Hôm nay,  

Tình Yêu Sẽ Trở Lại?

23/01/201000:00:00(Xem: 126908)

Tình Yêu Sẽ Trở Lại"

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2845-1628915- vb712310

Tác giả 56 tuổi, cư dân ở San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Đã nhận giải danh dự Viết về nước Mỹ 2009. Bài mới của ông là một chuyện tình, được ghi chú như sau: Bài viết mong muốn phản ảnh một số hiện tượng trong xã hội nhưng vẫn chỉ là hư cấu.

***

Minh bước ra khỏi tòa án lúc đã quá trưa. Ánh nắng vàng vọt của một ngày cuối Thu có vẽ như không hài lòng gì với cái chiến thắng vừa qua của Minh ở trong tòa.  Bây giờ thì anh đã hiểu  có những chiến thắng không có gì để vinh quang và có những kẻ chiến thắng vẫn không có gì để hãnh diện cả. Ngược lại, những bằng chứng cần đem ra tại tòa  đã làm anh xấu hổ và ... buồn nôn! Sự phán quyết của vị chánh án rằng việc ly thân có hiệu lực từ năm 2004 chứ không phải 2009 đã giúp anh dành lại hơn 70 ngàn dollars nhờ những cố gắng sinh hoạt của riêng mình - kể từ ngày 2 người quyết định "đường ai nấy đi"  dù vẫn còn ở chung trong một nhà.  Nhưng để bù lại, cả những bí mật phòng the cũng phải được đưa ra trước tòa để dẫn chứng cho cả 2 phiá...
Nếu đúng như người ta nói "yêu nhau không phải để nhìn nhau mà để cùng nhìn về một hướng" thì sự đổ vỡ hôm nay là điều phải đến.  Đã hơn 10 năm qua gia đình Minh sống trong đối chọi ngộp thở.  Những xung đột thường xuyên khiến cho thân quyến của cả hai phía cũng ngạc nhiên đến độ phải hỏi làm sao họ có thể tiếp tục như vậy"  Và tiếp tục để làm gì" Minh tự biện minh rằng vì có đứa con nhỏ chưa xong Trung Học, Minh không muốn làm ảnh hưởng đến tinh thần của nó... Buồn chán, Minh tìm quên trong những đêm ca nhạc Karaoke và thỉnh thoảng về thăm Việt-Nam...
Luật Cali cho phép ly hôn không cần có sự thỏa thuận của cả 2 người vì chỉ cần không thích nhau cũng đủ là lý do chính đáng rồi! Gia đình Minh chỉ thuộc loại trung lưu.  Thất nghiệp hơn cả năm trời lại còn phải chu cấp cho đứa con út còn lại vào đại học xa, Minh đã cạn hết vốn liếng lại còn thâm cả vào các thẻ tín dụng.  Gia tài chỉ còn lại cái nhà chưa bán được thế mà hơn một năm qua luật sư bào mòn dần dần những dành dụm của cả hai người.  Những dằng dai trong kiện tụng như tiên liệu là những diễn tiến thông thường với các luật sư trong nghề này   vì dù đứng về phía nào của thân chủ thì họ đều đánh một lá bài giống nhau: câu giờ và làm các thủ tục như rắc rối càng nhiều càng tốt.  Thì giờ ở đây quả thật là tiền bạc.  Để bắt đầu thân chủ  hai phiá đều phải đặt cọc 6 ngàn đồng cho một trương mục mà lệ phí thật sự sẽ không bao giờ ít hơn con số này... Thề rồi mọi hang cùng ngõ hẻm mà phía bên kia có thể dấu tiền sẽ được bươi móc cho đến khi cả hai phiá đều kiệt quệ nếu cứ tiếp tục...
Minh cũng từng biết những cặp vợ chồng, nhất là người Mỹ, ly dị nhau nhẹ nhàng lắm.  Sau đó gặp nhau họ vẫn chào hỏi đàng hoàng, con cái vẫn liên lạc cả 2 bên, đám cưới con cái 2 bên đều tham dự....

Anh đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi
Đã biết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi...

Nhưng Minh thì không được cái may mắn này.  Dù cả 2 vợ chồng đều đi làm, Minh chịu tất cả các chi phí của gia đình, nhà cửa, cũng như phí tổn của các con lên đại học như lúc còn làm ra tiền.  Minh chấp nhận không thắc mắc gì đến lương bổng của vợ mình như anh thường đùa với các bạn của mình... "tiền của em là của em, nhưng tiền của anh là của chúng ta"...  Nhưng bây giờ thì khác.  Minh chấp nhận ly dị dù đã thất nghiệp hơn cả năm.  Hai đứa con lớn vì binh mẹ đã gần như "từ" Minh.  Cả đứa con gái lớn lấy chồng cũng không cho Minh biết là một niềm đau đớn sâu xa trong tâm hồn.  Chỉ có đứa nhỏ nhất vào đại học, còn cần sự giúp đỡ là còn liên lạc với Minh.  Rồi đây, khi đã đủ lông đủ cánh thì đứa nhỏ này cũng sẽ bỏ Minh.  Minh biết nhưng anh sẵn sàng chấp nhận một sự thật.  Trong cương vị làm cha, anh thấy lòng thoải mái hơn khi chỉ biết làm hết bổn phận của mình mà không cần kỳ nèo hơn, thiệt.
Minh cũng có biết có những cặp vợ chồng lúc ly dị nhau làm như đã có "hận thù" sâu sắc vô cùng.  Cả đến 1 cái chổi quét nhà cũng chia đôi.  Có trường hợp khó tin hơn nữa là họ đã cưa đôi cả một cái nhà tiền chế vì không giải quyết được những tranh chấp...
Hết tiền mặt, luật sư đề nghị anh xữ dụng "credit" của cái nhà  cho những chi phí  và sẽ được khấu trừ sau khi làm xong thủ tục...  Hiểu rất rõ nhiều trường hợp như thế này - cả căn nhà cũng đi luôn sau khi vụ kiện cáo chấm dứt, Minh quyết định tự biện hộ cho mình.  Ở vị trí này Minh đã học hỏi được nhiều điều thú vị. 


Trong thời gian không có việc làm  vì không có nhiều tài khoản và nhất là những tài khoản kín,  Minh có đủ thì giờ sưu tầm tài liệu cho những đòi hỏi của luật sư ở phía bên kia.  Có những mẫu đơn và với sự hướng dẩn không tiền của các phụ tá pháp lý ở tòa thị sảnh thành phố,  Minh đáp ứng nhu cầu của tòa án không tốn bao nhiêu tiền, trong khi chỉ một thủ tục đơn giản như thế cũng mất vài tuần qua văn phòng luật sư. Vì tự biện hộ cho mình, Minh cũng có tư cách pháp nhân để đòi hỏi phía bên kia phải cung cấp những bằng chứng cần thiết...  chỉ vài lần như thế thì người vợ của anh phải hiểu ngay là bà không thể tiếp tục đốt tiền cho luật sư của mình nữa...
Con đường về nhà hôm nay sao vắng lặng lạ thường, như những ưu tư đang lắng đọng, để lại nỗi cô đơn vô chừng.  Tiếng nhạc nhẹ "Bao giờ biết tương tư" từ máy hát vọng ra khiến Minh ray rứt.  Thật ra cái nguyên nhân nào đã đưa đến sự đỗ vỡ hoàn toàn như hôm nay"  Và tại sao phải đợi cho đến bây giờ để phí cả tuổi xuân của cả hai người"   Hai người đã tìm đến nhau trong một bối cảnh bàng hoàng của cả một đất nước ngay sau khi miền Nam Việt-Nam thất thủ vào cuối tháng Tư 1975.  Tình yêu thật sự hay chỉ là một cứu cánh"  Hai người cũng đã có những giây phút rất trữ tình   đã từng hát cho nhau nghe và cũng đã có với nhau đến ba con...Hai người cũng đã cùng nhau vượt biên để tìm cái sống trong cái chết.  Biết bao thử thách đã qua thế mà khi cuộc sống đã được ổn định về mặt tài chính thì cũng là lúc hai người phải chia tay....
Minh đã đọc và hiểu nhiều câu chuyện giữa vua-tôi, bạn bè... chỉ có chia sẻ hoạn nạn chứ không chia sẻ giàu sang... nhưng ở đây là tình vợ chồng, là người hứa hẹn sẽ đi với mình cho đến hết cuộc đời.  Minh nhớ lại buổi đối thoại với ông boss của mình...
-  "Ở Việt-Nam tôi có lẽ những xung đột gây đổ vỡ  thường xãy ra vào những năm đầu, khi đụng chạm với thực tế.  Lúc đã có tuổi, không còn bao nhiêu ngày thì cứ sống cho trọn nghĩa..."
-  "Á à! Không đúng ở đây, chính vì không còn bao nhiêu ngày nữa nên họ phải sống cho chính mình, nhất là khi con cái đã khôn lớn và trưỡng thành..."
Minh hình dung những xung đột đã có từ lúc ban đầu nhưng chính những khó khăn trong cuộc sống đã ức chế quyết định của hai người".  Nghẫm nghỉ lại Minh thấy câu trả lời sao đúng với trường hợp của mình.
Sau hai lần bỏ sỡ để về Việt-Nam cả tháng, Minh đã không tìm lại được việc làm cho đến bây giờ.  Hơn hai mươi chín năm làm việc, với cấp bậc cao nhất trong vị trí của một design engineer, Minh tưởng thời gian vẫn chờ mình.  Minh quên mất, trong kiến trúc như Kim Tự Tháp của xã hội ngày nay và với nhân tài nhan nhãn trong cái chế độ cho phép con người được phát triển tối đa theo khả năng của mình, người ta cần thợ hơn cần thầy. 
"Không lấy tôi thì anh lấy được ai"" Câu nói đã đụng chạm đến lòng cao ngạo vốn đã rất được coi trọng của Minh.  Tại VN, chỉ trong lần đầu về thăm quê hương anh đã gặp biết bao sự thán phục của phụ nữ ở quê nhà. Tất cả những gì Minh nói với họ nếu không hoàn toàn đúng thì cũng đều hợp lý cả. Minh nhìn thấy sai lầm của kẻ khác dễ dàng nhưng không thấy được khuyết điểm nào của mình cả.  Hay trong một chút khiêm nhường với chính mình thì những thiếu sót đó là hiển nhiên, không đáng kể hay có thể bỏ qua.  Hay cuối cùng nếu có thật thì đã sao"   có ảnh hưởng gì với cả cái thế giới còn lại mà Minh đã xem thường"  Khi tự ái được vuốt ve thì lòng tự trọng được nâng cấp, những lời phê bình sẽ trở nên chói tai và khó chịu hơn, điều mà chính một người có học cao như Minh cũng khó nhận biết.  Minh không biết thật ra những người quanh Minh cũng không hài lòng lắm với cách sống và đối xữ của anh. 
Trong khi Minh hiểu rằng anh quả là cần một người bạn để anh có thể tin tưởng chia sẻ cuộc đời, để săn sóc khi ốm đau anh chưa bao giờ đặt câu hỏi lần này anh sẽ là nạn nhân của họ hay họ sẽ là nạn nhân của anh"  Trong tự tin mình đã nhìn được đến cuối con đường hầm Minh tự nhủ: "Không sao cả.  Đến cả một cuộc tình xây dựng trong 30 năm mình còn dứt khoát được thì còn có gì mình không làm được trong tương lai"".  Minh chưa bao giờ tự hỏi liệu mình có chịu được những thất vọng nếu có sẽ dày xéo một tấm thân đã mòn mõi cả vật chất lẫn tinh thần" Minh thật không biết chính anh đang trốn chạy một sự thật và tự hào khám phá mới cho chính mình: để quên một người đàn bà thì cách nhanh nhất là tìm tới một người đàn bà khác...
Thẫn thờ Minh  mở cửa phòng rồi như mọi lần bật máy computer lên để kiểm soát các trương mục trong thị trường chứng khoán và các điện thư... Khi còn là một Kỹ Sư trưởng có giá, văn phòng của Minh luôn luôn có hai máy computer chạy liên tục ngay trong giờ làm việc: một máy để design cho cho công việc và một máy để đánh stock "on-line"...  Độ rày Minh có rất nhiều điện thư, nhất là từ Việt-Nam   và nhất là từ một người con gái mà Minh mới quen trên Internet nhưng đã  cho anh biết là cô đã cực kỳ yêu anh... 
Võ Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,392,853
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến