Trong phần này, có bài “Hoàng Anh Tuấn, Thân Phụ Tôi của nhà văn Thu-Thuyền. Là thứ nữ của ông bà Hoàng Anh Tuấn - Hoàng Ngô Thy Liên,  Hoàng Lưu Thu Thuyền sinh năm 1958 tại Sàigòn. Thời ở Đà Lạt trước 1975, học Couvent des Oiseaux. Tại Saigon -1976-1979, học tại St.Paul, Trung học Sư phạm. Dạy tại Huỳnh Mẫn Đạt. Sống ở Pháp từ 1979. Sang Mỹ từ 1981, tốt nghiệp đại học tại Cincinnati Ohio. Hiện định cư cùng chồng và hai con tại Dallas, Texas. Bắt đầu viết từ 1998. Tác phẩm đã xuất bản: Những Nhánh Sông Mất Biển (tập truyện, Văn Mới, 2004). Sau đây là bài viết đặc biệt của Thu Thuyền về “Tháng Tư 1975” góp cho Viết Về Nước Mỹ.

 Tác giả Thu Thuyền.

 

 

 

 

 

Gia đình Hoàng Anh Tuấn-Hoàng Ngô Thy Liên và các con tại Đà Lạt trước 1975.

***

Cuộc hành trình đưa sáu đứa con di tản từ Đàlạt về tới Sàigòn bình yên vô sự, làm mẹ gần kiệt lực.
Sau khi nghe tin Ban Mê Thuột, Kom Tum, Pleiku bỏ ngỏ, làn sóng đầu hàng lan dần đến Đàlạt. Mẹ tôi gói ghém đồ đạc, lùa chúng tôi lên chiếc xe Renault ọp ẹp, chạy thẳng xuống Tháp Chàm. Chờ mọi sự ổn thỏa, vài tuần sau sẽ trở về nhà lại. Không ngờ nửa đêm đầu tháng Tư, tiếng trực thăng luỵch huỵch trên cao, tiếng xe, tiếng người rần rần ngoài quốc lộ, đánh thức mẹ tôi dậy. Tôi nghe động, nhỏm lên nhìn: Mẹ tôi vừa cho gạo vào nồi cơm điện, vừa thu xếp hành lý. Tôi hoảng hồn nhảy ra khỏi giường, thay đồ theo cả nhà lên xe lần nữa.
Mẹ tôi bắt liên lạc được với bạn bố, cùng theo đoàn công voa của bác chạy về hướng Sàigòn. Để tiết kiệm xăng, mỗi lần kẹt đường, mẹ tôi tắt máy xe. Đoàn xe bắt đầu di động thì chiếc Renault trở chứng không chịu nổ, xe đi sau ủi xe chúng tôi một quãng thì máy mới đề rõ to!
Lê lết mãi cũng về đến được Phan Thiết. Được gia đình một người đàn bà bán tạp hóa ngay bên quốc lộ mời vào nhà nghỉ ngơi uống nước, tôi mừng lắm, chắc mẩm đã thoát được con đường gai góc nhưng tôi lầm. Phan Thiết cực kỳ bất ổn: Cả đêm, cướp vào tiệm tạp hóa đòi tiền, thuốc lá, bánh trái... Mẹ lùa chúng tôi xuống chuồng heo chờ sáng. Mẹ bảo: "Hỗn quân hỗn quan, nhà mình một bày con gái. Cẩn thận vẫn hơn!" Anh tôi cầm khẩu M16 mới mua, cứ dợm chân muốn nhào ra bắn độp một phát cho đỡ tức rồi ra sao thì ra. Mẹ phải ngáng cửa chuồng heo để anh không xổng ra được.
Đến sáng, mẹ đi kiếm nhà dòng. Tìm ra một cô nhi viện, mẹ kéo chúng tôi chạy đến xin tá túc. Bỏ lại chiếc xe yêu quý với bốn bánh xe bị gỡ nằm trơ xương.
Mẹ tôi xin nhà dòng tìm cách rời Phan Thiết vì chắc chắn đêm nay sẽ bị pháo. Các nữ tu không muốn quyết định làm mẹ tôi vừa khuyên xong, đổi qua dọa. Cuối cùng miệng lưỡi Tô Tần của mẹ lay chuyển lòng các sơ. Chúng tôi được gia đình chài lưới cho xuống thuyền nằm chờ sáng. Nếu không có pháo, chúng tôi sẽ phải rời tàu, dùng đường bộ về Sàigòn lấy. Nửa đêm, Phan Thiết pháo lửa dậy trời, thuyền chúng tôi nhổ neo trực chỉ Vũng Tàu.
Tạ ơn trời Phật, không có mẹ, có lẽ chúng tôi đã bị pháo bắn dẹp thây. Tôi vội cho cuộc di tản 1975 của gia đình là một chuyện hi hữu đáng ghi nhớ nhất trên đời nhưng tôi lầm to.
Suốt thời gian sau tháng tư năm 75, mẹ tôi bắt đầu những chặng đường gập ghềnh khác. Sau khi bố tôi bị còng tay đưa vào nhà tù Phan đăng Lưu, mẹ tôi ở ngoài bươn chải, kiếm cơm thăm tù, nuôi con.
Trong thời kỳ cả nước cùng đói, tôi nhớ có một bác nhận là người quen với gia đình, đến thăm nhà tôi vào một buổi chiều nhá nhem. Nói chuyện xong, bác kiếu lui nhưng trước khi về, bác nhờ mẹ bán hộ một trăm đô. Bác bảo cần tiền gấp nên chỉ lấy 80% giá thị trường. Mẹ mừng lắm, vào nhà chắt bóp gia tài, định đưa bác nhưng ngần ngừ một lúc, mẹ trở ra xin lỗi vì không đủ tiền ứng. Tôi tiếc hùi hụi, cứ đi theo hỏi mẹ sao không sang hàng xóm mượn thêm một ít, mua rồi bán ngay, cầm chắc tiền lời. Bị quấy rầy mãi, mẹ mới nói thẳng: "Tờ đô của bác ấy 'mỏng' quá, mẹ không muốn mua!" Tôi lạnh người, thầm nhủ: "May mà mẹ nhanh trí chứ gặp tôi, thấy tờ đô búng kêu tanh tách, ngon hơn miếng mỡ. Chắc chắn tôi nhắm mắt mua ngay..."
Ngoài việc buôn chợ trời chạy gạo hàng ngày, mẹ tôi còn phải tranh đấu vô cùng gay go để xin cho được mảnh giấy thường trú tại Sàigòn. Mẹ tôi mở đại lý hãng dầu gió Sao Vàng. Phường khóm lâu lâu ghé qua mua một hai chai mẹ tôi cũng bán. Có cái phông hãng dầu tưởng dễ nhập hộ khẩu, thật ra cũng chẳng đến đâu. Hàng ngày, mẹ tôi vẫn chầu chực ngoài văn phòng Phường mỗi sáng sớm. Hôm thì cán bộ nhận đơn đi vắng; lúc thì chủ trương mới ban hành buộc phải điền lại giấy tờ; khi thì cần bổ xung giấy nhà đàlạt bị cơ quan nhà nước trưng dụng; có hôm bị đuổi ngang xương, chả cần lý do gì cả. Mẹ tôi mất kiên nhẫn, nổi điên, đứng ở cổng phường vừa khóc vừa lớn tiếng chửi như chửi mất gà. Hôm đó, người về nhà, tay phe phảy tấm giấy thường trú khoe các con. Mắt mẹ vẫn còn hoen lệ nhưng miệng cười đắc thắng vì đã hoàn tất một công tác "vá bể lấp trời".
Hết nhìn tờ giấy ố vàng, lem nhem dấu mộc đỏ chóe in loang qua cả mặt sau, tôi lại nhìn mẹ. Người mẹ thanh lịch của vài tháng trước bây giờ mặc chiếc áo bà ba hàng nội hóa nhàu nát, chiếc quần sa tanh đen lấm lem bụi. Người mẹ của tôi chưa bao giờ mở một lời thô tục với bất cứ ai vậy mà bây giờ chỉ vì chồng con phải hạ mình trước những kẻ đánh vần không thông, đã thế mẹ còn chửi bới không sợ nhơ miệng. Tôi thương mẹ ứa nước mắt, phải vội quay mặt đi sợ mẹ tôi thấy được. Những ai may mắn có con mới thấm thía hai chữ "hy sinh" của các bậc sinh thành!


Giấy thường trú là cánh cửa đầu tiên đưa mẹ tôi đến chỗ làm giấy tờ hợp lệ đi Pháp. Mẹ tôi bắt đầu liên lạc với tòa lãnh sự Pháp để lo xuất ngoại bằng đường "nhân đạo" dành cho cựu nhân viên chính phủ Pháp. Hồ sơ gồm một xấp dầy: nào giấy chứng nhận dạy học ở Lycée Yersin, nào giấy khai sinh của cả nhà... Nộp xong, mẹ tôi thừa thắng xông lên làm cả đơn xin đi theo diện con lai. Chẳng là bà có đôi mắt nâu Jacqueline Kennedy và một sống mũi rất cao. Mẹ tôi viết thư cho người thầy cũ ở Pháp xin ông cứ nhận là đã có ăn ở với bà ngoại tôi hồi xưa. Ông thầy từ chối vì sợ tổn hại đến tiếng tăm của mình với Hàn Lâm Viện Pháp nên mẹ tôi đành làm con lai hoang!
Trong lúc chờ đợi giấy tờ, mẹ tôi gặp lại người bạn có quốc tịch Ấn. Ông này thương hại hoàn cảnh mẹ tôi một mình phải chèo chống nên đề nghị làm đám cưới ma, khi nào ra khỏi Việt nam thì tuyên bố ly dị ngay. Ông chỉ không dám đèo thêm người anh lớn của tôi vì anh trong tuổi "lao động", kéo theo sợ chết cả chùm. Mẹ tôi phải từ chối lòng tốt của ông ta vì không nỡ quay lưng bỏ đứa con trai yêu quý ở lại.
Không hiểu đào hoa chiếu mệnh hay sao mà mẹ tôi lại gặp một ông Tây, dòng dõi quý tộc, đem lòng yêu mến. Ông này hứa lo cho cả nhà đi, chỉ cần mẹ tôi phải chính thức ly dị với bố tôi. Lời đề nghị này chắc làm cho mẹ tôi suy nghĩ nhiều lắm. Nhà làm gì có tiền để chi tiêu mãi được. Buôn bán chợ đen chợ đỏ đâu biết tương lai ra sao. Kẹt một điều là bố tôi còn nằm giết rệp trong tù, không người thăm nuôi. Dù có ra khỏi tù cũng chẳng làm sao thoát được khỏi Việt nam. Sau bao đêm suy nghĩ mẹ tôi thêm một lần nữa đứt ruột từ chối một dịp may hiếm có: Cơ hội đến cõi tự do bằng đường tắt.
Giữa lúc đó, phường có lệnh kêu hai chị em tôi đi tình nguyện làm thủy lợi ở Cát Lái. Mẹ tôi bó tay, vừa thu xếp đồ đạc cho hai đứa con gái, vừa nuốt lệ. Mẹ tôi chắc lo cho đứa em công dung ngôn hạnh của tôi nhiều nhất. Phần tôi, dầu sao cũng còn mồm mép đỡ chân tay. Kể ra cũng gần đúng, tôi chỉ ra bờ kinh đứng ăn hại thôi. Bùn chuyển được đến tay tôi thì coi như xong. Tảng đất nhão nhoẹt lớn tướng từ trong leng đổ ra, tự nhiên teo lại bằng nắm tay.
Hôm mẹ tôi lên Cát Lái thăm con, thấy chị em tôi mặt mũi vêu vao vì thiếu ăn. Lúc làm thì bùn văng đầy mặt, đến khi rửa đi thì da cháy nắng đỏ hồng điểm thêm một mớ đốm trắng làm duyên, được mấy anh đi làm nghĩa vụ khen là "cắc kè bông, cái má hồng hồng!" Mẹ tôi nhìn cảnh con gái sống lẫn lộn với con trai, càng không đành lòng. Bà bất chấp cơ nguy tù tội, ra phường, mở máy chửi tiếp. Phường khóm điếc tai kêu mẹ tôi đi lãnh chị em tôi về. Mẹ tôi hôm đó được tôi phong lên chức Hoàng tử vì đã có công lớn cứu hai chị em “công chúa tắc kè bông" ra khỏi tháp ngà thủy lợi. Về đến nhà, hai chị em ăn cơm ngon miệng quá. Ăn hết đĩa xào, tôi thấy còn chút nước xốt, bèn bới thêm tí cơm vào trộn ăn. Bỏ uổng! Mẹ tôi trào nước mắt dù người cố cầm lại...
Chờ kết quả giấy tờ đi Pháp lâu quá, mẹ tôi nóng lòng, rủ bạn xuống Miền Tây tính chuyện vượt biên bằng đường bộ. Tôi nhìn mẹ tôi xúng xính trong bộ bà ba nâu mới cắt chỉ, lắc đầu:
-Trông mẹ giống như mấy cô văn công diện đồ lên sân khấu.
Mẹ tôi xì một tiếng:
-Ngoa ngoắt!
Nói vậy, xong mẹ tôi cũng phải ra chợ mua bộ đồ cũ bợt cả vai lẫn đũng quần để mặc cho có vẻ hợp thời trang hơn. Đi miền Tây về, cả nhà xúm lại hỏi thăm mẹ về tình hình an ninh ra sao. Mẹ tôi mệt nhọc kể:
-Vừa bước chân xuống xe đò đã có mấy người nhìn chằm chằm. Lại có thằng nhỏ ra hỏi mẹ có phải dân trên tỉnh xuống đây kiếm đường vượt biên không, thế mới chết chớ!
Mẹ tôi ngưng lại thở một tí rồi mở giỏ ra khoe:
-Tiện thể mẹ mua mấy ký mỡ heo và tiêu hột về. Mỡ heo mình thắng lên gởi vào tù cho bố còn tiêu thì mẹ đem ra chợ bán bù tiền đi đường.
Tội nghiệp mẹ tôi đã vất vả mà xôi hỏng bỏng không. Chắc mẹ đang hối hận không nhận lời lấy ông Tây quý tộc. Chờ bố tôi để đi cùng thì đến kiếp nào bố mới được thả"
Vậy mà một ngày đẹp trời tháng Giêng năm 79, có hai viên công an chìm đến gặp mẹ tôi. Họ đưa một số đồ đạc riêng của bố tôi ra làm tin và đề nghị:
-Nếu bà muốn ông nhà được thả trước Tết thì đưa chúng tôi ba lạng vàng.
Mẹ tôi bối rối:
-Tôi làm được đồng nào, tiêu sạch đồng nấy, làm gì có vàng để của. Bây giờ đang có sẵn một trăm ngàn, nếu các ông muốn thì tôi xin biếu các ông dùng đỡ.
Hai người công an nói chuyện với nhau một hồi rồi nhận tiền của mẹ tôi. Tết năm đó, bố tôi được ăn Tết ở nhà, chấm dứt bốn năm viết bản tự khai trong ngục!
Con đường dài đó tưởng mẹ tôi không thể nào đi hết nổi một nửa, vậy mà cuối cùng cũng xong. Hôm tôi ngồi mạng lại cái áo rách, mẹ tôi được kêu lên sở ngoại kiều. Tôi đoán là có tin mừng to mà không dám quả quyết vì sợ thất vọng nên ráng làm tỉnh, cố vá cho xong chiếc áo. Báo hại tôi bị kim đâm chảy máu mấy lần vì lo ra. Anh tôi vừa chở mẹ tôi về là tôi đã đứng sừng sững giữa sân, đôi mắt nhìn mẹ dò hỏi. Mẹ tôi chẳng nói, chỉ nhìn tôi gật đầu cười. Cơn mừng như òa vỡ làm tôi lảo đảo muốn ngã. Tôi khóc nức nở, mẹ tôi cũng khóc theo. Cái áo vá dở dang, tôi quẳng vào thùng rác!
"Chặng đường chông gai cuối cùng mẹ đã vượt qua, con thật mừng khi thấy mẹ cất được chiếc gánh quá nặng, oằn trĩu đôi vai gầy!", tôi nhủ thầm với mẹ.
Nhưng tôi lại lầm: Bây giờ, đã ở Mỹ rồi, con đường chông gai cuối cùng của mẹ tôi lại là mảnh bằng cao học văn chương Pháp mà người quyết giật cho được. Cũng rất có thể tôi còn lầm nữa: với một người đàn bà như mẹ tôi, con đường trước mặt lúc nào cũng là con đường dốc khúc khuỷu, hướng lên hết chỏm núi này đến đỉnh núi khác, đòi hỏi lòng kiên nhẫn và một ý chí phấn đấu không ngừng ở bà.
Suốt đời, không bao giờ tôi có thể đoán được con đường chông gai cuối cùng của mẹ tôi.
Thu Thuyền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,050,252
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến