Hôm nay,  

Những Mảnh Đời

29/03/201000:00:00(Xem: 129318)

Những Mảnh Đời

Tác giả: Phạm Công Lý
Bài số 2849-1628999- vb8032810

Tác giả và gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston và New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Bài mới nhất của ông là chuyện hai mảnh đời tác giả đã gặp khi làm thông dịch viên cho bệnh viện.

***

Thấy tôi vừa bước vào phòng, bà vẫn ngồi trên ghế, cố tươi cưòi để che lấp nét lo âu còn đọng trên mặt, và hỏi:
-Sao cậu đến trể vậy"
-Dạ tôi trể mất chuyến xe buýt. Bác chờ có lâu không"
-Lối 10 phút thôi, không sao đâu. Tôi chỉ sợ cậu không đến được thôi.
Tôi ngạc nhiên thấy bà đến bệnh viện tuần này, vì bác sĩ có hẹn trong 2 tháng tới. Thấy tôi muốn hòi, bà nói luôn
-Tôi bình thường mà. Hôm nay tôi muốn gặp bác sĩ vì có chuyện gấp
-Không sao, gặp bác sĩ chi" Tôi hỏi lại.
Bà chẩm rãi nói:
- Lúc trước, tôi có nói với cậu là sang năm, tôi mới về Việt Nam thăm con cháu lần chót, nhưng không biết có điềm gì mà mấy hôm nay, mắt trái tôi cứ giựt miết, tôi có linh tính phải đi ngay, nếu không thì tôi sẽ không bao giờ đi nữa. Tôi phải gặp bác sĩ để lấy thêm thuốc.
Tôi im lặng nhìn bà, bà đã gần 80 tuổi, tóc bạc phơ, , mập bệu vì bệnh phù thủng, đi lại khó khăn do thấp khớp, áp huyết cao, có mở trong máu và tháng rồi đã mổ cườm mắt. Tôi đã giúp bà khi đi khám bác sĩ cách đây hơn 1 năm. Từ đó, mỗi khi có hẹn khám bệnh là bà dặn đi, dặn lại cô y tá phải gọi đúng tên cúng cơm của tôi, bà mới chịu gặp bác sĩ. Có lần bà nói:
- Có cậu thì tôi mới yên tâm, với người khác thì tôi thấy làm sao ấy! Nghe nói, tôi cũng an ủi được phần nào, vì được đi  A-380. Nói cho ngay dung nhan của tôi, sau 44 năm phục vụ bất vụ lợi, má bầy trẻ ,không còn dễ nhìn cho lắm, vì bà xã  thường cho tôi điểm dưới trung bình. Không biết sao bà ta lại thích tôi, có lẽ vì cái miệng dẻo nghẹo của tôi, ăn nói có dzuyên sao đó (sic!).
Theo bà kể, trong lúc chờ bác sĩ, chồng  mất đã lâu, một tay bà tần tảo sớm hôm nuôi bầy con 5, 6 đứa cho đến khi khôn lớn. Không chịu nổi cảnh nghèo đói triền miên, với viễn tượng bị gậy "đời đời con cháu mai sau", đứa con trai lớn của bà đã chơi canh bạc dì dách: nhất chin nhì bù, bỏ lại mẹ gìa và đàn em nheo nhóc, vượt biên theo diện ăn ké, qua đây làm đủ nghề, quần quật không nghỉ, rán sành ra mỡ, góp nhóp được một mớ, về quê giúp mẹ và các em tí tiền còm, cùng cưới được một cô vợ trẻ đẹp và đưa em sang sông.... Thái Bình Dương ngay.
Vài năm sau, vợ chồng khấm khá nhờ siêng năng sơn  tay, rửa chân, cạo mày thiên hạ, sắm sửa nhà cửa. Trước khi có con, nàng dâu đề nghị chồng bảo lãnh mẹ qua để "chơi" với cháu nội. Một kiểng 2 quê, bà đành chọn dấn thân ra xứ người để cận kề đứa con trai duy nhất và đứa cháu đích tôn  của bà.
Thương con, mê cháu, bà đã dốc toàn tâm, toàn trí để chăm sóc, cơm nưóc, dọn dẹp nhà cửa cho chúng  với 1 tình mẫu tử bao la vô bờ bến. Được 10 năm thì  sức càn, lực kiệt, bệnh họan lần lượt kéo đến làm bạn với  bà. Lúc đó thì tiếng bấc, tiếng chì nổi lên, chó mèo bị mắng, chưởi vô tội vạ, làm bà tủi thân. Không muốn  con mình có 1 quyết định vô cùng khó khăn giữa hiếu và tình,bà xin được nhà, tự nguyện rời xa máu thịt mình lần thứ hai,lặng lẽ ra riêng từ độ ấy.
Thui thủi một mình trong căn phòng lạnh lẽo,bà nhớ tiếng nói của con, tiếng bi bô của cháu mà khóc thầm, nhưng bà không trách đứa con trai tội nghiệp của bà vì nó đang bù đầu với cơm, áo, gạo ,tiền cho trăm thứ,mà còn thương nó hơn nữa: con bà hiền lành, chí thú làm ăn, lại hay nể vợ, đến nổi nó lấn lướt mọi bề. Bà cũng không ca cẩm việc "Mẹ đã lầm khi theo con sang đây". Bà không cầm được nước mắt khi con bất chợt đưa cháu đến thăm bà Nội, giúi cho vài chục bạc, rồi vội vàng ra đi, Nghe cháu bập bẹ "Bà, bà", mà bà đứt từng khúc ruột.
Bà nói tiếp, giọng đều đều :
Mấy năm trước tôi có về Việt Nam, không hiểu sao họ biết, mới gởi thơ báo là sẽ trừ dần 20 đông mỗi tháng. Tôi cũng thây kệ. Già rồi, sống nay, chết mai!
Tôi e dè hỏi lại:
-Bác không được khỏe lắm. Làm sao chịu nổi mấy chặng đường, ngồi trên phi cơ hơn 20 tiếng đồng hồ. Mà còn phải đi xe đò về quận, huyện xa tít mù ở Cà Mau, 7,8 tiếng chớ ít sao". Tôi đây, về đến Tân Sơn Nhất , vì không ngủ được, nên tả tơi như cái mền rách đó.
-Cậu đừng lo, tôi đã nhờ chú bán vé máy bay dặn hảng cho tôi xe lăn, và chọn ngày nào có nhiều người Việt Nam đi, tôi cứ đi theo họ thôi. Mà đi đâu chơi thì tôi không thích, chớ về quê thăm mồ mã ông bà, gặp con cháu, thì cực bao nhiêu tôi cũng làm được. Tôi ngạc nhiên về sức chịu đựng của 1 bà lão bệnh hoạn như thế này.Sức mạnh nào đã chấp cánh cho bà vượt qua đọan đường gian nan đó. Chỉ có thể lý giải là do tình tự quê hương, lòng thờ cúng tổ tiên, và tình Mẹ bao la như biển Thái Bình mới đưa được bà về quê hương lần cuối.
Tôi nhìn nét mặt đôn hậu, hơi buồn của bà, thầm nghĩ:
Bà đúng là mẫu người Mẹ Việt Nam, như thiên hạ thường nói:" Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ", hơn thế nữa, thay chồng, bà đã "gánh vác gian khổ cuộc đòi, gánh nặng của người Cha", và có 1 câu hỏi lớn về các thế hệ Việt Nam trong tương lai, ở ngoại quốc cũng như trong nước: sẽ còn bao nhiêu người mẹ, người vợ nhu bà".
-Lát nữa cậu nói dùm bác sĩ cho tôi thêm 30 ngày thuốc. Bà nói:
-Sợ sang năm không kịp, nên tôi phải về  để đấp lại mồ mã ông bà, cha mẹ
cho tươm tất, vái lạy tội bất hiếu lần cuối , cho các con một ít tiền dành dụm bấy lâu nay, rồi trở lại đây, gởi nắm xương tàn trên đất Mỹ lạnh lẽo và buồn bã này.
Tôi đưa đẩy:
-Sao bác không chọn quê hương làm nơi an nghỉ cuối cùng"
-Tôi có nghĩ đó chớ, nhưng tôi không muốn là gánh nặng của các con. Tụi nó làm ăn bửa đực, bửa cái, lại đông con. Tội lắm!. Còn nhà nước hả" không biết tôi có được thí 1 chiếc chiếu rách để bó xác không.Tụi nó đâu có tiền làm giấy khai tử cho tôi. Đất đâu mà chôn" Dầu gì, tôi cũng được chôn cất tử tế ở đây. Nếu con còn nghỉ đến tôi, thỉnh thoảng có thấp 1 vài nén hương, tôi cũng ấm lòng, mát dạ.
An ủi, động viên cho có lệ, tôi chúc bà 1 chuyến đi an toàn, họp mặt vui vẻ với con cháu và thực hiện được ước mơ đơn giản của  bà trước khi nhắm mắt, xuôi tay.
Tôi không có dịp gặp lại bà đã 2 năm rồi. Không biết bà ra sao. Vẫn thui thủi một mình trong căn phòng lạnh tanh, thiếu tình thương, hơi ấm, tiếng cười của con cháu, hay đã rũ sạch nợ trần của cõi đời ô trọc này. Nếu vậy, xin một nén hương cho  bà mẹ Việt Nam trong thời buổi đảo điên này.

*
Ngoài các trường đại học ai cũng nghe, ai cũng mưốn đến thăm, Boston còn là trung tâm của những bệnh viện chuyên khoa nổi tiếng về ung thư, xương, tai mũi họng, nhi đồng, phụ khoa..., là sự chọn lựa hàng đầu của các ông hoàng xứ ngàn lẻ một đêm, chủ nhân các harem, của các tay độc tài tham những vùng Mỹ Châu La Tinh, và của các đỉnh cao trí tệ vô sản, sỡ hữu nhiều trương mục trong ngân hàng Thụy Sĩ.


Bệnh viện ở đây thường đồ sộ, hiện đại, đẹp đẽ, vô cùng sạch sẽ. Điểm son này rất thuận lợi cho du khách thăm thành phố, bỗng nhiên "nghe tiếng gọi thiên nhiên" (theo cách nói người Mỹ), có nhu cầu "xã lũ tràn" thì cứ tự nhiên như người..., đi vào sử dụng tiện nghi, mà chẳng ai nói gì cả.
Nhỏ vậy, nhưng thành phố này lại có đến 6 bệnh viện tâm thần, và tôi có dịp biết hết các bệnh viện này. Ậy, ậy, xin qúy vị chớ nghĩ đầu óc tôi có vấn đề: đó là lý do nghề nghiệp thôi.
Thăm viếng các bệnh viện này gay lắm vì thật ra, đó là chỗ tạm giam các bệnh nhân bất bình thường, chờ chẩn đóan, điều trị, đưa ra toà, nếu có yếu tố phạm pháp từ bạo hành, lạm dụng, khuấy rối  tình dục, cướp của, giết người...                                                            
Phải gặp cảnh sát bảo vệ, ghi tên, nơi làm việc, lý do thăm viếng, tên bác sĩ, bệnh nhân. Nhận một tủ để cất áo khoác, chìa khóa, phone. Đeo bảng tên vào và theo bảo vệ qua 2 lần cửa khóa, mới lọt vào trong chốn riêng tư của những người được coi là "cõi trên" này.
Bệnh viện thường gồm nhiều khu cách biệt, mỗi khu có lối 15, 20 người, tùy theo tình trạng nặng, nhẹ. Số bác sĩ, y tá, bảo vệ cũng đông không  kém. Thường các bệnh viện này không được sạch lắm. Hành lang phảng phất thuốc sát trùng, mùi am mô nhắc, thức ăn... do các thượng đế vương vải tùy hứng. Họ đi  tới lui, thờ thẫn lê những bước chân nặng nề như những rô bô, cười, nói lảm nhảm.  Hai bệnh nhân ở một phòng, luôn có mùi đặc biệt, vì họ không siêng tắm rủa và thay quần áo cho lắm, mặc dù được nhắc nhở thường xuyên. Mỗi lần đến làm việc, tôi được bảo vê căn dặn là không nên tiếp xúc với bệnh nhân, và được đưa vào phòng, chờ bác sĩ.
Tất cả các bệnh viện này đều có phe ta đăng ký tạm trú và thường trú dài hạn. Nam có, nữ có. Nói ra thì "xấu chàng hổ ai". Các nam nhân ở trọ đây đều có chung một sở thích, mà ở xứ ta được coi là chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng ở xứ này, lại bị ghép vào tội to như con heo nọc: quấy rối tình dục! Các khách hàng này, nói ra thì hơi khó tin, vì họ không có vợ con, họ hàng, bạn bè gì ở đây cả. Nghề nghiệp thì nay có, mai không. Thiếu thốn, dồn ép, ức chế, ít giao tiếp với đồng hương, nên họ phạm tội tày trời: cho bàn tay năm ngón đi khám phá vùng đồi núi, cấm địa, trên xe buýt và xe điện.
Khi được bác sĩ hỏi lý do về bàn tay  táy máy, người thì nói là nghe tiếng nói bên tai, bảo phải làm, họ không cuỡng lại được dù biết là sai trái. Kẻ thì đổ thừa cho thiên lôi ra lệnh, nếu không nghe lời, sẽ bị búa tầm sét đập chết. Những lý do trời ơi đất hỡi này khiến bác sĩ kê thêm thuốc an thần và gia hạn thêm thời gian “học tập cải tạo”, nên có người ở đến 3,4 năm, vì tội ngoan cố, không thành thật khai báo!!. Cứ thế, càng ực nhiều thuốc, họ càng đờ đẩn, thụ động, nói năng lung tung, hay ngủ cả ngày. Nhưng nếu ngưng thuốc, họ dễ có những biểu hiện bất hợp tác hay bạo động. Cái vòng luẩn quẩn kéo dài!
Làm việc với các bệnh nhân bất bình thường này không nhẹ nhàng như trong các bệnh viện y khoa. Các bác sĩ phân tâm học, chuyên gia tâm lý, tâm thần... dùng những từ trừu tượng thuộc lãnh vực tâm linh, tâm thần, liên quan, dính líu  đến tình dục, nên đôi khi tôi bị lúng túng trong việc tìm từ, mặc dù hồi năm nẳm, lúc chửa biết cái chi chi, tôi đã tập tành học Anh Văn bằng tạp chí Playboy.
Một lần trong phòng họp với nhiều bác sĩ và y tá, cùng một bệnh nhân còn khá trẻ. Khi được hỏi, anh ta đã tràng giang đại hải nói về bản thân, vũ trụ và đề ra giải pháp cứu vớt nhân loại sắp bị diệt vong, mà nội dung thì chả ra làm sao cả. Tôi thật sự mất bình tĩnh vì không nắm được ý của anh ta, mà bá quan văn võ lại đang nhìn tôi. Tôi xin phép, hỏi lại anh ta. Trời đất! Lần này lại đề tài khác. Tôi định hỏi nữa, thì ông bác sĩ ngăn lại và hỏi tôi nói gì với anh ta. Tôi đỏ mặt trả lời là tôi không hiểu ý anh ta, vì nó không lô gích. Bác sĩ nhìn tôi và nói:
- Ông không cần hiểu anh ta nói gì. Ông chỉ  dịch lại những gì anh ta nói thôi.
 Vô lý cũng chả sao. Tôi lập lại lời anh ta nói cho hội đồng mà thú thật, tôi chả hiểu gì cả. Vậy mà các bác sĩ gật đầu, bàn tán. Hú vía!
Khác với khứa bị cải tạo vì tội phiêu lưu, khám phá, phe nữ lỡ chân vào chốn này chỉ tập trung vào tình , tiền và gia đình.
Có lẽ vì chán cảnh xếp hàng cả ngày giành giựt mua bo bo, bắp và khoai để nhét cho đầy bụng đói, một cô gái quê nghèo đành chọn nghề taxi... ghe, chở “rác rưởi” ra biển Đông để kiếm sống. Không biết anh chàng lái ghe, le gái bằng giọng uyển tiếng kèn ò í e gì, mà cô đành lòng, bỏ lại mẹ cha, theo chàng bước chân lên ghe lớn qua đảo, rồi đến vùng đất hứa... lèo của hắn, vì vừa đến nơi, hắn đã ngựa phi đường xa, với con vợ dữ như chằng của hắn.
Sau cơn sốc, cô gượng dậy, miệt mài chăm sóc tay chân cho dân đen (nghĩa đen ) một thời gian thì trở thành bà chủ tiệm. Gái tơ, có tiền, nên ruồi đực vo ve, ve vãn thường trực. Cô lại vắt vai một cuộc tình nữa vói một tên thợ trẻ, đẹp trai, khỏe mạnh. Nhưng anh chàng tốt mã, rả đám này mê casino hơn nghề và vợ, chẳng mấy chốc thì nợ như chúa chổm, bủa vây tứ phía, chàng đành biệt tích giang hồ trong giới "giỏ lâm" (băng chuyên chôm chỉa túi, giỏ xách).
Tiền mất, tình mang, giờ đây cô nàng mới sực nhớ đến cha già, mẹ yếu ở quê nhà. Vay mượn được chút ít để mua vé về xứ. Trong lúc chờ đợi ở phi trường, cô  buồn thế thái, nhân tình, uống rượu giải sầu và ngủ quên, trể chuyến bay. Bao nhiêu nổi sầu, thất vọng bây giò mới bùng ra. Cô than khóc, la lối, cào cấu, và kết cuộc là được cảnh sát hộ tống vào đây.
Cô mừng rỡ khi thấy tôi, hấp tấp nói:
-Chú làm ơn cứu con ra khỏi chỗ này đi. Con sợ quá!
Tôi đã quen với nhiều trường hợp tương tợ, nên ôn tồn nói:
-Tôi không làm được đâu. Cô phải bình tĩnh ở đây, hợp tác với bác sĩ và y tá, uống thuốc và không có cử chỉ chống đối họ, để chờ hội đồng xét nghiệm. Tuyệt đối không la hét, khóc than vô cớ. Phải đòi có luật sư để giải thích hành động đáng tiếc vừa qua. Lâu hay mau là do cách xử sự của cô ở đây.
Tôi còn đến giúp cô vài lần nữa. Cùng với mẹ cô, bỏ công ăn việc làm ở Việt Nam, sang an ủi con gái, tôi cố gắng thuyết phục cô nhẫn nhục chịu đựng thêm 1 thời gian và tôi có trình bày với bác sĩ về diễn biến bi đát của cô.
Vậy mà đến 3 tháng sau cô mới được cho về nguyên quán. Nhờ tiền bên nhà gởi qua. Cô và mẹ, không chần chờ, bay về Việt Nam để hồi phục và tạm quên một cuộc đổi đời không có hậu.
*
Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hãnh diện với nhiều gương phấn đấu và thành công đáng kinh ngạc của cộng đồng người Việt xa xứ trong mọi lãnh vực: chính trị, văn hóa, khoa học,thương mại, và cả trong quân đội nữa. Nhưng đằng sau những hào quang đó còn có những mảnh đời, mà khi nghe tận tai, thấy tận mắt, chúng ta không khỏi ngậm ngùi, thương cảm cho sự thiếu may mắn của họ.
Phạm Công Lý

Ý kiến bạn đọc
24/11/202114:54:57
Khách
cialis 20mg https://cialiswithdapoxetine.com/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,299,848
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Bước qua thêm một mùa Lễ Mẹ, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả là cư dân San Jose, đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài "Thế Hệ Gạch Nối", nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ.
Ngày Lễ Mẹ đang tới. Mời đọc bài viết của Dong Trinh. Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Chủ nhật cuối tuần này là Mothers Day, mời đọc bài viết mới của Năng Khiếu: chuyện về bà ngoại, đồng thời là chuyện về bà mẹ. Tác giả họ Trần, trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.
Tháng Năm, Chủ Nhật 14 sắp tới là Mothers Day. Mời đóc bài Phan viết nhân ngày Lễ Mẹ.Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Tác Giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang cư trú ở Orange County.
Iris Đinh là tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông"
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến