Hôm nay,  

Món Tóc Tình Yêu

09/05/201000:00:00(Xem: 342162)

Món Tóc Tình Yêu

Tác giả:
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Bài số 2884-28184-vb8050911

Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn cho tuổi học trò trên bán nguyệt san Tuổi Hoa và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoa (hiện vẫn tiếp tục phổ biến trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa: http//tuoihoa.hatnang.com.) Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên  làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại Mỹ từ năm 2003. Cam Li đến với giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ" và đã góp nhiều bài giá trị. Sau đây là bài viết mới dành cho Mother’s Day.

***
1
Người phụ nữ, một phụ nữ da trắng đã đứng tuổi, đi nhanh lướt ngang trước mặt Thi, rồi bỗng quay đầu lại, thốt lên:
- Ồ! Tóc đẹp làm sao!
Người qua kẻ lại trước thư viện rất đông vào buổi chiều giờ tan sở, ai cũng vội vàng. Và không ai nghe kịp một câu nói cũng được thốt ra vội vàng. Người phụ nữ đi ngược lại một chút, nhìn Thi, lập lại:
- Tóc đẹp lắm!
Thi ngơ ngác.., chợt hiểu kịp là bà đang khen mình. Đúng ra, là bà khen mái tóc của mình. Thi cười một nụ cười khiêm tốn:
- Dạ! Cám ơn bà.
Người phụ nữ hơi nghiêng đầu, vui vẻ:
- Tôi muốn ngắm một chút. Mái tóc đen và mượt lắm! Tôi đoán... cô không có nhuộm tóc.
- Dạ thưa không ạ.
- Hay lắm! Tôi thích ngắm những mái tóc tự nhiên. Chắc hẳn mẹ của cô... cũng có mái tóc đẹp"
- Dạ, Thi đáp hãnh diện, mẹ tôi có mái tóc dày và mượt hơn tóc tôi nhiều ạ.
- Chúc mừng cô! Tạm biệt cô nhé!
- Cám ơn bà. Tạm biệt.
Thi còn giữ nụ cười trên môi, nhìn theo người phụ nữ với mái tóc bạch kim dần đi khuất. Một cảm giác thật bồi hồi sau những câu trao đổi ngắn ngủi với một người lạ khiến Thi muốn dừng lại lâu hơn trước những hàng tăm tắp hoa Oải Hương. Trông suốt bề dài của luống hoa, chỉ thuần một dải mầu tím. Loài hoa Lavender này, Thi thích gọi là "tóc tím", vì qua những lần đi chơi xa về vùng Nam California, Thi nhìn rất mê say những đồi hoa tím ngắt, trông như những làn tóc màu tím mơ mộng uốn cong ẻo lả tận chân trời. Thi ngắm những bông hoa, nghe lòng lâng lâng vui.
Về đến nhà, Thi vẫn chưa muốn kể lại mẩu chuyện ngắn thú vị đó cho ai nghe. Thi muốn giữ riêng cho mình trước đã. Cho đến khi ăn cơm tối xong, một mình, Thi cầm điện thoại lên, gọi về cho má. Thi phải khoe má câu chuyện vui ban chiều.
- A lô, má ơi, con Thi đây!
- Con Thi hả" Mấy giờ rồi mà gọi má vậy con"
- Dạ bên con là chín giờ đêm, bên nhà là mười một giờ sáng há má!
Lúc nào gọi về, Thi cũng "dịch" ngay giờ giấc cho má. Má cười bên kia đường dây:
- Nói ít ít, kẻo tốn tiền.
- Má làm gì đó má" Có ai ở nhà với má không"
- Có ai đâu! Em con đi làm rồi, tối mới về. Má có một mình đây thôi!
Cổ họng Thi nghẹn lại. Thi không nói được. Má rất tinh ý. Má nói:
- Sao vậy con"
- Má...
- Lại sắp ca bài cải lương cho má nghe phải không" "Má, má ơi qua bên này chơi với con"... Má không sao đâu!
- Má ơi, con không yên tâm... Má ở có một mình...
- Khổ quá! Đến tối có em con về mà!
- Nhưng má cứ thui thủi một mình cả ngày như vậy, buồn lắm!...
- Má có cái ti-vi làm bạn đây! Thiếu gì tiết mục hay để coi.
- Má qua bên này... có con cháu đông đúc, má không phải ở nhà một mình...
- Ở đâu cũng vậy thôi con ơi! Ở bên này, má còn có ba.
Má còn có ba, ở bên này. Mỗi sáng má vẫn uống cà phê sữa với ba. Ba uống trước, má đem xuống uống sau. Ngày trước thì khác, mỗi lần má pha cà phê cho ba, má thường hớp trước một ngụm, gật gù khen "Ngon!", rồi mới trao cho ba, tủm tỉm cười. Mấy mươi năm vẫn là như vậy. Ba với má hầu như rất ít khi rời nhau. Kể cả bây giờ, sau năm năm má uống cà phê sau ba, vẫn như không thể rời nhau. Ở bên này, má còn có ba. Tro cốt của ba, má gửi bên chùa. Bàn thờ của ba mấy năm nay vẫn tỏa hương khói ấm cúng. Có gì khác với ngày xưa đâu! Mấy đưa con ở Mỹ dụ má đi qua ở, đem "ba" qua luôn. Má từ chối nguầy nguậy:
- Thôi! Má không thay đổi đâu! Các con cứ lo phần mình đi, nuôi con cái cho giỏi, cho chúng nó học hành nên người. Lúc ba còn sống, ba cũng nói muốn ở Việt Nam chứ không đi đâu cả. Ba má đã qua Mỹ chơi rồi, biết hết rồi, cho ba má về sống tại quê nhà, chết tại quê nhà. Tụi con và các cháu còn trẻ, đường còn dài, cứ đi theo ý nguyện của mình. Má ở đây, có lối xóm, có chùa chiền, má quen rồi!
Nói mấy cũng bằng không. Chị em Thi đành chịu thua má.
Hôm nay, sau khi kể cho má nghe về chuyện người phụ nữ trước thư viện khen mái tóc của Thi, Thi hân hoan nói tiếp:
- Má ơi! Con được khen, con nghĩ tới má liền. Con được hưởng di truyền từ má đó má!
- Di truyền hả" Ờ. Nhưng di truyền gì thì tóc má cũng đã bạc muối tiêu rồi.
- Tóc má bạc trễ đó! Mẹ của các bạn con đã bạc tóc trước má mấy mươi năm nay.
- Ừ! Chắc má cũng được di truyền từ bà ngoại.
Hai mẹ con cười với nhau. Đêm đó, Thi chìm trong giấc ngủ có suối tóc đen nhánh của má. Suối tóc như một chiếc võng êm ái, và Thi như con sóc nhỏ nằm gọn trong đó.

2
Má có một món tóc, một lọn tóc thật là dài. Má nói ngày trước các bà thường hay có "đầu tóc mượn". Nghe gì mà kỳ vậy má" "Đầu tóc mượn" chính là lọn tóc xin hoặc mua từ một người khác, có thể là vì mình quá ít tóc không đủ để bới thành một búi. Nhưng má thì không phải mua hoặc xin ai. Thật ra, cần phải hồi tưởng một vòng theo lời má kể thì mới thú vị. Má nói khi xưa, lúc cả nhà theo đoàn dân chúng "tản cư" vào nơi rừng sâu nước độc, má đã mắc bệnh thương hàn. Qua cơn đau, tóc má rụng chỉ còn lưa thưa. Mái tóc dày mượt thời con gái giờ đây nắm lại chỉ bằng cọng đũa. Má ra chợ mua một món "tóc mượn" để chắp thêm vào cho dễ bới tóc. Đêm hôm đó chắc là do "thần hồn nát thần tính", bị ám ảnh bởi lời của bạn bè, má nằm mơ thấy có người đàn bà lạ mặt đến bên cạnh, đòi lại đầu tóc. Thế là sáng hôm sau má đem món tóc tặng lại người bán hàng. Bà nội khuyên cạo hết tóc đi, tóc sẽ mọc ra đều. Má vâng lời. Từ đó, má có lại mái tóc đen dài óng ả. Mỗi khi chải tóc, rụng ra sợi nào, má đều nhặt lấy và vuốt lại thành một lọn tóc, má cột chặt một đầu, và dùng lọn tóc ấy làm đầu tóc "mượn" của chính mình.
Má gội đầu bằng bồ kết, giống như bà ngoại. Cho đến khi sinh ba bốn đứa con, má vẫn dùng nước bồ kết. Loại trái màu đen, dài, vỏ giòn cứng, phơi khô, má nấu cả trái hoặc bẻ ra nhiều khúc. Mấy anh chị em thấy nước bồ kết đen thui, đứa nào cũng le lưỡi. Sau này má cũng dùng dầu gội đầu như đám con cháu, nhưng má vẫn hay trầm trồ khi nói về trái bồ kết, cho rằng nhờ đó mà tóc má luôn xanh đen.


Nếu chỉ nói về một mái tóc thì chắc cũng mau hết chuyện. Thế nhưng Thi hay liên tưởng dòng tóc như một dòng đời. Cũng là một ý nghĩ không có gì mới mẻ cho lắm. Chỉ có ý nghĩa vì Thi đã xa má nửa vòng trái đất. Những giây phút được sống bên má thật hiếm hoi. Thuyết phục, năn nỉ, giận hờn... đủ cách rồi mà cũng chẳng được gì đâu! Má giảng hòa:
- Má theo lũ con bên đó thì bỏ lũ con bên này" Theo cái lũ bên này thì lũ con bên đó lại buồn... Thôi, để má yên, cái nhà này là của ba má tạo dựng, dù sao má sống trong đó cũng được tự do hơn.
Mà thật, đám con chín đứa thì một nửa ở hải ngoại, một nửa ở Việt Nam. Thôi đành vậy! Đứa nào về thăm má được thì thăm. Không giành nhau nữa.
Sau khi ba mất, mái tóc của má bạc thêm nhiều. Dòng đời đã nhuốm những u buồn. Với các con, má trẻ mãi. Má trẻ như cô gái ngày xưa xinh đẹp thông minh, hát hay. Ba đi học về ngang nhà, tỏ tình bằng một câu độc đáo:
- Này cô ơi! Về nói giùm với mạ...
- Dạ, chi ạ"
- Nói mạ đừng có gả cô cho ai hết, để dành đó... cho tôi.
Mỗi lần nhắc lại, ba và má đều cười ngặt nghẽo.
Má trẻ như người mẹ tay dắt ba đứa con đầu, tung tăng trong hội chợ. Má trẻ như người đàn bà lam lũ những năm tháng bắt chước người ta đi buôn vì trong nhà hết tiền, cái gì cũng mang ra bán. Má đi buôn gạo, buôn trà, buôn cả gà. Nói "buôn" cho oai chứ mỗi người một cái túi, mắt lấm lét nhìn trước ngó sau, có lúc cũng nếm mùi bị bắt hàng và ngồi cả giờ trong trạm thuế vụ. Má trẻ như người vợ 50 năm, cùng ba đứng cho con cháu chụp hình. Một thoáng má như trẻ thơ, thấy ngón tay mình đụng vào cái bánh làm dính kem, má hồn nhiên đưa ngón tay lên mút. Lũ quỷ sứ được dịp cười chọc quê má.
Má trẻ như khi đã làm sui, như khi đã làm bà, như khi đã làm cố.

3
Một hôm, khi gọi về thăm má, Thi hỏi má đang làm gì, má nói má đang ngồi với chị Hoa hàng xóm. Chị ấy đang chải tóc cho má, và hai người sẽ chuẩn bị đi chùa. Chị Hoa ấy thường chở má đi chùa bằng xe Honda, có nghĩa là xe gắn máy. Tiện thể, má khen chị Hoa là người con gái rất tốt, không lập gia đình, chỉ thích đi chùa nên hợp với má lắm. Đi đâu má cũng gọi chị ấy đi cùng, vì con cái bên nhà cũng bận bịu đi làm, bận bịu gia đình riêng. Má nhờ có chị Hoa nên đỡ cô độc. Chị ấy đỡ đần cho má như người thân thuộc vậy. Thi nghe mừng. Nhưng không hiểu sao, khi bỏ điện thoại xuống, nước mắt Thi trào ra. Một cảm giác kỳ lạ như là có chút ganh tị. Ồ! Tại sao" Thi không biết!
Sáng hôm sau, khi ngồi xuống trước máy vi âm, lòng ngập tràn thương nhớ xen lẫn chút tủi thân, Thi có cảm giác không muốn làm việc. Nhưng rồi, như một nhịp sống không gọi nhưng cũng đã gõ, những ánh đèn xanh chớp sáng lòe, nhấp nháy trên hệ thống điện thoại, như nóng lòng, như thúc giục. Một động tác quen thuộc: Thi bấm một nút xanh để nhận người bên đầu kia của đường dây, từ một nơi nào Thi không biết.
- A-lô, Hà Thi xin kính chào...
- Cô Hà Thi! Ôi, "gặp" được cô tôi mừng lắm! Sáng nào chưa nghe tiếng của cô thì tôi cảm thấy thiếu thốn làm sao! Cô như là người thân của tôi vậy. Hà Thi ơi, xin cô cho tôi nghe một bản nhạc, bản...
Một người khác:
- Thưa cô Hà Thi, tôi lần đầu tiên gọi cho cô. Nhưng cô ơi, tôi là thính giả thầm lặng của cô đã mấy năm nay rồi đó! Tuy tôi chưa được trực tiếp nói chuyện với cô, nhưng mỗi ngày tiếng nói của cô đã an ủi tôi rất nhiều. Tôi là một người già sống trong tòa building 8 tầng của San Diego đây cô! Tôi ở có một mình, không con cháu...
Thi chợt nghe nhẹ lòng. Mọi cái như đã có câu trả lời.

4
Diệu Hạnh từ một thiền viện nhỏ ở Rescue về ghé qua thăm Thi. Hai người từng là bạn thân thuở còn viết báo học trò. Gặp Thi, Diệu Hạnh kêu lên:
- Chao ôi! Thi để tóc dài quá nhỉ!
- Hạnh thấy dài nhiều chưa" Thi vẫn còn thấy ngắn, chưa đủ...
- Quá dài rồi! Trước giờ chỉ thấy Thi để dài lắm là ngang vai, sao bây giờ đã đến lưng" Có tâm nguyện gì không"
Thi cười trêu bạn:
- Người ta có tâm nguyện thì thường xuống tóc, chứ để dài làm chi! Cũng như...
- Như mình đây phải không", Diệu Hạnh ngắt lời ngay.
- Tâm nguyện của Hạnh thì lớn lắm, Thi chẳng dám bì đâu!
- Có hay không cũng được. Thi để tóc dài lại càng thấy giống bác gái. Mình nhớ ngày xưa mỗi lần đến chơi, mình mê mái tóc của bác khi xõa ra dài gần đến gót. Bác bới tóc lên trông thật hay!
Thi bâng khuâng tâm sự:
- Hạnh có biết không, xa mẹ là điều mà Thi khó chấp nhận. Thuở nhỏ, có bao giờ Thi đi xa mẹ nửa bước, trừ những khi đi học thôi. Mẹ mình vất vả nhiều với đàn con. Vậy rồi, từ lúc ra trường, Thi là đứa bay nhảy nhiều nhất trong mấy anh chị em. Mẹ mình nói mình có nốt ruồi ở bàn chân nên là cái chân chạy. Bây giờ thì... đã chạy xa mẹ nửa vòng trái đất. Già đầu rồi vậy mà mỗi khi đau ốm, mình vẫn có cái khao khát là nằm ở cái giường của mình ngày còn bé, được bàn tay mẹ sờ trán thật là mát...
Thi chợt im bặt khi thấy Diệu Hạnh xoa hai bàn tay và chắp lại để trước ngực. Một thoáng lặng yên. Thi nói nhỏ:
- Hạnh! Xin lỗi...
Hạnh cười thật hiền từ:
- Có gì đâu! Mình mất mẹ gần hai mươi năm nay, Thi cũng đã biết rồi. Quá sớm phải không Thi" Nhưng cái ý niệm "có mẹ" vẫn nguyên vẹn. Thật ra, mình đã phải chiến đấu thật gay gắt với chính mình để thắng được cái sự thật "mất mẹ". Bây giờ thì yên rồi! Những đêm mình ngồi thiền xong, đi vào giường ngủ, cũng như những lúc giật mình dậy với tiếng kiểng thức chúng, mình thấy mẹ mình vẫn luôn ở bên cạnh mình, vỗ về an ủi.
Hai người bạn ngồi yên lặng...

5
Bàn tay người thợ uốn tóc nhẹ nhàng thắt một cái bím cho Thi sau khi đã cột tóc lại thành một cái "đuôi sơ-van" thấp*. Và cũng thật thành thạo với công việc này, anh dùng chiếc kéo sắc, cắt phía bên trên sợi dây thun cột tóc. Thi đã có một mái tóc "bom bê". Thi nâng niu bím tóc của mình, cho vào một túi "ziploc". Ngày mai sẽ cho vào phong bì và gửi bưu điện đến tổ chức "Lock of love" ở Florida. Một em bé nào đó sẽ nhận mái tóc thật làm từ tóc của mình đây! "Món tóc tình yêu", món tóc của mẹ, của cha. Một bác sĩ đã cho biết rằng ngày nay những gì gọi là "prosthesis", những bộ phận nhân tạo, đều không thiếu. Tóc cũng vậy. Tóc làm bằng vật liệu tổng hợp cũng giống y hệt tóc thật, không hiếm và cũng không đắt tiền. Nhưng những món tóc tình yêu khi được nuôi dưỡng cả năm trời rồi mới cắt mang tặng, sẽ có ý nghĩa rất khác. Người mang mái tóc ấy sẽ cảm nhận được tình yêu của một người xa lạ gửi cho mình. Cảm giác bệnh tật sẽ giảm đi rất nhiều, như vị bác sĩ nói, người nhận sẽ "not only look good, but also feel good".
Dòng đời của ba má vẫn chảy hoài trên chính con người của con.  "Lock of love"! Món tóc của tình yêu! Thi hài lòng với tâm nguyện của mình.
Mother s Day, 2010
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

(*) đuôi ngựa, queue de cheval, ponytail

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến