Hôm nay,  

Từ Việt Nam Sang Hoa Kỳ

26/05/201000:00:00(Xem: 166178)

Từ Việt Nam Sang Hoa Kỳ

Tác giả: Hoàng Thân Vinh
Bài số 2902-28202-vb4052610

Tác giả là một thành viên Hoàng Tộc triều Nguyễn, cựu sĩ quan công binh VNCH, dịnh cư tại Mỹ từ 1992, kinh doanh trong ngành Nails. Ông đã có một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài viết mới của ông là một số chuyện tiêu biểu được ôn lại, nhân dịp kỷ niệm 20 năm một số chượng trình định cư tại Mỹ theo diện H.O., Con Lai...

***
Em ruột tôi là Vĩnh Tường, tốt nghiệp khóa 2 trường Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Đàlạt. Với cấp bậc thiếu úy hiện dịch và chuyên nghiệp, em tôi sẽ ở ban 5 Tiểu đoàn, phụ trách chiến tranh chính trị cho tiểu đoàn. Thường là như vậy.
Nhưng không hiểu vì sao chỉ còn đâu khoảng 4 tháng trước khi đương nhiên lên trung úy (theo qui chế sĩ quan VNCH) không rõ vì lý do gì Vĩnh Tường lại xin ra đại đội, và làm đại đội phó! Rồi trong một cuộc hành quân cấp tiểu đoàn bộ binh ở phía Tây Nam thành phố Huế (Bastogne) em tôi đã bị chết một cách oan uổng vào ngày 7/7/1972, tức ngày 27 tháng 5 năm Nhâm Tý! Mới có 27 tuổi đầu, vợ là giáo viên, tốt nghiệp sư phạm Qui Nhơn, để lại  con gái mới 8-9 tháng tuổi!
Khi đó tôi đang làm trưỡng ty điền địa Bình Tuy, vợ chồng tôi vội vàng về Saigon lấy vé máy bay ra Huế dự tang lễ.  Qua tìm hiểu, cũng như lính tráng của em tôi nói lại trong tang lễ, thì Vĩnh Tường đã bị chết oan. Chết không do đạn địch, mà cũng không do bạn.
Nguyên đơn vị quân đội VNCH nào lúc đó khi hành quân, thường có một số lao công chiến trường hay lao công đào binh đi theo để khiêng vác những vật nặng. Họ là những thanh niên trốn quân dịch hay đào binh, từng đi lính, mặc đồ lính, nhưng đã bỏ ngũ và bị bắt lại. Lúc đó tiểu đoàn trưỡng của Vĩnh Tường là Thiếu tá Nguyễn văn Diệp, ở Bến Ngự Huế tốt nghiệp khóa 19 Vỏ bị Đàlạt. Thiếu tá Diệp thường rất nghiêm khắc nhất là đối với 2 thành phần trên. Có lẽ vì thế, một lao công có ý trả thù, định nhân cơ hội nào đó bắn chết anh Diệp rồi chạy trốn hay tự sát! Không may Vĩnh Tường có nét mặt và tác người hao hao giống ông tiểu đoàn trưởng! Vì vậy mà phải lãnh viên đạn xuyên qua đầu, chết liền tại chỗ, ở khoảng cách bắn chỉ trên dưới 10 mét! Theo lời trung tá Diệp thì trung úy truyền tin H. đã xử lý kẻ thủ ác ngay tại chỗ vì hành động giết người của mình! Tiểu đoàn khi đó đang đi hành quân và trong trường hợp này, thì chỉ báo cáo lên trên là chết do đạn địch để khỏi phải lôi thôi phiền phức, vì người chết thì cũng đã chết rồi! Ngoài ra báo cáo chết vì đạn địch, người chết còn được tăng thêm 1 cấp (được lên cố trung úy) vợ con được hưởng 12 tháng lương, gia đình vợ con, hay bố mẹ đẻ được hưởng trợ cấp quyền lợi của tử sĩ!
Sau này đâu khoảng đầu năm 1990, đang làm ăn kinh doanh ở đường Nguyễn đình Chiểu Quận 3 Saigon, tình cờ tôi gặp anh Diệp,  vừa tù cải tạo về.  Biết tôi là anh ruột của Vĩnh Tường, anh cũng thuật lại về cái chết của Tường như trên.
Anh Diệp sau đó lên trung tá và là trung đoàn trưỡng trung đoàn 1 rồi chuyển qua trung đoàn 3 thuộc sư đoàn 1 bộ binh. Sau Tháng Tư 1975, trong khi anh đang tù cải tạo, thì vợ con anh đã vượt biên qua Mỹ trước.  Thấy anh Diệp đang làm thủ tục đi H.O., tôi đã khuyên anh Diệp nên ra HàNội làm hồ sơ dịch vụ để được sớm đi định cư tại Mỹ cho mau, vì lúc đó ở Saigon, dĩ nhiên nhiều người làm hồ sơ nên chậm đi nhiều.  Anh  nghe theo và đã qua Hoa Kỳ theo HO 5 đâu chừng vào thượng bán niên 1991. Hiện  anh Diệp đã hưu trí và sống cùng gia đình ở San Diego Nam CA.
Tôi qua Mỹ tháng 6/1992 nhưng chưa một lần gặp lại anh ta! Còn về người vợ của Vĩnh Tường hay em dâu cũ của tôiá, sau đó chừng hơn 1 năm cũng đã lấy 1 người chồng sĩ quan khác. Nghe đâu 2 vợ chồng đã đi theo HO 1 và hiện ở Dallas TX. Còn cô con gái khi bố mất mới 8-9 tháng tuổi, gọi tôi bằng bác ruột, nay đã có chồng và cũng đã có 2 người con, hiện ở Huế VN.  

*
Như nói trên gia đình tôi qua Mỹ 6/1992, đầu tiên ở thành phố Minneapolis tiểu bang Minnesota, cuối năm 1993 tôi về Austin TX, để rồi tháng 2/1994 mỡ tiệm Nail ở đường Research Blvd (183 Hwy).
Tình cờ đọc báo cộng đồng người Việt Austin TX, thấy có tên anh Châu Hoàng và gia đình đang định cư ở Austin theo diện HO. Nhớ chuyện xưa đâu năm 1958-1960, anh Hoàng dạy trường tư thục Phạm Hồng Thái bên thành Nội Huế, anh theo đuổi chị ruột tôi, 2 người cũng đã có thời yêu nhau nhưng duyên số không thành. Sau anh Hoàng đi khóa 12 hay 13 Sỉ quan Thủ Đức gì đó, và rồi anh cũng có gia đình và vợ con! Nay được biết anh ở cùng thành phố Austin với mình, tôi liền bốc điện thoại gọi anh! Nhưng đầu dây bên kia, là người vợ của anh, nói chuyện có vẻ mập mờ và không dứt khoát! Tôi mới bảo rằng tôi là người bạn cũ rất thân với anh Hoàng! Và rằng tên Hoàng thì có nhiều người trùng tên lắm, nhưng tên Hoàng mà họ Châu thì chỉ có một mà thôi, vì họ Châu là họ của người Tàu Minh Hương gì đó! Và rằng nhà anh Hoàng ở Hội An trên đường bờ sông Bạch Đằng, anh ta có người anh là Thiếu tá VNCH, người em trai tên Hiến ở đường hẻm Nguyễn tri Phương Quận 10 Saigon, còn người em gái tên là cô Dung, ngoài ra ông Nội của anh Hoàng bị hư một mắt, mà tôi đã có dịp ghé thăm đâu năm 59-60 gì đó ở Hội An!
Chuyện trò một hồi, chị vợ anh Hoàng mới thú thiệt với tôi là anh Hoàng đã mất sau ngày đi học tập về, còn hiện người mang tên anh Hoàng, chỉ là người đóng vai anh Hoàng, để các con ruột của anh Hoàng được ra đi theo diện HO. Chị ta nói mời tôi đến nhà gia đình chị chơi, để thấy hình ảnh anh Hoàng trên bàn thờ, và để  thấy luôn các con cái của anh Hoàng giống anh như đúc! Đồng thời để chị kể luôn ngọn ngành chuyện này!
Sau câu chuyện, tôi đến nhà gia đình chị Hoàng đâu đầu năm 1996.  Khi vào nhà, bàn thờ anh Hoàng ở chỗ trang trọng, trên có ảnh của anh, tôi đã thắp hương cho anh Hoàng. Trước khi bắt đầu câu chuyện, chị gọi các con ra chào khách. 
Các con trai của anh Hoàng giống bố như tạc khuôn, chỉ có điều là chúng không "điển trai" như anh Hoàng mà thôi! Chị nói anh Hoàng sau khi cải tạo về, bị đau yếu, và sau đó qua đời! Nếu không làm kế "ly miêu hoán chủ" thì con cái anh Hoàng sẽ không bao giờ có cơ hội được ở Hoa Kỳ! Ngoài ra chị còn nói người đóng vai anh Hoàng chỉ là người đóng vai hờ, chứ không có ràng buộc thật sự gì với nhau! Tôi tin chuyện chị kể thật tới 80-85%. Hiện gia đình chị và các con anh Hoàng, có thểvẫn còn ở Austin, riêng vợ chồng tôi đã trở về lại Minnesota từ cuối năm 1996. 
Tôi không biết việc làm của chị là đúng hay sai với sở di trú Hoa Kỳ. Nhưng sau này tôi thấy với những tu chính án của Thượng nghị sĩ John Mc Cain về việc cựu tù nhân chính trị VNCH thì có 2 tu chính án đặc biệt sau đây được qua Mỹ theo diện HO.:
- Những người chế độ Saigon bị đi tù cải tạo tập trung, mà bị chết trong trại tù,  thì vợ con của người tù cải tạo được nộp đơn đi định cư Hoa Kỳ
- Những người đã ra khỏi tù cải tạo, nhưng bị chết trong vòng chưa đầy 1 năm sau khi được thả ra khỏi tù, vợ con họ cũng được định cư ở Mỹ như đã nói trên, nếu có đơn xin định cư.

*
Một câu chuyện khác, tôi có cậu em rể, đại úy Trần, khóa 16 Thủ Đức, tuổi Nhâm Ngọ vì học tập dưới 3 năm nên đã không được đi Mỹ theo diện HO. Thử hỏi lúc đó nếu em rể tôi  chỉ cần đến nơi quản lý hồ sơ các trại cải tạo tù phía Nam, xin cấp một giấy ra trại khác ghi thời hạn trên 3 năm là xong. Điều này cũng dễ thôi, chắc “thủ tục đầu tiên” cũng chừng 3-5 chỉ vàng gì đó, cho 1 giấy ra trại mới. Nhưng cậu em rểtôi đã không làm điều đó! Sau đó,  em rể tôi lại bằng lòng cho vợ mình qua Mỹ làm oshin cho 1 gia đình bà con quen biết xa, dưới danh nghĩa visa du lịch Hoa Kỳ. Ở đâu được chừng 16 tháng, (quá hạn đâu 7 tháng) trở về lại VN, lần sau xin visa qua Mỹ đã không được Tòa Lãnh sự Mỹ chấp thuận, với lý do ở quá hạn lần trước. Ngoài ra sau này vì công ăn việc làm khó khăn, vợ chồng cậu em rể này còn cho 2 cậu con trai qua lao động hợp tác tại Châu Phi (Liberia). muốn đi lao động hợp tác phải vay tiền ngân hàng và làm hồ sơ dịch vụ mất cả 30 triệu đồng VN (sau này trừ vào tiền lương), làm việc bên đó phải cật lực hết sức mình mà lương tháng chỉ có từ $300-400 USD/tháng. 

*

Một câu chuyện khác, liên quan đến việc ra đi theo diện con lai Mỹ.
Nguyên vợ tôi có người cháu trai, chỉ nhỏ hơn vợ tôi chừng 3 tuổi, có giọng hát khá hay, cậu thường khoe là có giọng ca giống ca sĩ Tuấn Vũ, rồi cậu ta kết hôn với một người đàn bà, bà ta đã có 3 đứa con trai riêng dưới 10 tuổi, sống với nhau nhiều năm nhưng không có đứa con chung nào! Ở gần nhà thờ Tam Biên thuộc Tỉnh Đồng Nai. Đứa con trai lớn cháu T. lấy vợ là một cô gái trẻ lai Mỹ! Sau đó vợ chồng cháu vợ tôi có xin một đứa con gái, gọi là con gái nuôi chỉ đâu vài tháng tuổi! Truóc đó một vài năm chương trình ra đi theo diện con lai nở rộ lên, con lai Mỹ vào lúc đó dù là gái hay trai (lai Mỹ trắng hay đen) cũng đều có giá trị hẳn lên, có người chịu mua bán chui cả 5-10 cây vàng, để tiến hành làm hồ sơ con nuôi hầu cả gia đình được ăn theo đi Mỹ! Người ta về cả vùng quê miền Tây, Năm Căn, Cà Mâu, hay ra cả tận miền Trung Huế, Đànẳng, Chu Lai, Qui Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang . . . để lùng mua con lai Mỹ!
Sau này đâu khoảng đầu năm 1988-1989 để tránh trẻ con lai Mỹ bị lợi dụng, hay mua bán, người Mỹ đã thành lập một trung tâm nuôi trẻ con lai Mỹ ở tại khu vực Đầm Sen quận 11 TP/HCM. Trẻ con lai Mỹ được vào ở đây có nơi trú ngụ tiện nghi, ăn uống thoải mái theo tiêu chuẩn khá giả (dollar Mỹ mà!) để chờ tiến hành lập thủ tục đi định cư Hoa Kỳ. Người Mỹ với quan niệm dể dải, họ nghỉ cho những người có công nuôi con lai Mỹ được đi cả gia đình, cũng như là một hình thức trả công nuôi dưỡng đứa trẻ con lai Mỹ vậy!


Thật tình mà nói sau 4/1975, với chính quyền mới, trẻ con lai Mỹ bị phân biệt đối xử rất nhiều, có tới 75-80% gia đình có trẻ lai Mỹ bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thất học, nghèo đói! Cũng chính vì vậy mà có thể nói có tới 40-50% trẻ em lai Mỹ không được học hết tiểu học (cấp 1), trong đó chừng 15-20% là hoàn toàn không được cấp sách đến trường, coi như mù chữ vậy!
Tại sao, người Mỹ đến VN trong thời kỳ chiến tranh, họ ở hầu khắp mọi miền đất nước, ở phía Nam Vĩ tuyến 17. Nhưng tại sao Tỉnh Đồng Nai lại có quá nhiều hồ sơ con lai Mỹ đến như vậy!" Dễ hiểu thôi, đó là vì hồ sơ con Mỹ lai muốn được đi cả gia đình thì phải ngụy tạo hồ sơ mới, kể cả hộ khẩu trong đó phải có tên của đứa bé lai Mỹ, xem như gia đình đó nuôi con lai Mỹ ngay từ khi còn nhỏ hay mới sinh ra vậy!
Hồ sơ muốn trót lọt, đúng và hợp lệ dĩ nhiên là phải “bác cùng chúng cháu hành quân” - cóø nghĩa là phải hối lộ.  Lúc đó mỗi hồ sơ tùy theo gia đình ít hay nhiều người ăn theo mà chung tiền nhiều hay ít, không phải là chung tiền đồng VN đâu mà là 2-5 cây vàng tùy theo trường hợp hồ sơ dễ làm hay khó làm! Tính ra được nhập cư chính thức vào Mỹ, được đi định cư bằng máy bay an toàn mà chỉ tốn mỗi người có vài ba chỉ vàng thật là quá rẻ!
Theo ước tính riêng tỉnh Đồng Nai không thôi việc ra đi theo diện con lai Mỹ cũng chiếm cả 25-30% (hơn 25% và gần bằng 30% so với cả nước). Sau này việc kết hôn giả để vào Mỹ định cư mỗi vụ phải tốn từ 25-50 ngàn USD, tùy theo người kết hôn độc thân, hay có con cái đi theo ít hay nhiều" Việc này mới đây chánh quyền Mỹ đã phát giác cũng như báo chí đã đề cập đến!
Trở lại gia đình người cháu của vợ tôi, cô con dâu Mỹ lai đó, theo nguyên tắc thì chỉ đi có vợ chồng cháu mà thôi, nhưng trong hồ sơ phải làm là con nuôi để được đi toàn bộ cả gia đình gồm cả đâu 10 người lớn nhỏ!
Đầu năm 1992, trước ngày đi chừng 2-3 ngày, gia đình đó lên trú ngụ tại nhà tôi, rồi cả gia đình diện Mỹ lai này lên phi trường Tân sơn Nhất đi qua Phi Luật Tân, ở Phi chừng 6-7 tháng sau, mới đi thẳng qua Mỹ. Đầu tiên họ đến West Virginia, cô con dâu lai Mỹ sau 1 tháng đến Philippine sanh một đứa con gái, qua chừng vài năm sanh thêm 1 cậu con trai, vài năm sau ly dị với cậu con trai đầu, để lấy 1 người đàn ông gốc Trung Đông, cả 3 mẹ con cải theo đạo Hồi, chung sống đâu cả gần 10 năm trời. Năm 2007 họ không còn chung sống nửa, hiện nay cô Mỹ lai lấy 1 ông Mỹ.
Cậu con trai thứ 2 tên Đ. có vợ và 3 con trai, gia đình làm chủ tiệm Nail cả 10 năm nay khá giả, hiện sống ở MN. Cậu con trai út tên H. về VN lấy vợ đã đưa qua Mỹ có 1 cậu con trai 3 tuổi, trước ở VA nay dời qua ở PA, riêng cô con gái nuôi ngày nào còn bé bỏng, năm nay (2010) cũng sẽ tốt nghiệp 4 đại học!
Vì tôi làm chủ tiệm Nail từ tháng 2/1994, nên có biết một số thợ Nails lai Mỹ, như ở Austin TX tôi biết cô B. lai Mỹ đen, trước ở bến xe Nguyễn Hoàng, Huế. Sau về lại MN tôi mở tiệm Nail ở MPLS tôi tiếp xúc và có một số thợ lai Mỹ, cô Cúc có chồng là Q. cả 2 vợ chồng đều lai Mỹ, cô Cúc có lần tâm sự thời còn ở VN rất nghèo khổ, thân là con gái mà phải vá xe đạp dọc đường để kiếm sống qua ngày. Cô Hoa lai, cô Trúc lai và hầu như 85-90% lai Mỹ trắng đều đẹp cả! Có cậu Phương lai Mỹ trắng rất đẹp trai, không có  nét gì người VN cả, đi đâu cậu cũng xách cạt táp như là một người quan trọng, đến tiệm tôi và cũng nhờ sự đẹp trai này mà một cô thợ nail của tôi tên Th. cũng đã thích cậu ta, nhưng cuộc tình đâu chỉ kéo dài hơn 1 tháng rồi đường ai nấy đi. Sau đó cậu ta cũng nghỉ làm ở tiệm tôi luôn! Còn nhiều người khác nữa, cậu K. lai Mỹ đen và nhiều thợ Nails lai Mỹ khác... Nay thì nhiều thợ Mỹ lai cũng đã ra làm chủ tiệm Nails từ 5-7 năm qua, và trở nên khá giả. Nghề Nail là nghề hái ra tiền mà!.
Gần đây hội người Việt lai Mỹ ở Hoa Kỳ đang đệ trình Quốc Hội Mỹ cho những người lai Mỹ được đương nhiên có quốc tịch Mỹ mà không phải qua kỳ thi vào công dân Mỹ! Tôi nghỉ: nếu chúng ta đã công nhận phụ hệ của những đứa con lai Mỹ này được vào Mỹ, thì việc giải quyết quốc tịch Mỹ cho họ phải được xem là đương nhiên!  Tại sao như vậy" Vì hiện nay những công dân Mỹ có con sanh tại ngoại quốc (ngoài nước Mỹ) mà người cha hay người mẹ nhận là con của mình thì đứa bé đó được làm khai sanh ngay tại tòa đại sứ Mỹ sở tại, và đứa bé có ngay quốc tịch Mỹ lúc mới lọt lòng! Sự đòi hỏi không phải thi vào quốc tịch Mỹ, vì như trên đã nói có tới 15-20% con lai Mỹ không biết chữ, nay bắt họ phải thi cử tức là làm khó họ, cũng như cản trở phần nào việc hội nhập của những người con Mỹ lai này!
Không biết ngoài cuộc sống hiện hữu, còn có một thế giới siêu nhiên vô hình nào tồn tại chăng!" Bởi nếu không có thì tại sao ở 2 miền địa cầu xa nhau cả nửa vòng trái đất, lại có sự hội ngộ tình cờ hi hữu như câu chuyện "Người con dâu của nước Mỹ”, tác giả Lưu Hồng Phúc đăng trên tuyển tập Viết Về Nước Mỹ IX Việt Báo xuất bản năm 2009", có nhiều tình tiết rất  cảm động.

*
Ngoài ra lúc còn ở VN, đâu năm 1988, tôi có biết một cô bé lai Mỹ, tên là Huỳnh B. con của bà Thanh (bà  là người đàn bà lai Pháp đẹp, vợ thứ 2 của một ông tỉnh trưỡng ở miền Nam. Bà có 3 người con trai với ông tỉnh trưởng, sau đó đâu cuối 1973 hay đầu 1974 mới sanh bé gái B. lai Mỹ này. Cô này lai Mỹ trắng đẹp gái (như vậy bé B. có 50% dòng máu cha Mỹ, 25% dòng máu Pháp và 25% dòng máu Việt), phải nói ông cố vấn Mỹ nào đó vào lúc đó cũng phải gan cùng mình lắm mới dám quan hệ với bà vợ của ông tỉnh trưỡng (cho dù là vợ 2 chăng nữa), vì nếu bị bắt gặp dễ ăn "kẹo đồng" như chơi, thời buổi chiến tranh mà! Như vậy tiêu chuẩn cô bé B.  đi Mỹ theo diện con lai Mỹ dễ như trở bàn tay! Nhưng bà mẹ B. trước đó đâu chừng 5-7 năm, vì lạc con gái B. bà đã đi qua Pháp cùng với 3 con trai của bà, còn B. luân lạc đâu tận Đồng Tháp miền Tây, cuộc sống rất là kham khổ, thất học! Khopảng 1987-1988 cô B. lên sống tạm ở Saighon. Bà Thanh trở về VN lại muốn con gái mình cô B. qua Pháp định cư cùng bà. Bà tiến hành hồ sơ bảo lãnh, và cô B.  được đi định cư ở Pháp đâu khoảng giữa năm 1990. (khi đó cô chừng 16-17 tuổi). Qua Pháp chừng 2-3 năm sau cô kết hôn với 1 người Tàu gốc Hồng Kông, và có 3 con với người này, trú tại thành phố Bonneville France, sau khi vào quốc tịch Pháp cô đổi họ tên là Lan Cathérine. Sau chừng 7-8 năm cô ly dị với người chồng này. Tôi cũng được xem như người bố đỡ đầu của cô ta! Nguyện vọng của cô B. là muốn tìm lại người bố đẻ Mỹ của cô ta! Mong rằng cô B. Ch. cũng sẽ được trùng phùng cùng cha trong tương lai không xa! Và nếu may mắn được như vậy thì anh chàng Mỹ hào hoa ngày xưa sẽ lại gặp được cô con gái  ruột và  thêm 3 đứa cháu ngoại trai có gái có tuổi từ 10 đến 15 tuổi của ông ta! (tác giả biết địa chỉ của cô B. Ch. và mẹ cô ta bà Thanh ở Pháp).  
Như vậy qua chương trình HO, tôi nghỉ cũng có chừng 5-7% là người được gài vào (đổi người hay khai thêm vào) không đúng tiêu chuẩn HO thuần túy! Còn chương trình con lai Mỹ thì phải có tới 25-30% là người không đúng diện ăn theo con lai thuần túy (tức là cha mẹ nuôi giả, được mua bán bằng tiền hay vàng! Các chương trình HO hay con lai Mỹ nay gần như đã hoàn toàn chấm dứt! 
Nói tóm lại việc chính quyền Mỹ, qua chương trình HO. để giải quyết cho các viên chức hay Sĩ quan chế độ Saigon ở tù trên 3 năm trong các trại cải tạo (mà thực chất là lao tù khổ sai của CS), hay diện con lai Mỹ, người làm việc cho sở Mỹ trên 1 năm, hoặc diện đoàn tụ gia đình là một chính sách đầy nhân ái, rất đáng được hoan nghênh! Hiện nay người VN mình đang định cư và có mặt trên đất nước Hoa Kỳ chừng một triệu sáu trăm ngàn người (1,600,000.) phần lớn tập trung ở California, đâu khoảng trên nửa triệu (500,000.), Nam CA vùng Orange County còn được gọi là Thủ Đô của người Việt Tỵ nạn, bắc CA thành phố San Jose người Việt ở tập trung cũng đông, rồi đến Texas mà đông nhất là ỏ Houston thành phố lớn thứ 4 của Hoa Kỳ, sau nữa là các tiểu bang vùng Đông Bắc như Washington DC, Maryland, Virginia, hay các thành phố khác như New York, Philadelphia, Texas, Georgia, Florida...                  
Hạ viện Liên Bang Hoa Kỳ có 435 dân biểu, trên hơn 300 triệu dân số của nước Mỹ, như vậy bình quân 2 triệu dân số có 3 dân biểu liên bang. Người Việt mình có trên 1,5 triệu dân theo tỷ lệ đáng lý phải có được 2 dân biểu gốc Việt, nhưng trước tháng 11/2008 chúng ta chưa có được một dân biểu gốc Việt nào cả! Không kể cuối năm 2008 chúng ta may mắn có được dân biểu gốc Việt, ông Joseph CAO (Cao Quang Ánh) đắc cử! Mà DB Ánh đắc cử trong một trường hợp vô cùng may mắn, ở một đơn vị thuộc quận hạt 2 nd district thành phố New Orleans Tiểu Bang Louisiana, mà người Mỹ đen trước đó luôn giữ vị trí hàng đầu, (trong cả 7-8 nhiệm kỳ)! Trước đây chúng ta cứ tưởng rằng nếu VN ta mà có 1 dân biểu gốc Việt đầu tiên cấp liên bang, thì cũng phải xuất phát từ California trước tiên!
Người Việt chúng ta không đạt được điều mong muốn, chẳng qua vì người Việt mình so với dân số Mỹ chỉ có 0,5% (hơn triệu rưỡi người Việt trong hơn 300 triệu dân số của nước Mỹ) người Việt mình lại ở rải rác trên 50 tiểu bang, nên đã ít rồi lại càng mỏng hơn! Hy vọng trong tương lai 10-15 năm nửa người Việt Nam mình sẽ có đại diện ở cấp liên bang nhiều hơn!
Bài này được viếtvào Mùa Đông Xứ Vạn Hồ, năm Kỹ Sửu tháng 02/2010
Hoàng Thân Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,104,924
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến