Hôm nay,  

Avatar Và Thân Phận Nhược Tiểu

09/01/201000:00:00(Xem: 261463)

Avatar và Thân phận Nhược tiểu

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2834-1628904- vb710910

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005 với bài viết mang tên "Bà Mẹ Hoa Kỳ".                                                             Bài viết mới nhất của ông đề cập tới cuốn phim Avata, chỉ vừa trình làng có ba tuần đã dạt kỷ lục về số thu bạc tỷ.
Hình kèm bên là nhân vật chính trong phim: Neytiri, con gái tộc trưởng và chàng Jake, một Thuỷ Quân Lục Chiến.

***

Cuối năm 2009 này các rạp lớn ở Mỹ cho trình chiếu phim khoa học giả tưởng dùng kỹ thuật phát hình 3 chiều (3D) được đạo diền và sản xuất bởi  James Cameron, đạo diển  của phim ăn khách nhất trong lịch sử phim ảnh là Titanic.  Phim này kinh phí lên đến 237 triệu đô la và chỉ chưa đầy ba tuần, tổng số thu đã là trên 1 tỷ đô la, riêng Mỹ và Canada đã thu 350 triệu! Tôi thuộc loại mê phim nên tức tốc đi xem cho biết, nhất là sau khi được nghe buổi phỏng vấn đạo diển Cameron nói về phim này trong chương trình của Charlie Rose, đài PBS, cho biết  cảm giác của người đạo diển này có dính dáng đến chiến tranh Việt Nam. 
"Avatar" theo định nghĩa  tôi dò được trong tự điển thì theo huyền thoại của Ấn, "avatar" có nghĩa là sự tái hiện thân  của một vị thần, có người dịch là “hoá thân”.  Sau khi xem tôi mới thấy điều này được thể hiện qua sự sống lại nhiều lần của nhân vật nam chính là  hạ sĩ bị liệt hai chân, cựu thủy quân lục chiến, tên Jake Sully. 
Bối cảnh của phim là vào năm 2154 -thời địa cầu kiệt  quệ, phải di dân, làm ăn ở các hành tinh khác- một tổ hợp tên RDA khai thác một loại hợp kim rất quí trên mặt trăng  Pandora, thuộc hành tinh Polyphemus, do tên giám đốc chỉ biết có tiền là Parker Selfridge chỉ huy.  Hắn ta mướn đám lính đánh mướn trong đó có đại tá Miles Quaritch, con người nhà  binh đầy tính võ biền,  và hạ sĩ Jake, một chiến sĩ lảng mạn và có lòng nhân đạo. Sau khi nằm vào máy để được computer "biến dạng" vào Pandora (thế giới vừa thực vừa ảo) với hai người khác, Jake bị lạc và được cứu bởi con gái của tộc trưởng tộc Omaticaya của giống dân Nav’i, là Neytiri  đem về bộ lạc của mình.  Ở đây Jake được Neytiri dạy cho cách sống của bộ tộc. 
Sau khi được "trục"  bằng computer về lại đơn vị, Jake kể lại cho đại tá Miles nghe là mình đã lấy được lòng tin của bộ lạc Omaticaya.  Miles  liền ra lịnh cho Jake thuyết phục bộ tộc Nav’i bỏ cây cổ thụ  Hometree nơi họ đang ở, nơi chứa  đầy mỏ kim loại qúi này để tổ hợp RDA vào khai thác.  Hắn ra lịnh cho Jakes làm công tác này trong vòng ba tháng. 
Trong ba tháng sống trong bộ tộc này, Jake lần lần có cảm tình với văn hóa và nếp sống của bộ tộc cũng như có cảm tình sâu đậm với Neytiri và không muốn thi hành lịnh của đại tá Miles nữa! Sau khi được làm Lể Điểm Đạo để trở thành người của bộ tộc Nav’i, Jakes kết hôn với Neytiri và đứng về phe bộ tộc để chống lại sư xâm chiếm của tổ hợp RDA và đại tá Miles.  Thế là đại tá Miles dẩn đầu cuộc tấn công cơ giới đại qui mô vào Pandora, trọng điểm là nhằm tiêu huỷ Cây Cổ thụ Thần Linh, một linh mộc của bộ tộc tôn thờ, tiêu biểu cho linh hồn và ý sống của bộ tộc nhằm phá huỹ nền tảng tinh thần của họ để dễ bề xâm chiếm. 
Trước tiên là kế hoạch phá huỹ cây cổ thụ nơi trú ngụ của tộc Nav’i.  Rồi cây cổ thụ nơi bộ tộc ở bị tấn công, tộc trưởng, cha của Neytiri bị tử thương, cả bộ tộc bị tan rã,  tình yêu giữa Jakes và Neytiri bị vỡ tan vì sự oán hận do cha mình bị chết và làm nàng đâm ra nghi ngờ về hiện thân "thực"  của Jakes và trở nên cách biệt với chàng.  Jake "nhập" về thuyết phục và được tên giám đốc Selfidge cho chàng một giờ đồng hồ đề thuyết phục dân Nav’i rời bỏ vùng có Cây Thiêng trước   khi quân doàn của đại tá Miles đến dập nát. 
Sau một giờ, Jake không làm được việc, quân đoàn đến và phá huỹ Cây Thiêng và tù trưởng Eytucan bị tử thương.  Sau khi thoát sự giam cầm ở đơn vị, Jakes và các bạn "biến" trở lại Pandora để lãnh đạo và  cứu dân Nav’i, đi ngược lại với lệnh của thượng cấp và mục tiêu của tổ hợp.  Không chống nổi với vũ lực quá mạnh, dân Nav’i  bị đánh hầu như tan tành. Đại tá ra lệnh bỏ bom phá huỷ Cây Linh Thiêng nhưng không thành. Bất ngờ, do sự trợ giúp của của thần Eywa, đám thú rừng tổng tấn công phá tan quân đoàn của đại tá Miles, Neytiri giết đươc Miles và cuối cùng đem lại chiến thắng cho tộc Nav’i.  
Sau cùng Jake, trong nguyên hình hài "thật" của giống người,  được ở lại với bộ tộc và được tái sinh vào hiện thân của dân Nav’i để sống mãi vớí Neytiri.
Đây là cuốn phim đại thành công của thời digital. Về mặt kỹ xảo 10 điểm trên 10: Điểm  kỹ thuật được cho là 10 trên 10. Tuy nhiên,  nó không chỉ  là một bộ phim giải trí, mà có đủ sức hấp dẫn để kích thích trí tưởng tượng của người xem, gợi mở nhiều vấn đề, như vấn đề giữa con người và thiên nhiên.


Số phận của người Nav’i có nhiều điểm giống như thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ. Là người từng dạy tại trường của người da đỏ, từng tìm hiểu về số phận đau thương của họ khi bị xua đuổi, chiếm đất, tôi  thấy đúng là vậy. Tuy nhiên, riêng phần mình, là người Việt, xem xong phim tôi có những nhận xét về phim theo kiểu người Việt. Xin được trình bày không ngoài mục đích giải trí ngừơi đọc "xem qua cho vui rồi chẳng cần nhớ".
Nếu đặt chủ đề của cuốn phim vào bối cảnh của cuộc chiến ở Việt Nam, tôi thấy hình ảnh của tên "tôi phạm quôc tế" Henry Kissinger thể hiện dã tâm qua vai trò của tên giám đốc tổ hợp RDA, Paker Selfridge, đã mưu đồ hy sinh miền Nam trong các  cuộc điều đình với khối Cộng.  Hắn lạnh lùng bán đứng miêm Nam bằng những thủ đoạn đi đêm hèn mạt bất cần đến sự sống còn của chế độ và dân miền Nam và danh dự của lới hứa. 
Pandora là điển hình cho một quốc gia nhược tiểu như Việt Nam bị cấu xé bởi những thế lực quôc tế. Người dân Việt chịu trăm bề đau khổ và mất mát vế con người cũng như về vật chất trước sự tàn phá của chiến tranh.  Người dân Việt chỉ muốn được sống an lành bình dị với lối sống cổ truỳền của mình. 
Cáí chết đầy đau thương của tù trưởng Eytucan khi bộ tộc của mình bị tấn công làm nhớ cái chết của vị tổng thống đầu tiên của miền Nam vì chống lại thế lực nước ngoài. Cái chết tức tưởi đó mang theo cả sự sụp đổ sau nàỳ của cả một chế độ.  Cây cổ thụ cuả dân Nav’i bị bom phá ngã đổ tan nát cả lá cành là hình ảnh đau thương của một chế độ và của một quân đội bị bức tử vào những ngày cuối của cuộc chiến. 
Jake và các bạn của mình, những cá nhân mà lương tâm  còn  sót lại  đã đứng về phíá dân nhược tiểu để cứu vớt họ.   Xem phim, tôi nhớ Jimmy Carter, vị tổng thống  đã kêu gọi sự trợ giúp cho người tỵ nạn vuợt biển hay một đại sứ Mỹ như Ông Martin, ở lại đến phút cuối cùng để cố giúp đưa người bỏ chạy làn sóng đỏ đi thoát vào những ngày cuối của cuộc chiến. Đó là những lương tâm còn sót lại trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai thế lực  quốc tế mà  nước nhược tiểu và người dân của nó phải gánh chịụ.
May thay nhờ những con người đó mà người tỵ nạn cũng giống như số còn lại của bộ tộc Nav’i , đã gầy dựng lại được một cộng đồng ngày càng vững mạnh. 
Cũng như bộ tộc Nav’i, cuối cùng Cây Linh Thiêng của người tỵ nạn vẫn còn đứng vững để làm nền tảng và niềm tin bất diệt cho moị người đựa vào để sống, để hồi sinh và cũng để ngày càng phát triển, trường tồn và vững mạnh.
 
Một vài chi tiết về phim Avatar
Trình chiếu ngày:  10 tháng Mười Hai, 2009 tại London, Anh quốc,
18 tháng Mười Hai tại Mỹ
Thời gian:  161 phút
Ngôn ngữ trong phim: tiếng Anh
Kinh phí: 237 triệu dollars
Số thu (tính đến ngày 24 tháng Mười Hai): 381 triệu 630 ngàn. Hiện nay đã là hơn một tỷ. Đây cũng là cuốn phim thành công nhất tại nước Tàu lục địa.

* Phát biểu của đạo diển Janes Cameroc về chủ đề của phim:
"Tôi tuyệt đối kính trọng những ai có ý thức về trách nhiệm, can đảm nhưng tôi là người thuộc thế hệ của những năm sáu mươi. Một phần trong tôi muốn cắm hoa vào đầu mũi  súng. (Một phần khác)  Tôi tin  vào việc dùng sức mạnh vũ lực  siêu cường để bảo tồn hoà bình.  Mặt khác tôi lại chán ghét sự lạm dụng vũ lực và hình thức đế quốc được ngụy trang bằng lòng yêu nước.  Điều này khi nêu lên dễ bị xem là không yêu nước nhưng tôi nghĩ là đặt ra vần đề này với một cơ chế cần phải được kềm hãm là yêu nước vì nếu không nó sẽ bị hủy diệt như La Mã khi xưa."

 * Giải thích của đạo diễn James Cameron về sự thực hiện kỹ thuật ảo của phim :
"Đây là  một hình thức sáng tạo tinh thuần mà trong đó nếu bạn muốn dời một cây to, một hòn núí, bầu trời hay thay đổi thời gian của ngày bạn có toàn khả năng điều khiển tất cả những yếu tố đó."
James Cameron cũng mời các đạo diển "cổ thụ" bậc thầy trong lãnh vực dùng xảo thuật vi tính và ảnh ảo như Steven Spielberg và Geoger Lucas đến quan sát cách mình sử dụng máy tạo hình khi quay phim.  Một trong những sáng tạo về kỹ thuật  dùng  "Ảnh luợng", bắt đượïc một lần sáu hình ảnh lớn hơn bình thường và cải tiến cách "bắt" đúng trăm phần trăm những diển tả trên khuôn mặt của nhân vật ảo trong phim.  Để làm được điều này, các diển viên phải mang một mặt nạ cá nhân đầy những máy chụp ảnh nhỏ gắn phiá trước mặt của họ để ghi laị những diễn tả trên mặt và trong mắt rồi chuyển đến maý vi tính. Theo lời cuả James Cameron kỹ thuật này giúp cho người làm phim chuyển sự diễn tả của diển viên đến máy vi tính digital. Ngoài kỹ thuật tạo hình ảo, nhóm quay phim còn cho thử nghiệm cách cho nhân vật ảo đóng chung với diển viên người thật và cảnh thật. 
Để tạo cảnh cảnh thuộc địa trên hành tinh Pandora, số người phác họa cảnh đã đến thăm dàn khoan Noble Clyde Boudreaux trên vịnh Mexico năm 2007.  Họ chụp, đo và ghi hình mọi chi tiết của dàn khoan để dựng lại cảnh theo kỹ thuật vi tính CGI.  Hơn môt ngàn người làm việc cho phần chuẩn bị này.  James Cameron đã gỡi càc diển viên của Avatar vào rừng để thực tâp trong những trại khổ luyện quân sự trước khi khởi sự quay cuốn phim.  Phần thu hình ở căn cứ không quân Hughes Aircraft o Los Angeles, California kéo dài 31 ngày.  Ngoài ra phim còn quay phần ngoại cảnh ở Tân Tây Lan. 
Đây là một cuốn phim được dàn dựng theo kỹ thuật vi tinh ảo tân tiến nhất, chuẩn bị trong nhiều năm, ở nhiều nơi và mang ý nghĩa nhân bản với kinh phí hơn hai trăm triệu  như Avatar là một phim đáng để ta thưởng thức cho quên trong khoản thời gian ngắn cuộc sống đa đoan,  nhàm chán và phù du này phải không thưa các bạn./.
Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến