Hôm nay,  

Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ

08/04/201000:00:00(Xem: 96486)

Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Bài số 2858-28108-vb5040810

Tác giả nguyên quán Rạch Giá, 40 tuổi, hiện là cư dân Seattle, làm việc cho hãng Boing. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện của người vượt biển năm 1989, bị cưỡng bách hồi hương và sau đó được xét cho định cư tại Mỹ. Đây là bài tiếp theo, kể về trường hợp người con bị sốt tê liệt làm tật nguyền được giúp thành người hữu dụng trên đất Mỹ.

***

Năm 84 tôi lập gia đình và tới cuối năm 85 thì có đứa con trai đầu lòng, nhưng không biết vì làm lụng quá sức, hay ăn uống thiếu thốn mà thằng bé bị sanh thiếu tháng nên rất èo uột...
Vào thời điểm "ngăn sông cấm chợ" đó, thì ai là người dân mà không khổ sở!
Gần ba tuổi con trai tôi mới lững chững đi được mấy bước, nhưng nếu khi mọc răng, nóng sốt là lại không thể nào đứng lên được nữa, mà tôi cũng không ngờ là con mình bị chứng sốt tê liệt.
Một tuần lễ sau, lúc tắm rửa cho con, để con đứng vịn vào vai rồi, mà tôi  thấy con mình cũng không đứng được. Để cho con ngồi xuống, tôi bóp thử bàn chân của nó thì thấy mềm xèo, tôi vội cho má tôi hay. Bà liền kêu đứa em gái út chở nó lên ông Cố, ông là em ruột của ông nội tôi. Ông biết nhiều về Đông y và rất đông thân chủ. Ông đã châm cứu cho con tôi mỗi ngày, nhờ vậy con tôi mới không bị liệt hai chân nhưng chân phải đã không cứu được.
Nhìn chân của con mình mỗi ngày một teo đi tôi thật là đau lòng, nhưng không đau lòng. Ngoài ra, còn thêm mối đau phải nghe những câu nói thật phũ phàng của cô em chồng: "Con trai nhờ đức của mẹ, hay là trước đây chị có đi ăn cướp giựt gì của ai không, mà bây giờ nó bị như vậy""
 Từ đó ý định đưa con tôi ra nước ngoài để được cơ hội chữa bệnh, đã cho tôi can đảm để quyết định vượt biên dù biết rất nguy hiểm.
Sau bốn ngày lênh đênh trên biển cả thì tàu của chúng tôi gặp tàu Thái Lan.
 Gọi là "tàu chúng tôi" cho oai chứ thật ra chỉ là chiếc ghe mà thôi, vì chiều dài thì được 8 thước và chiều ngang được 2.5 thước, một máy chạy dầu và một máy chạy xăng, nhưng máy chạy xăng thì đã bị hư ngay ngày đầu tiên, và trên ghe chẳng có gì để che chắn, mà lại chở cả lớn lẫn bé tổng cộng đến 31 mạng.
Ngày cuối cùng tất cả mọi người ai cũng nghĩ là tới số rồi, thôi thì đành phó thác cho mệnh Trời chứ biết sao bây giờ. Khi nhìn lên chiếc tàu Thái thì càng kinh khiếp hơn nữa. Một đám người mình trần trùng trục, quấn sà rông, đầu tóc lởm chởm, da đen thùi lùi, mình thì xâm đủ thứ hình thù quái dị, đang đứng ở trên mũi tàu nhìn xuống đám người vượt biên, với con mắt trắng dã.
 Trong chuyến đi này chỉ có hai đứa con tôi là nhỏ nhất, đứa bốn tuổi và đứa kia hai tuổi, cho nên mẹ con được ngồi ở ngay trên mũi ghe. Khi nhìn thấy tàu Thái nó chưa biết tốt xấu như thế nào, vì vậy nó hét to lên "Malaysia, Singapore" cùng với hai ba người khác.
Trong chuyến đi của tôi có hai ông cựu Thiếu Tá Thiết giáp, nói được tiếng Anh, nên khi người thuyền trưởng Thái hỏi trong tàu có ai biết nói tiếng Anh không, một ông trả lời là có và họ hỏi là có ai bị bênh tật gì không, nếu có thì đưa những ai bị bệnh và con nít sang tàu của họ để nghỉ ngơi, nhưng chẳng một ai dám sang cả. Vậy là họ cho chúng tôi đồ ăn và nước uống rồi họ thòng dây kéo chiếc ghe của chúng tôi. Khi thấy họ cho thực phẩm nhưng vì sợ hãi, cho nên cũng chẳng ai dám ăn gì cả, dù mấy ngày nay lênh đênh trên biển người nào cũng chỉ ăn chút bánh hay gạo rang mà thôi.
Ban ngày còn đỡ nhưng đêm xuống thì thật là sợ, vì đám đàn bà con gái chẳng biết ai sẽ là người phải nạp mạng, nhưng thật may mắn cho chúng tôi, gặp được ông thuyền trưởng quá tốt bụng.


Ông ta nói khi nhìn đằng xa thấy có con nít, và ngay chỗ này bữa trước đã có một chiếc ghe từng bị đánh chìm rồi. Mà quả có thế, chúng tôi cũng nhìn thấy những miếng ván trôi lềnh bềnh trước mặt.
Màn đêm xuống dần, chiếc tàu Thái pha đèn sáng trưng, kéo theo chiếc ghe chở những người đi tìm tự do nhưng chưa biết số phận sẽ ra sao...thì có một bóng người đi từ bên hông chiếc tàu, mò xuống ghe của chúng tôi. Tất cả mọi người ai cũng sợ nhưng không dám la hét gì cả, nhưng thật bất ngờ, ông thuyền trưởng từ trên phòng lái nhìn thấy, quát to lên một tiếng, vậy là cái bóng đó quay trở lại chiếc tàu Thái.
Nửa đêm ông ta sợ lính của mình làm bậy nữa, nên ông đã sang ghe của chúng tôi ngồi thức cho đến sáng. Ông còn nói rằng nếu thuyền trưởng đồng ý cho họ làm bậy, họ mới dám và ông ta nói là ông cũng có đứa con bị liệt như con tôi, nên ông sẽ giúp kéo ghe của chúng tôi đến hải phận Mã Lai và còn chỉ cho cách giấu vàng bạc, để khỏi bị hải tặc Mã cướp mất.
Vậy rồi gia đình tôi cũng đến được trại tỵ nạn Mã Lai, nhưng lại sau ngày đóng cửa trại. Dù vậy con tôi cũng được Cao ủy đưa người tới tập vật lý trị liệu, nhưng thằng bé đi lại vẫn còn rất khó khăn, đi được vài bước là té.
Nó nhìn những đứa trẻ cùng lứa tuổi chạy nhảy tung tăng, với ánh mắt thèm thuồng thật là tội nghiệp.
Mấy năm sau, gia đình tôi bị cưỡng bách hồi hương.
Thật tình ép về Việt Nam tôi không sợ bị VC làm khó dễ, nhưng tôi lo cho con của tôi không biết làm sao mà hội nhập vào cuộc sống với những đứa trẻ cùng trang lứa, hoặc là sau này thì làm sao có thể đi làm được như những người khác, khi mà một xã hội nhìn những người tàn tật với một con mắt "phỉ báng và nhạo cười", nhưng thật may mắn trở về không bao lâu thì cả gia đình tôi đã được chính phủ Mỹ cứu xét cho đi định cư. Vậy là con tôi sẽ có cơ hội chữa bệnh.
Một tháng sau khi tới Mỹ, con tôi đã được nhập viện để điều trị, nhưng vì thời gian bị bệnh đã trên mười lăm năm, cho nên chỉ còn có cách là mổ chân bên trái, nạo bớt chất sụn ở các khớp xương, để cản trở sự phát triển chân kia, ngõ hầu hai chân bớt chênh lệch nhau và đi lại cũng bớt khó khăn.
Khi nhìn những Bác Sĩõ ở đây săn sóc cho con tôi rất tận tình, tôi thật cảm phục tấm lòng của họ. Bác sĩ, Y tá khuyến khích, dìu cho con tôi đi từng bước và trò chuyện với nó như một người bạn, để con tôi quên đi đau đớn và họ còn nói rằng tuy bị như vậy nhưng đầu óc con tôi rất thông minh!!! Họ khuyên nó hãy nghĩ mình là một người bình thường, không phải là một người tàn tật và hãy tin tưởng vào khả năng và khối óc thì không có gì mà làm không được.
Nhờ những lời khuyên đó mà con tôi đã không bằng lòng cho tôi nộp đơn xin tiền S.S.I cho dù có nhiều người nói rằng được tiền đó, con tôi khỏi phải đi làm mà tôi cũng được nhàn lây.
Bây giờ con tôi đã đi được, tuy không đứng thẳng băng, bước vững như mọi người, nhưng nó không phải lệ thuộc vào bất cứ cây gậy nào để chống đỡ nữa.
 Một điều hạnh phúc nhất là con tôi đã được đất nước Mỹ cưu mang, giúp đỡ để có cơ hội học hành và thành đạt, chứ không như hồi còn ở VN, khi những đứa bạn cùng trang lứa chơi đá banh đánh vợt rượt đuổi nhau, nhìn ánh mắt thèm thuồng thật là tội nghiệp quá. Ngay như xe đạp con tôi cũng không dắt nổi nói chi là lái xe hơi, vậy mà ở xứ Mỹ này con tôi đã lái được xe, học xong đại học, đi xin việc làm thì được ưu tiên.
Bây giờ con trai tôi đã có được công việc mà nó hằng mong muốn.
Tôi thật sự cảm ơn tấm lòng nhân đạo và nhiệt thành của những Bác sĩ, Y tá, Thầy Cô giáo ở trên đất nước tự do này, đã giúp cho con tôi bỏ đi sự mặc cảm, có được tự tin và được dìu dắt đi những bước vững chắc trên đường đời và trong tương lai...

Nguyễn Thị Thu Hương
Seattle- Wa, Tết Canh Dần 2010

Ý kiến bạn đọc
09/10/201610:02:54
Khách
Cảm ơn CHÚA và mẹ MARIA đã quan phòng cho gđ cháu . chúc gđ cháu luôn sống trong niềm cậy trông vào THIÊN CHÚA .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến