Hôm nay,  

Tuổi Già Mới Biết Nhà Mình Là...

27/05/201000:00:00(Xem: 198915)

Tuổi Già Mới Biết Nhà Mình Là...

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 2903-28203-vb5052710

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới của ông là chuyện về ngôi nhà của tuổi già, nursing home.

***

Tuổi một người có thể là 50, 70, 100 hay cao hơn nữa lúc "ra đi" như vậy kể cũng dài lắm nhưng đời người chỉ gói gọn trong bốn chử Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Già là giai đoạn tệ nhất trong số kiếp của con người vì "Già" là số tuổi "tàn đường" lúc người ta còn sống được diễn tả qua hình thể một ông già hay bà già lưng còng mắt yếu, chân tay  run rẩy, đi đứng lụm cụm, xách cái giỏ cũng không xong, làm tí xíu thở phì phò mệt nhọc.
Lớp người già đa số đều có cháu nội cháu ngoại đầy đàn. Họ thèm muốn ở gần con cháu nhưng con cháu vì hoàn cảnh nào đó không về nhà gần gũi với ông bà được nên trong cảnh ngộ nầy người già rất buồn và cảm thấy cô đơn. 
Hôm nọ tôi đến thăm một người bạn trong Nursing Home. Đó là một building lớn, trước có sân trồng cây mát mẻ, trong gồm nhiều phòng. Mỗi phòng  kê vài giường sắt cách nhau chừa một đường đi nhỏ, sẳn khăn trãi giường, mền cho cụ ông cụ bà trú ngụ dài hạn. Một bàn nước. Họ nằm. Ngồi, Lom khom đi tới đi lui lủi thủi trong phạm vi phóng ốc. Họ ít nói. Ít cười. Như những hình nộm biết đi. Khi đi ngang qua dãy phòng E, một trong các "dãy phố" của làng bô lão, tôi thấy nào ông nào bà ngồi xe lăn tay đậu trước cửa phòng. Một lão bà ốm tong teo, tóc bạc trắng vói nắm tay tôi kêu gào:
-Ông ơi! Chú ơi! Ở lại đây nói chuyện với tui cho vui! Không có ai chuyện trò với tôi hết đó!
Tôi có dịp quan sát người đối thoại khoàng 60 tuổi trí óc còn minh mẩn. Tò mò:
-Bà còn trẻ sao bà vào ở đây"
Miếng cười mếu máo:
 -Con tui thải tui vô đây ông ạ! Tui nào có muốn đâu.
Tôi tô điểm quyết định của bọn trẻ con của bà:
-Con cái bà đi làm việc không săn sóc bà ở nhà được nên đưa bà vào đây có người lo cho bà chu đáo hơn"
Bà lão lắc đầu. Thở ò ò:
-Tui bệnh xuyển con tui làm giấy tờ đưa tui vô đây để có người lo cho tui.
-Ở đây bà thấy thế nào có bằng lòng và vui không".
Lại lắc đầu.
-Vui gì mà vui, nản lắmm ông ơi! Mà không bằng lòng cũng không được. Con đặt đâu cha mẹ phải ngồi đó. Khổ quá!
Rồi bà tiếp lời giong hờn trách:
-Tui nói để mà an ủi thôi. Tui nghĩ con nó đưa tui vô đây cho nó khỏe.
-Sao bà phiền trách con bà như vậy"
Một giọng cười đay nhiến.
-Hai tháng hơn chúng có tới thăm má nó ngày nào đâu. Thế cũng đủ biết lòng con cái ra sao!
Tôi bất nhẫn nhưng không biết làm sao hơn là từ giã bà đến thăm người bạn già.
Gặp một nhân viên làm việc tôi hỏi:
-Chị à mấy người già sao không ở trong phòng nghỉ ngơi mà ngồi xe lăn trước cửa phòng chi vậy" 
Chị vừa đi nhanh vừa trả lời ngắn gọn:
-Đó chuông reo rời đó. Họ sắp tới giớ cơm.
Câu trả lời cho tôi một nhận xét người già ở Nursing Home phải sống theo kỹ luật giờ ăn, giờ ngủ, giờ sinh hoạt nằm trong thời dụng biểu.
Dãy phố rộng lớn chia ra nhiều ngã quanh co, mỗi ngã có đề chử phân biệt E, K, L, M, N...đó là tên đường cho thân nhân tìm thân bằng quyến thuộc dễ. Lao công đang cặm cụi lau sàn gạch mỗi dãy phố bóng loáng, người đi ngang còn in bóng. Dọc theo bờ tường có gắn hình các cụ, nhân viên làm việc. Trang trí hình ảnh bông hoa rất đẹp mắt. Tới giờ một bác sĩ đến từng phòng thăm bệnh nhân. Ông ta vui vẻ khen một bà lão đang lim dim kề sát mặt với mặt, cố nhìn mặt người đối thoại để nhận diện:
 -Nay bà cụ trông khỏe lắm! Ăn ngủ ngon nhé.
 Một cụ nhăn nhún co díu trên nét mặt già nua bà lão.
 -Ông là ai vậy"
-Da! Cháu là bác sĩ đến thăm bác.
-Dạ! Chào bác sĩ!
 -Dạ! Kính cụ! Hôm nay cụ khỏe không"
 -Khỏe mới còn đây nói chuyện với ông chớ!
 Bác sĩ trẻ xoa nhẹ vai bà lão.
 -Cụ vui tánh lắm! Cụ gọi cháu cho có tình bà cháu, cháu thích hơn. Cháu thương cụ, lo thuốc cho cụ khỏe! 
 -Vậy thì tôi cám ơn! Bác sĩ tốt quá! Thăm bác mỗi ngày. Tôi cám ơn bác sĩ.
 -Bổn phận con cháu đối với cô bác mà!
 Vẻ buồn trên nét mặt lão già.
 -Con cái của bác 3, 4 đưa từ ngày đưa bác vô đây có đứa nào tới lui tới thăm tôi đâu
Bà im lặng vài giây nói tiếp:
 -À, mà có chứ! Nhưng một tháng một lần mà thôi!
 Rồi bà chậm nưóc mắt:
 -Có lẽ tụi nó đợi bác chết chúng đến luôn một lần cho tiện. 
Bác sĩ chào biệt.
Tôi vô phòng bạn tôi. Đạt nằm giường trong bên cạnh hai giường của hai ông già tuổi ngoài 80.
Đạt gặp tôi hắn mừng lắm. Nó líu lo nói chuyện này qua chuyện khác. Tuổi của Đạt 67. Bác sĩ cho biết Đạt bị bệnh gan B. Nó qua Mỹ một mình không bà con thân thích.    
Tình cảm vui vẻ nhờ dựa vào bạn bè.
 Nó than thở với tôi:
 -Ở đây buồn lắm mày ơi!
Tôi an ủi:
-Nhưng có bác sĩ, y tá lo thuốc men cho mày.
Đạt nhìn cặp mắt xa xăm.
-Chỉ được có chút ấy. Nhưng còn cần nhiều nữa mà tao không có.
-Ví dụ như...
Nó nói liền:


-Tình cảm bạn bè. Những thú vui khác như sự đi lại, điện thoại người thân ở quê nhà, đi chơi vân vân và vân vân.
-Ở đây có người lo cơm nước, chỗ ngủ đàng hoàng. Có người chăm sóc thuốc men. Như vậy là hạnh phúc rồi mày ơi!
Đạt nói móc:
-Mày nghỉ đó là hạnh phúc thì vô đây sẽ biết!
Một nhân viên vào phòng đẩy xe lăn cho một ông già chân liệt ra khỏi phòng. Tôi hỏi:
-Anh đưa bác này đi đâu"
Đạt nhanh nhẩu trả lời:
-Tới giờ cơm trưa rồi.
-Còn mày"
Nó cười dòn:
-Bơi wauker. Hì ..hì..tao còn khỏe hì ..hì.. tự đi được thì tự tiện đi! Tự do không ai rầy!
-Thường họ cho ăn gì"
 -Đủ thứ. Khi thì cá khi thì thịt. Rau nấu chín. Thức uống có nước lọc dôi khi nước táo hay cam.
 Tôi hỏi thêm:
 -Ăn rồi họ đưa mình về phòng"
 Nó khôi hài châm biếm:
 -Không! Ra vườn dạo kiển xem hoa!
 Tôi vổ tay hoan nghênh.
 -Vậy là cha rồi
 Miệng thằng bạn tôi hình trái tim bây giờ méo xẹo trứng gà mới đun sôi.
 -Ừ! Thì vô đây làm cha đi con!
 Đây chuyện gia đình tôi. Tôi nay 73 tuổi. Ốm nhom. Mất ngủ. Uống vitamin cũng không ăn ngon. Tình trạng nhớ trước quên sau. Ho sù sụ tối ngày. Ngủ cũng thức dậy ho. Ra khỏi nhà phải chống tó. Mỗi tháng phải đi bác sĩ thăm bệnh một lần. Bác sĩ cho biết tôi bị bệnh tiểu đường nên ăn uống phải cử kiêng.
 Con cái bằng lòng gửi tôi vào Nursing Home. Chúng bàn luận:
 -Ở Nursing Home chánh phủ lo!
 -Anh nghỉ đưa ba vô Nursing Home tiện cho ba lắm!
 -Cũng tiện cho con cái của ba nữa.
 -Ở đó người ta lo thuốc men cho ba mình an tâm.
 -Ở Nursing Home lần lần ba làm quen với các bạn già.
 -Rồi tụi mình thay phiên nhau tới thăm ba.
 Nhớ lời kể của Đạt ở Nursing Home kê khai có  nhiều điểm lợi có bác sĩ chăm sóc thuốc men như các con tôi bàn luận. Tôi ưng ý với các con:
 -Đưa ba vô đó đi con!
 Tôi đã chính thức có tên trong danh sách người vào ở Nursing Home. Vui lắm. Có nhiều bô lão, già hay bệnh tật, tuổi tôi, lớn hơn, nhỏ hơn cũng có. Một dãy apartment cho đủ sắc dân cư ngụ Mỹ, Mễ, Tàu, Thái, Việt...Việtnamese gốc An Giang, Người Đà Nẳng. Kẻ Biên Hòa, Bình dương...Hiện tai mỗi người một hoàn cảnh. Mồ côi. Con cháu làm hảng. Gia đình đơn chiết.
  Căn cứ đây có bác sĩ, y tá thăm bệnh. Có vườn hoa. Có cơm ăn. Giấc ngủ nhiều mộng đẹp. Mỗi tháng lảnh vài chục xài. Người hiểu biết cho rằng tiền già hay SSI trừ chi phí còn lại. Hàng ngày có người ngoài đến thăm. 
   Tại đây nhiều cụ già mặt mày ngơ ngáo. Nhìn mà như không thấy gì cả. Mắt lơ láo. Có tiền bối nói lảm nhảm cả ngày. Nhiều "thây ma" ngồi trên xe lăn hàng giờ bất động. Có lão thì hát nghêu ngao các bài Tây tình cảm thống thiết! Trước phòng xuất hiện nhiều nhân vật la hét ầm ỷ hoặc cười ha hả!
   Tôi bắt đầu thấy chán và đến sợ hãi!.
   Con không đến thăm tôi nhiều như những tháng đầu. Cảm thấy trơ trọi vì không bạn bè, không thân thích. Tôi muốn gào thét vị bị hàng rào chung quanh vây hảm, cô đơn càng ngày tôi càng cô đơn hơn. Bị gò bó muốn ra ngoài chơi nhưng bị tù lỏng trong phạm vi dinh thự. Chúng tôi , người cao niên con cháu đưa vào nội trú Nursing Home đang ở trong tình trạng dưỡng sinh nghĩa là "Ăn để sống" những nhu cầu khác coi như ngoại lệ. Là con người ai ai cũng có nhiều ước muốn trong cuộc sống như cảnh đầm ấm gia đình, bạn bè, đi chơi, xem hát, vui nhộn nhưng ở trong đây coi như bế tắt. Phàm nhân, đường lạc thú xã hội bế cô lập kiếp con người đành tê liệt. Tôi không có người nói chuyện, thèm "Nói" thèm "Nghe" thèm nhìn người khỏe mạnh. Tự kỹ ám thị ám ảnh!
24 giờ trong ngày chúng tôi chỉ biết "Ăn" "Uống thuốc" "Dạo mát" "và "Ngủ".
Nhân viên làm việc trong khu quốc tế này có tính cách nhân công tới tháng lãnh lương. Làm tròn bổn phận. Ít thân mật nhiều khi gay gắt đến lạnh lùng. Nơi đây người đông nhưng khó mà gần gũi. Họ câm. Khùng. Riêng tư. Chán nản. Tôi câm mấy tháng nay. Mỗi lần thấy người ngoài tới thăm dầu không thân thích nhưng tôi mừng và vui lắm! Họ đi ngang không để ý tới tôi nhưng tôi rất để ý tới họ. Thèm tự do, tôi nhìn họ say đắm!
 Tôi nhớ hôm nọ một bà già vói nắm tay tôi khẩn khoản "Anh ở đây nói chuyện với tôi đi. Tôi buồn lắm!". Bây giờ tôi vào thường trực  ở đây thay cho bà ta để nói câu nói ấy!
Bạn già trong đại gia đình Nursing Home "ra đi không bao giờ hồi hương" từng mạng sống. Mới thấy họ hôm nay thì mai họ đã đi xa rồi. Họ ra di âm thầm. Khẻ từ từ. Lại bổ sung. Tôi thương tiếc cảm thấy lòng man mác.
Một hôm có người bạn tới thăm tôi rất đổi vui mừng và có dịp cầu khản:
-Anh nói dùm con tôi đưa tôi về. Tôi chết mất!
   -Nếu tụi nó bỏ thì nhờ anh làm đơn đưa tôi về! Hảy đưa tôi về nhà đi anh! 
   Bạn tôi im lặng trước lòng thẩn thờ tôi bổng nhớ lại lời nói của Đạt trước khi rời khỏi căn nhà Nursing Home là căn nhà cuối cùng lúc tuổi về già:
   -Mày vô ở Nursing Home thì biết nỗi khổ như thế nào! Du  ơi! Căn nhà cuối cùng cũng là nợ của mày đó!  
Vì vậy tôi còn ở miết đây.
 
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,112,118
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến