Hôm nay,  

Ngày Của Mẹ, Cám Ơn Con

14/05/201000:00:00(Xem: 114045)

Ngày Của Mẹ, Cám Ơn Con

Tác giả: Nguyễn Xuân Tường Vi
Bài số 2890-28190-vb6051310

Tác giả rời Việt Nam năm 1983 lúc 14 tuổi. Tốt nghiệp cử nhân Sinh Hóa tại San Jose State University. Hiện sống và làm việc tại San Jose, California. Bài viết cho thấy cách nhìn, cách nghĩ về Ngày Của Mẹ tinh tế  của người mẹ trẻ thuộc thế hệ một rưỡi. Bài nhận sau 30-4, thuộc về giải thưởng năm thứ 11 (2011).  Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

***

Con gái yêu của mẹ,
Con chào đời vào một ngày mùa đông lạnh buốt. Tháng Mười Hai xao xác gió. Những chiếc lá úa chạy loanh quanh trên đường. Gió lùa qua khe cửa, muốn len lỏi vào không gian ấm áp của căn phòng bệnh viện, nơi mẹ vừa sinh con. Sau những đớn đau thể xác, mẹ vui sướng nhìn con vào đời. Con lành lặn, mạnh khoẻ, da căng hồng, tóc đen nhánh. Cô y tá đặt con lên bàn cân. Con nặng những 8 pounds 4 ounces! Các cô y tá cười reo, khen con đẫy đà. Mẹ nhìn con nằm ngủ êm đềm trong tấm khăn, quấn chặt từ cổ đến chân như chiếc kén nhộng. Con vừa chào đời đã có sức nặng đáng kể trong cuộc đời của mẹ.
Con có biết con đã thay đổi thế giới của mẹ"
Mẹ đã yêu con ngay từ giây phút đầu tiên con quẫy đạp trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày mẹ ấp ủ con. Những câu chuyện về con không bao giờ ngừng trên môi bố mẹ. Những dự đoán về con luôn làm bố mẹ vui cười. Đặt tên cho con là gì" Con sẽ giống ai" Đôi mắt của bố và làn da của mẹ" Chọn loại nôi nào cho con" Gỗ sồi hay gỗ thông" Căn phòng con bố sơn màu hồng phấn. Những nàng tiên chấp chới đôi cánh mỏng đậu ở rèm cửa. Con chưa ra đời, nhưng bố mẹ đã bận rộn về con suốt ngày. Mẹ theo dõi từng cử động, nâng niu từng giây phút mang con trong mình. Chỉ là một mầm sống bé tí, nhưng sự hiện diện của con trong đời sống mẹ đã to lớn biết chừng nào.
 Những ngày trong bệnh viện, mẹ nhìn cô y tá thay tã, tắm rửa cho con. Dù mệt, mẹ vẫn cố ngồi lên. Mẹ lẩm nhẩm học thuộc mọi đường nét trên cơ thể con. Đôi mắt hí hoáy chưa mở, đôi môi đỏ xinh xắn, chiếc cổ tròn trĩnh núng nính ngấn, mười ngón tay bé bỏng, bàn chân tí hon chưa mang vừa chiếc vớ hồng mẹ mua. Nhìn dòng nước chảy ấm áp trên lưng con, nhìn hai cánh tay vươn lên tìm nơi bấu víu, mẹ chợt hiểu. Con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Mẹ đem con vào đời, mẹ sẽ chăm sóc bảo vệ con. Hãy tin vào tình yêu của mẹ. Từ tình yêu, con đã được tạo ra. Từ một bào thai nhỏ bé, con đã thành hình. Từ một mầm sống nhỏ nhoi, con đã trở thành con gái của mẹ. Con toàn bích như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Con tinh khôi tựa giọt sương long lanh trong vắt. Mẹ ngơ ngẩn chiêm ngưỡng món quà Thượng Đế vừa trao tặng.
Bởi con, mẹ nhìn thấy sự toàn thiện của con người. Bởi con, mẹ làm chứng sự kỳ diệu của Thượng Đế.
Cám ơn con.
Mẹ đem con về nhà. Bắt đầu là những đêm không ngủ, những ngày dài hơn hai mươi bốn tiếng. Mẹ không còn ý thức được không gian và thời gian. Con phụ thuộc vào mẹ, và con điều khiển mẹ. Con bú, con ngủ, con tắm nước ấm, con tắm nắng cho khỏi vàng da... Thời khóa biểu của mẹ xoay mòng quanh những đòi hỏi của con. Tiếng khóc của con làm mẹ cười. Tiếng khóc của con làm mẹ lo âu. Con chưa biết nói, mẹ học ngôn ngữ của con qua tiếng khóc. Như người nhạc sĩ, con điều khiển mẹ bằng cung bậc trầm bổng của âm thanh. Con khóc oe oe ngang cung Mi vì con nhõng nhẽo làm nũng. Con khóc tăng lên cung Sol vì con đói. Con khóc ré lên ở cung La vì con tè ướt tã khó chịu. Khi con cứ giữ cao độ của cung Si với trường độ kéo dài không nghỉ thì mẹ cuống lên. Mẹ gọi bà ngoại và trong khi chờ bà ngoại tới mẹ cũng khóc theo con.
Như một nụ hoa, mỗi ngày con hé mở một tí cho mẹ say mê. Những cánh hoa mịn màng trắng ngần làm cân bằng đời sống mẹ. Mẹ ẵm con trên tay, ru ầu ơ ví dầu. Những câu hát đã in vào trí nhớ mẹ từ những ngày còn thơ. Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi. Mẹ lập đi lập lại chữ "mẹ" nhiều lần cho quen. Mẹ hát đi hát lại chữ "con" nhiều lần cho thuộc. Chữ của yêu thương nở trên môi mẹ tựa những đóa hoa. Con là tất cả cuộc sống của mẹ. Từ con, mẹ đã tìm ra mục đích của cuộc đời.


Cám ơn con.
Con lớn thêm, thay đổi từng ngày. Tâm tình mẹ cũng biến đổi từng phút theo con. Mẹ cười vui khi con biết lẫy, biết bò. Mẹ hãnh diện khi con tập tễnh những bước đi đầu đời. Mẹ sung sướng nghe con bi bô gọi bố, gọi mẹ. Không có gì hạnh phúc hơn được hôn lên đôi má mịn màng thơm phức của con. Mẹ vui theo con. Mẹ buồn theo con. Nhẹ nhàng nhưng bền bỉ, con đã trói mẹ lại bằng một tình cảm thiêng liêng cao cả. Những lần con chích ngừa, mẹ rơi nước mắt khi con khóc thét lên đau đớn. Những đêm con đau ốm không ngủ, mẹ đã ôm con trên tay. Đêm vắng, chỉ có tiếng con ê a khóc và tiếng chân mẹ. Ví dầu cầu ván đóng đinh. Mẹ thì thầm vỗ về con. Khi con ngủ yên trên vai mẹ thì mặt trời cũng vừa trỗi dậy. Thức đêm mới biết đêm dài, nuôi con mới biết tấm lòng mẹ cha. Nhờ con, mẹ đã hiểu công ơn và tình yêu vô bờ của bà ngoại.
Cám ơn con.
Tháng Chín, những chiếc lá phong trước nhà nhuốm vàng trong nắng sớm. Gió thu lùa nhẹ vào mái tóc con mềm mại vừa chấm vai. Mẹ dẫn con đi học. Tay con nắm chặt tay mẹ không muốn rời. Con vào lớp, mẹ đứng lơ ngơ ở bãi đậu xe. Lòng mẹ cũng xôn xao, lo sợ như con. Thầy cô lạ, con của mẹ có bỡ ngỡ không" Mẹ bỗng muốn vào lớp cùng con, ngồi bên con cho đến ngày con khôn lớn. Con học một ngày, mẹ cũng học một ngày. Con làm bài tập mới, mẹ cũng ôn lại kiến thức cũ để giúp con. Con làm project cần hình ảnh, mẹ lên mạng copy cho con. Có tối, hai mẹ con thức đến nửa đêm làm cho xong project để kịp ngày mai con nộp cho cô giáo. Chắc cô giáo chẳng thể nào phân biệt được phần nào con làm, phần nào mẹ làm đâu nhỉ"
Con lớn lên một tí, mẹ ghi danh cho con học dương cầm. Con ngồi đàn, xinh xắn trong chiếc áo đầm màu tím hoa cà điểm những chiếc lá rơi. Màu tím mẹ yêu suốt thời niên thiếu. Bàn tay con nhẹ lướt trên phím đàn đã mê hoặc mẹ ngày còn thơ. Tiếng đàn con thánh thót vọng vang trong mẹ những giấc mơ đã cũ.
Con sống trong giấc mơ mẹ, con có biết" Tuổi thơ của mẹ vỡ nát tựa những mảnh thủy tinh không bao giờ hàn gắn nổi. Mảnh rơi trong chiến tranh. Mảnh chìm xuống biển cả. Mảnh rớt ở trại tỵ nạn. Mảnh lạc loài dạt trên đất khách.  Có con, mẹ được sống lại những giấc mơ một thời thơ trẻ.
Cám ơn con.
Buổi tối mẹ đọc sách cho con trước khi con ngủ. Những cuốn sách con chọn. Những câu chuyện về công chúa và hoàng tử. Người Đẹp Ngủ Trong Rừng, Người Đẹp và Ác Quỷ, Tấm Cám, Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn... tất cả những nàng công chúa luôn luôn được đánh thức, được yêu thương bởi những hoàng tử kiêu hùng. Con hay mỉm cười trong giấc ngủ, mơ đến chàng hoàng tử tuấn tú (mẹ nghĩ như vậy). Tim mẹ chợt nhói đau khi nghĩ, Nếu hoàng tử của con không bao giờ đến" Mẹ có thể làm tất cả, hy sinh tất cả cho con, nhưng mẹ không thể biến thành bà tiên có phép thuật. Những lúc ấy, mẹ chỉ biết cầu nguyện và phó thác con cho Thượng Đế.
Nghĩ đến tương lai của con, mẹ vừa nôn nao vừa lo sợ. Con hiền lành, hay mắc cở. Ra đường luôn nắm chặt tay mẹ. Tối ngủ con phải chạm tay vào người mẹ mới ngủ được. Hiểm nguy không đụng được đến con khi mẹ vẫn từng ngày ôm ấp bế bồng. Nhưng con sẽ lớn khôn. Một ngày nào con sẽ xa rời vòng tay mẹ. Mẹ không thể bao bọc con qua những thăng trầm trong cuộc sống. Mẹ không thể bế con qua cạm bẫy của đời. Nhưng mẹ sẽ chuẩn bị tinh thần cho con. Mẹ sẽ luôn bên con, như bà ngoại đã luôn kề cận bên mẹ. 
Con có biết, con đã thay đổi thế giới của mẹ" Từ ngày con chào đời, mẹ không còn sống cho riêng mình. Hạnh phúc chính là được sống và hy sinh cho những người mẹ yêu thương.
Cám ơn con đã cho mẹ diễm phúc được làm mẹ con.
Đêm nay, như mọi đêm, mẹ vào phòng ngắm con bình an trong giấc ngủ. Mẹ hôn lên trán con như ngày con còn bé. Mẹ nói thầm vào tai con những điều không bao giờ cũ theo thời gian.
Mẹ yêu con.

Nguyễn Xuân Tường Vy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,402,136
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến