Hôm nay,  

Khi Đất Chuyển Mình

16/03/201000:00:00(Xem: 336925)

Khi Đất Chuyển Mình

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 2888 -1628988- vb3031610

Tác giả, hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose, đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, cô nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Sau đây là bài mới nhất của cô, viết vào lúc giao mùa đông xuân

***

Lời mở đầu: Đầu mùa Xuân, đất trời thay da đổi thịt, lộc non đâm chồi, đầy sức sống.  Trong số rất nhiều lộc non, có một chồi non dù còn bé tí nhưng đã tỏa được bóng mát lớn như những cây cổ thụ sừng sững ngàn nặm.  Đôi khi dất vẫn lặng lẽ chuyển mình, trong hoảng lọan của thiên tai,  ở rất nhiều lục địa khác nhau, người ta vẫn nhận ra bóng mát trải dài từ một chồi non đang lớn.

Ở California hơn hai mươi năm, chúng tôi không xa lạ với chuyện động đất. Thậm chí còn có sẵn một túi đồ dự phòng để khoàc lên vai, chạy ra khỏi nhà khi đất chuyển mình mạnh hơn sáu độ Richter.  Túi đồ gồm ba hộp Cereal (giống như cốm gạo của Việt Nam) hình vuông nhỏ nằm lọt trong lòng bàn tay người lớn, một chai nước uống nhỏ, một cái đèn pin, một cái bật lửa, một hộp đèn cầy, một đôi tất, vài viên thuốc trụ sinh, một cái radio cá nhân, và một túi nylon đựng copy của tất cả càc giấy tờ cần thiết.
Hồi mới đến Mỹ được vài tháng, một lần tôi mất cả hồn vía, tưởng là có ma đang đêm lay mình thức dậy khi tự dưng cái giường run lên bần bật như có ai đó đang đứng ở chân giường dủng hai tay lắc mạnh thành giường  Hồi đó, chưa hề có kinh nghiệm về chuyện động đất ở "tiểu bang vàng" ven biển miền Tây của Mỹ, tôi mở đèn đến sáng, không phải vì sợ động đất mà vì sơ....ma.
Một thời gian sau, như tất cả mọi người dân địa phương  khác, tôi hiểu vì  nằm sát Thái Bình dương, hiểm họa động đất có thể xảy ra với Calỉfornia bất cứ lúc nào. Hình như đó là "cái giá phải trả" cho khí hậu ôn hòa  ở ven biển"                                  
Nếu động đất xảy ra ban đêm, giường ngủ lung lay lôi mình ra khỏi giấc ngủ, dù còn mắt nhắm, mắt mở, bao giờ tôi cũng quơ tay tìm cái đèn pin nhỏ vẫn để ở một chỗ quen thuộc đầu giường đề phòng trường hợp động đất mạnh sẽ bị cúp điện .
Lúc nào cũng vậy, dù là một hay hai giờ sáng,  sau  một cơn động đất, bất kể lớn hay nhỏ, độ mười phút sau, trên cả Internet, Tivi, lẫn radio đài địa phương đều có đủ thông tin sơ khởi nhưng chính xác, tâm động đất nằm ở chỗ nào, cách trung tâm thành phố lớn bao nhiêu mile, về hướng nào, cừơng độ của động đất, khả năng "hậu địa chấn" là bao nhiêu phần trăm, sẽ xảy ra trong thời gian nào".... giúp dân địa phương biết trước để đề phòng hữu hiệu hơn.
Như đa số thành phố ven biển, nằm sát đại dương, Calỉfornia thường bị động đất, mọi người đều biết chuyện đó, nhưng vẫn ở Cali vì khí hậu tuyệt vời của tiểu bang có nền kinh tế đứng hàng thứ mười trên thế giới. Vả chăng, nếu khu vực mình ở xa đường nứt dưới lòng đất đã được các nhà địa chất học công bố từ vài nâm nay thì xác suất mình phái hứng chịu thảm họa khi đất chuyển mình cũng còn nhỏ. Đôi khi con người cũng phải đánh cuộc với định mệnh. Vì cũng như tất cả mọi thứ khác trên đời, không có sự an toàn nào tuyệt đối. Hơn nữa nếu "nắng mưa là bệnh của trời" thì động đất là bệnh của thiên nhiên, ngoài tầm kiểm soát của con người.
Vì ở California nên mặc dù rất thích đồ làm bằng thủy tinh, tôi không dám để đồ thủy tinh ở những vị trí cao trong nhà vì lỡ đất chuyển mình, đồ đạc cũng xê dịch theo, người trong nhà không vì nhà sập mà bị thương vì đồ đạc từ trên cao rơi xuống.
Có thấy những thảm họa do thiên nhiên gây ra mới thấy thân phận mong manh, bèo bọt của con người. Đất chỉ cần "rùng mình" dù chỉ hai hay ba độ Richter, nếu ở trong vòng 5 miles bán kính từ tâm địa chấn, dù đang lái một chiếc xe Ferrari  rất đat tiền chạy trên một xe lộ phẳng phiu mới tân trang, người ta cũng cảm nhận được quyền lực của thiên nhiiên. Cái xe bỗng dưng lạng đi một vài giây như người say rượu mặc dù hai bàn tay của tài xế vẫn đang giữ chặt tay lái. Nếu đang ở trong  nhà, bạn sẽ thấy mấy cái đèn chandelier treo lủng lẳng trên trần lắc lư khiêu vũ mặc dù không có partner, không có tiếng nhạc; mấy cái khung hình, cùng mấy bức tranh cũng chậm chạp xê dich trên tường như có một bàn tay vô hình đang điều khiển. Tất cả những điều đó sẽ làm du khách đến thăm California  hoảng hốt. Nhưng với dân địa phương, đó là chuyện thỉnh thoàng vẩn xảy ra, không còn làm cho người ta sợ hãi mà chỉ có tác dụng nhắc nhở con người thấy thân phận mình rất nhỏ nhoi, tội nghiệp trước thiên nhiên, để bớt sân si hơn.
Biết là không thể kiểm soát được khi nào đất chuyển mình, ở phần nào, và cường độ nhúc nhích của đất, chính quyền chỉ còn phương pháp đề phòng, tổ chức những toán chuyên viên cấp cứu chuyên nghiệp về động đất, in những tài liệu hướng dẫn cách đối phó tốt nhất. Thậm chí người ta còn tổ chức cho các trường học những cuộc thực tập khi động đất xảy ra, để các em học sinh biết cách tự bảo vệ mình, chui ngay xuống gầm bàn gấn nhất hai tay ôm đầu để che chắn được phần nào thương tích nếu trần nhà bị sập. Trong mỗi thư viện ở California đều có những tập tài liệu hướng dẫn về động đất để người dân biết cách ứng phó hữu hiệu nhất, hạ thấp nguy hiểm và thiệt hại khi đất chuyển mình. Đó là lý do chúng tôi có một túi nhỏ đựng đồ phòng thân khi động đất xảy ra. Đó cũng là lý do tại sao nhà ở "tiểu bang vàng" ven biển miền Thái bình dương được xây bằng vật liệu nhẹ để nếu đất trở mình, con số thiệt hại nhân mạng vì nhà sập sẽ ở mức tối thiểu. Nước Mỹ rộng thênh thang, mỗi tiểu bang có lối kiến trúc riêng phù hợp với địa hình của thiên nhiên. Chắng hạn ở miền Trung Tây hay miền Đông, nhà xây bằng gạch rẩt chắc chắn , nhà nào cũng có basement nằm dưới mặt đất để đối phó với những cơn bão lốc mùa hè. Ngược lại ở ven biển miền Tây, nhà không có basement và xây bằng vật liệu nhẹ, càng nhẹ càng tốt, đến nỗi có những người đến thăm California  lần đầu đã thắc mắc:
- Hình như dân Cali ở nhà làm bằng giấy carton"
Phòng ngừa như vậy mà ngày 17 tháng 10 năm 1989. động đất Loma Prieta 7.1 độ Richter xảy ra ở miền Bắc California. Đất chỉ chuyển mình trong 15 giây ở một quốc gia có trình độ văn minh cao, có các phương tiện cấp cứu có hiệu quả và nhanh chóng, nhưng đủ để 63 người chết và hơn ba ngàn bảy trăm người bị thương. Lần đó đất chuyển mình hơi mạnh so với bình thường. Cả một nhịp của một  cây cầu lớn gãy ngang, rơi xuống và dĩ nhiên đè nát những chiếc xe đang chạy ở xa lộ bên dưới. Trong một tic tac, cả người và xe đều "về với cát bụi" vì độ rơi tự do của những tảng bê tông cốt sắt nặng cả ngàn tấn. Hình ảnh đó được ghi lại trên tivi, trên bào chí thành một ám ảnh lớn cho rất nhiều người California Mãi về sau này, vào giờ kẹt xe, trên khắp  mọi nẻo đường, xe cộ sắp hàng san sát, nhưng dưới các gầm cầu vẫn là những khoảng trống. Vì người ta ngại động đất có thể xảy ra bất cừ lúc nào, nên đề phòng bằng cách tránh xa vị trí dưới gầm cầu  Chúng tôi vẫn gọi đùa đó là chỗ đậu xe của không khí.
Một đôi khi ngoài ý muốn dòng xe dù chậm vẫn đang chuyển đọng đều, đến lúc xe mình vào đúng  vị trí nằm dưới một cái cầu vĩ đại thuộc một xa lộ bận rộn bên trên thì dòng xe ngừng hẳn lạI. Kẹt xe đúng giờ tan sở thì có thể đứng yên tại chỗ đến gần năm phút. Nhín qua các xe chung quanh, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nhận thấy thấy có người đang tay lần tràng hạt, môi lay động  chừng như đang lầm thầm cầu nguyện. Mới biết hình ảnh động đất  Loma Prieta đã thấm rất sâu vào ký ức của người dân miền Bắc Caliornia.


Những thiệt hại do động đất  ở Mỹ dù là một ám ảnh lớn của rất nhiều người... hay lo xa nhưng so với động đất đầu năm 2010 ở Haiti  mới thấy sự chuẩn bị trước đã giúp người dân Bắc Mỹ ở ven Thái bình dương được bảo vệ an toàn hơn rất nhiều so với người dân Nam Mỹ. Cường độ động đất tương tự nhau, cùng một thời gian buổi chiều vào giờ tan sở, nhưng gần ba trăm ngàn người  Haiti cùng rất nhiều người  ngoại quốc đang làm việc hoặc đang du lịch  ở Haiti cũng bỏ lại trần gian một cách đột ngột so với 63 người thiệt mạng ở Caliornia năm 1989.                                                     
Nước Haiti nhỏ xíu bỗng chốc trở thành tâm diểm của truyền thông trên cả thế giới sau ngày 12 tháng 1 năm 2010 khi đất vươn vai chuyển mình ở ngay thủ đô. Hình ảnh những người sống sót ngơ ngác, ốm đói, tội nghiệp trên màn ảnh truyền hình, trên Internet và trên báo chí động đến trái tim của cả triệu triệu người trên thế giới, động đến cả trái tim ngây thơ của em bé Charlie Símpon mới bảy tuổi ở Fulham, phía Tây Luân Đôn  của nước Anh, cách Haiti cả một đại dương.
 Ánh mắt của cả trăm ngàn người thất thần, mệt mỏi, đói khát, nhất là những em bé trạc tuổi Charlie làm cậu nhỏ người Anh suy nghĩ tìm cách giúp các nạn nhân động đất. Dĩ nhiên là Charlie còn nhỏ, mới học lớp ba, không có tiền để giúp người bị nạn ở Haiti. Ba Mẹ cậu bé cũng không giàu có  để  chia sẻ được nhiều cho người dân Haiti. Cuối cùng sau nhiều giờ suy nghĩ, Charlie nảy ra ý kiến mang cái xe đạp con  nít của mình ra đạp quanh công viên South Park ở cạnh nhà, và kêu gọi tất cả mọi người bảo trợ cho bảy vòng đạp xe quanh công viên của Charlie (khoảng năm miles).
Lời kêu gọi kèm hình của cậu bé ngây thơ, dễ thương trên chiếc xe đạp con nít ở một trang web phụ của tổ chức UNICEF  gợi được sự chú ý của cả trăm ngàn người, không những chỉ ở nước Anh mà còn lan đến khắp nơi trên thế giới. Charlie chỉ hy vong quyên góp được 500 Anh kim  (khoảng 800 Mỹ kim) đễ giúp mua thực phẩm, nước uống, và lều tạm trú cho nạn nhân động đất ở Haiti, đặc biệt là các em bé mồ côi trạc tuổi cậu.                  .
Charlie nhờ Ba Mẹ post mấy dòng đơn giản do chính mình viết ra trên một trang internet thuộc website JustGiving của tổ chức chuyên về văn hóa, y tế và giáo dục UNICEF của Liên Hiệp Quốc  để có nhiều người đọc và chuyển tới cho bạn bè, thân nhân để cùng ủng hộ giúp 500 Anh kim cho người Haiti, đặc biệt là cho các em bé. Người lớn có tiền sẽ giúp đỡ bằng hiện kim, Charlie là con nít không có của thì có công đạp xe, và có tấm lòng của một em bé tốt bụng , biết nghĩ đến người không may.
Thế là cả thế giới biết đến tấm lòng nhân ái và mục đích tốt đẹp của một "vận động viên xe đạp" bảy tuổi qua website chuyên việc từ thiện www.http//:justgiving/CharlieSimpson
“Cháu tên là Charlie Símpon, cháu muốn tìm người bảo trợ cho một cuộc đạp xe cho Haiti,  bởi vì đã có một trận động đất lớn và có rất nhiều người chết và mất tích. Cháu muốn kiếm tiền để mua đồ ăn, nước và lều tạm trú cho nạn nhân động đất ở Haiti.
Cháu sẽ đạp xe chung quanh công viên phía Nam (South Park) nhiều vòng mỗi ngày với khả năng của cháu (cháu hy vọng ít nhất là mười vòng). Mọi người có thể bảo trợ giùm cháu"  Xin vui lòng bảo trợ, Tất cả tiền đóng góp của qúy vị sẽ được gởi thẳng đến tổ chức UNICEF (tổ chức của Liên Hiệp quốc lo về Giáo dục, Y tế và Xã hội cho trẻ em).
Cảm ơn quý vị rất nhiều.”
Giữa một thế giới mà chuyện buồn thường nhiều hơn chuyện vui, thảm cảnh của nạn nhân động đất ở Haiti và tấm lòng nhân ái của Charlie Símpon mang đến niềm tin cho cả triệu người, vượt qua biên giới nước Anh, qua Áo, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, đến tận Mỹ, Puerto Rico, Úc... Dù đang lao đao với nợ áo cơm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cả chục ngàn người, dù đang chật vật với chi tiêu hàng ngày, cũng chắt chiu gởi về đóng góp cho quỹ từ thiện của UNICEF từ lời kêu gọi của một cậu bé bình thường mới bảy tuổi ở Anh. Hầu hết đóng góp chỉ khiêm nhường ở  mười Anh kim nhưng "góp gíó thành bão", số tiền mỗi ngày một tăng. Chỉ sau ba tuần, con số đóng góp từ mọi nơi trên thế giới qua trang web của Charlie  đã vượt qua con số hai trăm ngàn Anh kim (tương dương US$320,000), vựợt ngoài kỳ vọng của cả tổ chức UNICEF to lớn có tầm  hoạt động khắp thế giới lẫn Charlie Símpon nhỏ bé ở một góc  ngoại ô Luân Đôn.
Trong những lời nhắn gởi cho Charlie,  có những ý nghĩ rất chân thành từ cảm xúc tâm hồn, và từ trái tim yêu thương vượt trên mọi lằn ranh biên giới, mọi khác biệt của màu da.
Chẳng hạn có một học sinh chỉ đóng góp được cho nạn nhân động đất được hai Anh kim (khoảng ba dollars hai mươi cents của Mỹ) kèm theo lời nhắn gởi làm mềm lòng người đọc:
“Hai đồng đó là tất cả số tiền một học sinh nghèo có thể đóng góp, hy vọng cũng phần nào góp sức cùng em trong một việc làm mang rất nhiều ý nghĩa”
Bà Lisa Sears thì ủng hộ một trăm Anh kim và rất thành thật nhìn nhận:
“Charlie hãy tự hào, em là một niềm cảm hứng, người lớn này vừa học được một bài học không bao giờ quên từ một em nhỏ bảy tuổi.”
Cô Hannah đã vun vén những đồng tiền để dành rất eo hẹp của mình để gởi về năm mươi đồng mà vẫn cảm thấy mình có lỗi:
“Xin lỗi tôi không thể đóng góp nhiều hợn. Đây là một việc làm có ý nghĩa, cả nước Anh tự hào về em.”
Từ nước láng giềng, một người Pháp góp vào mười Anh kim với chú thích mang màu sắc triết lý:
“Những con sông nhỏ sẽ hợp thành một đại dương”
Ở tận Trung Đông, một em nhỏ người Jordan, chắc cũng trạc tuổi Charlie gởi về đóng góp được 16.54 Anh kim với ước mơ rất ngây thơ:
“Tôi hy vọng một ngày nào đó bạn sẽ đến đây chơi với tôi. Xin được hưởng ứng lời kêu gọi của bạn giúp trẻ em ở Haiti với hai tháng tiền tôi được phép tiêu xài cho chính mình.”
Chỉ trong vòng hai tuần lễ, Charlie với trái tim nhân từ đã làm cả chục ngàn người Anh và rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới gởi tiền về đóng góp cho chi nhánh  UNICEF  (United Nations International Children‘s Emergency Fund sau này được gọi ngắn lại thành United Nations Children’s  Fund) ở Anh. Em bé bảy tuổi chỉ mong những vòng xe đạp của mình sẽ gây quỹ được nâm trăm Anh kim. Nhưng ngoài dự kiến của Charlie Simpson, và của tất cả mọi người, "gió nhẹ đã góp thành bão lớn" khi số tiền giúp người hoạn nạn ở Haiti từ lời kêu gọi của Charlie lên đến hơn hai trăm ngàn Anh kim (khoảng ba trăm  hai chục ngàn Mỹ kim).
Với sự hướng dẫn của bố mẹ, Charlie đã viết mấy lời cảm ơn và ý nghĩ ngây thơ của mình:

“Các ân nhân thân mến,
Cảm ơn mọi người rất nhiều  về các đóng góp bằng hiện kim của quý vị cho trẻ em ở Haiti. Bây giờ người dân ở Haiti dã có được những túi thực phẩm, nước uống và một cái lều nhỏ để tạm trú.
Mẹ cháu có đọc cho cháu nghe một vài cái thư quý vị đã gởi cho cháu. Cháu rất thích những cái thư đó. Đến bây giờ cháu vẫn không thể tin là mình có thể kêu gọi được mọi người đóng góp một số tiền lớn đến như vậy. Cháu mừng lắm.
Một lân nữa xin cảm ơn tất cả mọi người.
Với thương yêu từ Charlie

Ở rất xa Fulham của Anh quốc, chúng tôi vào thăm trang web của Charlie Símpon mỗi ngày, vui với em, khi số tiền đóng góp mỗi ngày một tăng, dù đã vượt qua con số hai trăm ngàn Anh kim từ lâu. Đâu đó trên hơn ba trăm trang góp ý, có những cái họ Việt Nam: Lê, Hoàng, Phạm Nguyễn... của những người Anh gốc Việt sống đời lưu lạc ở quê hương sương mù.
Dù đã đóng góp cho nạn nhân động đất Haiti qua tổ chức Hồng thập tự ở Mỹ (American Red Cross), nhìn khuôn mặt ngây thơ, thánh thiện của Charlie, bị ám ảnh bởi những khuôn mặt thất thần, hốc hác của các em bé Haiti sau khi đất chuyển mình ở Port Au Prince, chúng tôi cũng lôi thẻ Credit Card ra, góp nhần nhỏ nhoi của mình bảo trợ một trong những vòng đạp xe của Charlie Simpson, đòng góp cho quỹ UNICEF. Không muốn để tên thật của mình, không muốn để tên vô danh, chúng tôi gõ lên keyboardd vào website tên Nguyễn Thị Saigon.
Nguyễn Trần Diệu Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,206,380
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến