Hôm nay,  

Chiếc Áo Ngực Của Con Gái

23/05/201000:00:00(Xem: 115439)

Chiếc Áo Ngực Của Con Gái

Tác giả: Gia Nguy
Bài số 2899-28199-vb8052310

Tác giả nguyên là người Việt gốc Hoa, sang Mỹ năm 1991, diện HO 6, cựu sĩ quan QLVNCH, cấp bực Thiếu Tá thuộc binh chủng Thiết Giáp. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là những nét chấm phá sắc gọn về cách biệt giữa cha mẹ con cháu trong một gia đình Việt tại Mỹ.

***
Lão Tâm nay đã nghỉ hưu, hằng ngày thường giúp bà xã làm việc nhà, duy chỉ có việc giặt quần áo là ông không được phép rớ tới.
Một hôm, bà nhà bị đau lưng chẳng làm được gì. Ông len lén mang sọt quần áo dơ đến phòng giặt đồ, bỏ từng món vào máy giặt, chỉ là ông không thấy áo ngực của cô con gái, tưởng là bị sót ở đâu, ông trở về phòng hỏi bà nhà. Bà nói "làm cha mà đi lo mấy việc của con gái làm gì"". Ông cụt hứng bỏ về ngồi ở phòng khách.
Trinh Trinh từ ngoài vào nhà với hai túi to, bỏ túi xuống đất rồi cởi bỏ áo khoác ngoài, cái áo hai dây nhỏ xíu không đủ che hết bộ ngực sắp sửa lộ hết ra ngoài, cô ta nói ở trường còn lạnh hơn nhiều mà các nữ sinh viên vẫn mặc áo hở vai đến lớp có sao đâu" Ba khéo lo!
Trinh Trinh năm 16 tuổi đã muốn có cái xe của riêng mình và muốn làm việc ngoài giờ để kiếm tiền tiêu vặt. Lão Tâm kiên quyết không chấp thuận, chỉ khi nào cô ta đủ 18 tuổi mới được hưởng cái quyền lợi mà cô ta cho là "Thể hiện sự tồn tại của không gian cá nhân."
Trinh Trinh vào đại học, lão Tâm cùng ba đứa con trai hùn tiền vào mua cho Trinh Trinh chiếc SUV-all wheel drive. Ông nghĩ xe nầy bảo đảm cho Trinh Trinh tránh việc đụng xe và có thể chạy an toàn khi trời đổ tuyết. Ông cũng để Trinh Trinh làm part time ở nhà hàng trong cương vị hầu bàn, thỏa mãn cho cô ta cái tính tự mãn là đã trưởng thành như mấy đứa con tây "để nhìn thấy cái mà cha anh không nhìn thấy".


Lão Tâm càng ngày càng nhìn thấy đứa con gái của mình như con thú sút chuồng, trong lòng rất lo lắng, mà bà nhà thì cứ dửng dưng, khiến ông càng bực mình.
Một buổi sáng, ông Tâm từ phòng ngủ bước ra, ngang qua phòng con gái thấy cửa không đóng, nhìn vào ông thấy con gái chỉ với cái quần lót nhỏ xíu, áo không có, nằm quay mặt vào tường ngủ say. Ông quay nhanh về phòng gắt gỏng nói với bà nhà "không ra gì hết, bà đi coi con gái bà" bà vợ thản nhiên nói "Ông rối lên làm gì, kéo cửa đóng lại là xong thôi!"
Lão Tâm thấy bà vợ dung túng con gái quá bèn nói "Con gái làm vậy coi sao được"" bà ngắt ngang lời ông "Ông bình tĩnh chút đi, đóng cửa phòng ngủ lại, chuyện của người ta ở trong phòng ai mà lo được! Lão Tâm có vẻ tức giận nói "Được, được, để rồi coi, sẽ có một ngày con bà gọi phone về: mẹ ơi, con và thằng Jack đi cắm trại, tối nay không về, rồi một hôm khác, nó sẽ dẫn về một thằng mắt xanh, nói với bà, mẹ ơi, tối nay thằng John ngủ lại nhà mình, nó ngủ phòng con. Tôi coi bà tính sao."
Bà Tâm trừng mắt nhìn ông nói: "Ông thực là điên! Con cái lớn rồi, chúng nó có thân tự nó lo, ông không cần để mắt tới!"
Lão Tâm từ đó bịnh luôn.
Mừng sinh nhật ông, dâu con dẫn cháu về chúc thọ. Đến lúc cắt bánh sinh nhật, các con hỏi ông ước nguyện gì, ông chỉ lên tường chỗ có hàng chữ ông đã nắn nót "Hãy giữ truyền thống và văn hóa Việt" rồi xẵng giọng nói "các con hãy theo đó mà làm."
Trinh Trinh chạy đến ôm ông nói "I love you, I love Vietnamese culture too" rồi quay sang mẹ ngọng nghịu tiếp "mẹ ơi, mẹ đã rửa cái quần bò của con chưa" Tối nay con phải mang nó đó."
Nguy Gia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến