Hôm nay,  

Điêu Khắc Đồ Gỗ

11/03/201000:00:00(Xem: 135716)

Điêu Khắc Đồ Gỗ

Tác giả: Lý Quang Tú
Bài số 2883 -1628983- vb5031110

Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey,   và  Los Gatos tại California là công trình của một điêu khắc gia gốc Việt, tác giả bài này. Sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ, hiện là cư dân Marietta, tiểu bang GA.  Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể chuyện nhiều năm làm điêu khắc gia chính cho Burlwood industries Inc., một hãng chuyên sản xuất các tác phẩm  điêu khắc gỗ. Hình bên do Duy chụp: Tác-giả và con bison khi được điêu-khắc xong. Con Bison (hay buffalo, trâu), này dài 14 feet, cao 7 feet, được điêu-khắc   bằng một khối gỗ duy nhứt (gỗ red wood) vào năm 1987 tại Arcata (Eureka), California, được tờ báo  địa-phương, tờ THE UNION  chụp hình và đăng báo ngày thứ Tư 25  tháng 1 năm 1987.

***

Suốt 36 năm sống ở Việt-Nam  tôi  chỉ nghe nói chớ chưa biết chút gì về điêu-khắc. Khi  sống ở Mỹ, tôi cũng không học về điêu-khắc, vậy mà  tôi  lại sống bằng nghề nầy. Nhờ dịp may đưa tới cộng với sự  say-mê về nghệ-thuật và sự cố-gắng học-hỏi nên tôi đã trở thành  một điêu-khắc-gia (Wood carver). Tôi đã theo nghề nầy suốt 15 năm, đã tạo được một số tác-phẩm giá-trị ở trong và ngoài nước Mỹ.
Tôi xin cám-ơn Ông Bà Buck cùng dân-tộc  Mỹ,  đã  cưu-mang,  giúp-đỡ gia-đình tôi,  đồng-bào tôi, cùng tạo cơ-hội cho tôi có được một cái nghề  để mưu-sinh và được hân-hạnh đóng góp một phần nhỏ nghệ-thuật cho xứ-sở Hiệp-Chủng-Quốc Hoa-Kỳ.  
                                                                          *
 Ông Bill là chủ hãng Burlwood industries Inc, hãng  nầy bảo-trợ cho 5 gia-đình VN vào Mỹ. Sau vài năm sống ở Mỹ, có ba người làm cho hãng nầy:  tôi làm về điêu khắc, em Duy làm Phó Tổng-giám-Đốc  và em Nghi làm thợ đóng bàn ghế.
Hãng chánh ở thành-phố Arcata (Eureka) miền  Bắc California, do em Duy làm Quản-lý, hãng phụ ở thành-phố Monterey , miền Trung California, do Ông Jim  làm Quản-lý. Tôi làm thựờng-trực tại đây.
 Thấy tôi biết vẽ và con gái tôi 13 tuổi, biết thêu, nên ông Bill  nhờ tôi vẽ cặp két trên lưng áo của ông và nhờ con tôi thêu. Sau đó, nhiều lần ông kêu tôi vô làm về điêu-khắc cho ông nhưng tôi nói tôi không biết làm. Với con mắt nhà nghề, ông quả quyết là tôi sẽ làm được rồi đem đồ nghề  như đục, hàn, máy nhỏ xài bằng  điện (power tools) v. v. . .  tới nhà ''dụ'' cho tôi làm thử.
Tôi chưa từng thấy ai khắc món gì ở Việt-Nam  và khi ở Mỹ tôi cũng chưa thấy có trường nào dạy về nghề nầy , tôi chỉ coi Ông thợ chánh người Phi điêu-khắc có  ba ngày rồi ''ăn cắp nghề''. Tôi nghĩ  tờ giấy bằng-phẳng  mình vẽ  mà còn thấy hình nổi lên được giờ mình làm nguyên hình mà không biết hình gì hay sao" Tôi quyết-định làm thử.
Thời gian nầy tôi đã đi học vẽ về ngành kiến-trúc (Architectural Drafting) được hơn một năm tại Monterey Peninsula College, CA. Những bài học về ngành vẽ nầy đã giúp tôi vượt qua những khó-khăn đầu tiên khi bước chưn vào nghề điêu-khắc.
Năm 1984 tôi vô hãng làm thử và làm được nên làm luôn, đây là cái năng-khiếu Trời cho và chắc là tôi cũng được ''Tổ đãi'' nên ''tay nghề'' của tôi càng ngày càng tiến-bộ.
 Mới vô làm được trả   $8 / 1 giờ (khá cao lúc bấy giờ với người không bằng cấp), tất cả cưa và đồ nghề đều do hãng cung-cấp. Tôi làm món đầu tiên là cây tùng (Cypress tree), ba  ngày sau bán được, Ông chủ cho lên $10/ 1 giờ. (mới có 2 ngày mà được tăng lương $2/1 giờ).                                                                                                    
Mấy ngày đầu tôi chỉ dùng mấy tấm ván (slap) dầy 2 inches để khắc những món dễ làm.  Một hôm ông Bill xúc một khúcgỗ  rồi bỏ xuống nghe cái bịch trước mặt tôi và đưa cho tôi một con gấu mẫu  dài chừng 6 inches, miệng ngậm con cá. Ổng nói:
- Tú! Ông dùng khúc gỗ nầy để khắc con gấu giống như tượng mẫu, được không"                                                                                                                                            
Tôi nhìn tượng mẫu cũng hơi  ngại ngại vì tôi có làm lần nào đâu mà biết làm được hay không. Tôi trả lời yếu-xìu:
- Để tôi làm thử coi được không.
Lúc nầy Giám-Đốc Jim cũng tới coi. Hai người cứ đứng nhìn hoài làm tôi ''khớp'', lính-quýnh  không biết bắt đầu phải làm  gì trước. Tôi nói thầm trong bụng: hai thằng cha nầy đi chỗ khác chơi để cho tôi làm việc.  Hên quá!  Hai người đứng ngó một lát rồi bỏ đi vô văn-phòng.
Tôi mừng quá, quan-sát hình mẫu và khúc gỗ, chắc là nhờ Ơn Trên chỉ-bảo nên tôi nhớ ngay đến bài học về drafting: môt vật thể có mặt trước, mặt sau, mặt bên trái v.v. . . Tôi cắt khúc gỗ thành khối chữ nhựt, tính tỷ-lệ, con gấu sắp làm  sẽ lớn hơn con gấu mẫu gấp 5 lần, tôi nhìn kỹ những lằn bìa của con gấu mẫu rồi vẽ lên 5 mặt của khúc gỗ, dùng cưa máy (chain saw) cắt theo lằn vẽ...
Khoảng hai tiếng sau khúc gỗ đã có hình dạng con gấu, ông Jim trở lại thấy, ổng la thật lớn:
- Bill! Bill! Ông có được một thợ điêu-khắc mới, lại đây coi.
Tôi ngưng làm, xây lại thấy ông Jim vui mừng cười với ông Bill đang đi tới. Ông Bill đưa ngón tay lên môi suỵt suỵt, nói:
- Jim! đừng la lớn, ông Seb (ông thợ chánh người Phi-luật-Tân) nghe được ổng không vui.
Hai người mừng-rỡ bắt tay tôi và chúc mừng tôi mới vô nghề mà đã được thành-công.
Hồi trước ông chủ và các nhân-viên của hãng kêu tôi là Tú, từ đây trở về sau họ thêm cho tôi chữ Mr. tức là Mister Tu. Chiều đó ông Bill kêu tôi vô văn-phòng, nói:
- Mr. Tú! Tôi trả cho ông  $11/1 giờ. (mới làm có 1 tuần mà được tăng lương $3/ 1 giờ). 
Ông Bill thấy tôi còn đi học, ổng nói:
- Mr. Tú! Ông đừng đi học nữa, đi học ra làm không nhiều tiền bằng làm cho tôi đâu. Làm vài năm là ông sẽ được 19,  20  đồng một giờ.
Mặc dù ổng nói vậy nhưng tôi vẫn tiếp-tục đi học. Tôi tăng giờ làm và giảm giờ học nên tới mấy năm sau tôi mới lấy được bằng vẽ về kiến-trúc.
Vài tháng sau thì ông thợ chánh người Phi xin nghỉ,  tôi trở thành thợ chánh  cho cả hai nơi.
Ông Bill cho tôi biết, toàn Tiểu-Bang California  chỉ có được khoảng  25 điêu-khắc-gia về gỗ.Vì hiếm-hoi nên điêu-khắc-gia rất có ''giá'', họ đòi hỏi hãng phải cho họ hưởng rất nhiều quyền-lợi,  còn tôi, tôi không đòi hỏi nhiều quyền-lợi như người Mỹ nên  được cả chủ cùng nhân viên rất quý mến. 
Cứ vài ba tháng là tôi phải lên làm vài tuần ở hãng chánh. Vùng nầy có bạt ngàn rừng cây red wood. Tôi lên đây làm có 3 cái lợi lớn.  Lợi thứ nhứt là nơi đây có nhiều gỗ, tôi điêu-khắc xong rồi chở về Monterey rẽ hơn chở gỗ về Monterey cho tôi điêu-khắc. Lợi thứ hai là ở đây có gỗ lớn tôi điêu-khắc được những hình tượng lớn mà chủ cần chưng bày để quảng-cáo.  Lợi thứ ba là Ông chủ muốn những khách hàng ''lớn''thấy tận mắt tôi điêu-khắc và thấy được nhiều tác-phẩm khác nhau, họ sẽ thích và đặt hàng nhiều hơn.                                                                                                                                            
Hãng chánh có khoảng  mười mấy người thợ về đóng bàn ghế. Em Duy thỉnh-thoảng cũng điêu khắc.  Mỗi lần tôi lên đó làm thì hãng lo vé máy bay cùng với tiền ăn uống và khách-sạn, nhưng tôi thích ở nhà của em Duy hơn nên cũng tiết-kiệm được cho hãng về tiền ăn ở. 
Tôi điêu-khắc đủ thứ: tượng người ta, các con vật, các đồ xài, bảng hiệu v.v...Về người ta thì thường là tượng Indian, cowboy, vua Tikis v.v... Các con vật thì có  chim đại-bàng, gấu, két, chồn, khỉ  v.v... Về đồ vật thì khắc mặt đầu giường ngủ, tên bảng hiệu, đồng hồ v.v... khách hàng là người trong nước và người Âu Châu.
 Tôi được nổi tiếng về điêu-khắc con gấu, con đại bàng, con trâu rừng v.v... Những  món người ta  order  thì khoảng 90% là do tôi điêu-khắc.                                                                                                                                  
 Tác-phẩm chúng tôi làm có chiều cao cao nhứt là 24 feet. Em Duy làm hai con  đại bàng  ở trên ngọn, tôi làm ổ chim cùng  2 con gấu con ở giữa đang leo lên và  1 con gấu mẹ đứng ở dưới gốc.  Từ Eureka phải mướn xe truck thật dài để chở nó về Monterey,  phải mướn xe cần cẩu lớn  mới dựng lên nổi, phải chôn chưn sâu 4 feet và phải đổ xi-măng xung-quanh nó mới đứng vững. 
Món đồ  điêu-khắc dù lớn hay nhỏ cũng là một khối gỗ duy nhứt, nếu ghép nhiều miếng gỗ thì tác-phẩm sẽ bị mất giá-trị.  Món đồ tôi điêu-khắc một ngày, bán với giá từ $600  trở lên, món càng lớn càng có ăn nhiều, thí-dụ như  hai con gấu leo cây cao 4 feet làm một ngày bán 600$, nhưng ba con gấu leo cây cao 8 feet, tôi làm không tới ba ngày, giá bán là 3.000$ trở lên. Vì là tác-phẩm về nghệ-thuật nên giá cả không nhất định và không  nói là giá mắc hay rẻ.    
Khoảng hơn 95% đồ điêu-khắc đều khắc bằng gỗ có tên là  redwood, đây là một loại danh mộc. Người ta đốn những cây sống mấy trăm năm, chừa gốc cao trên 10 feet. Vài chục năm sau  ủi bật gốc lên, gỗ vẫn còn rất tốt và bán cả gốc lẫn rễ,  tính bằng feet khối hay pound. Có nhiều cây rất lớn, người ta khoét phần giữa để làm con đường cho xe chạy xuyên qua vậy mà nó vẫn sống.


Ông Bill  rất ''o-bế'' tôi.  Mỗi lần tôi lên làm ở hãng chánh là ổng cho tôi hai nhân-viên phụ giúp để tôi có thời gian nghỉ-ngơi. Khi tôi tới hãng là họ đã lo xăng, nhớt và đồ-đạc đầy-đủ, họ làm gần bên tôi,  thấy tôi tắt máy cưa thì chạy lại để chế thêm xăng nhớt, hoặc giũa  cưa cho bén  hoặc khi tôi  ra sân gỗ thì họ đi theo, tôi cần khúc gỗ nào thì họ cắt và chở vô cho tôi v.v.. .   
Có  lần hãng được đặt hàng  $135.000 nên phải cần thêm thợ. Ông chủ giao cho tôi dạy một đệ-tử không chính thức đó là J.,  trên dưới 30 tuổi, Mỹ trắng, mới biết khắc chút ít và J. sẽ khắc Tikis thế  tôi nên tôi bảo J. khắc người Tikis như tôi đang khắc.  Khi tôi đã khắc xong được mười mấy  Tikis thì J. làm được. Người ta đặt làm trên sáu chục Tikis (Tikis là Vua của người thiểu-số, ở Hawaii rất nổi tiếng, mỗi người cao 8', tôi  khắc 6 tiếng đồng-hồ là xong một người, giá bán là  $1.000 ).
 Tháng Giêng năm 1987 khi lên làm ở hãng chánh, Ông Bill cho tôi biết có người đặt làm  2 con trâu rừng lớn (bison) và 1 con trâu con, ông kêu tôi làm.  Con lớn bằng con thật (life size), dài 14 feet,  cao hơn 7 feet. Khúc gỗ quá to và nặng nên xe forklip thường không xúc nổi phải mướn xe hạng nặng mới di-chuyển được!  Hai con trâu rừng quá lớn nên phải làm riêng từng con.  Nó cao quá mà khúc gỗ chỉ cao có 7 feet, tôi phải  điêu-khắc 4 chưn của nó dấu trong đám cỏ, còn con kia phải cho nó nằm mới đủ chiều cao. Lại một trở-ngại nữa là lúc ở Việt-Nam, tôi đã thấy biết bao trâu bò đi, đứng, nằm  nhưng tôi không để ý khi nằm  hai chưn trước con bò  như thế nào!
Thường-thường khi điêu-khắc món đồ nào đó tôi đều phải nghiên-cứu tài liệu để làm cho đúng với sự thật. Lần nầy mặc dù Ông Bill kêu cô thơ-ký đi sưu-tầm  tài-liệu và hình ảnh cho tôi nhưng không có hình nào tôi vừa ý.  Cuối cùng tôi nhờ em Duy chở tôi tới viếng các nông trại nuôi bò ở địa-phương.  Đi tới nông trại thứ ba chúng tôi mới thấy được một con bò đang nằm nhơi cỏ. Mừng quá! Chúng tôi quan-sát kỹ-lưỡng và trở về hãng bắt tay vào việc.
Lúc nầy nghề tôi đã ''nhuyễn'' nên không cần phải vẽ nhiều, tôi chỉ vẽ vài lằn thẳng và nhờ   người phụ tôi là L. cắt.  L. là  Mỹ trắng, nó dùng cưa máy lớn có bảng cưa dài 5 feet, nặng gần 40 lb.    cắt xong rồi tôi mới làm chi-tiết. Em Duy rất ít khi rảnh nhưng lâu lâu cũng lại phụ khắc với tôi chút ít.
Một tuần sau 2 con trâu rừng đã được làm xong. Ông Bill khoái quá ngắm-nghía, vỗ vai tôi và khen tôi nhiều lần, rồi ổng xúc nó đem ra sân trước để gần lộ lớn. Một phóng-viên của tờ báo địa-phương, tờ ''The Union'', đi qua thấy nên vào văn-phòng  xin được gặp tôi và Duy để phỏng-vấn và chụp hình. Hai bữa sau có người đem báo vô hãng tặng. Nơi trang  đăng về điêu-khắc, có bài viết về xưởng gỗ, có hình tôi, Duy và L.  cùng các món đồ mà chúng tôi đã điêu-khắc                                                                                                                              
Năm 1989 Ông Bill bán hãng ở Monterey cho Ông Jill. Mỗi năm ông Jill không tăng lương cho tôi nữa nhưng bù lại ổng cho tôi hưởng 5%  giá bán tác-phẩm của tôi làm ra. 
Ông Jill kêu tôi kiếm đệ-tử, nếu có,  ổng sẽ tăng cho tôi thêm $2 / 1 giờ và hưởng thêm 2% giá bán món đồ mà đệ-tử của tôi làm ra nhưng tôi không tìm được đệ tử nào hết!
Có lần ông Bill trở về thăm và nói chuyện với tôi, khi biết tôi lãnh $140/ ngày ổng nói:
- Mr. Tú! nghề của ông bây giờ rất giỏi, Ông lãnh $140/ ngày ít quá, phải nói với ông Jill trả cho ông $200/ngày rồi lần lần lên nữa. Tôi không đòi ông Jill tăng lương vì tôi thấy nếu tôi đòi tăng lương, hãng sẽ không có lời rồi từ từ ''dẹp tiệm'' thì tôi cũng bị thất-nghiệp, thôi thì ''ăn ít mà no dai''.

Buồn vui nghề điêu khắc
Những điều không vui: Nghề điêu-khắc là nghề rất nặng-nề,  phải dùng cưa máy (chain saw), cây cưa nhẹ nhứt nặng 14 pounds, cưa nặng nhứt gần 40 pounds, mỗi ngày cầm cưa khoảng 6 tiếng, phần đông là đứng, còn lại là khum, quỳ, ngồi chồm-hổm. Mấy tuần đầu, sau ngày làm việc hai  chưn mỏi-nhừ, hai tay đau nhức dở không lên vì không quen cầm nặng trong thời-gian dài. Tôi  nghĩ  chắc là không làm  được lâu,  nhưng vì tôi thích nghề nầy và tiền lương khá cao so với nhiều nghề khác nên tôi ráng chịu  đau, vài tháng sau dần-dần cơ-thể tôi cũng quen chịu đựng nên giảm đau nhức và tôi tiếp-tục làm nghề nầy.
Đây cũng là nghề dơ-bẩn! Đi làm các nghề khác, phần đông sau ngày làm việc, quần áo người ta vẫn sạch-sẽ bảnh-bao, vô nhà hàng ăn thoải-mái. Còn tôi, sau ngày làm việc thì từ đầu cổ, quần áo, giày vớ dù đã dùng máy xịt hơi thổi nhưng bụi-bặm, mạt cưa... vẫn còn bám dơ, mỗi ngày  tôi hít vô phổi biết bao nhiêu khói và bụi cây! Dù đã mang kiếng nhưng thỉnh-thoảng mạt cưa cũng tìm kẻ hở để  bay vô thăm viếng hai mắt tôi làm cho nó bị trầy rất là đau-đớn, phải nghỉ  để trị bệnh!
Tôi bị cụp xương sống mấy lần trong lúc làm việc và sau đó phải giải-phẫu vai vì dùng cưa máy nhiều quá! Bác-sĩ kêu tôi phải giải nghệ !!!
  Một điều rất nguy-hiểm là cưa máy có thể làm chết người! Ông Phi-Luật-Tân ra mở hãng, khi dùng cưa bị cưa bật ngược cắt vô ngực, vì làm một mình nên không ai cứu, chảy hết máu mà chết!  Có hai món đồ lớn ông làm chưa xong, con gái ông nhờ tôi  điêu-khắc tiếp cho xong để cô giữ làm kỹ-niệm!

Những điều vui
Có khoảng năm, sáu lần hãng truyền thanh, truyền hình ở Monterey, San Jose, San Francisco... đến phỏng-vấn, quay phim tôi và chiếu trên TV, báo Los Angeles Time cũng đến phỏng-vấn, chụp hình tôi và đăng trên báo, phái đoàn túc cầu  Brasil  sau khi đoạt giải vô-địch thế-giới được tổ-chức tại Mỹ cũng tới phỏng-vấn, chụp hình, quay phim tôi và hứa sẽ gởi tặng cho tôi một cuốn phim nhưng họ... quên luôn!  Một trường Trung-học ở địa-phương đã hai lần mời tôi vô trường để giảng-giải về điêu-khắc cho học-sinh biết nhưng tôi từ chối vì không quen làm việc nầy.  Nhiều người Mỹ và VN khuyên tôi tự mở hãng nhưng tôi không mở vì tôi không muốn ân-nhân của gia-đình tôi phải bị thiệt-hại.
Một Giáo-Sư người Mỹ nói nhỏ với tôi: -  Đôi tay của ông là đôi tay vàng, ông làm ở đây một ngày cao lắm ông được khoảng hai, ba trăm đô nhưng nếu ông tự  tìm chỗ để tự làm bán thì ông có thể hưởng được gấp đôi, gấp ba số tiền ông được lãnh ở đây!
Một Viện-Trưởng của một tu-viện đến khuyên tôi nên học hỏi thêm  để trong tương-lai Ông mở xưởng gỗ và sẽ mướn tôi làm với tiền lương cao hơn ở đây. Tôi thưa rằng: Ông Bà Chủ là người bảo-trợ, là ân-nhân của gia-đình tôi, vì tình-nghĩa gắn-bó tôi không thể bỏ hãng nầy để đi làm chỗ khác.
Khoảng năm 1986 Ông Bill chọn tôi đi qua Tokyo làm cho một khách hàng người Nhật, tiền máy bay và ăn ở đều do người Nhật nầy bao hết, mỗi ngày tôi được trả $250 nhưng tôi không chịu đi vì vợ tôi không biết lái xe và con tôi đều còn nhỏ nên tôi không thể xa gia-đình suốt ba tuần lễ.
 Ông Bộ Trưởng Tài-Chánh thời Tổng-Thống Clinton đặt làm hai con gấu lớn bằng con gấu thật.  Khi tôi làm xong, Bộ Trưởng phu-nhơn từ Washinton DC bay qua Monterey để coi hai con gấu nầy, bà rất thích, tìm tôi  bắt tay và cám-ơn. Không biết có phải bà nầy quảng-cáo hay không mà vài tháng sau  phu-nhơn của một Bộ Trưởng khác đặt làm 2 con gấu giống như vậy.
Một  đài TV ở Tây-Đức qua đặt làm một con gấu đứng  hai chưn cao 5 feet để đem về giải thích với khán-giả về nghệ-thuật điêu-khắc đồ gỗ ở Hoa-kỳ và tôi được hân-hạnh khắc con gấu nầy.
Cũng nhờ nghề nầy mà tôi được gặp-gỡ được một số đồng-bào Việt-Nam ở Mỹ và ở các nước khác đến thăm Monterey. Có một chuyện mắc cười là một  phái-đoàn ở Nam California đi du-lịch ghé vô hãng,  đứng coi tôi làm.
Tôi ngưng làm, xây lại chào: Hello!  thì có người hỏi:
- Có phải anh là người Việt-Nam không"
 Nghe hỏi bằng tiếng Việt-Nam, tôi mừng quá, trả lời:
- Dạ, tôi là người VN.  
Tôi trả lời rõ-ràng bằng tiếng Việt vậy mà anh nầy còn hỏi nữa:
- Anh là người VN thiệt  hả" 
Tôi rất ngạc-nhiên nên nói với giọng hơi đùa:
- Đầu đen, da vàng, mủi tẹt, nói tiếng VN như ''gió'' không phải người VN chớ là người gì nữa"                                                                                                            
 Mọi người cười lên vì câu nói của tôi, ai cũng mừng-rỡ vì gặp được đồng-hương, anh chàng hỏi tôi có vẻ hơi ngượng nên giải-thích:
- Tôi đâu có biết người VN mình  làm được như vầy. Anh giỏi thiệt!  Nghĩ cũng lạ. trên danh-nghĩa mấy cái nầy là sản-phẫm của Mỹ nhưng  người làm ra nó lại là người Việt-Nam mình!                                                                                                                                      
  
Một vài   di tích:
Ở vùng Monterey County và Los Gatos, Tiểu-Bang California,  hiện giờ vẫn còn những tượng do tôi điêu-khắc, mỗi tượng tôi đều có ghi nghệ-danh của tôi là ''Tuly'',   tôi chỉ còn nhớ được vài chỗ là:
1/ Tượng con ngựa biển (Sea horse) cao 5 feet được đặt ngay giữa đường Del Monte Avenue, chỗ ranh giới  của hai thành-phố Seaside và Monterey.
2/  Bốn tượng người lính hồi xưa cao 8 feet, áo sơn đỏ, làm hồi tháng 3/1998, được đặt trước tiệm bán đồ chơi Thinker Toys trong khu Del Monte Shopping Center, thành-phố Monterey.
3/ Một con gấu cao 8 feet rưỡi cầm máy chụp hình ở giữa sân khách-sạn Rosedale Motel tại  Pacific Grove (cây sống, cắt bỏ ngọn, còn phần gốc cao 12 feet để khắc con gấu 8'-6'')
4/ Tượng St. Francis và 6 con vật  khắc chung trên một khối gỗ  5'x 5' cao 6' ở Los Gatos, CA 95030.
5/ Một tượng Đức Mẹ cao 6 feet  ở Los Gatos bằng cây Cedar sống, bỏ ngọn, khắc phần gốc. Khi tượng được  khắc xong, chủ nhà mời Ông Cha tới làm phép, có mời tôi nhưng tôi bận với cái hẹn khác nên không đi dự được. 

Phần Kết
Du khách đến thăm vùng Monterey, phần đông đều đến thăm Burlwood, hãng nầy đã trở thành một nơi du-lịch cho khách ở trong  lẫn ngoài Hoa-Kỳ.  Có một điều không tốt là ngay ngã ba  trước xưởng gỗ,  tai-nạn xảy ra nhiều hơn các chỗ khác. Lý-do: tài-xế bận nhìn các tượng điêu-khắc, xe trước ngừng khi đèn đỏ hay ngừng để chờ quẹo trái, xe sau chạy tới  thắng không kịp nên  đụng vô xe trước!
Vài tháng sau khi tôi nghỉ làm thì xưởng gỗ nầy cũng ngưng hoạt-động vì ông chủ thấy rằng nếu  mướn điêu-khắc-gia khác thì hãng sẽ không có lời nên  ông đành phải. .. ''dẹp tiệm''!
Mặc dù đã giải nghệ  nhưng vì '' ngứa nghề'' nên thỉnh-thoảng tôi  cũng điêu-khắc một vài món nhỏ để tặng bà con và đền ơn những ân-nhân đã giúp-đỡ gia-đình chúng tôi./.
 LÝ-QUANG-TÚ  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,620,474
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến