Hôm nay,  

Chuyện Tình Người Hàng Xóm

06/04/201000:00:00(Xem: 260877)

Chuyện Tình Người Hàng Xóm

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 2856-28106-vb3040610

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Vành Khuyên có cách viết như nói, và là nói thẳng thừng, mạnh mẽ. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Tiếng chuông cửa gọi giật khi tôi đang chiên chả giò trong bếp.  Sợ chả giò cháy, tôi chờ chút cho chả giò già thêm tí nữa, vớt ra, tắt bếp rồi mới ra mở cửa xem ai.
Thì ra ông hàng xóm, tôi hỏi ngay "chuyện gì thế ông" ".  Ông hàng xóm cười thân thiện rồi bảo tôi” bà rảnh không, tôi mời bà qua nhà” . 
Giờ ăn tối, hai đứa nhỏ đã ăn tối tại nhà bác giữ dùm cho tôi, chỉ còn tôi chưa ăn thì cũng dễ tính, nhưng tôi ngại quá. 
Người hàng xóm này đã từng có mặt tại Việt nam, nếu đúng như ông nói lúc ông qua Việt nam tham chiến thì tôi mới 3 tuổi.  Dù gì lúc này tôi cũng tứ tuần rồi, nhỏ lớn gì không cần biết chứ tôi có còn 3 tuổi đâu mà ai gọi cái đi liền. 
Tôi hỏi ông”để làm gì ông ạ, rồi mau mắn , qua gặp vợ cũ của ông thì dạ ông để khi khác, qua gặp người tình của ông thì tôi nghĩ chắc không phải lúc, còn qua làm gì khác ông để tôi ăn tối xong rồi qua được không"”Ông bật cười khi nghe câu trả lời của tôi rồi chỉ chậm rãi trả lời”Tôi muốn bà gặp một người, đúng, bà sẽ ngạc nhiên lắm".  Tôi nói với ông”ông về đi, tôi mang dép qua liền ạ".

*
Vừa vào nhà ông, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy một người phụ nữ Việt nam ngồi ngay phòng khách nhìn tôi cười thân thiện.  Tóc bà bạc trắng, đeo kính lão vừa vặn nhìn hiền và học thức vô cùng.  Tôi thầm nghĩ và mừng dùm ông hàng xóm vì cái bác này nhìn hay ghê, cái ông hàng xóm này coi vậy mà may.
Chưa định chào bác ra sao, ông hàng xóm hỏi tôi”bà còn nhớ cái bài thơ tiếng Anh tôi nhờ bà dịch không".  Mọi lúc khác ai hỏi gì tôi đều suy nghĩ rồi mới trả lời, nhưng đang đói, theo thói quen, ai hỏi gì tôi bật ra ngay câu trả lời cho điều mình biết lúc đó thôi.  Tôi nhanh nhẩu,”dạ bài nào ạ".  Tôi dò lại trí nhớ của mình, cũng nhớ đâu đó, mang máng, ông hàng xóm này có cho tôi đọc bài thơ tiếng Anh rồi nhờ tôi dịch dùm.  Phải mất cả hai ba tuần tôi mới đưa lại vì tôi bận con cái và các hoạt động ngoài giờ học của con.  Đường mòn trí nhớ dẫn tôi về với chút ít ý tưởng của bài thơ đã đọc còn xót lại. 
Cái thời trước cũng lạ, yêu nhau viết tặng nhau bài thơ mà nghĩ là cho đọc thơ chơi thôi còn chả có tình ý gì.  Nhưng cái thời của tôi, ai công không đâu mà làm như vậy.  Lúc đó ông hàng xóm nói với tôi ông nghĩ chỉ là trao đổi về văn hóa với người phụ nữ Việt nam đó ông rất thích còn ông không nghĩ bà thích ông và nếu ông đến với bà thì không chắc bà dám từ bỏ xứ sở quê hương theo ông nên đã tự dối mình rằng ông không có tình ý gì chăng. 
Tiếng ông hàng xóm”Khi bà đưa lại cho tôi bài thơ dịch đó, tôi đăng nó trên một website và thời gian trả lời cho tôi một câu trả lời rất đáng giá.  Tôi tìm lại được người bạn xưa kia".  Ông chỉ về người phụ nữ bí mật trước mắt tôi và bảo”Tác giả bài thơ bà dịch đó". 
Tôi vô cùng ngạc nhiên, trời, hóa ra là vậy.  Chỉ biết rằng tôi mừng cho ông, giờ thì đói rồi, tôi còn giữ lại bản lưu của bài thơ, về đọc lại chắc sẽ nghiệm ra nhiều điều.  Xin phép hai người, tôi đi về không ngớt tự hỏi mình ủa chỉ có bài thơ dịch mà ra cớ sự hay thế cơ à. 

*
Ông hàng xóm này là người rất siêng việc, sau nhà ông trồng đủ thứ.  Ông bảo tôi có ăn bông cải, cà rốt hay bất cứ rau quả gì cứ nói ông, ông có ông đưa.  Thật sự tôi hay đi chợ farm gần nhà.  Thấy mấy người trồng trọt cực khổ kiếm chả mấy đồng, thôi thì thà làm thất vọng ông hàng xóm còn hơn là để mấy cái chợ farm đóng cửa.  Thật sự thì tôi không mua thì mấy cái chợ đó cũng chẳng đóng nhưng thấy ông hàng xóm nhiệt tình cho thì lấy cũng lấy một lần thôi chứ mặt mũi đâu lấy hoài. 
Có ngày ông hàng xóm để ngay trước cửa nhà tôi cả túi đậu cô ve.  Đồ ông trồng mới hái và tươi nên luộc rất ngọt.  Mà ngon thật chứ, những ngày tôi có rau quả ông cho tôi rất thưởng thức những bữa ăn và thấy rất xứng đáng cho một ngày vất vả tôi có.  Ngày ông đưa cho tôi xem bài thơ, tôi đọc sơ qua còn dám hỏi ông”ông lượm trên nét hay sao"".  Ông cười chọc tôi”không, bài thơ này tôi có lâu lắm rồi, một người tôi rất quý tặng cho tôi bà ạ". 
Tôi đọc xong, hỏi ông,”ông còn liên lạc không, bà ta ở đâu rồi".  Ông tiếp”bà sẽ rất lạ là người phụ nữ tặng tôi bài thơ này là người Việt Nam,"  Nghe tới đây, tôi bắt đầu biết sắp có liên quan gì tới tôi liền, tôi hỏi ông”dạ coi chơi hay làm gì ạ"" . 
Ông hàng xóm thật lòng "bà dịch dùm tôi ra tiếng Việt được không"". Tôi vô cùng ngạc nhiên "tại sao ạ , ông có đọc được đâu"".  Ông cười "thật tình tôi nghĩ tôi thất bại khi bị nghĩ không hiểu bài thơ đó nên bài dịch tiếng Việt sẽ giúp cho tác giả bài thơ nếu tôi tìm được có thiện chí liên lạc với tôi hơn bà ạ".  


Trời, dân tình báo có khác, ông còn hiểu được đối phương nghĩ gì dù muộn vì lẽ ra phải hiểu từ ba mươi mấy năm trước nhưng có còn hơn không.  Tôi cầm bài thơ, hứa sẽ đưa lại cho ông sớm. 

*
Những ngày sau đó, gặp ông, ông kể tôi nghe ông chỉ đến Việt Nam có 9 tháng.  Ông gặp gỡ thường xuyên với cô Như người viết bài thơ đó.  Cô Như là nhân viên tại Đại Sứ Quán Mỹ tại Sài gòn và hay chào ông thân thiện những ngày ông có công việc tiếp xúc với nhân viên tại văn phòng toà đại sứ.  Ông và cô Như có dự tiệc chung vài lần và cô đưa cho ông bài thơ đó trong lần chót gặp nhau trước khi ông về lại Mỹ. 
"Tôi về lại Mỹ rồi thì không thể nào gạt bà ấy ra khỏi đầu tôi được bà ạ.  Tôi lấy bài thơ ra đọc và càng hiểu về tính cách và kiến thức của một người thiếu nữ Việt nam vừa lễ phép dù rất rụt rè bề ngoài, vừa mạnh dạn trong ý tưởng và suy nghĩ như tình cảm thành thật trong bài thơ.  Tôi tiếc cho thời gian còn ở Việt Nam đã không nói lời gì với cô ấy.  Rồi cuộc sống cuốn tôi đi, tôi lập gia đình mà lòng đôi khi vẫn khắc khoải cho một bài thơ hay cho một người phụ nữ đã từng có lòng với tôi".
"Ông ly dị vì lý do đó hay sao" tôi tò mò.  "Không, vợ của tôi là người yêu đầu tiên khi tôi còn học trung học, chúng tôi rất hạnh phúc trong năm năm đầu và cho tới giờ này tôi cũng không rõ tôi đã làm vợ tôi buồn từ bao giờ để cô ấy phải thay lòng với tôi.  Có điều tôi hiểu mình có thể yêu một người say đắm và không bao giờ quên họ, cùng một lúc vẫn biết ơn một người phụ nữ đã từng yêu mình mà mình không đáp lại được như tôi biết ơn bà Như ".
Cô Như qua đây theo diện nhân đạo là nhân viên cũ của chính phủ Mỹ.  Cũng không tiện cho tôi hỏi họ đã tìm lại được nhau qua website nào nhưng một điều may mắn là cô Như ở ngay Seattle, WA nên ông hàng xóm của tôi rất dễ dàng có cơ hội và điều kiện mời cô Như xuống tận Salem, OR thăm ông. 
Trong thâm tâm tôi cũng không ngờ có một cuộc hội ngộ bất ngờ như vậy từ một bài thơ dịch và bài thơ nguyên tác tôi có hân hạnh được đọc. 

*
Cái đời tôi buồn nhưng có những chuyện viết lách làm nên những điều vui hay giải toả được điều buồn bã cho người khác tôi cũng cảm thấy mình may mắn dù thật tâm tôi mong cuộc đời mình may mắn hơn như vậy nhiều.
Nhưng thôi, có được bao nhiêu tôi biết ơn đời sống bấy nhiêu, nếu không muốn nói là biết ơn vạn lần.
Bài thơ ấy như sau:
The Unsaid Love

I came to you by unsaid love
Your caring, your tenderness made me drunk
And I felt you in my heart
For the love I used to hunt.

To come nearer
Being hurt and being weak
I try to avoid, upon my surprise
My heart just felt more aches

I love you, I love you
If it sounds nonsense to you
It's nonsense to me too
But I know I love you somehow

For who I am, who you are now
The unsaid love seems strange
I wake up and go to bed with pain
Restless with the unsaid love - be felt by you

The time will come
When you understand mine
Wish I was not so far away
I have you next to me to hold

Treasure my unsaid love unfold.

Tình Yêu Chưa Nói

Em đến với anh bằng tình yêu chưa nói
Sự chăm sóc và ân cần của anh đã đánh gục em
Em cảm được điều đó tận đáy lòng
Vì em từng ao ước được như vậy.

Muốn lại gần anh hơn để thổ lộ
Dù biết rằng như thế là yếu đuối và có thể bị anh từ chối
Em đã cố gắng quên đi, nhưng lạ thay
Em lại thấy đau lòng hơn chẳng vơi đi tí nào

Em yêu anh, em yêu anh
Nếu điều đó vô nghĩa với anh
Nói thật nếu anh không cảm được, nó cũng vô nghĩa với em
Nhưng em vẫn biết em yêu anh

Ở vị trí anh và vị trí của em bây giờ
Hai tiếng tình yêu nghe sao lạ lẫm
Em thức dậy mỗi sáng bằng sự khắc khoải
Của tình yêu em dành cho anh chưa có cơ hội thố lộ

Em tin rồi ngày đó sẽ tới
Anh sẽ hiểu được tình yêu của em
Ngày đó em ước sao em vẫn thật gần
Để được ôm anh trong vòng tay

Cảm được anh trân trọng tình yêu chưa nói của em anh ạ.

*
Lâu rồi tôi cũng không có dịp nói chuyện lại với ông hàng xóm để hỏi thăm về cô Như ra sao, cô có gia đình chưa và ông và cô Như có thể làm nên một chuyện lâu dài nào khác không. 
Dù gì thấy một người ngoại quốc trân trọng chữ viết của dân tộc mình qua sự quý trọng tình cảm và kiến thức của một con người như cô Như tôi cũng thấy tự hào lây. 
Lịch sử tạo ra những sự chia cách thì cũng chính lịch sử tạo ra những cuộc hội ngộ từ những chi tiết rất nhỏ, rất thật tình của từng con người một có cơ hội trao đổi và có thiện chí muốn xích lại gần nhau hơn. 
Tôi thật sự quý cái thời của ông hàng xóm của tôi và cái thời của cô Như.
Tôi cũng cám ơn cha mẹ đã sinh ra tôi ở cái thời của tôi và cho tôi chứng kiến và góp phần vào những điều vui nho nhỏ như vầy. 
Thì ra tôi cũng hoàn thành chút chút ước mơ trở thành dịch giả của mình đó chứ, dù chắng tên tuổi gì.  Thế cũng vui rồi bạn ạ. 
Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,667,544
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến