Hôm nay,  

Miss Saigon: Phận Việt Nam

30/04/201000:00:00(Xem: 420539)

Miss Saigon: Phận Việt Nam

Tác giả: NGUYỄN TRUNG TÂY
Bài số 2878-28128-vb6043010

Caption: image004.jpg

Tác  giả tự sơ lược về mình "Sinh tại Saigon, trưởng thành tại Sài Gòn và San Jose, CA. Hiện đang làm việc tại Melbourne, Úc Châu."  Muốn biết thêm về tác giả, mời vào địa chỉ trên mạng Webpage: www.nguyentrungtay.com. Thông tấn xã công giáo  VietCatholic cho biết "Linh mục nhà văn Nguyễn Trung Tây  thuộc dòng Truyền Giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago." Hiện làm Giáo sư Kinh Thánh tại Đại Học Thần Học Yarra Theological Union, Melbourne, Úc Châu." Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của nhà văn linh mục, nhân dịp 25 năm ngày 30 Tháng Tư.

Đau đớn thay phận đàn bà!
                      Nguyễn Du

...Hình như đúng thật là xương cốt mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam thì rẻ mạt, giá trị chỉ ngang ngửa với giá cám bèo trong ao với lục bình trôi sông. Chẳng trách thiên hạ có ai mà rỗi hơi lên rừng đi tìm kiếm những mảnh xương trắng Việt để mà thành kính tưởng nhớ" Ai phí hơi lặn xuống biển đi tìm những nắm xương tàn Việt Nam để mà hối hận ăn năn"
Ai biểu hồi đó sinh ra với nhiễm sắc thể DNA Việt Nam làm chi"

*           
Không giống như những đại nhạc kịch Les Misérables và The Phantom of the Opera, trong khi đang thưởng thức đại nhạc kịch MISS SAIGON nổi tiếng của thế giới, có lẽ khán giả người Việt Nam, đặc biệt người Việt Nam của thời Cộng Hòa nói chung và người Sài Gòn trước năm 75 nói riêng, sẽ nhạy bén và cảm nghiệm được những tình tiết của nhạc kịch nhiều hơn so với những khán giả "ngoại quốc", bởi vì những nhân vật và những hoạt cảnh diễn ra trên sân khấu nhắc nhở khán giả Việt Nam tới một thời của miền Nam, những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ, và thân phận của người Việt cũng như thân phận của phụ nữ Việt Nam trước và sau năm 75.
I. Miss Saigon
MISS SAIGON mở ra với không gian nóng hầm hập của thủ đô Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 75, và đóng lại tại thủ đô Bangkok với đèn xanh đèn đỏ chớp tắt trên cửa những thương hiệu của vương quốc Thái Lan vào năm 78. MISS SAIGON, nhạc của Claude-Michel Schưnberg, lời của Richard Maltby, Jr. & Alain Boublil, do Cameron Mackintosh và Alain Boublil sản xuất, đã xuất hiện lần đầu tiên tại rạp Drury Lane Theatre, London vào ngày 20 tháng 9 năm 1989. Và từ đó cho đến nay, sau những chuyến lưu diễn tới nhiều quốc gia trên thế giới, MISS SAIGON tiếp tục và sẽ còn tiếp tục thu hút trái tim của hàng triệu triệu khán giả trên khắp thế giới.
 MISS SAIGON, chuyển thể từ tuồng opera Madame Butterfly của Giacomo Puccini, xoay quanh cuộc đời của một thiếu nữ Việt Nam tên Kim, cha mẹ chết sớm bởi bom đạn khiến cô lưu lạc, lần bước tới thủ đô Sài Gòn tìm đường kiếm sống. Kim cuối cùng làm việc cho "Tú Bà" mang hai dòng máu Pháp Việt với biệt danh Engineer, chủ lầu xanh chuyên phục vụ cho lính Mỹ GI tại Sài Gòn. Tại quán bar của "Tú Bà" Engineer Kim gặp Chris, lính Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ canh gác tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn. Kim và Chris yêu nhau. Kết quả của mối tình này là bé Tâm. Nhưng rất tiếc, Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4 năm 75 đầy những xáo trộn, khiến Chris trong hốt hoảng leo lên trực thăng tháo chạy, để rớt lại Kim với bào thai mới bắt đầu nhú mầm trong bụng.
Chris quay về lại Mỹ, lập gia đình với Ellen. Riêng Kim, sau những thăng trầm trôi nổi bởi cờ đỏ sao vàng, cuối cùng cũng mang bé Tâm vượt biển thoát sang được Thái Lan vào năm 78. Bé Tâm gặp lại được bố trên vùng đất mới, nhưng Kim lại kết liễu cuộc đời bằng một viên đạn (có lẽ đã) bắn thẳng vào đầu. MISS SAIGON kết thúc với cảnh Chris ôm Kim trong vòng tay khóc; trong khi đó, Ellen, vợ của Chris, hân hoan mở rộng vòng tay đón bé Tâm vào trong lòng.
MISS SAIGON dài hơn hai tiếng với Kim và Chris, hai diễn viên chính và bao nhiêu diễn viên phụ khác. Bên cạnh âm nhạc, âm thanh và ánh sáng của nhạc kịch MISS SAIGON phải nói là tuyệt hảo. Khi trực thăng Mỹ xuất hiện trên sân khấu, khán giả cảm nhận được bầu trời và đất dưới bàn chân rung chuyển, bởi những vòng quay của chiếc trực thăng trên bầu trời 30 tháng 4 đang hốt hoảng tìm kiếm bãi đậu ngay trên sân thượng tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Khi Kim nắm tay bé Tâm lần bước tới hướng mặt trời hừng đông đang chuyển mình rực rỡ nơi đường chân trời, khán giả có thể nhìn thấy được cả một bầu trời mới đang mở rộng chào đón Kim bên kia bờ đại dương.
II. Nhạy bén và Cảm Nghiệm
MISS SAIGON dựng trên bối cảnh là Việt Nam và Thái Lan, không gian là Sài Gòn và Bangkok, và thời gian là vào những ngày cuối cùng của 30 tháng 4 năm 75 cho tới năm 78. Cho nên, khán giả "ngoại quốc", khi theo dõi MISS SAIGON có thể sẽ không nhạy bén với những tình tiết trong nhạc kịch nhiều cho bằng khán giả Việt Nam.
Khi hàng rào kẽm gai của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ "bị" bao nhiêu người đội nón lá, đi chân đất, mặc áo bà ba bám đen kịt, khán giả Việt Nam biết ngay quốc tịch của những nhân vật đội nón lá, và hiểu rõ tại sao trên sân khấu bỗng dưng xuất hiện biết bao nhiêu hàng rào kẽm gai xoay tròn chận lối cản đường những người chân đất. Khi trực thăng nhấc mình bay bổng lên trời cao để rớt lại trên sân khấu đám đông mặc áo bà ba, giờ này trong tuyệt vọng, tay vẫy vẫy, miệng thét gào kêu gọi trực thăng quay lại, khán giả Việt Nam sẽ cảm nghiệm sâu hơn về thân phận làm người dân nhược tiểu vào những ngày 30 tháng 4 tại Sài Gòn. Khi cờ đỏ và sao vàng choáng ngập nghẹt thở sân khấu, rồi trại cải tạo với những thân hình còm cõi vật vờ đi tới đi lui bên cạnh những túp lều tranh lụp xụp, sau đó Kim và ông chủ cũ Engineer, tay đang bị trói, với những bộ quần áo rách rưới khoác trên người xuất hiện dưới ánh đèn tối đen ảm đạm, khán giả Việt Nam hiểu ngay lập tức đạo diễn của MISS SAIGON đang muốn nói điều gì, và chuyện chi đã xẩy đến cho thủ đô Sài Gòn, cho miền Nam, và cho Kim.
Tương tự như vậy, khi Kim dẫn bé Tâm chuẩn bị bước chân lên tàu vượt biên, khán giả từng là thuyền nhân Việt Nam cảm nghiệm sâu xa hơn mối thương tâm đồng thời niềm hy vọng đang dâng cao trong lòng của Kim, khi cô quyết định rời bỏ Sài Gòn, đi tìm một vùng trời khác cho tương lai của mình và của bé Tâm.
III. Miss Saigon: Phận Việt Nam
A. Phận Nghèo
Và đặc biệt nhất, bởi cũng là người Việt Nam, cho nên khi Kim nằm xuống giữa vũng máu nấc nghẹn những hơi thở cuối cùng, khán giả Việt Nam cũng sẽ bùi ngùi, cảm nghiệm được nhiều hơn về thân phận, nếu phải gọi là đớn đau, của người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam trong vòng một trăm năm vừa qua. Chỉ bởi vì tương lai của bé Tâm, Kim quyết định hy sinh đời mình, chấm dứt cuộc sống của MISS SAIGON bằng cách cầm súng bắn vào đầu, như là,
(1). Một phương cách để giải gỡ cục diện ngang trái của mối tình tam giác tay ba: Kim, Christ, và Ellen.
(2). Kim hy vọng rằng người tình Chris sẽ yên ổn, thôi không cắn rứt với lương tâm, bởi Kim với bào thai trong bụng đã từng bị Chris bỏ rớt lại vào ngày 30 tháng 4.
(3). Bởi Kim đã chết, vợ chồng Chris và Ellen có thể thoải mái mở rộng vòng tay đón nhận và mang bé Tâm về Mỹ, bắt đầu một cuộc sống mới.
Cũng như tuồng cải lương nổi tiếng Nửa Đời Hương Phấn, MISS SAIGON cũng chỉ là một tuồng nhạc kịch với nhiều tình tiết éo le. Hương hay Kim cũng chỉ là những nhân vật của tuồng kịch của sân khấu. Sau khi màn nhung của tuồng cải lương Nửa Đời Hương Phấn hay đại nhạc kịch MISS SAIGON đóng lại, khán giả không ai sẽ tiếp tục kéo dài những giọt nước mắt khóc thương cho Hương và Kim ra tới tận ngoài cửa rạp hoặc vào trong đời sống thường nhật. Nhưng ai dám bảo ngoài đời lại không có những nhân vật thật với những cuộc sống éo le như Hương và Kim. Và điều quan trọng hơn nữa, ai dám bảo Nửa Đời Hương Phấn và MISS SAIGON lại không phản ảnh một phần hoặc là tổng thể của hoàn cảnh chính trị, bối cảnh xã hội, và tình hình thế giới vào thời điểm mà Hương và Kim sinh ra và lớn lên. Phân tích dài dòng như vậy để khán giả của MISS SAIGON nhận ra được một khía cạnh, hay là một phần sự thật về cuộc chiến Việt Nam, vô tình đã được phô bày trong đại nhạc kịch, đó là, cuối cùng, con tốt thí hay là nạn nhân trong cuộc chiến và sau cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa bao giờ là anh chàng lính Mỹ có tên Chris, hoặc là "Tú Bà" người Việt có trộn lẫn dòng máu Tây tên gọi Engineer, hoặc là cô đầm Mỹ tóc vàng Ellen, nhưng vẫn là thiếu nữ Việt Nam tên Kim tóc đen, biệt danh MISS SAIGON.
Trước năm 75, bởi loạn lạc chiến tranh, bố mẹ của MISS SAIGON chết đi, khiến MISS SAIGON mồ côi, lạc loài một thân một mình tìm kế sinh nhai. Sau khi Chinh Phu Chris bỏ chạy về Mỹ, Hòn Vọng Phu MISS SAIGON bị bỏ rớt lại, tháng ngày chờ đợi trong tuyệt vọng giây phút Chinh Phu Chris quay về, giải cứu nàng khỏi cảnh đọa đày. Nhưng bởi bóng dáng Chinh Phu vẫn biền biệt nơi cuối đường chân trời, Hòn Vọng Phu MISS SAIGON cuối cùng liều chết vượt qua hàng rào công an biên phòng, hải tặc Thái Lan dầy đặc để vượt thoát qua được tới Bangkok, Thái Lan. Tại Bangkok, MISS SAIGON lại tiếp tục làm việc cho "Tú Bà" Engineer chờ đợi ngày gặp lại được Chris. Ngày đó rồi cũng tới như MISS SAIGON đã từng mơ ước, nhưng "đau đớn thay phận đàn bà", bởi Chris đã lập gia đình với Ellen. Chung cuộc, MISS SAIGON kết liễu cuộc đời của mình, để chú lính Mỹ GI Chris có thể thôi nhìn về quá khứ, nhưng hăm hở bước vào tương lai với gia đình hạnh phúc, với vợ đẹp con khôn.
Nếu phải kết thúc MISS SAIGON với một cái chết, tại sao anh chàng lính Mỹ lại không phải là một nhân vật được chọn" Nếu muốn đóng lại một quá khứ nếu phải gọi là một cái quá khứ đầy những lầm lỡ, tại sao không để cho cô vợ người Mỹ tên là Ellen hy sinh"
Nhưng cuối cùng, vẫn không ai chọn Chris hoặc là Ellan làm hai nhân vật của mùa Thương Khó. Cho nên sân khấu MISS SAIGON đã được đóng lại với công thức:
Bố Chris cộng (+) với Mẹ Ellen cộng (+) với Con Tâm/(trên) vùng đất Mỹ (=) Hóa ra Hạnh Phúc.
Bây giờ, Chris, người chồng một thủa của MISS SAIGON đang sống hạnh phúc với vợ hiền Ellen và Tâm ở một nơi nào đó trên vùng trời Bắc Mỹ. Giờ này có lẽ bé Tâm đã trở thành một ông bác sĩ ba mươi tuổi, đeo kiếng gọng Dolce & Gabbana, tóc óng mầu tơ của bố, vừa mới tốt nghiệp văn bằng bác sĩ chuyên ngành của đại học Stanford, CA.
Chỉ có MISS SAIGON của Việt Nam là thua nặng và thua đậm sau cuộc chiến, bởi vì lịch sử chưa bao giờ thuộc về kẻ cầm súng tự bắn vào đầu! Bây giờ mồ của MISS SAIGON cỏ đã xanh, xương thịt da vàng đã tan rửa hết, chỉ còn trơ trọi lại những mảnh xương tàn mang nhiễm sắc thể DNA nhãn hiệu Việt Nam.


Có phải vì phận nghèo, cho nên cuối cùng Kim bị đẩy ra sân khấu làm vật hy sinh, làm tốt thí cho một ván cờ quốc tế"
Tội nghiệp cho MISS SAIGON của thủa xưa!
Đau đớn thay cho thân phận MISS SAIGON của một thời
B. Nhiễm Sắc Thể DNA Việt Nam
Khi màn nhung sân khấu của MISS SAIGON ở ngoài đời và trong rạp vừa khép lại, khán giả người "ngoại quốc" có lẽ đã thở phào mừng vui nghĩ rằng thế là xong một cuộc chiến có cái tên gọi Vietnam War. Có thể thiên hạ đã từng chép miệng thầm nghĩ,
  Mặc dầu MISS SAIGON đóng lại với một mạng người con gái Việt Nam nằm chết trên vũng máu, nhưng cuộc sống mà! Phải có sự hy sinh chứ! Nếu không, làm sao nhân loại có thể đóng lại được cả một chương sách buồn thảm dài không biết là bao nhiêu tập!!!
Ủa" Lạ kỳ chưa" Tại sao lại không là người Hoa Kỳ, hay là người nào khác, nhưng lại là người Việt Nam đã được mang ra làm vật tế thần để nhân loại có thể đóng lại cả một chương sách buồn thảm" Bộ xương cốt Việt Nam, sinh mạng Việt Nam thì rẻ như bèo cám, như lục bình trôi sông, cho nên thiếu nữ Sài Gòn tên Kim bị mang ra làm con dê tế thần cho nền hòa bình của thế giới"
Hồi đó, nếu Kim đừng sinh ra tại miền Nam, mà tại Sydney hoặc là Washington, DC, hay là Paris, Đông Kinh, thì không biết số phận của cô Kim giờ sẽ ra sao" Dám bây giờ MISS SAIGON đang là vợ của Đương Kim Hoàng Tử Nahurito lắm ạ... Nếu đúng là như vậy, ai mà dám đụng đến ngay cả cái tà áo của đương kim Công Chúa Nhật hoàng. Có mà đứt đầu!
Mới đây thôi, theo tin tức của những đài truyền hình Úc, thi hài của Hạ Sĩ Richard Parker và Binh Nhì Peter Gillson, hai binh sĩ của Hoàng Gia Úc Đại Lợi mất tích tại chiến trường Việt Nam vào năm 1965, vừa được mang về lại Úc vào ngày 6 tháng 6 năm 2007. Bởi Richard và Peter là hai người Úc, xương cốt của họ mang nhiễm sắc thể DNA Úc, những nắm xương tàn của họ được trân trọng, được quý mến, được nước Úc đứng nghiêm chào đón khi họ quay về lại nơi chôn nhau cắt rốn, mặc dầu Richard và Peter cũng chỉ là hai người binh sĩ (với vai lính tốt) của Hoàng Gia Úc, một quốc gia dân chủ lập hiến nằm trong danh sách những quốc gia đã thua trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng còn những xương cốt của người Việt Nam đã nằm xuống bởi cuộc chiến Việt Nam thì sao" Ai sẽ trân trọng, đứng nghiêm chào đón trước những nắm xương mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam đã bỏ mình bởi cuộc chiến Việt Nam" Nếu những bộ xương đang nằm tại nghĩa trang Quân Đội, vừa mới được giao trả cho chính quyền địa phương tại tỉnh Bình Dương mang nhiễm sắc thể DNA Úc Đại Lợi hoặc là Hoa Kỳ, ai dám đụng đến những bộ xương này"
Trông người mà lại ngậm ngùi đến là khó chịu khi nghĩ đến ta, bởi vì hình như đúng thật là xương cốt mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam thì rẻ mạt, giá trị chỉ ngang ngửa với giá cám bèo trong ao với lục bình trôi sông. Chẳng trách tri thiên hạ có ai mà rỗi hơi ghé lên rừng đi tìm kiếm những mảnh xương trắng Việt để mà thành kính tưởng nhớ" Ai phí hơi lặn xuống biển đi tìm những nắm xương tàn Việt Nam để mà hối hận ăn năn"
Ai biểu hồi đó sinh ra với nhiễm sắc thể DNA Việt Nam làm chi"
Chẳng trách chi thiên hạ bốn phương thí MISS SAIGON cô Kim như một con tốt thí cho một nền hòa bình.
C. Miss Saigon Thời Hậu Chiến
Chris và Ellen của nhạc kịch MISS SAIGON, hai nhân vật tượng trưng cho nước Mỹ và thế giới Tây Phương, hiện giờ vẫn đang sống vui tươi và sống hăm hở với cuộc sống sau cuộc chiến Việt Nam. Bởi cuộc chiến Việt Nam, dăm ba người làm những bài toán sai lầm bỗng dưng hóa thành huyền thoại! Cũng bởi cuộc chiến Việt Nam, vài trăm người tay trắng bỗng dưng trở nên giàu có, tiền đô la chất cao trong ngân hàng Thụy Sĩ! Chỉ có MISS SAIGON của thời hậu chiến là tiếp tục thua nặng. MISS SAIGON thời hậu chiến chưa bao giờ trở thành huyền thoại và cũng vẫn chưa bao giờ có một đồng đô la dính trong túi. Chẳng trách chi họ lại đang tiếp tục hăm hở bán mình cho Đài Loan. Nói một cách khác, MISS SAIGON của thời hậu chiến vẫn còn đang bị chủ nhân mặt tròn coi thường, lăng nhục ngay tại quê hương, rồi là hành hạ, chửi mắng, trên mảnh đất có tên là Đài Loan.
Bởi vì xương cốt của MISS SAIGON của thời hậu chiến có DNA nhiễm sắc thể Việt Nam; cho nên, MISS SAIGON của thời hậu chiến mang đậm trên khuôn mặt thân phận đầy tớ, con ở cho người lân bang!
Chẳng trách chi, MISS SAIGON của thời hậu chiến bị dân ngu khu đen Đài Loan bắt cởi bỏ hết y phục trên mình để họ xăm xoi dòm ngó, chọn lựa như những con gà mái tơ trước khi mang ra chợ rao bán![1] Chẳng trách chi, MISS SAIGON của thời hậu chiến tại Gia Nghĩa, Đài Loan tiếp tục lao mình vào quán bia hơi, quán Karaokee như những con thiêu thân để kiếm cho được những tờ giấy tiền đô la tiền Đài, nhét dấu sâu vào trong ngực, gửi về cho cha mẹ đào một cái giếng, lợp lại mái ngói của căn nhà tranh vách đất![2] Thật là đau đớn, đớn đau cho thân phận MISS SAIGON của trước năm 75 và cả sau năm 75.
D. Little Miss Saigon
Mà không phải chỉ có MISS SAIGON, nhưng ngay cả những LITTLE MISS SAIGON tuổi của lên 8 lên 10 ngây thơ nhảy dây bán hàng, giờ này lại đang tiếp tục bán thân tại những hang động ở Nam Vang để làm thú vui cho người ngoại quốc.
Nói đi thì cũng phải nói lại, làm sao mà cản ngăn cho được hiện tượng LITTLE MISS SAIGON bán thân trên đất Nam Vang, bởi vì chính cha mẹ của bao nhiêu LITTLE MISS SAIGON hân hoan xòe tay ra nhận tiền đô của Tú Bà, đồng ý bán những cô con gái tuổi lên 8 lên 10 của chính mình vào trong những hang động phục vụ thú vui cho ngoại nhân.[3] Năm 1989, MISS SAIGON xuất hiện trên sân khấu thủ đô London của Anh. Đề nghị là hai mươi năm sau, năm 2009", hay là vào năm 2010, đại nhạc kịch LITTLE MISS SAIGON cũng nên xuất hiện trên sân khấu của London, Anh Quốc, hay là Little Saigon, Quận Cam.
LITTLE MISS SAIGON nên bắt đầu diễn ra tại thành phố Sài Gòn và kết thúc tại thủ đô Nam Vang, với phong cảnh và những lời nhạc tương tự như sau:
Trên sân khấu, dưới ánh đèn mờ tối ảm đạm, trong khi đang chờ đợi Tú Bà tới giao tiền và bắt con tại một quán rượu lụp xụp của thành phố Sài Gòn, phóng viên đài truyền hình ABC phỏng vấn cha mẹ của LITTLE MISS SAIGON qua bài hát "Tại Sao"",
Sao ông bà lại bán con gái tuổi lên 8 lên 10"
Cha mẹ của LITTLE MISS SAIGON, đi chân đất, đầu đội khăn rằn ri, miệng bập bập điếu thuốc rê, nhún vai, tỉnh bơ hòa bè bài hát "Thực Tế và Hy Vọng",
Nhà một đống miệng ăn. Mười mấy đứa con, bán đi con nhỏ đó, biết đâu gia cảnh lại đỡ hơn.
Nhạc kịch LITTLE MISS SAIGON chuyển cảnh, lần này là xứ Chùa Tháp với biển Hồ Nam Vang mênh mông sóng nước. Bên cạnh mái chùa vàng của thủ đô Nam Vang, phóng viên ABC hỏi người tóc nâu to lớn, hai cằm, mặt lấm chấm tàn nhang, bụng bự, trong bài hát "Mới Tám Tuổi",
Ông biết bé gái này mới tám tuổi"
Người tóc nâu điệu bộ khinh khỉnh, một tay tiếp tục gỡ bỏ y phục của LITTLE MISS SAIGON (tương tự như hành động của "Tú Bà" Engineer đối với Kim trong MISS SAIGON), một tay chỉ vào ngực của mình, miệng hát bài "Nhiễm Sắc Thể",
Nhìn cho kỹ đi, xương cốt này có nhiễm sắc thể DNA Tây Phương. Sau trận Điện Biên Phủ năm 54, tốt thí của chiến trường Đông Dương [4] vẫn là con bé này...
Phóng viên ABC quay sang một thương gia mặt Á Châu, chân mày rậm, mắt nhỏ híp lại, đuôi mắt kéo xếch lên, mặc áo vét trắng, quần tây trắng, tay cầm máy chụp hình Canon của Nhật, tay kia ôm LITTLE MISS SAIGON tuổi lên mười, miệng hát bài, "Mới Mười Tuổi",
Ông biết bé gái này mới lên mười"
Thương gia giơ cao tiền đô la, cất giọng hát bài, "Tiền",
Tiền là tiên là Phật! Là sức bật của tuổi trẻ! Là sức khỏe của tuổi già... Sau năm 45 đảo chánh Nhật, tốt thí của chủ thuyết Đại Đông Á [5] vẫn là con bé này...
Đau đớn thay cho thân phận LITTLE MISS SAIGON sau năm 75!
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc trên giấy tờ vào tháng 1 năm 73 tại Paris, trên thực tế vào 30 tháng 4 năm 75 khi xe tăng Bắc Việt húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập. Nếu phải phân tích dưới lăng kiếng của Thắng và Thua, mọi người trên thế giới đều thắng, chỉ trừ có MISS SAIGON và LITTLE MISS SAIGON là thua nặng, và còn tiếp tục thua dài dài.
Biết thế hồi xưa mở miệng nói với Ông Trời,
Thôi, đừng cho con làm MISS SAIGON, nhưng làm MISS SYDNEY. Hay là MISS WASHINGTON. Hoặc là MISS PARIS, MISS ĐÔNG KINH. MISS chi cũng được, nhưng xin đừng làm MISS SAIGON. Con năn nỉ Ông Trời!
 Nguyễn Trung Tây

chú thích
[1] Nguyễn Trung Tây, Bên Ni Bên Nớ II: Hơn Một Năm Sau, Dân Chúa Úc Châu 148 (200): 8-13.
 [2] Ibid.
 [3] Tuyết Mai. " Bán Trinh  Trẻ Em Việt Nam ở Cambodia," Dân Chúa Úc Châu 148 (2007) 17-19
 [4] Hay Indochina, tên mà chính quyền Pháp vào thời thực dân gọi ba quốc gia trong vùng Đông Nam Á: Lào, Cambốt, và Việt Nam.
 [5] Học thuyết Đại Đông Á của Tojo nhằm đề cao tầm ảnh hưởng của chính quyền phát xít Nhật trên những quốc gia Châu Á vào thời kỳ đệ nhị thế chiến.

*

Giải Thưởng Việt Báo
Viết Về Nước Mỹ
Nhận Bài Năm Thứ Mười Một, 2011

Giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, khởi sự từ  30 tháng Tư năm 2000. Thời hạn nhận bài năm thứ Mười cho tới ngày 30 Tháng Tư năm 2010. Từ sau ngày này, bài tham dự sẽ được tính cho năm thứ 11.  Vì đúng thời điểm kỷ niệm 35 năm đổi đời, số bài quá đông.  Do đó, Việt Báo sẽ tiếp tục thể phổ biến thêm một số bài của năm 2010 đã nhận trước 30 tháng Tư.   Các bài viếtõ được tuyển chọn in thành sách và phát giải vào tháng Tám năm 2010. Tuy nhiên, các bài viết nhận từ 1-5, được dành cho giải thưởng năm thứ mười một.
 Giải thưởng được tổ chức hàng năm, với các phần thưởng trị giá 35,000 mỹ kim, gồm tiền mặt và tặng vật  dành cho các giải chung kết, bán kết, danh dư, và một số giải đặc biệt. Riêng giải chung kết  tác giả tác phẩm trong năm là 10,000 mỹ kim. 
  Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ.
  Hàng năm, một hội đồng tuyển chọn chung kết, có sự tham gia của những tác giả từng nhận giải, sẽ quyết định các giải bằng cách cho điểm dựa trên các tiêu chuẩn: Đề tài, nội dung; Cách viết, sức viết; Và ýÙ nghĩa thông điệp của bài viết.
 Bản thảo giới hạn từ 3 tới 12 trang đánh máy, kèm sơ lược tiểu sử, địa chỉ liên lạc, gửi về:

  Giải thưởng Việt Báo
  14841 Moran St.
  Westminster, CA 92683
  hoặc email:
  [email protected]

Việt Báo dành quyền biên tập, sửa chữa, phổ biến mọi bài tham dự trên báo chí, phát thanh, phim ảnh, hoặc in thành sách. Toàn bộ số thu được góp vào quĩ giải thưởng.

Ý kiến bạn đọc
11/04/202407:33:15
Khách
vacuum erectile dysfunction <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> sick stomach remedies
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến