Hôm nay,  

Địa Đàng Đã Mất

23/06/201000:00:00(Xem: 128232)

Địa Đàng Đã Mất

Tác giả: Huyền Thoại
Bài số 2928-28228-vb4062310

Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau, Huyền Thoại- Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006õ. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose.

***

Tháng Tư năm nay, trong khi người Việt hải ngoại chuẩn bị tưởng niệm 35 năm cái chết của miền Nam vào ngày 30 tháng tư năm 1975, thì ngày 26 tháng tư, Passage Eden đã bị phá sập, lấy chỗ cho một dự án nào đó.  Chấm dứt 60 năm phơi gan cùng sương gió của một chứng tích lịch sử.  Passage Eden, một địa danh  đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm và biến đổi của một Sàigon hòa bình, một Sàigon chiến tranh, một Sàigòn thảm bại ủ dột, và một Sàigòn chiến thắng tang thương.  Nó đã chứng kiến Sàigòn bị đổi tên, bên cạnh ba địa danh nổi tiếng khác cùng một thời.  Hai khách sạn, Continental và Caravelle.
Nghe tin Passage Eden vừa bị phá bỏ, tôi nghe lòng ngậm ngùi, tiếc nhớ.  Tiếc nhớ một thời tuổi trẻ mộng mơ.  Passage Eden, trong tôi, là vũ trường  Queen Bee với những đêm thứ bảy cùng chàng đến nghe Lệ Thu, Thái Châu, Bích Chiêu, Bạch Yến.  Là những chiều cuối tuần tuổi trẻ tụ tập nghe The Dreamers với July, Thái Hiền và Duy Quang. 
Nhưng trên hết, Eden với tôi là tiệm ăn sang cả mang tên Givral.  Givral và những bánh xu, bánh bông lan và bánh vỏ ốc ngọt ngào.  Givral, một thời của yêu thương hẹn hò.  Những chiều thứ bảy, chàng đưa tôi đến Rex xem ciné, đi mua sắm ở thương xá Tax, và sau đó vào Givral ăn uống, tay trong tay, mắt trong mắt.  Givral ngày đó là của văn nghệ, của thi sĩ, của nhà báo và nhửng người nhiều tiền.  Hoặc chẳng nhiều tiền nhưng muốn làm đẹp cho nhau trong những lần hẹn.   Givral và những ly café nồng đậm yêu đương, những ly kem mềm môi mướt giọng.
Givral, sáng trưa chiều tối.   Givral, sáng nắng chiều mưa.  Givral và không gian mát lạnh giữa mùa hè nóng cháy.


Givral với người Sàigòn dập dìu qua lại.  Givral với những gót chân ngoại quốc lững thững ngắm nhìn.  Givral, nơi chốn thời thượng của một thành phố mang nhiều sắc áo chiến tranh và chinh phục.  Sáu mươi năm tuổi, bao nhiêu buồn vui lẫn lộn trong lòng Givral.  Diễn hành lực lượng, đảo chánh, biểu tình... Givral và ngày thành phố phải mang áo đỏ và tượng đồng trong công viên phía trước đổ nhào.
Sau ngày 30 tháng tư năm đó tôi vẫn trở lại nơi đây nhiều lần.  Trở lại để hồi tưởng, để nhớ để tiếc và để nước mắt chảy ngược vào tim.  Bánh ở đây tuy vẫn còn nhưng đã mất nhiều hương vị.  Người trong Givral không còn có những tia nhìn đắm đuối, những nụ cười tươi thắm và những ánh mắt nồng nàn.  Người trong Givral lúc đó hoặc thẫn thờ, hoặc ngu ngơ, cục mịch.  Tôi vẫn mua bánh Givral để mua cho mình một ảo tưởng.  Givral còn đó như một tri kỷ, một chịu đựng sớt chia. Sàigòn đã mất tên, nhưng còn Givral, tôi vẫn còn  chút ấm áp thỉnh thoảng trở về sưởi ấm cõi lòng buốt giá.
Những đền đài hoang tàn ở Hy Lạp, ở La Mã vẫn còn được trân trọng, che chở và duy trì.  Thì tại sao người ta lại đành lòng phá huỷ một di tích lịch sử của quê hương tôi"   Tôi có thể hiểu được vì sao chiến sĩ trong công viên và tượng đài Thương Tiếc bĩ giật ngã. Người ta làm vậy để nhận ra mình là kẻ chiến thắng và người kia phải ra đi.  Mình là hiện tại, và người kia là dĩ vãng.  Nhưng Givral và Hành Lang Địa Đàng đã làm gì để phải vĩnh viễn ra đi"  Người ta chê nó già nua, cũ kỹ.  Như một bà già.Thì có khó gì đâu" Địa Đàng vẫn là một phụ nữ nhan sắc còn ưa nhìn.  Da nàng có bị nắng mưa làm phai nhạt, nhưng tại sao người ta không cho nàng một "face lift", một "make over"  để kéo dài cuộc sống của nàng,  Người ta có thừa điều kiện để bảo vệ dung nhan của nàng.  Nhưng người ta đả chẳng yêu nàng đủ để cứu sống nàng.  Người ta muốn chôn nàng để lấy chỗ cho một dung nhan nhạt nhẽo, vô duyên nào đó. 
Tôi buồn, và tôi hiểu vì sao tôi buồn.  Chắc cũng có nhiều người buồn như tôi.

HUYỀN THOẠI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến