Hôm nay,  

Chuyện Đời Của Điệp

14/04/201000:00:00(Xem: 268516)

Chuyện Đời Của Điệp 

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2864-28114-vb4041410

Tác giả là một huynh trưởng viết về nước Mỹ rất được quí trọng. Ông tham dự từ năm đầu và sau một giải thưởng, vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị, chỉ để hỗ trợ và cổ võ giải thưởng.  Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH (khóa 18 Thủ Đức). Định cu tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông chỉ mới hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông nhân kỷ niệm 35 năm Tháng Tư 1975.

***

Bà  Ấm Cả trứớc khi trút hơi thở cuối cùng đã  không nén được cơn xúc động, nghẹn ngào, ấp úng, thều thào, nói tiếng được, tiếng mất, run run cầm tay Điệp mà rằng:
 -Mẹ không sinh ra con. Con là con dâu mà hiếu thảo với mẹ chồng còn hơn con đẻ. Thật là hiếm có trên đời. Mẹ không biết nói gì cho hết lòng biết ơn con đã cư xử quá tốt với mẹ trong những năm qua. Tuy con không còn là vợ thằng Sấm nữa; nhưng trong tận nơi tâm khảm của mẹ, con vẫn là con dâu trưởng của gia đình họ Sử nầy, là con dâu thương yêu nhất của Mẹ.
Bà buông tay Điệp và từ từ nhắm mắt.
Điệp cúi sát mặt bà Cả để nói lời cảm ơn; nhưng đôi mắt bà đã nhắm nghiền, tim ngừng đập, hai tay buông xuôi để lại bao nỗi xót xa, cay đắng trong lòng nàng. Hai bàn tay Điêp úp vào mặt, nước mắt ràn rụa.  Đôi vai gầy rung lên nhè nhẹ, từng chặp, từng chặp. Những ngày cuối tháng Tư năm xưa đang trở lại với nàng.

*
Đó là những ngày của tháng Tư năm 1975.
Tình trạng an ninh ở thủ đô VNCH thật là bi đát. Trên nét mặt mọi người dân ai ai đều tỏ ra lo lắng, kẻ xuôi, người ngược tìm đường ra khỏi Việt nam, trốn lánh Cộng sản. Cộng quân đã tiến gần đến cổng ngõ Sài gòn. Sấm chồng nàng vì quân vụ khẩn cấp ở Lộc ninh nên cả tháng nay không có tin về. Một mình xoay xở, lo lắng cho ba con và mẹ chồng, thằng út mới vừa đầy năm, bà Cả mẹ chồng nàng, tuy tuổi mới sáu mươi nhưng đau ốm rề rề suốt cả năm, tháng. Tin chồng biền biệt. Tâm cang nàng như lửa đốt, bối rối, đứng ngồi không yên. Tám giờ sáng ngày 28 tháng Tư, hoả tiển 122 của Cộng quân pháo vào Sài gòn, đạn rơi trúng trường trung học Gia Long, bến xe Nguyễn Cư Trinh làm chết  và bị thương nhiều thường dân  vô tội cư ngụ quanh vùng. Nhà cửa đổ nát, phố xá tan hoang. Ngoài đường, xe cộ chạy ngược xuôi, người người hối hả, hốt hoảng lạc thần. Có tiếng xe gắn máy ngừng trước cửa nhà. Nhìn qua cửa sổ, Điệp nhận ra ngay Hà, người bạn nối khố hồi hai chị em cùng học ở trường Gia Long, giờ đây mỗi người mỗi cảnh; nhưng vẫn còn qua lại chuyện trò thân nhau, khắn khít như hồi còn cắp sách đến trường. Chồng Hà cũng là quân nhân nhưng ở đơn vị hải quân, và là bạn của Sấm, chồng nàng. Hà vội khóa xe, hối hả bước vào nhà, nét mặt hốt hoảng:
- Mầy  đã có tin gì của anh Sấm chưa" Anh Tiến tao vừa mới nhắn về. Tàu anh ấy hiện công tác ở Phú quốc, chưa biết ngày nào trở lại bến Bạch đằng. Tao lo quá! Không biết có gì sẽ xảy ra cho anh ấy không.
- Anh Sấm không thấy nhắn gì hết. Tình hình ngày càng tồi tệ. Không biết ra sao. Tao sốt ruột lắm. Không rõ anh ấy thế nào! Tao cầu nguyện và lo lắng cả đêm không ngủ được.  Lũ trẻ thì cứ hỏi sao lâu quá không thấy Ba về nhà.
Suốt ngày 27, 28, 29, dân chúng ở các vùng lân cận quanh Sài gòn bồng bế, lũ lượt chạy loạn vào Sài gòn. Dân Sài gòn lại hấp tấp dẫn nhau chạy ra khỏi Sài gòn đến Vũng tàu, Bà rịa hoặc về các tỉnh miền Tây. Có nhiều gia đình hốt hoảng, bối rối dẫn nhau, chạy đi, chạy về, rốt cuộc không biết chạy đi đâu, họ đành quanh trở về, lại càng tăng thêm cảnh hổn loạn.
Đêm 29, giặc Cộng pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất gây ra những đám cháy lớn. Trong phi trường, cạnh cơ quan DAO, một số lớn đồng bào đa phần là những người làm việc cho các cơ quan Mỹ đang ngồi thấp thổm, chờ đợi máy bay trực thăng từ hạm đội Mỹ vào bốc ra ngoài khơi Vũng tàu. Mặc đạn pháo của Cộng quân, các máy bay trực thăng vẫn tiếp tục bay vào bốc hết những thường dân và những người Mỹ còn kẹt lại trong phi trường, cạnh cơ quan DAO, và những điểm đã được chọn trước rãi rác quanh Sài gòn.
Suốt đêm 29, trận đánh chống trả mãnh liệt  của QLVNCH với bọn chính qui Bắc việt xâm lăng diễn ra khắp nơi ở Sài gòn, ở ngoại ô, ở Chợ lớn, ở điện đài Phú Lâm, ở cầu xa lộ, ở quanh bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia. Các đơn vi cảnh sát dã chiến, cảnh sát sắc phục, thường phục thề một mất, một còn với Cộng quân. Họ chiến đấu dũng mãnh không thua gì các đơn vị QLVNCH.  Đặc biệt tại trại Hoàng Hoa Thám, ngã tư Bảy Hiền và quanh phi trường Tân Sơn nhất, các chiến sĩ Dù chiến đấu, chống giữ không mệt mỏi, cố ngăn chận xe tăng Cộng sản tiến vào phi trường. Họ đã thể hiện một tinh thần kỹ luật cao độ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng quốc gia, tiểu trừ Cộng sản, trong hoàn cảnh " dầu sôi lửa bỏng" thiếu hụt đạn dược, xăng dầu. Họ vẫn bình tĩnh đánh trả, ngăn chận, và đã giáng cho bọn Cộng sản xâm lăng những đòn chí tử.
Các đơn vị bộ binh chận cuộc tiến quân của giặc Cộng trên cầu xa lộ, cửa ngỏ vào Sài gòn. Trận đánh hào hùng, dũng mãnh của chiến sĩ QLVNCH ngay trên cầu xa lộ. Dân chúng từ Thủ đức và các vùng lân cận chạy giặc Cộng; vượt qua cầu bị đạn Cộng quân bắn chết, trọng thương nằm dọc theo hai lề cầu. Chiến sĩ VNCH vừa tãi thương, vừa chống giặc. Cảnh tượng vừa anh hùng, vừa bi thảm! Các phóng viên chiến trường VNCH và Tây phương  đã ghi lại được những hình ảnh trên, và thỉnh thoảng giờ họ chiếu đi, chiếu lại trên truyền hình thế giới.
Trận chiến kéo dài mãi đến 10 giờ sáng 30 tháng Tư, khi toàn quân nghe lệnh đầu hàng của Tổng thống 36 giờ VNCH Dương văn Minh, các đơn vị QLVNCH mới chịu buông súng. Tuy vậy, có một số chiến sĩ đã tự sát, một số không tuân lệnh đầu hàng và âm thầm rút đi. Sài gòn tả tơi. Ngổn ngang xác người và xe cộ, súng ống, áo quần nhà binh. Xe tăng Cộng sản lầm lũi chạy trên đường phố Sài gòn, tìm lối đến dinh Độc lập!
Cuối cùng, mấy ngày sau, vợ chồng Điệp Sấm và con cái, vợ chồng Hà Tiến được gặp nhau, đoàn tụ trong lo âu, ngại ngùng. Vợ chồng Hà chưa con cái. Vợ chồng  Điệp Sấm đã ba con.
Tin theo lời Ủy Ban Quân Quản Cộng sản loan báo ra rã trên đài phát thanh là các Sĩ quan chế độ cũ đem tiền gạo đi học tập một tháng. Điệp và Hà thúc đẩy chồng mình đi trình diện gấp để về  còn lo liệu làm ăn, sinh sống. Họ đi rồi, hai bà vợ ở nhà buôn thúng, bán bưng, lo tìm sinh kế cho gia đình, và thường xuyên liên lạc giúp đỡ lẫn nhau. Tình thân họ đậm đà còn hơn ruột thịt.


Năm 1980, Sấm được tha về nhưng chồng Hà vẫn còn trong trại cải tạo ở tận miền Bắc. Hà nhanh nhẹn, nhậm lẹ, không con cái ràng buộc, quen biết nhiều, giao thiệp rộng. Trong một dịp tình cờ, nàng gặp lại người hạ sĩ quan cũ cùng đơn vị với chồng, người Việt gốc Hoa, mai mối cho Hà đóng vàng vượt biên. Hà đến bàn chuyện nầy với vợ chồng Điệp, và rủ thu xếp để cùng đi.  Đó là dịp may hiếm có để gia đình Điệp thoát cảnh sống quá nghiệt ngã, đau khổ, bị chèn ép, bị theo dõi dưới sự cai trị rừng rú, mạnh được, yếu thua, không còn tình nghĩa của Cộng sản Việtnam. Nhưng tìm đâu ra đủ số vàng mà Hà nói để toàn gia đình Điệp được ra đi. Cuối cùng, Điệp về quê nhờ Mẹ mình giúp đỡ. Mẹ nàng chạy đi vay mượn nhưng chỉ lo được một chỗ thôi.
Trên đường trở lại Sài gòn, Điệp bâng khuâng, nghĩ ngợi lung lắm, về nhà  Điệp bàn lại với chồng, và gợi ý để Sầm được thoát đi trước. Nhưng Sầm nói:
-Thôi chúng ta cùng ở lại hết. Để anh cố gắng kiếm việc làm dành dụm rồi mình sẽ tính sau.. Anh đã xa em và các con nhiều năm rồi. Giờ đây mình phải sống quây quần, đoàn tụ với nhau dù thiếu thốn, cực khổ cho mấy đi nữa. Đói no mà có bên nhau vần hơn em ạ.         
Điệp im lặng và thầm cảm phục chồng mình; thà chịu cùng ở lại, chia xẽ gian khổ với vợ con, không bỏ đi thoát thân lấy một mình. Hôm sau gặp Hà như đã hẹn. Điệp đem tình trạng gia đình mình trình bày. Một thoáng suy nghĩ, Hà nói:
-Hay là mầy để anh Sầm đi trước với gia đình tao đi. Khi qua được đất tự do, anh Sấm kiếm việc làm dành dụm gởi về cho mầy, và các cháu vượt biên sau cũng được mà.
- Còn anh Tiến chồng mầy đang ở trong trại cãi tạo ngoài Bắc thì sao"
-Tháng trước tao có ra thăm nuôi anh Tiến, anh khuyên đi được thì cứ đi. Đi được hết cả nhà càng tốt. Nếu tao thoát được, nhờ mầy thỉnh thoảng thay tao ra thăm nuôi anh Tiến. Qua được bên ấy, có việc làm rồi, tao tìm cách gởi tiền về phụ mầy đóng tiền vượt biên. Tao có bà cô ở Pháp sẽ gời tiền qua đường dây bên đó cho mầy.
 Điệp rất tin tưởng lời bạn. Từ trước, lời nói của Hà, lời hứa của bạ thân với Điệp như đinh đóng cột, chưa bao giờ Hà thất hứa. Thân nhau từ thuở nhỏ; nên Điệp không chút đắn đo, giao chồng cho bạn giúp đỡ vượt biên;  lại còn thúc đẩy chồng mình thu xếp gấp để đi với gia đình bạn. Đêm từ giã, vợ chồng, cha con bịn rịn như không muốn rời nhau. Nhưng vì tương lai, và hy vọng môt ngày mai tươi sáng hơn, Điệp nuốt trọn sự đau đớn, chia lìa trong tâm khảm để Sấm yên lòng ra đi.
Sấm Hà thoát được tới đảo  Paulo Bidong, và sau nhiều tháng ở đảo, họ được định cư ở New York. Khi phái đoàn Mỹ phỏng vấn, Hà Sấm ghép chung vào danh sách như hai vợ chồng son.
Phần Điệp ở lại Sài gòn, tiếp tục tảo tần buôn bán; nuôi mẹ chồng và ba con dại, và chờ tin chồng và bạn gởi về. Thỉnh thoảng, nàng ra thăm nuôi chồng bạn như lời đã kết. Nàng luôn trông ngóng, hy vọng chồng mình và bạn sẽ gởi tiền về giúp đỡ như đã hứa để nàng dành dụm đóng tiền vượt biên. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua mà tin Sấm và Hà biệt âm vô tín! 
Đến năm 1986, có người cho Điệp biết chắc chắn chồng mình và bạn đã kết hôn và đã có con với nhau. Họ quên đi những lời đã ườc hẹn! Điệp âm thầm đau khổ, và thỉnh thoảng  ra  thăm nuôi Tiến như đã hứa; nhưng tuyệt nhiên không kể chuyện Hà Sấm đã thành vợ chồng cho Tiến nghe.  Tiến ra trại tù mới biết vợ mình đã trở thành vợ bạn mình. 
Do sự giới thiệu, móc nối của người hạ sĩ quan cũ. Tiến được gia đình người chủ tàu Việt gốc Hoa; chuẩn bị vượt biên nhưng thiếu tài công. Họ mượn Tiến làm  tài công, và đồng ý để Tiến  và gia đình cùng đi khỏi đóng tiền. Tiến không còn thân nhân nào nữa ở Việtnam, chàng  liền nghĩ  ngay đến công ơn Điệp; nên mời cả gia đình Điệp cùng đi. Họ đến được Hoa kỳ và Tiến lập gia đình với người con gái chủ tàu.
Gia đình Điệp được một nhà thờ Tin Lành bảo lãnh về tiểu bang  Maine, Điệp tiếp tục sống với mẹ chồng và ba con. Ở đó được hai năm, chịu lạnh không nỗi, cả gia đình dời về Jacksonville, tiểu bang Florida, và nàng thi đậu vào làm công chức cho tiểu bang. Hồi học ở trung học Gia long, sinh ngữ chính của Điệp là Anh văn. Điệp đổ Tú tài hai ban C, hạng Bình, nàng thi đậu vào Học viện Quốc gia hành chánh; nhưng vì tình yêu thuở ban đầu với Sấm. Nàng lập gia đinh với chàng, nên chuyện làm bà Phó đốc sự hành chánh, nàng đành bỏ dở. 
Nhờ có nền nếp học hành cũ, Điệp không khó khăn lắm trong việc thích ứng với đời sống mới tại Mỹ. Một vài lần có người nhắc đến Sấm nhưng nàng chỉ lặng lẽ nghe, rồi thôi, không nghĩ tới việc tìm gặp Sấm. Điệp tiếp tục phụng dưỡng mẹ chồng, coi bà như mẹ đẻ, trong khi Sấm vẫn biệt tăm. Và rồi bây giờ bà ra đi, không được thấy lại người con trai vào phút cuối đời.

*
Bà Ấm Cả nay đã mồ yên mả đẹp. Giờ đây, các con đã trưởng thành, có công việc làm tốt, có sự nghiệp vững chắc, Điệp vẫn còn đi làm chờ ngày nghỉ hưu, và thời giờ rãnh rỗi, nàng thường đi chùa và làm việc thiện nguyện.
Suốt cuộc đời của Điệp là những hy sinh, những mất mát, những chia lìa và đau khổ nhưng nàng đã vươn lên, đã chiến đấu với bản thân mình, nàng đã sống trọn vẹn vì con, vì gia đình. Tuy người chồng đã cao bay, xa chạy, đã bỏ nàng, bỏ con,  tìm nguồn vui mới, tìm hạnh phúc mới, quên hẵn lời hứa, lời ước nguyện ban đầu; nhưng Điệp không oán trách, giận hờn, thù hận mà chỉ tin đó là định mệnh, là  mình đã không may mắn, sinh ra dưới một ngôi sao xấu thôi. Điệp chấp nhận sự thật phũ phàng, ngang trái đó.
Điệp là hình ảnh của  người đàn bà Việt nam đã làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người mẹ, người vợ, người con dâu, người bạn tốt, cả trong thời chiến lẫn thời bình. Nàng đã gắn bó, cột chặt đời mình vào cuộc sống hiện hữu dù gặp bao gian khổ, thiếu thốn. Nàng đã quên đi những hạnh phúc riêng tư, đôi lứa, những dục vọng tầm thường của con người mà chỉ nghĩ đến hạnh phúc của chồng con, bè bạn thân thuộc.
Điệp, một người đàn bà thật xứng đáng là người mẹ hiền, dâu thảo, người bạn tốt, người vợ lý tưởng. Một người phụ nữ gương mẫu của Việt nam. Thật quí hóa lắm thay!   
Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến