Hôm nay,  

Nàng Huyền Trân Xứ Mỹ

15/04/201000:00:00(Xem: 419081)

Nàng Huyền Trân Xứ Mỹ<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Tác giả: Khôi An

Bài số 2865-28115-vb5041510

 

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm, vào lúc cùng quẫn chạy hết  nổi thì  thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài mới nhất của cô là một truyện tình cảm nhẹ nhàng mà phức tạp về một thiếu nữ Việt trong nước lấy chồng lớn tuổi để sang Mỹ và được giúp đỡ.

 

***

 

 

 

Tuấn viết con số 95% ở cuối bài làm rồi mỉm cười bảo Tommy “Tốt lắm, dạo này Tommy tiến bộ nhiều. Hôm nay như vậy là xong rồi”. Như chỉ chờ có thế, Tommy lí nhí cám ơn rồi phóng lên cầu thang, chui vào phòng riêng. Cậu bé thông minh, khá ngoan nhưng quá ít nói; Tuấn kèm nó học mấy năm nay, vậy mà nó chỉ trao đổi với Tuấn vài câu ngắn ngủn khi cần thiết. Đó là nó đã đặc biệt lắm với Tuấn, còn bình thường nó lầm lầm lì lì, hầu như chỉ ‘giao thiệp’ với cái máy vi tính. Có lúc thấy băn khoăn về Tommy, Tuấn cũng muốn bàn với ông Hoàng ba nó, nhưng chính ông ta cũng ít nói và đi làm cả ngày nên Tuấn đành thôi. Quen nhau đã lâu, Tuấn biết ông không phải là người cha vô tình, nhưng cái cảnh lạnh lẽo, thui thủi của cả hai cha con nhiều khi vẫn làm anh ái ngại…

Tuy nhiên gần đây Tuấn hy vọng trong nhà sẽ có nhiều thay đổi vì cô vợ mà ông Hoàng mới cưới ở Việt Namđã sang từ tuần trước. Dù đã nghe ông Hoàng nói là cô Trân nhỏ tuổi hơn ông nhiều, Tuấn vẫn thấy bất ngơ` khi ông Hoàng giới thiệu cô lần đầu tiên. Trân còn trẻ quá, nét mặt hiền, đôi mắt hơi buồn, mái tóc đen dài để thẳng càng làm tăng vẻ non nớt khi đứng cạnh ông Hoàng.

 

Tuấn dọn sách vở, định lặng lẽ ra về như thường lệ, nhưng chưa kịp ra khỏi cửa thì Trân chạy ra “Nhờ anh coi dùm cái máy DVD trong kia, sao nó không phát tiếng…”  Sau một vài phút xem xét, Tuấn thấy máy không trục trặc gì, chỉ vì Trân chưa rành cách điều khiển. Tuấn viết vài dòng chỉ dẫn cách dùng giàn máy lên một mảnh giấy nhỏ rồi đưa cho Trân:

- Cô cứ theo đây mà xài.

Trân cám ơn rồi phân trần:

- Trân đem mấy cái CD học tiếng Anh từ Việt Nam qua, hồi nãy thấy máy không nói gì hết, Trân hết hồn, tưởng CD ‘dzỏm’ làm hư máy rồi!

Nhìn vẻ vui mừng cuả Trân, Tuấn phải nói thêm một câu xã giao cứng ngắc:

- Vâng … cô qua đây lo học liền vậy cũng tốt …

Trân lại nói, vẫn với vẻ phân trần:
-  Ở Việt Nam, hồi học ở trường Trưng Vương, tiếng Anh của Trân cũng khá mà sao qua đây không hiểu gì cả.

Nghe nhắc đến tên trường cũ, Tuấn quên ngại ngùng, nói ngay:

- Hồi trước tôi cũng học ở Trưng Vương!

Trân mừng rỡ:

- Vậy sao" Anh học năm nào" Trường Trưng Vương quận 1, ở ngay đuờng Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua dốc cầu Thị Nghè một khúc đó, phải không" Hồi đó ngày nào Trân cũng đi qua ngã tư đó đón nhỏ bạn thân tên Trang Dung ….

Trân chưa dứt lời, đến phiên Tuấn reo lên:

- Uả , Trang Dung nhà ở góc Nguyễn Bỉnh Khiêm là con bà cô tôi mà! Trái đất này thật là nhỏ! Tên cô là ...gì...Trân, để có dịp tôi nhắc với Trang Dung"

- Huyền Trân. Hoàng Huyền Trân, anh à.

Tuấn buột miệng:

- Tên cô đẹp quá!

- Dạ, nghe cũng được, nhưng buồn, anh... Trân nói và hình như đôi mắt cô tối đi một chút.

 

*

Trận bão đầu mùa đi qua Oakland chiều nay bằng một cơn mưa tầm tã. Từng luồng gió mạnh nối tiếp nhau vật vã những cành cây trước cửa nhà và thổi mưa tạt rào rào vào cửa kính. Buổi học đã xong, Tuấn ra về, nhưng vưà ra đến cửa anh khựng lại nhìn dòng nước ngập tới gần nửa bánh xe đang chảy cuồn cuộn như một dòng sông nhỏ. Cùng lúc đó, một mùi thơm bay thoảng qua. Mùi thơm gần gũi quá, nhưng Tuấn chưa nhận ra được mùi gì. Anh còn đang lục tìm ký ức thì Huyền Trân từ trong bếp bước ra:

- Trời mưa to quá, hay là anh Tuấn chờ bớt mưa hãy về"

Tuấn phân vân một phút rồi chép miệng :

- Giờ mà đi ra thì chắc xe chạy không nổi tới đầu đường... Thôi, cô Trân cho tôi ngồi đây một lát chờ nước rút bớt đi vậy.

- Dạ, mưa to vậy mà lái xe chắc nguy hiểm. Có chè đậu đen, mời anh ăn...

À, mùi chè đậu đen! Tuấn reo thầm vì đã tìm ra tên của mùi hương đang làm ấm không gian. Anh ngập ngừng hỏi:

- Chè này cô Trân mới nấu xong hay sao"

- Dạ không, chè nấu từ hôm qua. Anh Hoàng có ăn rồi, còn Tommy chỉ nếm một tí rồi thôi. Hôm nay Trân chỉ hâm lại ...

Tuấn thoáng cảm động khi thấy Huyền Trân hiểu được lý do sự ngại ngùng của anh. Những cô gái Việt mà Tuấn được tiếp xúc gần đây, ngay cả những người mới sang, hầu hết đều thiếu cái ý tứ của người nội trợ Việt Nam mà Tuấn thấy ở thế hệ cuả mẹ, của bà anh ngày trước.

- Nếu anh Hoàng ăn rồi thì tôi xin cô một chén. Lâu lắm tôi không ăn chè đậu đen nóng vì ở đây không ai bán.

Cầm chiếc muỗng nhỏ khuấy nhẹ chất nước đen lánh, Tuấn hỏi:

- Cô Trân không thích nước dưà"

- Dạ, tuỳ loại chè. Chè này hồi xưa bà nội Trân chỉ nấu vậy thôi, anh.

Câu nói tự nhiên và đơn giản nhưng làm Tuấn cảm động. Bát chè đậu đen không nước dưà bốc khói trong một buổi chiều mưa đã đưa Tuấn về với căn nhà thời thơ ấu với bóng mẹ anh thấp thoáng ra vào, hình ảnh mà Tuấn tưởng đã quên đi mất ...

Nhìn Huyền Trân vẫn đứng cạnh quầy bếp, Tuấn nói tiếp:

- Cô Trân vẫn hay liên lạc với Trang Dung chứ"

- Dạ không, từ ngày Trân lập gia đình, hai đứa ít liên lạc.

- Vậy sao""

Thấy vẻ buồn bã chợt hiện trên mặt Huyền Trân, Tuấn vội lảng qua chuyện khác:

- Cô Trân có định đi học thêm gì không"

- Dạ chưa. Anh Hoàng nói để tuần tới chở Trân ra trường dạy Anh Văn cho người mới sang.

Bỗng Huyền Trân bước tới ngồi xuống chiếc ghế đối diện với Tuấn, cô nói như để trút một cái gì đang đè nặng trong lòng:

- Trang Dung với Trân ít liên lạc vì Trang Dung không thích chuyện Trân lập gia đình với anh Hoàng hơn Trân tới mười tám tuổi. Trang Dung nói Trân gặp anh Hoàng mới vài lần đã bằng lòng đám cưới, sao không chờ một người mà Trân thật sự yêu thương" Gia đình Trang Dung khá giả nên Dung có thể sống một cách lý tưởng, nên Trang Dung chẳng hiểu gì! Ba cuả Trân hồi trước dạy Anh Văn nên cũng đủ ăn, dù một ngày phải dạy tới bốn, năm lớp. Nhưng ông vướng vào rượu, lúc đầu nói chỉ để giao thiệp, sau thành nghiện. Cách đây hai năm ông say rượu té xe, bị thuơng cột sống, giờ liệt nửa người. Mẹ Trân cũng yếu ớt, Trân còn hai đứa em đang đi học, anh xem có bao nhiêu người dám vô phụ gánh nặng với Trân"

Huyền Trân nhíu mày, nét buồn bã, giận hờn trên khuôn mặt cô làm Tuấn hết sức bối rối. Cô vẫn nói như dốc những ấm ức:

- Hồi còn học trong đại học Sư Phạm, Trân cũng quen với một người suốt bốn năm trời. Ngay khi ra trường, cũng là lúc nhà Trân gặp nạn, gia đình anh ta khuyên anh ta lấy một cô đã thích anh ấy từ lâu vì cô ấy là con của một gia đình cán bộ giàu, có thể mua tương lai cho anh ấy. Vậy mà anh ấy nghe theo! Anh thấy đó, tình yêu bây giờ đâu còn nghĩa lý gì! Trang Dung cứ bảo không phải ai cũng vậy, nhưng Trân biết hoàn cảnh cuả mình. Trân cũng chẳng trách anh ta vì Trân từng thấy biết bao nhiêu cặp vợ chồng lúc đầu thương nhau lắm, nhưng sau nghèo quá nên lục đục suốt ngày, gia đình như điạ ngục. Cũng có những cặp lúc mới lấy thì thương nhau, sau khá giả lên thì bà vợ đã già, ông chồng ỷ có tiền bỏ vợ đi tìm người khác. Thời buổi này ở Việt Nam tình yêu chồng vợ chắc khó kiếm. Trân không quen biết nhiều, không ăn diện, mà gia đình Trân lại trông cậy vào Trân. Trân muốn lấy chồng kha khá ở Việt Nam cũng khó, nói chi người ở nước ngoài. Ai biết rõ gia cảnh Trân cũng không dám tiến tới. Gặp anh Hoàng, tuy lớn tuổi nhưng anh ấy không sợ phải giúp gia đình Trân tới khi hai đứa em thành tài. Chắc cũng vì lớn tuổi nên anh ấy chấp nhận là tình yêu từ từ sẽ tới nếu hai người hợp nhau. Trân đâu có lừa dối gì anh ấy" Ngày xưa công chúa Huyền Trân là công chúa nên đi lấy chồng ở Chiêm Thành đổi đuợc tới hai châu Ô, Lý. Còn Trân là con nhà nghèo, đi lấy chồng xa chỉ mong gia đình có người nương tựa, miễn là sau khi lập gia đình Trân hết lòng hết sức làm người vợ tốt. Trân biết có nhiều người lấy Việt kiều chỉ vì muốn qua đây hay chỉ vì tiền. Qua tới đây thì họ kiếm chuyện rồi bỏ đi, cho nên rất nhiều người bên Mỹ có thành kiến với cô dâu từ Việt Nam qua, nhất là những người lấy chồng lớn tuổi. Nhưng người khác nghi ngờ Trân đã đành, Trân chỉ buồn là ngay Trang Dung là bạn thân cũng trách Trân!

Tuấn ấp úng:

- Đúng vậy, mỗi người một tính, mỗi người một hoàn cảnh.

Huyền Trân thở dài:

- Trân hết tin có tình yêu kiểu Romeo-Juliette rồi, nhưng Trân cũng không hề có ý định qua đường hay lợi dụng anh Hoàng. Trân thấy anh Hoàng là người tốt, Trân nói với anh ấy là mong hai người thật tình với nhau, ở với nhau rồi sẽ yêu thương nhau... Không hiểu tại sao hôm nay Trân lại nói chuyện cuả mình làm phiền anh như vậy. Chắc tại vì trời mưa làm nhớ nhà quá. Chắc tại vì anh là anh của Trang Dung ...

 

Tuấn ra về khi cơn mưa vưà ngớt hạt. Thành phố trong chiều mưa thật buồn. Hai hàng cây đứng ủ rũ làm Tuấn nhớ đến sự cô đơn của Huyền Trân trong căn nhà vắng lạnh. Tommy thì quá xa cách, còn Huyền Trân thì gần như là sợ sệt Tommy, có lẽ vì không biết làm cách nào để phá bức tường giưã cô và cậu con chồng chỉ thua cô mười lăm tuổi. Hình ảnh Huyền Trân với mái tóc dài quanh khuôn mặt thon gầy, đôi mắt to đầy buồn phiền làm Tuấn băn khoăn mãi về những lời cô nói. Thảo nào ngay lần đầu tiên cô đã nhắc đến sự tích buồn của công chuá Huyền Trân đời vua Trần Anh Tông từ hơn 700 năm trước. Hai câu thơ chua chát vang lên trong đầu làm Tuấn thở dài

“Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm

Một gái Huyền Trân đáng mấy mươi!”

 

*

Điều Tuấn hy vọng đã không sai. Huyền Trân đã đem lại nhiều thay đổi trong nhà ông Hoàng. Ông vẫn đi làm cả ngày nhưng dạo này nhà cửa gọn gàng, ấm áp. Một miếng màn tươi màu căng trên cưả sổ, vài bình hoa nhỏ, mùi thức ăn, tiếng xào nấu, ngay cả tiếng nước chảy trong giờ nấu cơm chiều đã đem lại sức sống cho căn nhà. Tommy vẫn không gọi ‘mẹ Trân’ như lời ông Hoàng bảo, nhưng Tuấn thấy mỗi ngày đi học về nó móc cặp lấy mấy hộp đựng bữa trưa bỏ vào bồn rửa. Những lúc đó Huyền Trân hay đứng gần đó liếc nhìn mấy cái hộp trống không với ánh mắt dịu dàng, vui vẻ.  Bây giờ khi học xong với Tuấn, trước khi chạy lên phòng Tommy hay ghé xuống bếp để lấy trái cây mà Huyền Trân đã cắt sẵn và cũng biết lí nhí ‘Thank you'.

 

Huyền Trân cũng ghi tên đi học tiếng Anh ở trường dành cho người mới sang Mỹ. Thỉnh thoảng trên đường tới dạy Tommy học, gặp Huyền Trân ở trạm xe bus, Tuấn ghé xe để chở cô về. Trên đoạn đường ngắn từ trạm xe đến nhà, Huyền Trân kể cho Tuấn nghe những chuyện xảy ra ở lớp, đôi khi hỏi anh về những điều mà cô chưa hiểu lắm. Cô than là ở khu này ít người Việt và vì cô đi học ban ngày nên bạn học hầu hết là người Phi, người Mễ. “Trân nghe nói người Việt, người Tàu thường đi làm ban ngày nên họ đi học vào buổi tối, anh à”, Huyền Trân vưà nói vưà nghiêng đầu vén tóc qua tai với điệu bộ giống như một cô bé. Cô thường nói hơi nhanh như để bù lại những lúc im lặng cho tới khi ông Hoàng đi làm về. Với vóc người nhỏ nhắn và khuôn mặt không trang điểm, trông Huyền Trân giống như một sinh viên mới vào đại học, và những câu chuyện của cô làm Tuấn thấy vui vui như đang sống lại thời anh mới qua Mỹ.

Có một lần, khi Huyền Trân bước lên xe thì Tuấn đang nghe một CD của Hoàng Thanh Tâm.

“...Hoa bỗng nở và trái sầu bỗng chín

Tim xa xưa còn đó chút mong chờ

Màu thơ ấu  vẫn tươi màu kỷ niệm

Bóng cây nào ôm mãi mắt hư vô...”

Huyền Trân reo nhỏ:

- Ồ, Trân thích bài Hoàng Lan này lắm, nhạc hay, lời thơ thì quá tuyệt!

Tuấn tròn mắt:

- Cô Trân cũng biết bài này"

Trân cười:

- Sao anh Tuấn có vẻ ngạc nhiên vậy" Thời buổi Internet, ở Việt Nam cũng nghe nhạc ở ngoại quốc đuợc mà!

Tuấn lắc đầu:

- Không... tôi chỉ tưởng là cô Trân thích nhạc ở Việt Nam sau này. Loại nhạc ... mới mẻ hơn đó mà.

- Anh ‘tưởng’ sai rồi, Trân thích bài này và nhiều bài thơ phổ nhạc khác. Bài này phổ từ bài thơ Mộng Đời của thi sĩ Trần Dạ Từ, có vài chữ nhạc sĩ đổi lại nhưng hầu hết là giống lời thơ. Bài thơ này Trân đã chép và thuộc từ thời Trung học lận!

- Vậy tôi và cô Trân giống nhau ở điểm này. Tôi cũng thích thơ ...

Tiếng hát Vũ Khanh vút lên

Muà Xuân đó, anh mỉm cười bước tới

Khi yêu em tay cũng mở như lòng

Môi Thần-Thánh biết gì đâu tội lỗi

Lối đi nào ngây ngất bước song song" ‘

Trân nhìn Tuấn:

- Bốn câu đó Trân thích nhất. ‘Khi yêu em tay cũng mở như lòng’. Hay quá, phải không anh"

 

Một lần khác, vưà bước lên xe Trân nói:

- Hôm nay cô bạn người Tiệp Khắc kể cho Trân nghe câu chuyện thật vui. Anh Tuấn biết ông tỷ phú Donald Trump chứ" Ông ấy lấy cô vợ thứ ba thua ổng 28 tuổi tên là Melania. Có một ông ký giả cắc cớ hỏi cô Melania ‘Nếu ông Trump không là tỷ phú thì cô có lấy ông ta không"’

Huyền Trân ngưng lại, nhếch mép:

- Cô Melania đáp ‘Vậy ông nghĩ nếu tôi không đẹp thì Donald có lấy tôi không" ‘

Nói xong Huyền Trân cười to, nhưng đôi mắt long lanh - gần như giận dữ - của cô làm Tuấn phải nén thở dài. Có lẽ cô vẫn bị mặc cảm vì cuộc hôn nhân chênh lệch và đau khổ trước lời ra tiếng vào của những người quen biết. Ở Huyền Trân, sự hiền lành, lãng mạn lẫn lộn với nét buồn bã, cay đắng làm nhiều khi Tuấn thấy nao lòng...

 

***

Khí hậu Oakland năm nay bất thường như một thiếu nữ đỏng đảnh. Lúc mưa bão tầm tã, lúc thì trời nắng gắt. Hôm nay trời nóng, mặt đường phản chiếu ánh mặt trời loang loáng làm Tuấn phải với tay tìm cặp kính mát. Xe chạy ngang qua trạm xe bus và Tuấn thở ra. Huyền Trân vừa xuống xe. Bóng dáng mảnh mai với cái ba lô đựng sách to tướng đi lầm lũi trên hè đường nắng chang chang trông buồn lạ! Gần đây Tuấn thường đi bên trái, xa lề đuờng nhất, và làm như không thấy Huyền Trân. Sau lần bắt gặp ánh mắt khó chịu của Tommy hôm Tuấn và Huyền Trân về chung, Tuấn thường làm lơ khi gặp cô ở trên đường. Tuấn nghĩ mình chỉ đối xử với Huyền Trân như một người bạn, nhưng trước sự cô đơn của Huyền Trân trong căn nhà vắng vẻ, trước sự lạc lõng của cô trong đời sống mới mà Tuấn đang chứng kiến nhiều hơn ai hết, càng ngày anh càng thấy thương cảm cho cô. Anh bắt đầu băn khoăn khi thấy mình nghĩ tới Huyền Trân hơi nhiều, và thái độ cuả Tommy giống như một tiếng chuông lớn nhất làm anh quyết định nới xa khoảng cách với Huyền Trân. Tình bạn vong niên lâu năm với ông Hoàng, sự tin cậy cuả hai cha con ít nói nhưng tử tế này khiến Tuấn không muốn gây phiền lòng cho họ. Hơn thế nữa, Tuấn biết không ít bạn bè và người thân cuả ông Hoàng vẫn nói xa nói gần về chuyện không khéo ông Hoàng phải ca bài ‘công anh bắt tép nuôi cò, cò ăn cho béo cò giò lên cây'. Tuấn biết rõ Huyền Trân rất cần bạn, rất cần người nói chuyện nhưng anh thấy rõ hơn rằng mình không thể tiếp tục giúp cô trong vai trò đó...

 

Xuống xe bus, Huyền Trân không đi về nhà như thuờng lệ mà rảo bước qua trạm xe nối tiếp. Xe vưà tới, cô vội leo lên. Vất chiếc ba lô xuống băng ghế cuối cùng, cô thở ra, mệt mỏi. Đêm qua, mẹ cô lại gọi điện thoại nhắc chuyện lo thủ tục cho thằng em sang Mỹ du học, mặc dù Huyền Trân đã nói mấy lần rằng chuyện ấy cô chưa thể làm được. Mới sang Mỹ, chính Huyền Trân còn chưa rành cách sống, vậy mà mẹ cô cứ làm như cô có cây đũa thần. Ở Việt Nam bây giờ cơn sốt cho con đi du học vẫn còn đang nóng hổi. Đành rằng ngành giáo dục ở Việt Nam rất tệ, nhưng nếu có tiền thì cũng tìm được những trường tư khá tốt. Vì thế, chuyện du học lắm khi có những lý do không liên quan gì tới kiến thức. Gia đình có tiền mà con cái không đi du học thì là điều vô cùng mất mặt. Các cô cậu quý tử lên tới lớp mười mà còn học ở Việt Nam thì gia đình chưa phải loại ‘quý phái'; vì thế các ông cha bà mẹ chạy chọt đẩy con đi cho bằng được. Cơn sốt lan qua những gia đình trung lưu, nếu có thân nhân ở ngoại quốc họ cũng tìm mọi cách đưa con đi; học thành tài thì tốt, không học được cũng có nhiều cơ hội tìm được cách ở lại cho ấm thân... Mẹ cuả Huyền Trân nghe nói chồng của con gái là chủ hãng thì nghĩ rằng gia đình bà đã bước một bước lên thành ‘đại gia' nên cũng hết lời thúc giục Huyền Trân đem cậu em đang học lớp 11 qua Mỹ. Dù còn bỡ ngỡ, nhưng qua lời chồng và người quen, Huyền Trân cũng biết hãng tiện cuả ông Hoàng cũng chỉ là một cơ sở làm ăn nhỏ, và xã hội bên Mỹ trong thời đại Internet càng dễ cho thanh niên sa ngã. Bạn ông Hoàng có những gia đình mà cha mẹ bỏ tiền mua nhà trong khu vực tốt cho con đi học, cha mẹ gặp con hàng ngày, vậy mà con cái còn quen bạn xấu, mê Internet, hút xách, bỏ học. Người ta phải học căn bản đạo đức, học phân biệt phải trái, tập kỷ luật với chính mình, biết trách nhiệm, biết thương gia đình, rồi mới tới học tiếng Anh, học bằng này bằng nọ. Chỉ có vậy mà nói hoài mẹ Huyền Trân vẫn không chịu hiểu... Đêm qua, Huyền Trân hết bình tĩnh đã la lên “Thằng Kha ở Việt Nam lo học đi. Một, hai năm nữa qua cũng được! Con mới qua, thân con còn chưa yên, đem nó qua đây sao được" Sao mẹ chẳng thương con""” Mẹ của Huyền Trân đã khóc ầm lên, than rằng bà vô phước, có con mà không nhờ được. Gác điện thoại, Huyền Trân ngồi trong bóng tối khóc gần hết đêm, mãi gần sáng mới rón rén ghé vào giường cho khỏi mất giấc ngủ cuả ông Hoàng. Sáng nay trước khi đi học, Huyền Trân mở chiếc ví nhỏ, lấy hết mấy trăm mà cô dành dụm được từ số tiền tiêu vặt mà ông Hoàng đưa mỗi tháng, nhét vào cặp. Cô cảm thấy hối hận những lời nói đêm qua, cô muốn gởi thêm tiền cho mẹ vui, dù cô vẫn đều đặn gởi tiền về nhà hàng tháng...

 

Huyền Trân nhìn qua cửa sổ, hơi lo lắng. Đây là lần đầu tiên cô đi xe bus xuống chỗ gởi tiền ở trung tâm thành phố. Mọi lần ông Hoàng chở cô đi, chỉ có một lần quá gấp cô đã  nhờ Tuấn. Nghĩ đến Tuấn, trong lòng Huyền Trân lại dâng lên cảm giác bực bội. Cả tháng nay, Tuấn không cho cô quá giang về nhà, dù nhiều lần cô thấy xe anh chạy vụt qua. Đoạn đường từ trạm xe bus về nhà không xa lắm, đi bộ chẳng đáng gì đối với cô, nhưng thái độ cuả Tuấn làm cô khó hiểu. Không biết vì những lời tâm sự về hoàn cảnh ở Việt Nam, vì thái độ thân thiện vô tình, hay những lời chua chát về cách sống chưa quen ở Mỹ đã làm Tuấn tránh mặt mình" Hay là anh ta cũng nghĩ mình định lợi dụng ông Hoàng" Hay là anh ta khinh mình, nghĩ mình tham tiền" Con người thật là khó hiểu, vậy mà mình cứ tưởng anh ta có lòng và tử tế....Huyền Trân nhún vai xua đi sự tủi thân, cảm giác mà cô ghét cay ghét đắng... Không biết vì thiếu ngủ hay là những giọt nước mắt lại sắp tuôn ra mà mắt cô cay xè và dòng xe cộ vun vút trên đường nhạt nhoà, nhạt nhoà dần...

 

Tiếng thắng xe rít lên khi chiếc xe bus ghé vào trạm làm Huyền Trân choàng dậy. Ngoài kia trời đã ngả chiều, cô vội chụp chiếc ba lô, lao xuống xe. Nhìn theo cái xe chạy mất hút, cô mới thấy hốt hoảng. Đây là đâu, sao chung quanh đường phố vắng vẻ, hoang tàn quá! Rác rưởi, lon bia vất đầy dưới chân bức tường loang lổ đầy hình vẽ nguệch ngoạc, cái ghế ngồi chờ xe cũng đầy những hình vẽ bậy bạ. Mùi nước tiểu khai nồng từ bức tường làm cô sợ hãi, biết là mình đang ở trong một khu rất nguy hiểm. Rút vội điện thoại, cô gọi về nhà nhưng chuông reo mãi mà không ai trả lời. Gọi số của ông Hoàng cũng chỉ thấy lời nhắn. Không lẽ gọi 911" Thôi, ráng chạy tới ngã tư hỏi thăm đường xe bus về nhà. Khoanh tay sát ngực, Huyền Trân đi như chạy về phiá trạm bán xăng ở đằng xa. Chỉ được một khúc đường, cô nghe thấy tiếng người cười nói. Đám thanh niên đang tụ tập ở trong một bãi đậu xe đang la hét, cầu Trời cho họ không chú ý tới mình. Cô cắm đầu đi, hay tay run lên... Có tiếng chân rảo bước theo sau. Trời ơi! Xin Trời thương con! Cô tháo ba lô khỏi lưng, dợm chân chạy nhưng một bàn tay đã chụp lấy vai. Huyền Trân hét lên, lấy hết sức quăng chiếc ba lô vào tên du đãng rồi vùng chạy.  Tiếng chân rầm rập rượt theo. Huyền Trân nghe đau nhói ở đầu rồi trời đất tối xầm lại...

 

***

Khi Tuấn và Tommy hấp tấp chạy vào bệnh viện, Huyền Trân đang thiêm thiếp ngủ. Tommy ngó sững lớp băng quấn quanh đầu Huyền Trân rồi thảng thốt gọi “Mẹ Trân!!!” Ông Hoàng ra dấu cho Tommy im lặng rồi nói:

- Bác sĩ mới chích thuốc để Trân ngủ cho khoẻ... Trân bị bọn du đãng chọi chai bia trúng đầu, nhưng vết thương không nặng lắm. Phải may mười mấy mũi nhưng không bị chấn thương sâu.

 

Đêm đó ông Hoàng gọi điện thoại cho Tuấn từ bệnh viện. Giọng ông trầm và buồn:

- Cũng may khi Trân té xuống đường thì có một chiếc xe chạy ngang qua. Trên xe có hai ngươì đàn ông, họ ngừng lại gọi 911 và bọn du đãng chạy hết. Cảnh sát đem Trân vào bệnh viện, rồi họ lấy số của tôi trên điện thoại cuả Trân và báo ngay cho tôi. Tội nghiệp, trong lúc chờ Trân chiếu điện, tôi xem đồ đạc do cảnh sát giao lại mới biết Trân muốn đi gởi tiền cho mẹ. Chắc không rành đường nên xuống sai trạm, ngay trong khu vực tệ nhất vùng này.  Có cả một lá thư Trân đang viết cho cô bạn... Từ ngày mẹ Tommy mất, tôi sống một mình thành quen, thêm công việc bận rộn... với lại tôi... cũng ngượng về sự chênh lệch tuổi tác nên không hay tìm cách tâm sự với Trân. Hồi trước tôi chẳng bao giờ có ý lấy vợ cách nhiều tuổi như Trân, nhưng... là duyên số hết. Gặp ở nhà người quen, thấy Trân tự nhiên tôi bỏ đi không đành. Tôi đem Trân qua đây, lo cho Trân, mỗi tháng đưa tiền gởi về nhà. Tôi tưởng như thế là đủ cho Trân hạnh phúc. Tôi hối hận quá...

 

Hai người nói chuyện rất lâu. Khi Tuấn lên giường ngủ thì đã khuya lắm. Đêm mát dịu, trăng đã lên cao, tròn vằng vặc và rất sáng như báo hiệu ngày mai trời trong đẹp ...

 

Khôi An

 

Ý kiến bạn đọc
19/04/201609:26:43
Khách
truyện hay...kết đẹp
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,672,327
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến