Hôm nay,  

May Mắn Bất Ngờ

24/01/201000:00:00(Xem: 265151)

May Mắn Bất Ngờ

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 2846-1628916- vb812410

Tác giả cho biết cô là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ: “Tấm Nón La” Và “Cái Lưng Còng, Tôi Đi Học” cho thấy tấm lòng và cách viết chừng mực, lạc quan. Bài mới của cô  lần này là một chuyện tình vui tươi...

***
 
Tối qua, 7 giờ, Tân, một mình, lái xe lên sòng bài Harrahs.
 Ra khỏi thành phố, chiếc xe len lỏi qua những nẻo đường sát chân núi, cong, ngoằn ngoèo,  nhiều khúc quẹo rất gắt. Con đường đi tìm vận may.
Gần 9 giờ  anh  mới tới nơi.
Tân đã đọc đâu đó, một cô bé Hồng Kông  được lì xì số tiền khoảng 12 USD. Rồi cô bé được mẹ và bà dẫn qua sòng bài Macao kéo máy. Máy rung điệu nhạc rộn rã báo cô trúng lớn, số tiền tương đương một trăm ngàn USD! Chuyện còn nhiều tình tiết hấp dẫn nhưng không quan trọng. Điều quan trọng đáng kể là cô bé đã may mắn bất ngờ!
Nhưng, điều còn quan trọng hơn, đáng kể hơn nữa: Hôm qua, Tân đã được một cụ bà da trắng, già lắm, khuôn mặt xếp lớp những nếp gấp, mái tóc trông như đám mây trắng nhỏ phủ trên đầu, tip cho 120 USD, khi Tân giúp bà cụ đẩy chiếc shopping cart ra tận xe, giúp bà chất đồ vào trunk.
Chuyện khách hàng đi chợ tip cho người bỏ bao hiếm khi có- mà tip tới 120 USD coi bộ  không bao giờ có!
Rồi không thể nào lý giải được, con số 120 bỗng  gợi Tân nhớ đến cô bé Hồng Kông kia. Trong giây lát, Tân quyết định. Dù anh không hề có máu cờ bạc.
Nếu trúng một triệu USD, mình sẽ làm gì" (Tân có quyền mơ thêm một con số 0 khi so sánh với cô bé Hồng Kông kia). Trước tiên mình sẽ bỏ cái job chết tiệt trong cái supper maket nầy, để hàng ngày khỏi phải gặp bộ mặt khó ưa của  lão manager đáng ghét kia. Chắc lão biết Tân đang cắm đầu cắm cổ ráo riết kiếm tiền cho mùa học tới nên lão ra sức sai bảo, ăn hiếp Tân"
 Bỗng Tân khựng lại, ôi thôi... nhưng... nếu vậy thì hàng ngày anh sẽ không còn được gặp Bella nữa...
 Bella, chưa là của Tân (mà xem ra cũng không dễ để là của Tân), nhân lúc rảnh rỗi, tâm sự, giọng hiền khô, thật thà: "Quê em nghèo lắm, nhà em lại nghèo nhất xã. Anh biết hôn, hồi đó má em đẻ em trong gốc rơm..." Tân xiết bao ngỡ ngàng, thú vị. Rồi hình ảnh Bella đã đóng khung, lồng vào tim anh lúc nào không hay. Thằng Tommy nhướng mày, trề môi, giỡn: "Mầy thua Bella mấy chục pounds""
Bella, một cashier có vầng trán rộng và sáng, có hai lúm đồng tiền duyên dáng. Bella hiền lành và ngây thơ. đáng yêu quá chừng quá đỗi! Mập hả" Nhằm nhò gì so với phần đông tụi Mễ mông to bụng bự quá sá cỡ, hằng ngày vẫn lắc lư vào ra nơi nầy. "Em qua được bao lâu"" " Hơn sáu năm"" "Sao không làm tròn lên gần bảy năm cho oách"" "Xì, em hổng thèm làm oách tí tẹo nào." "Tên Bella hay hết biết, mắc mớ gì đi khoe với thiên hạ là Bé Mập"" "Em  thích tên Bé Mập hơn. Em cảm thấy em thực sự là em khi được kêu Bé Mập". "À há! Ừm... Dẫu sao thì... em không mập không ốm. Có thể nói... em... ừm... chỉ hơi mũm mĩm một chút, chỉ một chút thôi... coi dễ thương như... baby..." Bé Mập nhoẻn cười. Nụ cười sáng rực với hai lúm đồng tiền lún sâu trên đôi má bầu bĩnh phúng phính hồng hào khiến Tân sững sờ, choáng ngợp: "Cám ơn anh nha! Anh biết hôn" Hồi nhỏ em tròn ủm tròn um, ú u thù lù, nặng trịch như tảng đá, hổng ai bồng nổi. Nên ba má kêu em là Bé Mập. Em thương cái tên em lắm nhưng đành bye bye nó khi vào quốc tịch Mỹ. Em không muốn người nước ngoài tưởng tượng đến một tấm bản đồ. Thôi ... dù sao em vẫn được kêu "Béo La, Béo là". Hi hi... Còn với người Việt mình, em vẫn là Bé Mập, cái tên rất Việt, phải hôn anh""
Bé Mập đẩy từng món hàng theo nhịp nhạc xập xĩnh xập xình muốn điếc tai, bể phổi từ mấy cái loa trên tường. Tân cũng hứng chí, nhấc từng món hàng hòa cùng nhịp nhạc, bỏ vào túi xốp. Vừa ước: "Ước gì mình được chạm môi vào cái lúm đồng tiền kia!"
 Tối qua, trên con đường quanh co ngoằn ngoèo với những khúc quẹo rất gắt, Tân đã nghĩ đến Bé Mập trong một triệu đô trúng được. Anh sẽ nói rằng cô không phải là mối tình đầu nhưng là mối tình cuối của đời anh, là hình ảnh đẹp nhất, dịu dàng nhất, trong trẻo nhất trong tim anh. Bằng chứng cụ thể, với một triệu đô, cô và anh, những con người hãy còn rất trẻ- phải, rất trẻ- sẽ bớt giờ làm, cô và anh hãy dồn tất cả tâm sức, thời gian vào việc học.
- Anh Tân" Anh Tân" Sao thừ người ra vậy" Lẹ lên, khách đợi kìa!
- À há!
Ngày cuối tuần. Kẻ ra người vào tấp nập. Trẻ già lớn bé... Nhiều màu da, màu tóc... Nhưng đa số vẫn là  người Việt  trong một cái quận hạt của nước Mỹ mà không cần biết tiếng Mỹ vẫn cứ sống phây phây. Đám trẻ vội vàng bước nhanh. Người già thong thả bước chậm. Những điệu nhạc vui nhộn vang lên, tăng thêm cảnh rộn ràng náo nhiệt của phiên chợ trần gian. Nhiều vị khách vừa đẩy xe vừa vui vẻ nhún nhảy theo điệu nhạc. Nầy là anh  chồng trẻ đẩy chiếc xe nôi be bé xinh xinh, trong đó, bé gái chừng năm, sáu tháng tuổi kháu khỉnh thò mặt ra, đôi mắt tròn xoe, ngơ ngác nhìn quanh. Cô vợ trẻ đi bên cạnh, đẩy chiếc shopping cart, trên đó vắt vẻo chú bé xinh xắn như thiên đồng, đang nghịch ngợm thè lưỡi, khoa tay múa chân. Một ông lớn tuổi, chắc ở một mình nên chỉ xách cái giỏ nhựa đi lấy hàng, có vẻ như đang phân vân chỗ quầy rau... Kìa là một gia đình: cha mẹ khỏe mạnh bình thường nhưng hai cô con gái độ tuổi mười ba mười bốn đều bị bịnh down, tất cả đều hồn nhiên tươi tắn dạo chợ.
 Tân bỗng sững sờ, lòng trào dâng niềm xúc động trước hình ảnh đôi vợ chồng già, tóc trắng phau: Cụ bà đi trước, kéo cái xe đẩy, phía sau, cụ ông bị mù, vịn tay trên cái càng xe, lần bước theo.  Họ đi rất chậm. Nét hạnh phúc thỏa nguyện hiện rõ trên hai khuôn mặt nhăn nheo già nua! Họ nhẹ nhàng dọc theo các quầy hàng, nhỏ nhẻ bàn nhau, giọng miền Trung Nam Phần Việt Nam, cùng chọn lựa thực phẩm. Tự dưng Tân nghĩ, chắc cụ ông là HO. Hẳn ngày ấy, cụ bà chân thấp chân cao mót khoai mót lúa nuôi con dại; chân cứng đá mềm gồng gánh gạo mắm lên non cao thăm nuôi chồng tù.


Người ra kẻ vào liên tục. Cánh cửa tự động chưa kịp đóng đã vội mở. Tất cả các quầy tính tiền đều sáng đèn, vậy mà khách vẫn xếp hàng rồng rắn đợi chờ. Cảnh nầy khiến mấy ông chủ vui vẻ. Nhân viên cũng  vui tuy rằng cực, vì không lo chợ đóng cửa, bị mất job. Tay Tân thoăn thoắt. Nào cá thịt, rau trái... Nào chocolate, bánh kẹo, sữa tươi... Hàng ngàn hàng vạn thứ. Thực phẩm Việt, Mỹ, Tàu, Mễ... Phải công nhận con người ta ăn uống dữ thiệt! Hú hồn là mỗi người chỉ có một cái miệng, một cái bao tử. Hú vía là ăn quá nhiều sẽ bị mập phì, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe.
 Bữa nay chợ có mít. Mít từ Thái Lan qua, thơm nứt. Mùi thơm nồng nàn, níu chân người lui tới. Nhiều khách hàng xúm xít lại, vỗ nhẹ tay vào mít, bàn tán râm ran, cúi xuống ngửi ngửi, hít hít, chọn lựa.
Wow! Trái mít to đùng, Tân vụng về loay hoay một hồi mới đưa được trái mít vào túi xốp cỡ bự.
- Cám ơn cháu!
- Dạ thưa, không có gì ạ!
  Hương thơm mít còn vương nhẹ đâu đây, đọng lại trong lòng bàn tay Tân. Anh chợt nghe nhớ nhà, nhớ cây mít sau hè ... Nhớ đến chao người. Bé Mập thoăn thoắt chuyển từng món hàng, bấm mã số, tính tiền. Chiếc đầu xinh xinh ngẩng lên, cúi xuống liên tục. Gần đó, mấy em bé đang ngồi đung đưa chân trên shopping cart. Tân vừa làm việc vừa  chơi trò "cút hà" với bọn nhóc. Chúng khoái chí cười toe toét.
Tối qua, Tân chọn cái máy chơi 1$ cho một lần kéo. Ăn, thua. Thua, ăn... Niềm hi vọng, háo hức tan biến dần. Một cô gái nâu sậm, thân hình bốc lửa  trong vài mảnh vải te tua, tung tẩy bưng khay nước ngang qua anh. Anh chọn ly margarita, típ luôn cho cô ta 5$ còn lại trong số tiền 120 đô.
- Thank you!
- You  re welcome!
Tân nhắm mắt. Hương vị thơm dịu, cay nồng, và chút muối mặn trên vành ly cùng lát chanh chua làm anh liên tưởng đến hoàn cảnh của mình mà mắc cười.
Xung quanh anh, trong ánh đèn nhiều màu, trong âm thanh ồn ào rộn rã, nhịp nhàng mời mọc dụ dỗ, cả rừng người đang say sưa, chăm chú trước những cái máy liên tục chớp nháy, trong những sòng bài với những tay chia bài thật điệu nghệ.
À, hình như ai đó bảo, nên để ý coi cái máy nào người chơi bị thua, thua càng nhiều càng tốt, khi khách vừa bỏ đi thì ngồi vào đó sẽ dễ thắng. Tân đứng lên, lòng vòng, quan sát. Kẻ thua lặng im, mặt buồn thỉu buồn thiu. Người thắng vỗ tay hò hét reo mừng.
Một bà sồn sồn, trông có vẻ dân châu Á, vẻ mặt chảy dài tiu nghỉu đứng lên.
Tân ngồi vào, móc ví ra, chiều nay anh vừa nhận lương. Anh nhét tiền. Kéo máy. Bỗng cảm thấy như đang mộng du trong thế giới hư ảo, huyễn hoặc.

***
Chuyện nhỏ, phải không Bé Mập. Một triệu đô la ta sẽ làm được bao nhiêu việc nhưng không có nó ta không hề chết! Ta vẫn sống ngon ơ! Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ! Đời ai chẳng điên khùng, dại dột ít nhất một lần" Hà hà...
Có tiếng loa gọi anh lên văn phòng.
 Trước mặt anh, bà cụ da trắng đã cho anh tiền tip.
Chị Hài, kế toán của chợ:
-  Hi anh Tân! Bà khách nói hôm kia đã đưa nhầm anh $100... Bà tính chỉ tip $20.
-  Đúng! Tôi đã nhận 120đô.
- Vậy là dư của bà ấy $100.
Tân lúng túng. Chân tay thừa thải. Mặt, tai đỏ rần rần:
- OK! Nhưng... tôi... không mang tiền theo...
- Tôi ứng trước lương kỳ tới cho anh. Nhé!
- OK! Cám ơn chị.
Bà cụ quay nhìn anh, lộ vẻ bối rối:
- I  m sorry!...
Tân cũng bối rối không kém:
- It  s okay!
Khách vắng, Tân, vẻ mặt chảy dài tiu nghỉu, buồn thỉu buồn thiu, chạy đi thu gom những chiếc shopping cart nằm rải rác trong khu parking mênh mang nắng.
- Anh Tân! Anh Tân!
-  Hi Bella, à quên, chào Bé Mập!
- Anh khỏe hôn" Hình như anh có chuyện hổng dzui"
- ...
- Bữa hổm anh Tân  rủ em đi câu cá nhưng em bận. Chiều mai anh rảnh hôn"
Tân mừng húm, mắt sáng rỡ, như thể trúng số độc đắc, lắp bắp:
- Rảnh! Rảnh! Rảnh lắm. Rảnh queo rảnh quèo hà... Mà hổng rảnh cũng phải rảnh...
Trước khi chui vào xe, Bé Mập lí lắc nheo đôi mắt một mí đen muồi:
- Có tiền mua cho em hộp bánh bèo với ly chè trôi nước hôn"
Tân hớn hở, nói như reo:
- Chuyện nhỏ như con thỏ. Dư sức con dê qua cầu... Chắc chắn đó nghen. Hổng cho anh đi tàu bay giấy à nghen! Boboa Beach nghen. Mùa nầy ở đó cá nục nhóc.
Hai núm đồng tiền lún sâu, dịu dàng:
- Cám ơn anh. Vậy chiều mai gặp anh nha! Bye anh! Giờ em phải đi dạy kèm đây.
Tân tha thiết:
- Bye  em! Đừng quên lời hứa nghen em! Đừng quên nghen em!
Bé Mập nghiêm chỉnh, ánh mắt lóng lánh yêu thương:
- Làm sao em có thể quên được cuộc vui hiếm có như vậy cà"
Tân hoan hỉ nhảy điệu tango tuyệt đẹp với lũ xe đẩy. Ha ha! Chiều mai. Trên cầu tàu lộng gió biển, Tân sẽ xin ai đó đang câu, một con cá, rồi lấy dao cắt từng miếng nhỏ làm mồi, móc vào vài ba lưỡi câu.
 Và tối mai. Trước mênh mông biển trời lồng lộng gió khuya, lạnh- rất lạnh-  Bella hẳn sẽ nép sát vào ngực anh để tìm hơi ấm. Anh sẽ nhẹ nhàng choàng tay qua lưng Bella- che chắn bảo bọc. Sẽ đặt bàn tay anh lên bàn tay cô đang cầm cần câu- cẩn trọng, nâng niu. Họ cùng tì người vào lan can cầu tàu. Im lặng lắng nghe tiếng đập của trái tim nhau. Im lặng đợi chờ. Cần câu chao nhẹ. Họ cùng giật lên, (hi vọng là họ còn nghe được cá đớp mồi). Cần câu cong oằn. Nặng trĩu. Vài ba con cá nục to bành ki, mập tròn, ra sức vùng vẫy.
Anh sẽ tặng Bella, à quên, Bé Mập, tất cả chỗ cá câu được. Thường là vài chục pounds chứ chẳng chơi. Nếu Bé Mập không thèm lấy (sợ mất công làm, sợ tanh), anh sẽ đem về, bỏ vào ngăn đá để dành. Có lẽ ăn cả tháng cũng chưa hết. Khỏi phải lo tiền mua thức ăn. Hì hì... Cái xứ sở nầy thật lắm chuyện ngộ đời, chẳng hạn nhiều người câu được cá lên rồi lại thả cá xuống nước, nhưng Tân thì chưa làm được chuyện ngộ đời đó, nhất là lúc nầy.
 Tân sẽ kho cá nục với tiêu, kho thật khô, mời Bé Mập cùng ăn. Chắc chắn bé Mập sẽ khen lấy khen để, rằng Tân là chàng trai tuyệt vời nhất trên đời nầy!
À há... Đã thiệt ta ơi!
Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Chắc hẳn chúng ta khi nghe ai nói: "Có muốn đi chơi không? " là lòng chúng ta rộn ràng vui thích vì sắp được thoát cái nhà tù túng và bay nhảy tự do với khung cảnh bên ngoài.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi, Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả cho biết Dương Thiện Tâm là tên thật, đang sống bên Canada; Nghề nghiệp: Cán sự điện. Ông viết, “Tôi rất thích đọc những bài Viết Về Nước Mỹ.”
Tác giả cho biết Dương Thiện Tâm là tên thật, đang sống bên Canada; Nghề nghiệp: Cán sự điện. Ông viết, “Tôi rất thích đọc những bài Viết Về Nước Mỹ.”
Tác giả cho biết Dương Thiện Tâm là tên thật, đang sống bên Canada; Nghề nghiệp: Cán sự điện. Ông viết, “Tôi rất thích đọc những bài Viết Về Nước Mỹ.”
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Nhạc sĩ Cung Tiến