Hôm nay,  

Cũng Tại Cái Bằng

29/01/201000:00:00(Xem: 155888)

Cũng Tại Cái Bằng

Tác giả:  Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 2850-1628920- vb612810

Tác giả sinh năm 1957 tại Tỉnh Tây Ninh - Việt Nam, hiện là cư dân Santa Ana cùng chồng và hai con, nghề nghiệp: làm nails. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể lại buổi đầu cùng các con tới Mỹ doàn tụ cùng chồng.

***

Tôi đến Mỹ vào ngày 11 tháng 8 năm 2001. Muà thu Michigan thật đẹp với những chiếc lá vàng, đỏ, uá đủ màu.  Tất cả đều mới lạ đối với tôi, mặc dù đã được chồng bảo trước về một số những khác biệt trong phong tục, tập quán, thói quen, cách cư xử, giao thiệp hàng ngày v...v...v ậy mà tôi vẫn hết sức ngỡ ngàng.
Ngày đầu tiên đưa con  trai đến trường học  trong khi đứng chờ giáo viên đến để dẫn con vào, tôi thấy bốn ,năm em học sinh đang đứng xếp hàng chờ uống nước ngay vòi nước uống công cộng gần đó.  Con tôi muốn uống nước và chạy đến chen ngay vào đầu hàng, mấy đưá trẻ trố mắt nhìn con tôi thật ngạc nhiên nhưng vẫn lùi lại nhường chỗ cho con tôi, chồng tôi vội vàng chạy lại xin lỗi bé gái đứng  đầu hàng và kéo con tôi ra giải thích cho con biết rằng cần phải xếp hàng chờ đến lượt mình.  Tôi nhìn mấy cháu mà trào dâng niềm yêu thương và khâm phục cách giáo dục của xã hội Mỹ thật là đặc biệt, ngay từ lúc còn nhỏ các cháu đã được dạy tinh thần ấy rồi.  Tôi chưa từng được thấy những hình ảnh này ở quê nhà, thật ngoài tưởng tượng của mình, tôi thầm nghĩ:  " Biết bao giờ đất nước mình mới được như vậy".
 Chồng tôi còn nói với tôi về những điều khác nhau trong cách cư xử  ở xã hội Mỹ và văn hoá Việt, đại khái tôi như muốn thuộc lòng:
1/  Không thể nào thiếu vắng chữ xin lỗi (sorry), chữ cám ơn (thank you) và chữ không có chi (you are welcome) trong lời nói khi giao tiếp.
2/  Không bao giờ hỏi về lương hay trọng lượng hoặc tuổi tác của nhau.
3/  Không được gọi phone sau 10 giờ tối và trước 10 giờ sáng
4/  Không đụng vào con trẻ hay nựng nịu chúng dầu thấy chúng quá ư dễ thương như thiên thần
5/  Khi ra vào cửa ở nơi cộng cộng thì phải giữ cửa cho người đi phiá sau cùng ra hay vào.
6/  Không bao giờ nài ép người khác ăn uống hay làm điều gì mà người ta không thích (vì đây là đất nước tự do)
9/  Không bao giờ hỏi nhà hay xe hoặc đồ gì đó người ta mua bao nhiêu.
10/  Không bao giờ xen vào hoàn cảnh gia đình hay đời tư của người khác v...v...
Sau một tháng được nghĩ ngơi và đi tham quan những thắng cảnh địa phương, rồi cũng đến lúc trở về với cuộc sống hàng ngày. Sang tháng 11 trời bắt đầu lạnh hơn, cái lạnh mà tôi chưa từng biết ở Việt nam, nghe nói  có hôm lạnh dưới 0% C, tôi le lưỡi, lắc đầu vì sợ mình không chịu nỗi cái lạnh "thấu xương" ở đây, chồng tôi nhìn tôi thật ấm áp:
-Không lo, đã có anh sưởi ấm cho em rồi, OK"
     Tôi biết ơn tình yêu của anh, tôi bắt đầu phải tập thích nghi với khí hậu mới, cách sống mới, con người mới, thật là nhiều nỗi khó khăn trước mắt cần phải vượt qua, chẳng biết tôi có chịu nỗi hay không"  Tôi thấy cái núi khó khăn càng ngày càng chồng chất cao hơn so với số vốn tiếng Anh quá nhỏ nhoi của mình.
Việc trước mắt là phải học lái xe, tôi rùng mình khi chồng tôi hỏi
- Ngày mai em đi thi bằng lái được không"
Tôi nói như trong mơ:
- Ừ thì đi. 
Thi viết bằng tiếng Việt nên tôi đậu ngay, bây giờ thì học lái để ba tháng sau thi thực hành.  Hàng ngày khi ngồi trên xe tôi phải học cách nhìn tên đường, cách nhận biết hướng nam, bắc, đông, tây, cách vào, ra xa lộ, cách dừng ở bảng Stop, cách sang lai... Ôi sao mà khó quá, thần kinh tôi căng thẳng vô cùng, tôi phát bệnh, suốt một tuần lễ nằm nhà tôi có cơ hội suy nghĩ nhiều hơn và tôi quyết định:  "Phải thành công, nhất quyết không lùi bước".
Đầu tháng 12 tôi bắt đầu ra tiệm học nghề nails đồng thời học lái xe mỗi ngày trên đường cùng đi với chồng, anh ấy cho tôi tập lái thử.  Bao nhiêu lần giận hờn, gây gổ vì có khi đang lái tôi sợ quá giảm tốc độ bất ngờ suýt chút nữa thì xe sau đâm vào, bị chồng la rồi giận.  Một hôm vì đường có tuyết trơn trợt tôi chưa lái quen, mặc dầu anh ấy dặn tới dặn lui nhiều lần khi đường trơn muốn quẹo thì phải giảm tốc độ, nhưng vì mãi lo để ý chuyện khác nên đến chỗ rẽ trái tôi rẽ nhanh, bánh xe quay nửa vòng, anh phải chồm qua giữ tay lái lại nếu không kịp thì tai nạn có thể xảy ra trong đường tơ kẽ tóc. Tôi kinh hãi, một tuần sau cũng chưa dám lái lại.
Ba tháng trôi qua thật nhanh, tôi chưa lái được vững vàng lắm thì đã đến ngày đi thi thực hành.  Hôm ấy tôi nôn nao và hồi hộp vô cùng, mong thi đậu để tự lái xe một mình, tôi tin rằng mình sẽ không phụ lòng người chồng yêu quý đã hết sực khích lệ và giúp đỡ cho tôi thêm sự tự tin.   Bắt đầu thi, giám thị cho tôi chạy xe đậu vô bãi, de ra và cuối cùng de "vô hộp", tôi de đụng các cây cọc ngã tùm lum, không thi tiếp tục được, thế là phải đóng tiền đăng ký tuần sau thi lại.  Suốt tuần cứ tập de tới de lui để vô hộp cho đúng, chồng tôi không có kinh nghiệm nên không biết cách dạy, tôi phải cố mà nhìn v ào k ính chiếu hậu canh l àm sao cho vào được chứ không có bí quyết nào.  Lần thi thứ hai, tôi cố gắng hết sức cũng cứ đụng tới, đụng lui y như lần trước, đành ra về đóng tiền thi lại.  Tôi nản lòng vô cùng, chồng tôi khuyến khích:
-Nhứt hoá tam, anh tin rằng lần này em sẽ đậu mà.
Lại tập tới tập lui, de ra de vô, khi được, khi không nhưng vẫn phải thi, hy vọng lần này gặp giám thị dễ hơn biết đâu được người ta lơ đi cho thì đở kh ổ.   Khi đến nơi, gặp lại bà giám thị lần trước, tôi hơi thất vọng nhưng bà thì tỏ vẻ rất tin tưởng nơi tôi.  Bắt đầu thi, tôi ngắm trước, ngắm sau, bên trái bên phải vô cùng cẩn thận, nhưng than ôi!   thật quá tệ, những cây cọc như không có mắt chúng không chịu tránh xe tôi nên lại ngã nằm ì ra đó.  Mắt tôi cay xè như trúng phải ớt, lòng tôi nặng nề, tôi nhìn bà giám thị, nước mắt không bảo mà thi nhau lăn dài xuống má, khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc, tuyết rơi trắng đường mà tôi chỉ nhìn thấy một màu xám âm u.  Có lẽ bà tội nghiệp tôi thi đã ba lần đều không được bà bèn chỉ cho tôi cách để de làm sao cho vô hộp mà không bị đụng, bà nói với chồng tôi hãy tập cho tôi năm phút sau thi lại nếu được thì cho ra đường.  Rõ ràng "không thầy đố mầy làm nên", tôi tập theo sự chỉ dẫn của bà và de một cái là vô hộp ngay, không đụng gì cả.  Thật tạ ơn Thượng đế đã không để cho tôi quá sức chịu đựng của mình, tôi đã thi đậu, tôi lại khóc nhưng bây giờ là những giọt nước mắt sung sướng, và vui mừng. 
Trở lại việc học nails của tôi, càng khủng hoảng hơn, tiểu bang này có chương trình cho học nghề tại tiệm, sau sáu  tháng đủ 450 giờ lý thuyết và 150 giờ thực hành thì sẽ đi thi để lấy bằng, vào thời điểm ấy thí sinh phải thi trên máy vi tính cho phần lý thuyết chứ không thi bằng đề trên giấy nữa và hoàn toàn bằng Anh ngữ.
Tôi được học tại tiệm của gia đình, nhớ lại ngày đầu khi ra tiệm; nghe tiếng phone ring chồng tôi bảo: Em nghe phone đi.
Tôi run run nhắc máy ấp úng nói được câu chào hỏi rồi sau đó không hiểu được khách nói gì vội vàng đưa sang cho chồng tôi trả lời, suốt ngày hôm ấy tôi cố lắng nghe khách nói chuyện với thợ và với chồng tôi nhưng tôi không hiểu gì hơn mấy chữ về màu sắc, vuông tròn và những lời chào hỏi xã giao. 
Tôi hoàn toàn thất vọng với số vốn tiếng Anh của mình, tôi không thể nào nghe được khách nói gì,như tục ngữ có câu "nghe như vịt nghe sấm".  Đêm ấy về đến nhà tôi nhào ngay vào phòng nằm úp mặt vào gối lệ cứ ứa ra đầm đià , chồng tôi vô cùng ngạc nhiên khi trở vào từ phòng tắm, anh ấy ngồi xuống bên tôi, vẻ bối rối:


- Chuyện gì vậy em, sao em khóc"  Em mệt hả"
Tôi rút đầu vào ngực anh nức nở, tôi yêu anh quá, tôi tưởng sang đây mình sẽ làm thật giỏi để giúp cho anh tiếp tục học trở lại theo ý nguyện của anh, vậy mà... Tôi nhìn anh, giọt vắn, giọt dài :
- Em không thể nào làm nails được đâu, người ta nói em không hiểu gì cả thì làm sao bây giờ, sao em ngu dốt quá, em học nhiều mà em chẳng nhớ từ ngữ để nói, chẳng nghe được  khách nói gì...hu...hu...
- Đừng lo, rồi từ từ em sẽ nghe được lúc anh mới qua cũng giống như em vậy thôi, em thấy cô Thuý trong tiệm không, cô ấy trình độ lớp 3 bên Việt Nam, khi mới vào xin làm với anh cô ấy không nói được một chữ chứ đừng nói là một câu, cô ấy chỉ ra dấu với khách và có gì cần thì anh dịch cho cô ấy nghe, bây giờ mới có hai năm mà cô ấy nói như gió đó, em giỏi hơn cô ấy nhiều mà lo gì.
Nghe nói thế tôi yên tâm hơn, và hôm sau lại cùng anh ra tiệm với niềm tin rằng mình cũng sẽ giỏi như cô Thuý ấy.
Thế nhưng, tôi vẫn không khá thêm được chút nào. 
 Đêm đó trên đường từ tiệm về, tôi trầm ngâm không nói gì vì đang suy nghĩ phải nói thế nào để xin chồng cho đi làm việc khác chứ không làm nails.  Ở tiểu bang này  không có nhiều người Việt nên khó kiếm việc làm với người Việt, nếu xin đi làm hãng hay bán Mcdonald cũng phải biết tiếng My ... tôi nhớ lại chị bạn nói có một việc mà người ta đang cần.  Khi cùng ngồi vào xem tivi, tôi năn nỉ:
- Anh à!  Em không thể làm nails được đâu, hay là anh cho em đi phụ bếp ở nhà hàng Việt Nam vì nghe nói nhà hàng Kiên Giang mới mở, họ đang cần người giúp việc, em có thể chạy bàn hay rửa chén gì cũng được...
Tôi chưa nói dứt câu thì anh đã lắc đầ:
- Không được đâu em, làm sao lại phải như vậy, (anh bợ cằm tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi), em nghĩ xem, có ai đời chồng là chủ tiệm nails lại để cho vợ đi rửa chén cho nhà hàng bao giờ.  Nếu em không thích thì cứ ở nhà, anh sẽ nuôi em, OK"  Nhất định vậy đi.
Trước  sự cương quyết của anh tôi chỉ biết ngồi im, vừa thương chồng, vừa thấy sao mà mình lại tệ như vậy, cuối cùng tôi nói với chính mình:  "Nhất định mình sẽ học nails".
Học được một tháng thì tôi quen dần vì tiếp xúc với khách Mỹ bắt buộc nói tiếng Mỹ nên  vốn tiếng Anh đã học bao lâu nay như ngủ quên trong trí não giờ đây mới chịu thức dậy.  Càng ngày, Anh văn tôi càng khá hơn, rõ ràng là:  "Một trăm ngày học sách không bằng một ngày đàm thoại", tôi nói chuyện với khách nhiều hơn một chút, nghe khách nói đỡ hơn một chút.  Có lần cả tiệm cười đau bụng vì nghe tôi trả lời "gà" khi bà khách nói về "vịt", bà khách kể chuyện tuần vưà qua bà lấy một tuần nghỉ phép trong năm để về thăm người chị ở Florida vì gia đình bà chị có người con bị bệnh ung thư  chết.  Tôi có tật đoán mò ý, thường hay lấy chữ đầu, chữ cuối và chữ giữa mà ráp lại rồi đoán ý mà trò chuyện với khách nên khi nghe được mấy chữ: đi nghĩ mát, Florida, người chị (chẳng hiểu sao tôi không nghe chữ chết)  thì tôi đoán ngay là bà này đi sang Florida nghĩ mát ở nhà bà chị và tôi nhìn bà cười thật tươi:
- Chúc mừng bà có thời gian vui vẻ với chị bà và tin rằng bà rất hạnh phúc trong tuần qua.
 Bà khách im lặng nhìn tôi tỏ vẽ hơi ngạc nhiên nhưng tôi vẫn không biết mình nói tầm bậy, và thầm nghĩ sao bà khách này không nói cám ơn mình như lịch sự của họ.  Sau khi khách đi rồi người thợ ngồi bàn cạnh tôi gọi tôi và nói:
- Chị ơi là chị, người ta đi đám tang mà chị nói người ta vui và hạnh phúc là sao vậy hả" 
Tôi trợn tròn mắt:
- Thật vậy sao, chị lại nghe là bà ấy đi nghĩ mát nên mới nói vậy...hi...hi 
Cả tiệm ôm bụng mà cười.
Sau sáu tháng tôi được đủ giờ để đi thi lấy bằng, phần thi thực hành tôi thi 1 lần là đậu ngay nhưng phần lý thuyết thật "gian nan" không thể tưởng.  Tôi cố gắng học 12 bài học trong sách giáo khoa và hơn 1,500 câu hỏi, nhưng vì trình độ Anh văn không mấy giỏi và bởi vì những từ ngữ chuyên môn trong nghành nails rất khó nhớ nên tôi vô cùng lo lắng.  Lần thi đầu, sau khi ngồi vô máy vi tính, mở đề thi ra, tôi nhìn như một đám rừng, với 100 câu hỏi trắc nghiệm và đòi hỏi phải trúng 70 câu mới đậu, tôi chỉ trúng được 35 câu. Hỡi ơi, vác mặt "bánh bao chiều"  về nhà. 
Lần thứ hai, lại trúng nhằm đề hỏi về xương và da nhiều, rồi lần thứ ba các từ về cơ thể học như bắp thịt, dây thần kinh, tôi không thể nào nhớ nổi, số câu trúng có tăng lên được 45, quá chán nản tôi xin chồng cho về Cali thi bằng tiếng Việt vì ở đây thi tiếng Anh khó quá cho tôi, chồng tôi nhất định không cho, anh giải thích:
- Em làm nails là tiếp xúc với khách Mỹ hàng ngày, em không học biết tiếng Anh của ngành nails thì làm sao em được khách yêu thích và em không thể nào làm tốt được trong nghề của mình, còn nữa, em sống trong nước Mỹ mà em không chịu học tiếng Mỹ thì làm sao em nói em yêu nước Mỹ được.
 Tôi ngẫm nghĩ thấy anh nói đúng, vì hàng ngày khi đi chợ hay đến nhà băng, đi nhà hàng..., tôi đều bắt buộc phải nói tiếng Anh, nếu không học thì làm sao hội nhập được với cuộc sống ở Mỹ.  Tôi kiên trì học bài với sự giúp đở và khích lệ của chồng tôi; học rồi thi, thi rớt thì thi lại.  Trong phòng thi có 12 cái máy vi tính tôi ngồi đến cái thứ 9 vẫn chưa đậu cứ trong khoảng 65-69 câu trúng, thiếu 1 câu cũng rớt (mỗi cái máy có đề thi khác nhau). Tôi vác mặt "Bùi Kiệm" đi thi đến nỗi mấy người giám thị biết mặt, nhớ tên; lần nào họ cũng nói câu:  "Chúc may mắn" và sau đó thì:  "Thành thật xin lỗi".  Tôi cứ ỉ ôi, nài nỉ với chồng xin chuyển về Cali thi bằng tiếng Việt nhưng anh vẫn khăng khăng:
- Anh tin rằng lần này em sẽ đậu.  (Anh nheo mắt) "Nhứt quá...mười" mà cưng.
Tôi thầm nghĩ:  "Cũng mong được như vậy, chứ chẳng lẽ có 12 cái máy ngồi hết 12 cái, chắc là chiếm kỷ lục về thi rớt quá."
Đọc tới đọc lui 100 câu trả lời, khung chỉ thời gian báo chỉ còn có hai phút, tôi hồi hộp nhấn vào chữ "End", ô là la, tôi vừa reo vừa nhảy lên sung sướng đến nỗi bà giám thị phải "suỵt", máy vi tính hiện lên chữ "Pass" , trúng 72 câu, tim nhảy muá trong lồng ngực , tôi muốn ngộp thở, có lẽ chưa bao giờ gương mặt tôi rạng rỡ đến như thế (ngay cả lần phỏng vấn đi Mỹ được đậu chắc tôi cũng không vui bằng lúc này).  Người giám thị chúc mừng tôi, tôi ôm bà ấy và siết thật chặt  còn bà thì bế tôi quay một vòng đến chóng mặt (bà to gấp hai tôi), thật sung sướng, tôi phone ngay cho chồng khi vừa ra khỏi phòng thi, anh nhanh nhẩu:
- Đậu rồi phải không"
 Tôi ngạc nhiên:
- Sao anh biết"
- Nghe giọng nói là biết rồi, giọng em vui còn hơn giọng nói lúc báo tin cho anh biết đậu phỏng vấn đi Mỹ nữa.  Chúc mừng em nha, mình sẽ mời cả tiệm đi ăn mừng sự thành công của em.  Em muốn chọn nhà hàng nào:  Pháp, Ý, Nhật, Tàu, Đại Hàn, Thái lan, Ấn độ hay bất cứ nhà hàng nào em thích.    .
- OK, cám ơn anh.
Cho đến nay, mỗi lần nhìn thấy cái bằng là tôi nhìn thấy sự chịu khó, sự kiên trì, sự nhẫn nại của mình, tôi cũng nhìn thấy tình yêu của chồng tôi tràn ngập trong những dòng chữ vô tri nhưng đầy giá trị ấy. 
      Tôi cám ơn nước Mỹ là một đất nước tự do nhưng vô cùng kỷ luật, làm bất cứ việc gì cũng đòi hỏi bằng cấp hẳn hoi khiến cho con người luôn phải học nữa, và học mãi.  Tôi cảm thấy thân thương chi lạ quê hương thứ hai này, một đất nước đem lại nguồn hạnh phúc cho hàng triệu người Việt nam nói riêng và của các dân tộc khác trên thế giới nói chung.  Đây là một đất nước của cơ hội. Thật là hạnh phúc cho những ai được sống và làm việc nơi này./. 
Nguyễn Thị Hữu Duyên

Ý kiến bạn đọc
07/10/202120:04:16
Khách
co rat may man duoc chong khuyen khic va tin vao co.
26/04/201707:19:04
Khách
Cô đã đọc: vừa cười vừa dơm dớm nước mắt với văn phong của em. Rất tuyệt vời nhà văn Nguyễn Thị Hữu Duyên à. Văn của em thật như đếm mà sao vẫn mượt mà. Viết nữa đi em. Cô là một khán giả yêu tác giả này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,175,228
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến