Hôm nay,  

Ba Lần Cứu Nạn Trên Freeways

11/04/201000:00:00(Xem: 398746)

Ba Lần Cứu Nạn Trên Freeways

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 2861-28111-vb8041110
 
Phạm Hoàng Chương là tác giả  nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009, với các bài viết góp cho giải thưởng năm thứ 9, trong số này có bài "Xóm Hoang" kể chuyện một cô gốc Việt đạt giấc mơ Mỹ trước tuổi 30, sống giữa một khu xóm hợp chủng đầy khó khăn thời kinh tế suy thoái. Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông từng bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, an cư tại Riverside, Nam Cali. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Hồi mới qua Mỹ, tập lái xe, thấy nhiều xe cũ bị "panne" nằm dọc đường freeways với khổ chủ loay hoay hì hục sửa chữa, hay đứng dớn dác nhìn "ông qua bà lại" ngừng xe xuống giúp, tôi rất lo sợ. Lo, vì mình dốt về máy móc, lại đi xe cũ, lỡ nằm đường thì không biết làm sao gọi cảnh sát tới giúp, hay liên lạc người nhà (hồi đó chưa có cell phone). Sợ, vì nếu xe tắt hơi, thình lình đứng ỳ ra ngay giữa lane thì xe sau tung chết, còn đẩy thì cái xe nặng thế kia sức đâu mà một mình đẩy vô lề đường, freeways xe chạy vùn vụt ào ào thấy mà khiếp đảm.
Trong tử vi tôi, cung Mệnh có Thiên mã đi với Không Kiếp, lại bị Tuần Triệt chiếu, từ ngày qua Mỹ lái xe hay bị tickets, tai nạn. Cung Phúc đức thì Tang mô, Bạch hổ, dòng họ nhiều người chết non. Ông bác, Ba, và cô Khê, ngày xưa đều chết vì tai nạn xe cộ. Cô em họ dạy tôi lái xe, trấn an:
-Thì ai sao mình vậy, chứ biết sao anh" Mà freeways bên này thường có các cột điện thoại "free" dọc đường để mình gọi xe tới "toll", trả tiền họ tới kéo xe mình về nhà. Nếu xảy ra chuyện gì, anh cứ mở đèn "emergency" cho các xe sau tránh ra, rồi lết bộ tới cái cột gần nhứt mà gọi.
Vậy mà cái xe Toyota Corona cũ đời 74 tôi mua 1000$ năm đó tốt thiệt, chạy suốt 6 năm không hề có gì trục trặc, cứ lâu lâu thay nhớt, đổ xăng, bon bon chạy miết. Xăng có 75 cents 1 gallon. Có khi nhớt cũ cạn khô hồi nào không hay, tình cờ mở nắp ra coi mới thấy, hốt hoảng lật đật đổ nhớt mới, chạy tiếp tỉnh bơ không có vấn đề gì.
Mãi đến hè 1990, tốt nghiệp ra trường, vừa thay 4 bánh mới tinh xong, từ Fresno lái về San Bernardino để nhận nhiệm sở dạy, tới Bakersfield thì dầu phọt ra mui xe, máy tắt ( hiện tượng chưa hề thấy), xe khật khừ tắp kịp vô một cây xăng đậu. Gọi ông anh họ ở Santa Monica lái xe lên cứu, chở về, bỏ lại xe đó, gọi cho một nơi chuyên môn xin xe cũ free đăng trên báo kéo về. Họ tới kéo xe về, sửa chỗ xì nhớt, vui vẻ cho hay bán được 400$. Thôi, cũng được, cái xe đã giúp mình đi làm, đi học 6 năm nay, bây giờ thành công đỗ đạt, tính ra đã quá vốn quá lời, mà còn giúp cho họ kiếm được chút tiền, hưởng nước "xái", thôi, cho thiên hạ làm phước... Bèn đổi bộ đồ nghề cắt cỏ, bù thêm 500$, lấy một xe truck Datsun cũ khác, đời 78, để đi làm tạm.
Được một năm thì một buổi sáng, thằng con trễ học, đạp xe lên trường sợ không kịp, bắt ba chở tới trường. Mãi lơ đãng ngó bên hông không nhìn trước, húc đít một xe khác tự nhiên ngừng thình lình trước mặt, trong có bà mẹ Mỹ chở con gái tới trường. May mà xe có mua bảo hiểm nên hãng đền cho người ta. Con bé ngồi sau bị dội, than nhức đầu, xe cứu thương tới đưa lên "brancard", nằm dài, tay chưn cột dây thẳng đơ, chở tới nhà thương, làm mình sợ xanh mặt. Thằng con thì vùng vằng sợ trễ học, nhăn nhó hối hả đi như chạy tới trường. Đúng là số mắc nợ con. Không biết có bậc cha mẹ nào có con teenager trên đất Mỹ như tôi lâm vào trường hợp này không.
Hồi mình học college, nó còn là đứa trẻ ngoan. Lúc đi dạy, bắt đầu làm ra tiền thì nó đang tuổi "teen" 17 , đi học bằng xe buýt mắc cở với bạn Mỹ giàu, chưa có bằng lái mà thích "dợt  le" với bạn, lén lấy xe mình chở bạn, húc phải đít xe một bà Mễ rồi bỏ chạy, bị bà ta ghi số xe, gọi tới mắng vốn, phải đền cho mấy trăm để khỏi báo cáo cảnh sát chuyện nó không bằng lái mà  "hit and run", sợ tiêu đời thằng nhỏ. Sau đó, chưa tởn, lại một lần háo thắng, giành tay lái của xe bạn mới mua, chở một đám choai choai, mở nhạc ầm ỹ, bị cảnh sát "dến" cho một cái "speeding ticket", cha già lại phải è cổ ra nộp phạt. Lần khác, đi chơi đâu đó,  bị ticket phạt 200$, nó sợ mắng, dấu không nói, mấy tháng sau giấy gửi tới nhà, tiền phạt tăng lên "double",  tức muốn nổi khùng, lại phải bóp bụng gửi trả, cho nó khỏi đi tạp dịch, lượm rác trên xa lộ. Năm 22 tuổi, nó có một thằng bạn thân học Nha khoa, siêng năng chăm chỉ, mà không học đươc tánh tốt thằng này, cứ ỷ mặt mày sáng sủa đẹp trai, đêm đêm hay lái xe tuốt xuống Little Saigon, lên Los, dự party chỗ này chỗ nọ,  bồ bịch lung tung. Đi đêm có ngày gặp ma, thế là có lần nửa khuya xe cu cậu tắt máy trên freeway, gọi bạn "nha sĩ", nha sĩ nói mắc học thi, không chịu tới cứu, đành nằm rét run trong xe tới sáng. Tôi cũng mặc không đi cứu, cho nó học một bài học đích đáng về tình bạn, rút kinh nghiệm lần sau bớt đi chơi đêm. Cũng vẫn không chừa. Năm 24 tuổi, có lần lái lạc đường trên Victorville làm sao mà đâm sầm vào đầu xe một con bé Mỹ tóc vàng. Hai xe đụng nhau tan nát, cả hai đều không có bảo niểm, nó đành bán rẻ cái xe nát có 200 bạc, lại thêm gãy cái mắt cá chân, làm mình đang lúc thất nghiệp, phải tốn tiền dẫn đi X-ray đăng bột hết mấy trăm bạc, nằm nhà cả tháng, tới giờ đi học chống nạng khập khiễng ra xe bạn gái tới chở. Sau đó phải tìm mua xe khác cho con. Đúng là "con dại cái mang", than thở với ai. Ai bảo lúc nó còn nhỏ quanh quẩn bên mình, không để ý dạy dỗ, cứ lo cắm đầu đi học lấy bằng kiếm job, không thường răn dạy con kinh nghiệm ở đời, bây giờ nó lớn , háo thắng tuổi thiếu niên, phải chịu è cổ ra trả lỗi lầm làm cha của mình, còn than với ai.
Con gái thì ngoan ngoãn đằm thắm hơn, 13 tuổi mới qua Mỹ, lái xe không bao giờ bị ticket, hay accident, chỉ có một lần bà xã kể lại, nó chở mẹ trên freeway mà "radiator" cạn hết nước hồi nào không hay, xe tắt máy, "hood" xe bốc khói nghi ngút, hai mẹ con lo sợ đứng bơ vơ trên lề đường chả ai thèm ngừng lại cứu. Gió thổi xe chạy ào ào lạnh ngắt, hai mẹ con run rẩy đứng nép sát vào nhau, may mà có cell phone đem theo, gọi cậu em ruột cầu cứu, nó gọi xe bạn tới coi, kéo vô cây xăng châm nước, chạy tiếp. Lúc đó tôi dạy trên San Jose, nào có hay biết gì, vì con không kể lại. Thật là lỗi tại mình, cho nó cái xe đi học mà không dặn châm nước chừng chừng, con gái đâu có biết gì về máy xe, nào ai có ngờ nó lái ra freeway nằm đường như vậy.
Tố khổ con cái, mà riêng bản thân tôi thì còn tệ hơn, 25 năm nay, bị tickets, camera tickets, nằm đường, và tung xe lại vô số lần nhiều hơn các con, nói ngay như vậy, nhưng lại đặc biệt có Ơn Trên độ mạng. Bị nằm đường, gọi xe "toll" hai ba lần, accidents bốn năm lần (đụng người và người đụng), bể bánh xe trên freeways ba bốn lần. Trả tiền tickets phạt, đi học traffic school, không biết bao nhiêu ngàn. Lần bị tắt máy thình lình trên freeway đầu tiên tôi nhớ nhứt là năm 97,  từ San Bernardino lái lên San Jose trên freeway 5 để đi dạy lại sau mùa nghỉ Christmas.
Đang bon bon ngon trớn trên lane giữa, thình lình máy tắt hơi, xụi lơ. Thất kinh, đề máy lại không nghe có tiếng nổ, hết hồn, sẵn còn trớn, tôi ráng lách qua lane 2, rồi lane 1(slow lane), tắp vô lề... May mà chỗ đó có một exit thấp hơn chạy vô đường trong, nên tôi sẵn trớn lết luôn vô đó, xe bấy giờ mới chịu ngừng.. Thật xui, mà cũng còn là may, vì freeway lúc đó thưa xe, nên mới lách được vô "slow lane", mà lại có ngay exit để chui vào, tránh cái ào ào gió lộng tới tấp ngoài freeway..
Chỗ đó là thành phố Diamond Bar. Tôi mở hood coi, nhìn mãi chả biết nguyên do tại sao xe hết hơi, bực mình tính ra freeway kiếm cột điện thoại free, gọi xe "toll" về nhà  để đưa thợ sửa thì tự nhiên  môt chiếc xe ở đâu trờ tới, đậu ngay sau đuôi xe, rồi một thanh niên Mễ hiền lành bước ra hỏi, "What s wrong"  Tôi trố mắt nhìn, kể sơ qua, cậu nói tôi lên tay lái ngồi, để cậu lấy xe  "push" (ủi) đít xe tôi chầm chậm vô cái garage nào gần đó cho họ coi. Tôi mừng quá.  "Quới nhơn" đâu mà xuất hiện đúng lúc. Như có Thượng đế sai người tới giúp (sic).
Quả nhiên đẩy mới mười mấy thước đã thấy lù lù bên đường một cái garage station sửa xe, bèn đẩy tôi vô đó. Thợ ra xem xét, định bệnh, ra giá 200$ tiền công, đưa tờ giao kèo, dặn ngày mai trở lại lấy xe. Tôi đang tần ngần chưa biết làm sao về nhà thì cậu Mễ hỏi, "Nhà chú ở đâu"". Tôi nói: San Bernardino. Cậu ái ngại, nghĩ ngợi một vài giây rồi "offer" tình nguyện chở tôi ngược về San Bernardino, cách đó 20 miles, mặc dù  đang trên đường đi Los. Tôi sửng sốt, tự hỏi ở đời sao lại có người tốt vậy. Tại cậu ta còn trẻ, con nhà gia giáo, tại bản tính thương người, tại mình có vẻ thảm não đáng thương, hay tại số mình may mắn, vì kiếp trước, hay lúc còn ở VN, ưa giúp người sa cơ lỡ bước và nuôi học trò nghèo (!").


Về tới nhà, lật đật lấy nước cam ra mời uống, cắt trái cây mời ăn, tặng cậu một xấp báo Phật giáo bằng tiếng Anh, cậu chú ý đọc và lắng nghe tôi giảng pháp, lấy làm thích thú. Đó là lần đầu tôi được một người lạ cứu nạn trên freeway, và để trả ơn, mình lại hướng dẫn cậu ta tìm hiểu về giáo lý đạo Phật . Hôm sau, tôi nhờ thằng con chở lên Diamond Bar trả tiền sửa, sẵn lấy xe lái luôn lên San Jose. Suốt đời, nhớ mãi không quên ơn cậu thanh niên "Godsend" đó, mặc dù không bao giờ gặp lại nữa.
Nhiều năm sau, một lần khác,  tôi chạy xuống Little Saigon từ Riverside, đang ngon trớn ở lane giữa, trên 91 West thình lình xe khựng lại, lăn bánh chậm lại, rồi stop. Lật đật mở cửa ra mở hood lên coi, chả biết tại sao. Xăng, nước, nhớt đầy đủ. Không biết tại cái gì. Bỗng tự nhiên cái xe sau lưng tôi cũng ngừng, rồi một anh Mễ mở cửa ra, chạy tới, ra dáng như thợ máy, sốt sắng kê đầu vô "hood" đảo mắt nhìn khắp nơi.
-I can help you. I am mechanic.
Tôi sửng sốt, mừng rỡ nhẹ cả người, thấy hắn chạy về xe, cầm một cái kềm tới, tiếp tục nhìn rồi "Ồ" lên một tiếng:
-À, một trong 2 cái cục kẹp "cốt"  bình battery lỏng, sút ra, nên mất connection. Hèn chi.
Hắn nhanh nhẩu chạy lại về xe, lấy một miếng nhôm nhỏ đem tới nhét chêm vô chỗ cọc hở, xiết ốc, lấy kềm đóng xuống cho chặt, bảo tôi lên "đề" xe. Quả nhiên, xe nổ lại. Hắn nói:"You are OK now." Tôi ngần ngại hỏi:
-How much do I owe you"
Hắn cười lắc đầu: "Nothing". Tôi cám ơn rối rít, lên xe chạy. Xe hắn lẽo đẽo theo sau. Tôi cảm thấy vừa hết sức "lucky", vừa an toàn lạ lùng. Nếu xe bị trở chứng lại, đã có anh thợ sửa hộ tống theo sau. Sao mà luôn luôn gặp may trên xa lộ, khỏi cần phải đi học sửa xe làm gì. Hễ bị chuyện gì là có người xuất hiện cứu ngay. Đâu phải mới lần đầu.
 Rồi mới đây, về hưu, 2010, đang bon bon lái lane giữa trên freeway 60 West đi về Los, đột nhiên thấy có vật gì đen đen như cái bánh xe lăn lông lốc trước mặt, vội vàng không kịp liếc vô kiếng coi  xe sau, lách lạng đại qua trái cái vèo để tránh. Ai dè cái xe loạng choạng lảo đảo, có tiếng "tít tít" báo động kêu chỗ tay lái, hết hồn tắp vô lề, hình như là bể bánh xe bên mặt. Đúng vậy, xuống xe dòm, quả nhiên bánh trước mặt bi bể rách toác ra cả tấc, chắc chắn là bị mấy miếng kim khí sắc bén từ vật lạ kia đâm trúng. Nhìn trước sau bên đường thấy có hai cái xe khác cũng nằm đó, tài xế lui cui coi các chỗ bị thiệt hại, một xe truck dài tài xế Mỹ trắng đậu trước mình, một xe hơi cũ bị móp tài xế Mễ đậu sau lưng mình. Sau anh Mễ 10 mấy thước, đậu một xe truck khổng lồ, tài xế gây tai nạn đang bối rối chạy đi nhặt nhạnh các đồ rớt lung tung trên mặt xa lộ.. Hiểu ngay mình là nạn nhân thứ ba của tài xế cái xe truck bự làm rớt đồ đó, bèn tới chào hỏi thăm anh Mễ, bạn đồng hội đồng thuyền. Cùng một hoàn cảnh, nói chuyện như thân quen đâu hồi nào. Chàng Mễ nói xe đó chở cái gì như cái máy cày đàng sau, làm rớt đồ lung tung trên mặt đường lăn tung tóe, làm móp dưới gầm xe anh ta. Tôi hỏi có ai gọi cảnh sát chưa. Anh Mễ nói, "Hắn gọi company của hắn kêu cảnh sát  tới làm report rồi". Ông già Mỹ trắng tài xế xe truck trước mặt mình loay hoay đi dòm dưới gầm xe coi thiệt hạị chỗ nào. Tôi cũng tới gạ chuyện làm quen ông này:
-Xe ông bị "damaged" chỗ nào"
-Tôi cũng chưa biết nữa. Tôi ngừng xe để coi, rồi báo cáo ông chủ tôi biết, để nếu có hư gì thì đòi bên kia bồi thường.
-Khổ ghê..Không biết bảo hiểm bên đó có đền cho mình cái lốp mới không. Chắc phải lo thay trước rồi sau họ mới đền tiền sau. Tôi lại không biết thay bánh xe ...không biết làm sao đây...Are you a mechanic as well"
-Không, tôi chỉ là tài xế thôi.
Ông chỉ vào chỗ móp trầy trụa trên cánh cửa xe tôi:
- Nhớ báo cáo chỗ móp trầy này để họ đền luôn.
-Dạ không, cái đó trầy sẵn lâu rồi.
Ông ta chăm chăm nhìn tôi, có vẻ ngợi khen về sự thiệt thà của người Á đông này. Thấy ông sói đầu mà tóc bạc gần trắng hết đầu, tôi lân la lấy cảm tình:
-Anh chắc đã trên 65. Chắc về hưu rồi"
-"Đâu có", ông cười hè hè," tôi mới 54, còn 12 năm nữa lận.."
Tôi sửng sốt:
-Trời đất, thiệt sao" Vậy tôi còn già hơn anh à..Tôi vừa 65 rồi, mới có medicare...
-"Anh nói giỡn"" Ông đứng lùi lại, chăm chú nhìn tôi, coi tôi nói giỡn hay nói thực.
-Thiệt mà. Tại người Asian trẻ lâu hơn người Mỹ, nhưng không mạnh bằng....
Ông gật đầu công nhận:
-Anh nói đúng. Dân Á châu, Mễ, và Mỹ đen trẻ lâu gôn tụi tui...tui biết.
Lúc đó xe cảnh sát trờ tới. Ông "cop" Mỹ đen bước ra hỏi từng người một:
-Anh lái xe nào" Anh kia, anh lái xe nào" Còn anh" Xe này hả" Các anh có quen biết nhau trước không" Anh thấy xe này tắp vô trước hay sau anh" Anh biết anh này chứ"
-"Làm sao mà biết nhau trước được", tôi trả lời," người thì Mễ, người thì Việt nam, người thì Mỹ."
Ông ta hỏi người tài xế bất cẩn làm rớt đồ gây tai nạn đầu đuôi câu chuyện, anh này cũng thiệt thà kể lể, nhận lỗi. Ông cảnh sát rút giấy tờ ra lúi húi ghi chép, dùng cell phone chụp hình xe, bằng lái, giấy bảo hiểm, tờ đăng ký xe. Ông tới từng xe một phỏng vấn tài xế, chụp hình giấy tờ, rồi đưa cho mỗi người một mảnh giấy con có ghi số biên bản và số phone Higway patrol Department để liên lạc.
-Các anh về nói hãng bảo hiểm các anh gọi số phone này để lấy information bảo hiểm xe gây tai nạn, "deal" với họ đòi bồi thường.
Tôi hỏi có cần phải ghi số xe, bằng lái tài xế gây tai nạn không, ông lắc đầu," No. Everything has been taken care of", rồi leo lên xe rồ máy đi.
Tôi làm bộ bối rối lo lắng về chuyện thay lốp xe, ông tài xế Mỹ trắng ái ngại hỏi:
-Anh có bánh "sơ cua", cây jack, đồ phụ tùng để thay bánh trong "trunk" sau không"
Tôi mừng quá, lật đật nói:
-Dạ có, ông làm ơn giúp tôi. Số tôi "lucky", lần nào bị như vầy tren freeway cũng có người tốt xuất hiện giúp đỡ. Người Mỹ nào tôi gặp cũng tử tế cả...Chắc hồi xưa tôi giúp nhiều người nên bây giờ hễ bị nạn là có người tốt ở đâu xuất hiện giúp lại liền.
Tôi chạy lại mở nắp "trunk" ra, lôi bánh xe "sơ cua" ra, lấy cái vật hình thoi chống xe lên cao, nhưng lại không có cây đòn bẩy. Ông chạy về xe ông, kiếm cũng không có. Tôi bèn lấy đại một khúc sắt trong xe và cái kềm đỏ đưa ông.
-Ông giúp tôi, thế nào cũng có ngày người khác giúp ông lại. Tôi biết chắc như vậy.
Ông mỉm cười hiền lành, ngồi xuống, vừa quay "đội" xe lên cao, vừa nói:
-I think so, too.
Thực ra, tôi đã nhiều lần quan sát thợ thay bánh rồi, nhưng trong đời, chưa hề tự tay thay một cái "flat tyre" nào, toàn là gọi xe toll, lết tới garage kêu thợ làm rồi trả tiền, hay có người giúp...
Trải đời nhiều, qua bao nhiêu vật đổi sao dời, từ Đông sang Tây, lại nghiên cứu tử vi, tôi tin chắc con người có số mệnh, sinh ra vai u thịt bắp để làm việc nặng, bàn tay búp măng để làm văn phòng, văn sĩ, họa sĩ, kẻ sinh ra để làm thợ, người sinh ra để làm thày; kẻ phải sống độ nhật bằng tay chân, người lại giỏi về trí óc, chỉ huy, buôn bán, ngồi chơi xơi nước cũng có tiền. Hai chục năm trước, tôi đã từng làm thợ tiện ở San Diego không xong, đậu cao 7 lần vào bưu điện các nơi dọc bờ biển Cali, đậu vào làm cho Sở welfare trên Fresno mấy tháng, mà rồi số mạng đưa đẩy rốt cuộc cũng phải học lại ra làm thày giáo. Ở VN làm thày, qua đây cũng bắt làm thày. Tất nhiên cũng có những người "handyman", biết nhiều nghề, như làm nha sỹ mà biết soạn nhạc, kế toán mà biết sửa điện, sửa xe, thay ống nước...nhưng thông thường  ở đời,"nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", lam nham cái gì cũng biết thì chưa chắc đã giàu sang phú quí. Mà chẳng lẽ ở đất Mỹ văn minh này, ngoài học tiếng Anh, ai cũng phải biết hết các nghề cần thiết mới sống được hay sao, như sửa xe, thay washer "faucet" rỉ trong bồn, lắp kính cửa sổ, cắt cỏ, thay ổ khóa, sửa computer, mượn "loan", bán nhà...Cho nên, tôi đóng vai ông thư sinh "trói gà không chặt" cho rồi, để thợ chuyên môn, cơ khí, họ quen tay làm giùm cho khỏe.
Lụi hụi hai anh em thay nhau quay jack, tháo ốc, tháo bánh bể ra, bỏ bánh mới vào, vặn ốc, 15 phút sau cũng xong. Tôi hỏi ông lấy bao nhiêu tiền, ông cười lắc đầu. Tôi cúi đầu cám ơn, hai tay bắt tay ông thật chặt và xin số phone để có ngày mời đi ăn lunch tạ ơn. Ông nói "nhà tôi ở Arizona, thỉnh thoảng mới lái xe truck qua Cali". Tôi đưa business card có ghi số phone, ông không cầm, lại viết số phone ông lên đó đưa tôi, xong cười chào từ giã, leo lên xe. Tôi cũng vội vàng lên xe lái ra lane số 2 đi Los.
Ngồi xe, tôi tủm tỉm cười, lan man suy nghĩ. Người ta nói "sự bất quá tam", mà sao tôi đã ba lần bị nạn trên freeways, đều có quí nhân xuất hiện giúp đỡ một cách kỳ lạ. Nói tại mặt tôi hiền từ, lo lắng thiểu não, nên người ta thương mà giúp thì không đúng. Nói đa số dân Mỹ tử tế, 10 người hết 7 người tốt, nhiều người biết sửa xe lặt vặt, có lẽ đúng hơn. Ở xứ văn minh no đủ, nên ai cũng tử tế, helpful, coi giúp đỡ người khác là một bổn phận đương nhiên. Hay có lẽ tại đây là luật nhân quả: kiếp trước tôi giúp nhiều người, nên kiếp này họ gặp lại tôi để giúp lại. 
PHẠM HOÀNG CHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến