Hôm nay,  

Một Miếng Khi Đói…

02/03/201000:00:00(Xem: 343578)

Một Miếng Khi Đói…

Tác giả: Khôi An
Bài số 2877 -1628977- vb3030210

 Haiti

 

 

 

 

 

                                                                        Khôi An
                                        

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm, vào lúc cùng quẫn chạy hết  nổi thì  thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài gần đây nhất của cô là “Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"” kể về công việc hãng xưởng vùng Thung Lũng Điện Tử thời kinh tế suy thoái. Sau đây là bài viết mới. Sau đây là bài viết mới về việc nhân viên và công ty Intel nỗ lực cứu trợ nạn nhân động đất tại Haiti. Hình bên, 1) trích từ website đài BBC: Người sống sót sau cuộc động đất bịt mặt chống tử khí, chăng biểu ngữ kêu cứu. Hình tiếp theo: tác giả phát biểu trong buổi tiệc mừng Xuân Canh Dần của nhân viên Intel “xin tiền” cho nạn nhân động đất tại Haiti.

***

Những ngày lễ vui tươi trôi qua thật nhanh. Tôi vừa trở lại sở làm, cấp trên đã nóng ruột thúc hối mọi người như thể nước lụt đang kéo tới…
Sáng thứ Tư ngày 13 tháng 1 năm 2010, tôi đang lái xe trên đường đi làm, thì  tiếng nói  cuả những xướng ngôn viên đài KSJX 740AM khiến tôi phải với tay bật to radio “Một trận động đất mạnh tới 7 độ địa chấn kế đã làm rung chuyển thủ đô Port-au-Prince của Haiti khoảng 5 giờ chiều ngày thứ Ba ngày 12 tháng 1. Đây là trận động đất mạnh nhất ở Haiti trong suốt một thế kỷ. Các chuyên gia trên thế giới ước tính rằng đây là một thảm hoạ sẽ đem đến số tử vong rất cao cho xứ sở thuộc hàng nghèo nhất thế giới này”.
Không biết có điềm gì không mà trong mấy năm nay, thế giới hay gặp những tai biến khủng khiếp, nhất là vào những ngày cuối năm cũ đầu năm mới. Nam Dương còn chưa hoàn toàn hồi phục sau cơn sóng thần cuối năm 2004 thì động đất kinh hoàng đã xảy ra ở Trung Hoa năm 2008, rồi ở Ấn độ năm 2009, giờ lại đến Haiti. Tôi thở ra, lắc lắc đầu để xua đi ý nghĩ có vẻ dị đoan...
Tuần lễ thứ nhất
Vừa vào tới nơi, tôi vội mở trang tin tức cuả Intel và thấy ngay thông cáo “Intel Sẽ Nhân Đôi Số Tiền Cứu Trợ Haiti Từ Nhân Viên”. Tôi thấy lòng ấm lại phần nào. Cũng như những lần thiên tai khác trên thế giới, ngoài một khoản tiền nhất định, Intel sẽ cho thêm dựa trên đóng góp của nhân viên. Ý kiến nhân đôi tiền cứu trợ mà tiếng Anh gọi là “donations matching” là một ý kiến rất Mỹ, rất dễ thương. Nhân viên tuỳ ý gởi tiền cho một trong những cơ quan thiện nguyện đang cộng tác với Intel. Họ cho bao nhiêu thì Intel sẽ cho thêm một số y như vậy; tức là Intel sẽ ‘match’ cho đến mức tối đa là hai ngàn đô la mỗi nhân viên. Như vậy nếu tôi giúp cho nạn nhân ở Haiti hai mươi đô la thì Intel sẽ cho thêm hai mươi đô la nữa và những nạn nhân khốn khổ sẽ nhận được bốn mươi đô la từ sự đóng góp của tôi. Những điều nho nhỏ như vậy đã làm tôi lưu luyến, hết lòng với Intel trong bao nhiêu năm qua. Tôi yêu sự rộng rãi, quan tâm tới người nghèo khó, yêu tinh thần khuyến khích nhân viên làm việc nghĩa của Intel cũng như tôi yêu mến và kính phục truyền thống rộng luợng, dấn thân vì tha nhân của nhiều người Mỹ.
Liên tiếp vài ngày sau đó, tin tức về Haiti tràn ngập mọi phương tiện truyền thông. Con số người chết tăng vùn vụt, có lần khi ra khỏi nhà tôi nghe radio nói bảy chục ngàn tử vong, lái xe chưa tới sở đã nghe nói lên tám chục ngàn, rồi cứ thế lên trăm ngàn, hai trăm ngàn… Tình hình người chết đã thảm khốc mà người sống sót cũng quá kinh hoàng. Cơn địa chấn đã làm tê liệt đất nước Haiti nghèo nàn, điện nước không có, các bệnh viện chỉ còn là những núi gạch vụn, những người còn sống căng lều ở ngay bên cạnh những đống đổ nát đè trên những tử thi đã bắt đầu bốc mùi.
Chính quyền Haiti vốn đã yếu, nay hết sức lúng túng trước nhu cầu gấp rút của số nạn nhân khổng lồ, vì thế việc cứu người bị kẹt và giúp người sống xót hết sức khó khăn dù nhiều nước trên thế giới tận tình giúp đỡ. Tin tức càng ngày càng cấp bách, có những máy bay chở phẩm vật cứu trợ phải quần trên bầu trời Haiti suốt mấy tiếng đồng hồ rồi lại quay về vì xăng sắp cạn mà vẫn không có chỗ đáp.
Chồng tôi cũng băn khoăn theo dõi thời sự và anh ngỏ ý muốn góp tiền cứu giúp Haiti qua trang Internet của Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ. Tôi xua tay cản “Anh để em vô hãng đóng góp, như vậy tốt hơn. Intel sẽ ‘match’ gấp đôi tiền của mình đó” Anh gật đầu, nhưng sáng hôm sau, khi tôi đang sửa soạn đi làm, anh nói ‘Anh vưà cho tiền Haiti rồi, để anh đưa biên nhận cho em nộp vô Intel cũng được’. Tôi chỉ mỉm cười thông cảm. Tôi hiểu anh đọc nhiều tin tức, thấy quá bứt rứt nên muốn tự tay mình đóng góp càng sớm càng tốt, muốn được cảm thấy tự mình làm một cái gì cho nỗi đau của đồng loại. 

Tuần lễ thứ hai
Sáu ngày sau trận động đất, 2,200 binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ xuống bờ biển Haiti để tiếp sức với hơn 1,000 quân nhân Mỹ đã có mặt ngay từ những ngày đầu tiên. Những máy móc tối tân, những chuyên gia tinh nhuệ nhất của thế giới làm việc bất kể ngày đêm. Người ta dùng hết khả năng cuả kỹ thuật và linh tính của con người để tìm cứu người sống giữa gạch đá và những xác chết bắt đầu chương lên. Máy bay đem phẩm vật từ Âu, Á, Úc châu vẫn hối hả đến, cả một bệnh viện nổi cuả Hoa Kỳ đã cặp bến, những đoàn bác sĩ can đảm nhất từ mọi nước trên thế giới đang len lỏi vào hoang tàn để đem ra những em bé đang chết đói trên tay cha mẹ và vô số nạn nhân với vết thương đã bắt đầu làm độc.
Dù nỗ lực liên tiếp đổ vào nhưng tình hình tại Haiti trong tuần lễ thứ hai vẫn làm cả thế giới băn khoăn. Sau hơn một tuần, việc cứu trợ không dễ hơn mà ngược lại còn thêm khó vì đói khổ đã làm nạn nhân sôi sục và vì tội ác đang nảy nở trên tan nát nhanh như nấm mọc trên thân cây mục rữa.
“Hiện giờ, hôi cuả là ‘kỹ nghệ' duy nhất ở Port-au-Prince. Cái gì cũng có thể trở thành vũ khí: cái cưa, khúc cây, và dĩ nhiên nhiều thứ khác, kể cả súng và dao.” (Tin đài BBC)
Dạo này công việc của nhóm tôi đang tới hồi chạy nước rút. Cách một ngày tôi lại phải báo cho cấp trên biết công việc tiến triển được tới đâu.  Mà máy móc hình như cũng biết làm reo, có những chuyện nghe rất đơn giản nhưng khi bắt tay vào thì gặp đủ vấn đề. Thêm vào đó, tôi còn góp sức cho buổi tiệc đón Tết Canh Dần theo truyền thống từ mười mấy năm qua của ngươì Việt ở Intel Santa Clara. Buông tay này, bắt tay kia giữa việc nhà, việc sở và việc hội, tôi không có nhiều dịp theo dõi tình hình ở Haiti. Hàng ngày tôi chỉ có chút thì giờ trong lúc lái xe để nghe tin tức. Cũng có vài lần trong giờ ăn trưa, tôi lên Internet góp tiền cứu trợ và xem kết quả đóng góp trong Intel. Kết quả rất khả quan với số tiền đóng góp tăng nhanh, trang blog ngày nào cũng có người góp ý. Ngoài vài người bày tỏ sự quan ngại về khả năng thâm thủng tiền cứu trợ cuả chính quyền tham nhũng ở Haiti, hầu hết là những lời ủng hộ và tin tưởng vào sự hữu hiệu cuả các cơ quan từ thiện uy tín hàng đầu trên thế giới như Hội Hồng Thập Tự hay tổ chức Mercy Corps. Tuy vậy, ý kiến từ những người đang có việc làm tại Intel có vẻ lạc quan và rộng rãi hơn so với toàn nước Mỹ. Tôi đọc được trên Internet không ít những góp ý đầy giận dữ và cay đắng của những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như:
“Bảy triệu người đang thất nghiệp… Tôi có hai đứa cháu mới xong trung học, không tìm được việc làm, chẳng đủ tài chánh để học đại học. Từ thiện bắt đầu ngay tại nhà. Hãy giúp những người không may ngay trên xứ Mỹ. Chúng ta không thể cứu hết mọi người, vì thế hãy cứu chính người Mỹ!”


Đang có đời sống ổn định, tôi chẳng dám phê bình những người đang trong cảnh bị thiếu hụt, nhưng những lời này làm tôi nhớ một kỷ niệm với Mẹ tôi… Đó là giai đoạn đen tối nhất sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, hầu hết người Việt phải chạy cơm từng bữa. Dù còn nhỏ, tôi vẫn phải theo giúp Mẹ bán chợ trời với nhiệm vụ chính là ngó trước ngó sau canh chừng trộm cắp và công an. Hôm đó, sau một ngày buôn bán không mấy may mắn, hai mẹ con tôi đạp xe về nhà, mệt mỏi và đói. Vầng trăng tròn buồn bã trên bầu trời làm chúng tôi sực nhớ hôm đó là ngày rằm. Tiền lời không được bao nhiêu nhưng có lẽ ánh trăng làm Mẹ nhớ tới tục lệ cúng ông bà ngày rằm đã bị quên trong thiếu thốn, cùng mấy đứa em đang mong đợi ở nhà. Mẹ đã dừng lại trước một xe bán chuối… Ngay lúc đó có một ông già run rẩy dắt một em bé trờ tới xin ăn. Hình như Mẹ tôi có tần ngần trong khoảnh khắc, rồi người rút tiền ra cho ông già, và quay xe đi. Gần như một phản xạ, tôi kêu lên “Mẹ!!!” Trong ánh sáng chập choạng của ngọn đèn đường, Mẹ như thấy đuợc sự tiếc rẻ pha chút trách móc trong tiếng gọi và ánh mắt tôi, người nhẹ nhàng bảo “Người ta đói hơn mình nhiều, con! ‘Người ăn thì còn, con ăn thì hết’, con ạ!”  Trên đường về hôm ấy, Mẹ đã giảng cho tôi ý nghĩa của câu tục ngữ ‘Người ăn thì còn, con ăn thì hết’. Tôi đã hiểu được rằng dù nước Việt Nam chưa bao giờ giàu có nhưng đạo đức Việt từ xưa luôn tin rằng những việc nghĩa làm cho tha nhân sẽ đem lại thanh thản, sẽ vun đắp cho đời sống của chính người cho; và cho đi là điều người ta cũng nên nghĩ tới bên cạnh những lo toan cho cá nhân và gia đình. Về sau, khi được lớn lên trên đất Hoa kỳ tự do, giàu có, tôi đã thấy nhiều gương bác ái, tôi đã nghe giảng về lời Chúa ngợi khen một người nghèo đem dâng hết tài sản nhỏ nhoi, nhưng tôi vẫn bồi hồi xúc động và cảm thấy được khuyến khích hơn cả khi nhớ tới dáng điệu của Mẹ tôi lúc trao tiền cho ông già ăn xin trong đêm rằm ngày xa xưa ấy…
Vài ngày sau khi góp tiền, tôi không đọc tin tức Haiti trong giờ nghỉ trưa nữa. Giờ ăn trưa đã phải cắt ngắn vì công việc, khi ngồi ăn trong văn phòng không biết cả đến chuyện ngoài kia trời đang nắng hay mưa, tôi không muốn nghĩ thêm về những cảnh đau khổ. Tôi đã biết quá rõ về thiên tai và chiến tranh. Những xác người nằm rải rác trên đường phố ở Haiti có khác gì mấy với xác dân Việt Nam cuả tôi trên Quốc Lộ 1 trong muà hè 1972 hay mùa xuân1975! Ngay bây giờ đây, hầu như chỉ vài năm là lại có bao người Việt mất hết sản nghiệp, tan nát gia đình trong những cơn lũ lụt. Những ánh mắt tuyệt vọng, những gương mặt như đông đá vì sự đau khổ vượt quá sức người đó tôi đã thấy quá nhiều, tôi đâu cần phải theo dõi thêm để thấy là mình cần chia xẻ. Tôi nghĩ mình đã góp tiền, đã làm gì tôi có thể làm, bây giờ óc tôi cần dưỡng sức để còn ‘đánh nhau’ với những vấn đề kỹ thuật hóc buá…
Ngày 18 tháng 1, email từ cô trưởng hội người Việt trong Intel (Intel Viet Group - IVG) gởi ra:
“Ban chấp hành hội người Việt ở Intel sẽ cùng làm việc với những hội đoàn xã hội tại Intel để giúp đỡ nạn nhân ở Haiti. Chúng tôi đang nhận đóng góp cứu trơ. Xin liên lạc với chúng tôi nếu bạn muốn tham gia.” Đọc thư xong tôi càng thấy nhẹ lòng. Có thế chứ, ban chấp hành hội IVG đã lên tiếng góp sức, tôi tin là sẽ có nhiều nhân viên gốc Việt tham gia.

Tuần lễ thứ ba
Tin tức nghe được từ radio cho thấy tình hình ở Haiti đã đỡ hỗn loạn. Các cơ quan thiện nguyện trên thế giới đã biết cách đối phó với những thành phần xấu. Có nhiều tổ chức cứu trợ không cho phép thanh niên, đàn ông mạnh khoẻ xếp hàng giành dựt hết phẩm vật như trước; họ chỉ phát cho con nít, người già, và đàn bà, sau đó mới đến đàn ông. Cảnh sát và quân đội Haiti đã trở lại Port-au-Prince, vài nhà máy điện nước đã hoạt động được chút đỉnh, những chuyên viên cấp cứu, nhân viên y tế đã bớt bị hoàn cảnh trói tay. Tuy vậy, lúc này thế giới mới ước tính được sự tàn phá kinh khủng của cơn động đất. 250 ngàn người thiệt mạng, 300 ngàn người bị thương, và hơn một triệu người đang sống trên đường phố.
Từ khi nhận được lá thư từ cô hội trưỏng IVG, tôi vẫn để ý nghe ngóng phản ứng cuả đồng nghiệp nhưng chẳng thấy gì. Hy vọng là người ta chỉ trả lời trực tiếp cho cô ấy nên tôi không được biết là mọi người đang hưởng ứng. Tuần này IVG đang ráo riết chuẩn bị cho buổi tiệc mừng Xuân Canh Dần vào tối thứ Sáu, tôi biết ai cũng bận lắm nên không tiện nhắc đến việc cứu trợ, nhưng trong lòng vẫn có chút băn khoăn. Đến hôm thứ Tư, tôi mới có dịp hỏi thăm và biết rằng chỉ có năm người lên tiếng đóng góp. Tôi quyết định gởi một lá thư ngắn cho ban chấp hành IVG, trong thư  tôi tình nguyện làm hộp cứu trợ và xin dành vài phút trong tiệc tất niên để kêu gọi giúp đỡ những người bất hạnh. Được sự chấp thuận nhanh chóng cuả ban tổ chức, tôi cảm thấy vui vui…
Tối thứ Sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010, mưa tầm tã đổ xuống vùng thung lũng điện tử. Hôm đó tôi lại phải lo nhiều việc, tiệc mời sáu giờ mà đến hơn năm giờ mới tất tả chạy về thay áo dài rồi vội vàng ôm hộp quyên góp và bản thông cáo về việc Intel Nhân Đôi Tiền Cứu Trợ chạy đến nhà hàng. Đêm đó thời tiết xấu nhưng người dự tiệc khá đông nên chỗ đậu xe càng khó kiếm! Tới lúc tôi bưng mọi thứ vào đến nơi thì mọi người đang ca hát. Những lời khuyên của các chuyên viên tâm lý rằng không nên đi trễ khi có chuyện quan trọng quả là quá đúng; sự hối hả, mái tóc vương bụi nước và hai gấu quần đẫm mưa chắc đã ảnh hưởng đến lòng tự tin cuả tôi khá nhiều. Trong không khí ấm cúng, nhìn những màn muá đầy màu sắc và màn kịch Táo Intel vui nhộn, bỗng nhiên tôi đâm ra nhút nhát bất ngờ. Tôi lo rằng những lời nhắc tới thảm kịch Haiti ở nơi đầy tiếng cười rộn ràng này thật là ‘lạc quẻ', tôi ngại mọi người sẽ bớt vui nếu tôi gợi lại thực tế khó khăn trong lúc họ đang vui chơi, tôi băn khoăn không biết mình có hành động sai lúc và sai chỗ hay chăng… Tôi thoáng có ý nghĩ bỏ qua chuyện ‘xin tiền’ này, người dự tiệc thì không ai biết và ban tổ chức chắc cũng chẳng phiền. Nhưng rồi tôi lại thấy chuyện tôi làm thật quá nhỏ nhoi so với những thống khổ cuả các nạn nhân, thật quá dễ dàng so với những quân nhân Mỹ đang phải vưà giúp dân vừa đối diện từng ngày với bệnh truyền nhiễm, những chuyên viên vừa giành giựt từng mạng sống với tử thần vưà phải đề phòng cướp bóc. Tôi hít một hơi dài, ra dấu xin phép người điều khiển chương trình rồi bước lên sân khấu…
Tôi cũng không nhớ rõ mình đã nói gì. Hình như tôi nói những màn trình diễn hôm nay cho thấy hội IVG có rất nhiều tài năng đa dạng nhưng bên cạnh tài năng thì những đóng góp cho các sinh hoạt lớn trong Intel cũng góp phần quan trọng cho uy tín của hội. Hình như tôi nhắc tới lời người bạn thân từ Úc qua chơi rằng nước Mỹ quả là một nơi được số phận quá ưu đãi và tôi xin mọi người đừng quên điều đó. Hình như tôi chia xẻ rằng có hơn 50 ngàn em bé mồ côi đang đói, 300 ngàn người bị thương đang đau đớn, và chỉ mười đô la có thể cứu được một người khỏi phải mất tay, mất chân vì vết thương bị nhiễm trùng. Và người ta đã cười rộ lên khi tôi kêu gọi mọi người thay vì ráng tập thể dục cho xuống cân thì nhịn bớt vài tô phở trong tháng tới để chia xẻ cho đồng loại bất hạnh…
Cuối đêm đó, trong tiếng nhạc tưng bừng của chương trình dạ vũ, tôi đã cùng mấy người bạn hồi hộp đếm số tiền thu được. Tổng cộng vưà tiền mặt vưà chi phiếu được gần một ngàn hai trăm đô la. Chúng tôi mỉm cười... Dù chẳng phải là con số lớn lao nhưng chúng tôi cũng mong sẽ góp được một ngón tay trong muôn vạn bàn tay đang cố nâng nhẹ gánh đau khổ đang đè nặng lên vai các nạn nhân.
Và phần thưởng lớn nhất cho tôi đêm hôm đó là lời nói đuà cuả người bạn đã làm Intel gần ba mươi năm “Nghe em nói ngươì ta không muốn cho cũng phải cho…”

Tuần lễ thứ tư
Mọi người trở lại làm việc với niềm vui vương vấn của một buổi tiệc tất niên thành công. Bên cạnh sự thích thú khi thưởng thức những màn trình diễn xuất sắc và đầy công phu từ cây nhà lá vườn Intel, có lẽ mọi người cũng thấy phấn khởi khi chia xẻ được chút gì cho những người Haiti khổ sở. Vì thế, trong hai tuần cuối, hội IVG đã tổ chức hai lần bán thức ăn gây quỹ trong giờ ăn trưa. Hàng trăm ly chè ngọt ngào, hàng trăm đĩa xôi thơm ngon đã được đồng nghiệp ủng hộ nồng nhiệt, đã đem về hơn năm trăm đô la cho quỹ cứu trợ.

Tuần lễ thứ năm
Cuối tuần này là ngày chót cho cuộc quyên góp giúp nạn nhân Haiti ở Intel. Chúng tôi quyết định tặng số tiền mặt thu được cho Mercy Corps và hội Hồng Thập Tự. Tôi và ban chấp hành IVG lại thêm một lần phải bớt giờ nghỉ trưa để làm việc và kiểm chứng lại số tiền cùng số người đóng góp cho hoàn toàn chính xác. Tám giờ tối thứ Năm, tôi gởi những biên nhận cuối cùng và bản danh sách mọi người đóng góp trong tiệc tất niên tới Intel Relief Funds. Tôi thở phào nhẹ nhõm và cảm thấy thanh thản. Một công việc có ý nghĩa đã được làm xong vào cuối ngày 28 Tết. Mong rằng năm Canh Dần sẽ đem lại nhiều bình an cho thế giới…
Quay nhìn lại, thảm họa mới xảy ra hơn một tháng mà đã thấy như xa trong lòng nhiều người đang sống trong yên ổn. Các con tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ may mắn và sung túc quá, chắc chúng sẽ không bao giờ hiểu trọn vẹn – mà tôi cũng không mong chúng hiểu trọn vẹn - những xúc cảm của tôi trước cảnh đói khổ khốn cùng. Tôi chỉ mong chúng sẽ hiểu hạnh phúc của người cho bao giờ cũng lớn hơn và lưu lại lâu hơn rất nhiều những gì mình đem đến cho người nhận. Cũng như mấy chục năm sau hạnh phúc của tôi khi nghĩ về lòng nhân hậu của mẹ tôi vẫn mãi còn, dù hai ông cháu người ăn xin chỉ nhận được một số tiền nhỏ nhoi bằng giá của một nải chuối.
Khôi An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến