Hôm nay,  

Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu?

08/01/201000:00:00(Xem: 409029)

Việc Làm Ơi, Mi Đi Đâu"

Tác giả: Khôi An
Bài số 2833-1628903- vb610810

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009, với bài "Tình Nghĩa, Nghĩa Tình" tự sự của một thuyền nhân, kể về chuyến tầu vượt biển bị hải tặc săn đuổi suốt đêm, vào lúc cùng quẫn chạy hết  nổi thì  thấy lá cờ Mỹ và được cứu sống. Đến Hoa Kỳ năm 1984, Khôi An hiện là cư dân Bắc California. Nghề nghiệp: kỹ sư điện tử tại công ty Intel. Bài mới nhất của cô tiếp tục kể về công việc hãng xưởng vùng Thung Lũng Điện Tử thời kinh tế suy thoái.

***

"Vô lý! Thật là vô lý!"
Duy vừa lẩm bẩm vừa bấm nút đóng phăng cái email của ông John. Anh ngồi cau mày suy nghĩ trong giây lát, rồi như không tin vào điều vừa đọc, Duy lại mở lá thư ra xem.

Chào mọi người,
Hãng chúng ta mới khánh thành một trung tâm nghiên cứu ở thành phố Bangalore, Ấn Độ. Trung tâm này tên là Bangalore Design Center, gọi tắt là BDC.
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2010, công việc quy hoạch mạch điện (circuit layout) của sản phẩm Beta sẽ chuyển sang BDC. Nhóm chúng ta ở San Jose sẽ hoàn tất phần việc đã định cho tới cuối 2009. Sau đó chúng ta sẽ giúp huấn luyện nhân viên mới và chuyển công việc sang BDC. Tôi đang làm việc với ban quản trị cao cấp để sắp xếp công việc khác cho nhóm ở San Jose; chi tiết sẽ được thông báo sau. Trong buổi họp nhóm vào thứ Tư sắp tới, tôi sẽ trình bày thêm về những điều vưà nêu trên và  sẽ cố gắng trả lời thoả đáng các thắc mắc của mọi người.
Tôi tin rằng trung tâm BDC sẽ đóng góp vào sự phát triển cuả hãng chúng ta. Chúng ta hãy cùng chào đón các đồng nghiệp mới và cùng làm việc với họ để đạt kết quả tốt đẹp.

Đọc đi, đọc lại, càng đọc càng thấy nóng ruột, Duy đứng dậy đi tìm người để chia nỗi bực dọc.,.
Ở hai tầng lầu trên, ông Thanh cũng vừa đọc xong lá thư lần thứ hai. Cha chả, kỳ này mệt rồi đây... Hãng ông làm có chi nhánh ở nước ngoài từ lâu, nhưng từ trước đến giờ chỉ là nhà máy hoặc những phân xưởng lắp ráp (assembly house). Lần này hãng mở trung tâm nghiên cứu ở Ấn Độ, nghĩa là các công việc kỹ thuật phức tạp cũng đang chạy ra nước ngoài...
Xuất thân từ Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt, ông Thanh rất thích nghiên cứu về kinh tế, xã hội. Hồi mới sang Mỹ, ông đã mơ lấy bằng về tài chính rồi đi làm trong ngành ngoại thương. Nhưng lúc đó vì phải lo cho vợ con và đại gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam, ông đã chọn học ngành quy hoạch mạch điện (circuit layout) chỉ cần có hai năm mà mức lương khá cao. Ngành này có thể so sánh với việc chuyển hình ảnh cuả một căn nhà từ những lời diễn tả cuả kiến trúc sư sang thành bản vẽ cho đội xây dựng làm nhà. Chỉ khác là ông chuyển những lời viết bằng ngôn ngữ kỹ thuật của các kỹ sư thành bản vẽ tí hon của một sản phẩm điện tử.
Sản phẩm nào cũng phải qua sự nắn nót quy họach cuả những chuyên viên layout; sản phẩm càng phức tạp, càng thu nhỏ thì vai trò cuả ngươì layout càng quan trọng. Bởi thế mà những chuyên viên layout có một thời được quý như vàng. Vào những năm 80, thời vàng son cuả ngành điện tử, các học viên giỏi chưa ra trường đã có bạn bè ngấp nghé muốn đem vào hãng của họ. Với những sản phẩm đang được mong đợi, mọi người làm việc tơi tả ngày đêm, làm suốt cả cuối tuần, nhưng bù lại lương phụ trội (overtime) chất chồng, gấp hai vào cuối tuần, gấp ba, bốn vào ngày lễ. Thời đó, một người layout giỏi lãnh lương ngang ngửa hay nhiều hơn cả kỹ sư cao cấp là chuyện bình thường.
Tuy kỹ thuật không phải là sở thích hàng đầu, nhưng với óc cầu tiến và sự tận tâm, cố gắng, ông Thanh đã trở thành một trong những tay nghề có hạng trong hãng. Thật ra, còn một lý do khác cho sự thành công mà chỉ mình ông Thanh biết, đó là lòng yêu mến đồng hương và đất nước Việt Nam. Đối với ông, khi ngươì ta nhắc tới thành tích tốt đẹp của một người ở bất cứ nơi nào trong hãng, nếu họ là người Việt thì tự nhiên ông thấy vui vui. Thật ra, sau hơn ba mươi năm, sự hiện diện cuả ngươì Việt ở Hoa kỳ đã không còn là một sự kiện đặc biệt, và người bản xứ ít còn nhìn sự thành công hay thất bại của những nhân viên thường như ông Thanh là phản ảnh cho cả cộng đồng Việt Nam như trong thập niên 70, 80.  Tuy vậy, ông Thanh vẫn nghĩ cách làm việc của ông ít nhiều ảnh hưởng tới cái nhìn của cấp trên đối với các nhân viên ngươì Việt. Ông tin rằng chỉ một hai trường hợp thì không ai chú ý, nhưng nếu đa số người Việt đều làm khá thì khi mướn nhân viên mới ngươì ta vẫn dành ưu tiên cho các lá đơn có tên Việt   dù sự ưu tiên có thể chỉ trong tiềm thức. Vì thế, trong bao nhiêu năm qua ông vẫn làm việc hết lòng với niềm tự hào dân tộc thầm kín...
Cho tới năm 1997, thị trường địa ốc vọt lên cùng với sự thăng tiến chưa từng thấy cuả nền kinh tế Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi sự bộc phát của mạng Internet toàn cầu. Rất nhiều bạn học từ Chính Trị Kinh Doanh cuả ông Thanh đã mở văn phòng địa ốc, văn phòng tài trợ. Với những kiến thức sẵn có, một số đông đã thành công rực rỡ, nhiều ngươì đã trở thành chủ nhân của những dịch vụ có cả trăm nhân viên. Liên tiếp trong vòng sáu, bảy năm, cứ đến cuối năm là vợ chồng ông được mời dự một chuỗi những buổi tiệc tất niên ở các công ty của bạn bè. Trong những phòng khánh tiết sang trọng, bên cạnh rượu champange, đèn màu, ban nhạc sống, quà cáp, và những trang phục lộng lẫy, ông Thanh nhiều lần chúc mừng bạn bè đã đến đích trong cuộc hành trình tìm giấc mơ Mỹ quốc. Có một lần, sau khi dự buổi tiệc huy hoàng cuả một ngươì bạn thân, bà Thanh chắc lưỡi:
- Phải chi mình cũng mở văn phòng bán nhà hay tài trợ thì chắc bây giờ kiếm bộn tiền ông nhỉ"
Ông Thanh cười:
- Bà thật đúng là "đứng núi này trông núi nọ"! Gia đình mình hai mươi năm qua đi lên từ con số không, giờ có nhà cửa khang trang, xe mới mấy cái, con cái học hành đàng hoàng, đó cũng là nhờ tôi đi làm sớm trong hãng điện tử chứ ngành điạ ốc mới bung lên vài năm nay... Rồi bà coi, ngành này cũng giống như giá nhà, khi lên khi xuống. Ai vô đúng lúc thì kiếm khá, nhưng cũng phải biết lo để dành cho lúc nhà cưả xuống thì còn có tiền sống, chứ đâu được lãnh lương đều đều như tôi đi làm.
Tuy nói vậy, nhưng ngay từ năm 2000, ông Thanh đã nghĩ chuyện đi làm lãnh lương của ông sẽ có lúc không còn xuông xẻ như những năm trước. Từ những điều đọc được ở khắp nơi, ông đã để ý đến khuynh hướng chuyển việc làm ra nước ngoài từ thời đó.
Khoảng năm 1997 mạng Internet trở thành nhanh và rẻ đủ để phục vụ từng tư gia ở hầu hết các nước phát triển. Ngay tại những nước đang mở mang như Việt Nam, Trung Hoa cũng có tiệm Internet, giúp cho một số lớn người trên thế giới gặp nhau thường xuyên trên mạng. Hiện tượng này cùng với các sản phẩm hiện đại tới mức kỳ diệu đã nối liền thế giới. Ông Thanh còn nhớ thời thập niên 80 gọi điện thoại đắt vô cùng. Một năm chỉ ông dám gọi về Việt Nam một lần để chúc Tết mẹ già mà lúc nào cũng phải hối hả vì bà cụ cứ sốt ruột tiếc tiền cho con. Ngay từ Đông sang Tây Hoa Kỳ người ta cũng chỉ dám gọi khi có việc cần. Bây giờ, qua mạng Internet, từ văn phòng ở Mỹ mọi người có thể bàn thảo công việc với các đồng nghiệp từ Âu sang Á trong cùng một buổi họp mà không phải tốn kém gì nhiều. Một văn bản gởi từ bắc bán cầu sang nam bán cầu chỉ trong chớp mắt, làm những ngươì trong nghề như ông Thanh phải lắc đầu cảm phục vì biết những kỹ thuật đằng sau phải hiện đại tới chừng nào mới đạt được mức di chuyển nhanh như vậy trên mạng.
Thế giới như thu nhỏ lại kể từ khi có Internet, những đất nước xa xôi háo hức đón các kỹ thuật mới như ruộng khô gặp nước và đã trở thành những thị trường đầy thu hút. Nguồn nhân lực khổng lồ từ những nơi đó cũng đã nằm trong tầm với cuả các hãng xưởng tại Hoa kỳ. Cả một trung tâm ở Bangalore (Ấn Độ) đã ra đời với sự có mặt của hầu hết các "đàn anh" kỹ thuật ở Mỹ; nhiều chi nhánh ở Trung Hoa, Mễ Tây Cơ được xây lên, những nhà máy ở  Việt nam cũng đã thành hình...
Tuy nhiên, trong thời huy hoàng cuối thập niên 90, hầu như chẳng ai bận tâm về những công việc bị chuyển ra ngoại quốc, nhất là ở Thung Lũng Điện Tử Bắc California. Internet giống như một mỏ vàng mới được khám phá và người ta đổ xô đi tìm vàng. Những công ty kỳ cựu như Cisco, Intel, Dell, Oracle, Microsoft... tha hồ bán sản phẩm cho vô số những hãng nhỏ mới mọc lên. 
Người không làm trong kỹ nghệ thì tham gia cuộc săn vàng bằng cách mua cổ phiếu (stocks) của các hãng mà họ nghĩ là đang dẫn đầu trong cuộc đua. Ở Thung Lũng Điện Tử việc làm gạt ra không hết, bà chị ông Thanh từ khi sang Mỹ chỉ lo giữ trẻ, lúc đó cũng nhận được mấy lá thư mời đi làm. Những cô cậu sinh viên mới ra trường một vài năm, nếu vào trúng một công ty đang được giới đầu tư yêu thích, thì nghiễm nhiên trở thành triệu phú sau khi bán xấp giấy cổ phiếu được hãng cho khi mới vào làm. Tiền bạc dễ kiếm như tiền giả đã được hối hả chuyển sang tài sản thật - bất động sản - nên nhà đất tăng nhanh như hoả tiễn đang lên. Tại những thành phố thuộc khu sang trọng miền Bắc California như Palo Alto, Saratoga, Los Altos Hills... có nhiều căn nhà vừa rao bán đã có mấy người trả hơn giá yêu cầu tới năm, sáu trăm ngàn để tranh mua. Những người bỏ ra tiền triệu mua được một căn nhà cũ ở các thành phố sang nhất như Artherton, Woodside... thì mừng như trúng số. Công việc kỹ thuật đã nhiều mà công việc về địa ốc cũng tràn lan như cỏ dại sau cơn mưa lớn. Thật đúng là thời đại "...Trăm ngàn, vạn mớ, để vào đâu" Phen này ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu" (Tú Xương).
Điều ai cũng lờ mờ cảm thấy nhưng không ai chịu tin đã xảy ra khoảng cuối năm 2000. Đó là khi thế giới hiểu ra rằng tuy Internet là một phát minh làm thay đổi đời sống mọi người nhưng nó không phải là mỏ vàng không cửa và không đáy. Chuyện mà nhiều người gọi là "bong bóng Internet bị vỡ tung" (Internet bubble busted) thật ra chỉ là cuộc chấn chỉnh hàng ngũ, đem người ta về thực tế.
Trong hàng ngàn hãng mọc lên thời Internet chỉ một số ít có thực lực như Yahoo, Amazon, eBay, Google là tồn tại, còn những hãng không có sản phẩm tốt, không có lợi tức đã biến mất khi cơn sốt Internet giảm nhiệt, và nhân viên ở những nơi đó phải trở lại thị trường tìm việc. Cùng lúc đó, những trung tâm kỹ thuật được dựng lên ở nước ngoài đã hoàn tất, và những nhân viên ở nước ngoài đã đủ thì giờ chứng minh khả năng của họ với cấp lãnh đạo trong các hãng xưởng...  Số người không có việc làm ở nước Mỹ tăng dần, tăng dần... Cho tới năm 2008, thị truờng tài chính và địa ốc xụp đổ, đẩy ra thêm một đợt nhân viên nữa, và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã lên hơn 10% vào cuối năm 2009, mức cao kỷ lục trong hơn 25 năm qua.
Ông Thanh hiểu rằng hiện nay là thời đại kinh tế toàn cầu, việc các hãng tìm đến những nơi có nhân công rẻ hơn là điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng, biết thì biết vậy, lòng ông vẫn không vui... Ông thở dài, rồi đi ra khỏi bàn... Ông cần đi tìm xem có ai chia xẻ ý nghĩ với ông hay không...
Vưà bước vào phòng nghỉ giải lao, ông Thanh và Duy thấy ngay ba, bốn người đang ngồi bàn tán, nét mặt ai cũng có vẻ căng thẳng. Duy bước tới, kéo ghế ngồi rồi nói ngay:
- Mọi người thấy thư của ông John chưa"
- Thấy rồi, tụi tôi cũng đang nói chuyện đó đây! - Lisa, cô gái trẻ và nhanh nhẹn nhất trong nhóm trả lời - Anh Duy nghĩ sao về việc này"
Duy nói nhanh như trút nỗi khó chịu trong lòng:
- Nghĩ gì nữa, kỳ này là hãng mình cũng làm cái chuyện outsourcing jobs tức là chuyển việc ra nước ngoài rồi. Phong trào mới đó! Nhân công ở Ấn Độ chỉ rẻ bằng một phần ba ở Mỹ, hãng nào mà không ham. Việc cuả mình là việc chuyện môn thì còn đem qua Mễ - mức lương bằng một nưả, hay qua Ấn Độ - mức lương bằng một phần ba. Còn việc trong nhà máy hả" Đem qua Phi châu, Nam Mỹ, nhiều chỗ lương có một phần mười! Trả lương rẻ mạt nên họ đem việc đi hết. Tư bản mà!
Ngừng lại một chút cho mọi người thấy rõ sự nghiêm trọng cuả vấn đề, Duy tiếp:
- Điều làm cho tôi bực mình nhất là họ kêu mình giúp huấn luyện nhân viên mới! Tức là kêu mình dạy cho ngưoì ta thay thế mình. Cái này đúng là họ bắt mình "tự bắn vô chân" ("shoot yourself in the foot")! Quá sức vô lý!
Lisa nhướng mày:
- Anh Duy nói thế có hơi quá không" Ông John đâu có nói là họ chuyển việc làm cuả mình qua Ấn Độ đâu" Ổng nói chuyển việc cuả sản phẩm Beta đi, rồi tuị mình sẽ qua sản phẩm khác mà.
Huy chưa kịp trả lời thì bà Sandy xen vào:
- Ông John nói là họ đang sắp xếp công việc mới cho mình, nhưng sao tôi hơi nghi... Có khi nào chuyển việc qua Ấn xong rồi họ bye bye mình không hả"
Ông Thanh lắc đầu:
- Tôi cũng hơi lo, nhưng tôi nghĩ hãng mình có uy tín, họ không có đối xử với nhân viên như vậy đâu. Hơn nữa, email cũng là giấy trắng mực đen rành rành, họ đâu dám nói dối trắng trợn như vậy, bị kiện chết!
Duy phản đối:
- Chú Thanh ơi, mình phải coi chừng! Biết đâu họ kiếm việc cho mình làm đỡ vài tháng sau khi chuyển việc cũ sang Ấn Độ cho có vẻ tử tế. Êm êm rồi họ cho nghỉ hết, lúc đó làm gì nhau"
Ông Thanh gật nhẹ:
- Ừ, thì chuyện đó cũng có thể xảy ra. Nếu họ cố ý dàn cảnh thì chú biết là họ có cách. Nhưng làm hãng này lâu, chú chưa thấy họ làm chuyện gì quá đáng cả. Tinh thần cuả Mỹ là "ngươì ta vô tội cho đến khi có đầy đủ bằng cớ buộc tội" ("one s innocent until proven guilty") mà! Bây giờ chưa có dấu hiệu gì rõ ràng, nghĩ chuyện lắt léo quá làm chi cho khổ, hả Duy"
Duy lắc đầu, nhìn một vòng mọi người rồi ngừng lại ở ông Thanh:
- Không phải là tôi muốn bi quan đâu, nhưng chuyện xảy ra trong nhà tôi rồi. Hồi tháng Ba năm 2009 hãng ông anh tôi lại cắt gần năm ngàn việc làm ở Mỹ. Trong năm 2008, tổng số nhân viên của hãng đó tăng gần sáu ngàn người mà số nhân viên trong nước Mỹ lại giảm trên mười ngàn. Mọi người nghĩ coi, con số sai biệt tới mười sáu ngàn ngươì đó đi đâu" Ông anh của tôi bị cho đi kỳ đó. Họ nói là hết giao kèo nên phải cho nhân viên nghỉ, nhưng ngay trước đó ông anh tôi phải huấn luyện ngươì mới ở bên Ấn Độ làm việc giống như việc cuả ổng. Hãng này là hãng lớn nên tin đăng um xùm trên báo hồi tháng Ba, mọi người không nhớ sao" Người ta chạy chỉ theo lợi nhuận, tụi mình như cá nằm trên thớt, họ muốn chặt lúc nào thì chặt!
Mọi người lặng thinh trong chốc lát, rồi Lisa lại lên tiếng:


- Chuyện chuyển việc làm ra nước ngoài gần đây ai cũng nhắc tới. Chuyện này vẫn còn tranh cãi dữ lắm ở khắp nơi, kể cả toà Bạch Ốc. Những người chống đối thì chú ý tới vấn đề đem việc ra ngoại quốc làm cho nhân công ở Mỹ bị ảnh hưởng trước nhất. Những người ủng hộ thì bảo bây giờ là kinh tế toàn cầu, mướn nhân công ở nơi rẻ thì giá thành rẻ, lợi nhuận nhiều hơn. Tiền lời đó lại đem về Mỹ để nghiên cứu các sản phẩm và kỹ thuật mới, cung cấp việc làm mới. Coi như mình đem kỹ thuật cũ ra ngoài để có thêm tiền phát triển kỹ thuật mới, đồng thời người tiêu thụ ở Mỹ cũng được lợi vì hàng hoá rẻ. Nói thật nghe, tôi thấy lý luận của những người ủng hộ nghe cũng có lý lắm, nhưng có lẽ tại vì tôi chưa bị ảnh hưởng nên chưa thấm thía... Chuyện này còn dài dòng lắm! Nhưng nếu chỉ chú ý tới việc làm cuả mình trong thời gian sắp tới thì tôi tin lời ông John nói là đúng, tụi mình chưa có sao đâu.
Ông Thanh đứng lên:
- Tôi cũng hy vọng vậy. Thôi, chuyện đâu còn có đó, bàn tới bàn lui thêm nóng ruột chứ có ích chi. Chờ tới thứ Tư, có thắc mắc gì thì hỏi thẳng ông John...
Duy nhún vai, thở ra rồi cùng mọi người trở lại làm việc.
Nhưng câu chuyện đã không đợi được tới thứ Tư!

Giờ ăn trưa hôm thứ Ba, bà Sandy hớt hải:
- Mọi ngươì nghe tin gì chưa" Ông Roy làm layout trên lầu ba bị cho nghỉ rồi. Ổng đi từ thứ Sáu tuần trước mà sáng nay tôi mới biết. Tội nghiệp quá, ổng còn có mấy năm nữa là đủ tuổi về hưu...
Mọi nguơì nhao nhao lên:
- Thật sao" Mà tại sao ổng bị cho nghỉ vậy"
- Tôi cũng không rõ. Thấy ông Roy làm việc siêng lắm, thường ở lại tới tối mới về. Không biết tại sao mà họ bắt ổng nghỉ.
Duy cay đắng:
- Nghe nói nhóm của ông Roy làm việc "trâu bò" lắm. Gần đây, việc làm khó kiếm, mấy ngươì làm layout mới vô toàn là kỹ sư mới ra trường. Họ vưà khoẻ mạnh, vưà giỏi hơn, chắc ông Roy làm không lại... Boss của nhóm đó thúc nhân viên dữ lắm.
Ông Thanh gật đầu:
- Thời buổi này khó khăn như vậy đó! Tôi nghe nói nhóm layout ở Ấn Độ cũng toàn là kỹ sư mới ra trường. Bên đó việc làm còn khó kiếm hơn bên đây nhiều nên họ làm chăm lắm. Hôm nọ cô em tôi kêu cho trung tâm giúp đỡ khách hàng cuả một hãng lớn bên Mỹ để hỏi về cái máy vi tính bị trục trặc. Cú phone được chuyển qua tuốt bên Ấn Độ. Anh chàng trả lời lanh lẹ lắm, tuy giọng nói hơi khó nghe. Hai bên nói chuyện qua lại rồi anh ta kể là mới vô làm. Mọi người biết anh chàng lãnh lương bao nhiêu không" Mười hai đô la một ngày! Vậy mà anh ta nói rằng rất sung sướng tìm được việc này mà còn được làm cho hãng lớn cuả Mỹ....
Lisa tiếp lời:
- Không phải chỉ ở Ấn Độ mà mấy nước khác cũng vậy. Ông Phó Giám Đốc mới đi công tác ở Mã Lai về, ông ấy kể "Hôm tôi tới Mã Lai, từ phi trường về thấy xe chạy một mạch, tôi lấy làm lạ vì nghe nói là ở đó kẹt xe dữ lắm. Về tới hãng, thấy vắng vẻ, chỉ có vài chục chiếc xe trong bãi đậu. Khi tôi hỏi mấy ông quản lý nhân viên (manager) đang họp với tôi thì họ nói hôm đó là ngày lễ, nhưng vì tôi từ xa đến muốn gặp nên họ không ngại đi làm". Mọi nguơì thấy sợ chưa"
Bà Sandy bực dọc:
- Cũng tại chính phủ Mỹ không chịu đặt luật để giới hạn xuất cảng việc làm. Họ phải bảo vệ ngưòi đi làm ở Mỹ chứ! Chủ hãng chỉ biết có lợi nhuận thôi, nhân viên cắm đầu làm việc cho họ thu đầy túi mà họ còn lòng tham không đáy, đem việc ra ngoài để kiếm lời nhiều thêm.
James, anh chàng trẻ nổi tiếng hay nói thẳng, nheo mắt nhìn bà Sandy:
- Tôi không thích thú gì cái chuyện mình phải làm cực thêm, nhưng người tiêu thụ như tụi mình mới chính là nguyên nhân các hãng đem việc làm ra ngoại quốc đó. Chủ hãng có mướn nhân công rẻ thì giá bán mới rẻ, bán rẻ thì ngươì mua mới nhiều. Thí dụ mình đi mua TiVi, hai cái tương tự nhau mà một cái rẻ hơn thì có mấy ai thắc mắc về việc cái máy rẻ đó ráp ở Mễ chứ không phải ở Mỹ" Nếu rẻ hơn vài chục đô la thì may ra còn có người mua cái làm bên Mỹ chứ rẻ hơn cả một, hai trăm đô la thì sao" Nhìn quanh nhà mình, nhìn trên ngươì mình, chúng ta đếm được bao nhiêu thứ làm ở Mỹ" Nói chung, chính vì hàng hóa làm ở nơi khác bán rẻ nên mình mới có đồ xài phủ phê đó. Bên Mỹ nhà nào cũng hai ba TiVi, hai ba máy vi tính, con nít cũng có điện thoại di động loại cao cấp. Mình phải trả giá cho đời sống cao của mình chứ ở đời có cái gì tự nhiên mà có đâu"
Ông Thanh tiếp lời:
- James nói đúng, nếu chính phủ đặt luật hạn chế đem việc làm ra ngoại quốc hoặc áp dụng kinh tế đóng cửa (closed economy) thì nước Mỹ sẽ giống như Âu Châu. Nước Pháp theo kinh tế đóng cửa, giới hạn tối đa hàng nhập cảng hay dịch vụ từ ngoại quốc mà việc làm khan hiếm, đời sống khó khăn hơn bên Mỹ nhiều... Nước Đức là một trong những nước có nền kinh tế và kỹ nghệ cao nhất Âu châu nhưng họ cũng có rất nhiều luật lệ hạn chế việc dùng nhân công ngoại quốc. Vì vậy đời sống của dân Đức thua xa Mỹ. Anh chị tôi sống bên Đức, họ nói là bên đó một gia đình mà cả hai vợ chồng đều có việc làm là chuyện hiếm lắm.
Lisa tán thành:
- Đúng đó, ở bên Âu châu đời sống đắt đỏ lắm. Họ không làm cực như mình nhưng tiêu xài thì tặn tiện hơn mình nhiều lắm. Tôi ở bên Bỉ hai năm, kỹ sư bác sĩ bên đó cũng ở nhà nhỏ xíu, ít người có sân riêng. Ai sang lắm cuối tuần mới dám ra tiệm ăn một lần. Mà có ra tiệm cũng kêu mỗi người một phần nhỏ chứ không có kêu ê hề ăn không hết thì bỏ như mình hay thấy bên Mỹ đâu. Nhà nào khá giả mới dám ăn cá tươi, nhà bạn tôi chỉ có thằng con trai cưng mới được ăn cá tươi mỗi tuần hai lần. Hầu hết mỗi khi họp bạn chỉ nấu có một nồi ragout (thịt hầm với rau) rồi cùng ăn. Tiệc nào sang lắm mới dám mời mỗi ngươì một miếng cá hay miếng thịt bò...
Bà Sandy nửa đuà nửa thật:
- Ngừng đi cô bé Lisa, tôi đang sốt ruột quá mà cô quẹo sang chuyện ăn uống làm chi ... Mọi người nói hạn chế chuyện xuất nhập cảng và ngăn cản dùng nhân công ngoại quốc không phải là điều tốt, vậy những người đi làm mà công việc của họ bị đem đi thì họ phải làm sao" Người trẻ thì còn học qua ngành khác, còn người lớn tuổi như tôi thì sao đây"
- Câu hỏi cuả Sandy là câu hỏi bạc triệu đó! Ngay chính các chuyên gia kinh tế cũng không trả lời được trọn vẹn  - James vẫn cố khôi hài.
Ông Thanh nói:
- Theo tôi biết thì chính phủ cũng đang cố giải quyết bằng nhiều cách, một trong những cách đó là tổng thống Obama đang đề nghị gia hạn tiền thất nghiệp thêm vài tháng nữa... Chính phủ muốn giúp cho người ta học một nghề mới. Ngươì trẻ thì dĩ nhiên phải năng động, còn người lớn tuổi như tụi mình cũng phải ráng học khi bị bắt buộc. Nếu ai không muốn đổi nghề nưã thì phải đổi qua cách sống khác nếu bị mất việc, thí dụ như để dành vốn rồi buôn bán. Bởi vậy trước giờ mình vẫn nghe nói là phải trích một phần lương bỏ vào quỹ hưu và đầu tư quỹ đó thật cẩn thận, khôn ngoan. Còn tôi, tôi tính khi nào hết làm nổi thì đổi căn nhà đang ở lấy căn duplex (nhà đôi) rồi cho thuê một bên. Nói chung thì đời sống mình sẽ cực hơn, nhưng thế giới bây giờ nối liền, nơi khác đỡ khổ thì mình phải chịu khổ hơn một chút. Tôi chỉ mong là mình không đến nỗi tệ lắm... Ngành điện tử đã làm giàu cho nước Mỹ hơn 50 năm nay, bây giờ không còn là con gà đẻ trứng vàng nưã mà chỉ còn là con gà thường, có bươi bới thì mới có ăn. Kinh tế đóng cửa hay hạn chế xuất cảng việc làm chỉ là những phương pháp tự vệ, mà tự vệ thôi không đủ. Nếu Mỹ chỉ thủ thế thì làm sao ngăn được các nước khác đang rượt theo sát nút để họ không chiếm hết thị trường" Tôi mới coi bài của một giáo sư Kinh Tế ở đại học Havard nói là tới năm 2027 thì tổng sản lượng quốc gia cuả Trung Hoa sẽ bằng cuả Mỹ kìa!
James nhếch mép cười, nưả hóm hỉnh nửa chua chát, rồi tiếp lời ông Thanh:
- Bởi vậy nếu nước Mỹ muốn tiếp tục mức sống cao hơn thiên hạ thì phải tiếp tục tìm ra những phát minh trong lãnh vực mới như y khoa hay môi trường. Thật ra, Internet cũng là phát minh mới; thời cuối thập niên 1990 cả thế giới đổ tiền vô Mỹ đó chứ. Nhưng Internet cũng tạo cơ hội cho các nuớc khác, vả lại nước Mỹ xài tiền nhiều quá từ đó tới nay cho nên kinh tế suy thoái cũng là một phần tại không biết quản trị tiền mình kiếm được. Từ nay tới khi nước Mỹ tìm được một khám phá kỹ thuật mới có lẽ đời sống mình sẽ không còn dễ dàng như thời gian gần đây. Tôi thì không ngại phải học hay làm nhiều hơn, nhưng nếu bắt người lớn tuổi làm nhiều quá thì tôi vẫn thấy hơi quá đáng! Họ đã làm cả đời, sắp tới tuổi hưu rồi. Nếu thật sự ông Roy bị cho nghỉ vì không cạnh tranh nổi với đám trẻ thì tôi thấy bất nhẫn qúa. Điều khổ là luật Mỹ không cho để ý tới tuổi tác, giờ ưu tiên người già thì có khi lại bị người trẻ kiện là "kỳ thị ngược". Cho nên việc đối xử với người lớn tuổi rất tế nhị và tùy thuộc vào ngươì quản lý. Riêng tôi, tôi thấy sống không chỉ cần có lý mà phải có tình... Nếu chỉ dùng lý thì ai lên trước ngồi trước, làm gì có chuyện nhường chỗ cho ngươì già và trẻ em trên xe bus, đúng không" Nhưng nếu ai cũng làm như vậy thì xã hội không biết ra sao ...
Duy tán thành:
- Hoàn toàn đồng ý. Điều khổ là không phải ai cũng nghĩ như vậy, có nhiều người quản lý nhân viên tệ lắm. Họ chỉ lo thân họ, nhân viên ai cũng sợ mất việc nên cắm đâu lo làm phần mình, ai chết mặc ai. Đúng ra nhân viên nên biết đoàn kết, giúp đỡ nhau khi có chuyện bất công. Một người nói không có ảnh hưởng nhưng nhiều người nói thì cũng làm đối tượng phải suy nghĩ lại việc làm của họ.
Buổi ăn trưa chấm dứt ở đó, mọi người chia tay trong lo âu...
Đúng 10 giờ sáng thứ Tư buổi họp bắt đầu. Ông John nói:
- Chủ trương của hãng chúng ta là mở mang ra toàn thế giới. Châu Mỹ La tinh và châu Á là hai thị trường có tiềm năng rất lớn với nhu cầu dùng máy vi tính đang phát triển. Nơi đó cũng là nguồn lao động và trí thức đáng kể. Trung tâm BDC sẽ giúp chúng ta gần gũi hơn với số khách hàng khổng lồ ở Ấn Độ để hiểu rõ họ cần gì, thích gì ở máy vi tính. Đồng thời, chúng ta cũng xử dụng được nguồn nhân lực dồi dào ở đó. Kế hoạch cuả hãng là chuyển những sản phẩm đã khá hoàn chỉnh sang những trung tâm ở xa trong khi chi nhánh đầu não ở San Jose tập trung vào nghiên cứu và thiết kế những sản phẩm mới. Đó chính là lý do ban quản trị chuyển sản phẩm Beta sang BDC.
Ngừng một chút, đảo mắt nhìn những khuôn mặt quen thuộc mà hôm nay đầy vẻ lo lắng, ông John mỉm cười như để trấn an rồi tiếp:
- Khi nghe quyết định là cấp trên chuyển sản phẩm Beta ra khỏi nhóm, tôi hiểu hầu hết các bạn sẽ thấy lo. Nhưng dưạ trên những điều tôi biết được từ những buổi họp, tôi có thể nói đây không phải là điều xấu cho nhóm chúng ta. Tuy chưa có quyết định cuối cùng, nhưng cơ hội rất cao là chúng ta được làm một trong những sản phẩm mới nhất. Nào, bây giờ các bạn có thắc mắc gì xin cứ hỏi ...
Bà Sandy lập tức giơ tay:
- Thưa ông, gần đây nguời đi làm như chúng tôi đang rất quan tâm về chuyện xuất cảng việc làm. Việc hãng mình mở trung tâm BDC ở Ấn Độ có phải là nằm trong khuynh hướng đó hay không"
- Không hẳn thế. - John trả lời   Xuất cảng việc làm là mướn người ở nước ngoài, đồng thời sa thải những người đang làm những công việc đó ở trong nước.  Hãng chúng ta mở thêm chi nhánh ở các thị trường quan trọng trên thế giới, và chuyển nhân lực ở Mỹ sang làm những sản phẩm mới. Đó chính là vì cấp trên tin tưởng rằng ở Mỹ kỹ nghệ tiên tiến hơn, nhân viên có nhiều kinh nghiệm để làm những sản phẩm khó hơn.
Duy hỏi thêm:
- Thưa ông, ở rất nhiều nước đang phát triển như Ấn Độ, các nước ở Nam Mỹ và Á châu, chuyện bóc lột nhân công, thậm chí bóc lột trẻ em thường xảy ra. Hãng chúng ta mở chi nhánh sang những nơi đó, phải chăng là gián tiếp đồng tình với những tệ nạn này"
- Tôi đã đọc những bản nghiên cứu về các thị trường mới do hãng tổng kết, những bài phỏng vấn ông Tổng Giám Đốc, và tôi cũng có suy nghĩ về chuyện này. Tôi có thể tóm tắt như sau: ở những nước đang phát triển, luật lệ không rõ ràng nên tệ nạn bóc lột có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi hãng mình mở chi nhánh ở đâu thì sẽ có chính sách đối xử với nhân viên rất rõ ràng. Bên cạnh đó, tất cả những nhà thầu, những thương hiệu làm ăn với chúng ta đều phải cam kết họ đối xử công bằng với nhân công và không xử dụng trẻ em. Nếu chúng ta biết trường hợp vi phạm nào thì chúng ta lập tức yêu cầu họ chấm dứt. Hơn nữa, những cung cách, quy luật làm việc mà các hãng ở Mỹ sẽ đem đến các nơi đó, cùng với chút đóng góp cho sự phát triển kinh tế sẽ góp phần nâng cao đời sống, giúp xã hội tiến bộ hơn, nhờ đó những tệ trạng sẽ giảm bớt. Đây là một tiến trình rất dài và khó khăn vì không ai có thể thay đổi một xã hội trong một thời gian ngắn. Tuy vậy, chắc chắn chúng ta sẽ giúp thúc đẩy sự thay đổi nhanh hơn là chúng ta cứ tránh xa. Nước Mỹ theo chủ trương kinh tế toàn cầu, sự phát triển của hãng xưởng ở Mỹ ra toàn thế giới gần như là điều không thể tránh được...
Lisa tiếp tục:
- Thưa ông, tôi nghe nói nhân viên bên làm layout bên BDC phần lớn có bằng cấp cao và họ làm việc rất chăm. Ông có nghĩ tới một lúc nào đó hãng sẽ chuyển cả những sản phẩm mới qua đó không"
- Ngay bây giờ, nhân viên ở Mỹ vẫn thích hợp hơn để làm sản phẩm mới vì nhiều lý do chứ không phải chỉ vì khả năng kỹ thuật. Kinh nghiệm, sự đáp ứng mau lẹ với cái mới, khả năng trao đổi ý kiến nhanh chóng và hữu hiệu với các kỹ sư, và quan trọng nhất là sự hiểu biết về văn hoá và cung cách làm việc cuả hãng ở Mỹ...Tuy nhiên, với những ưu điểm đó, vẫn không có gì chắc chắn là hãng sẽ luôn luôn giao cho chúng ta làm sản phẩm mới; và người quyết định chính là các bạn. Các bạn có nhiều lợi thế và các bạn cần củng cố, phát triển những lợi thế đó. Trong xã hội hiện nay, chỉ cần đứng yên tức là đang lùi rồi. Tôi sẽ giúp các bạn và chúng ta sẽ cùng nhau làm việc hết lòng. Các bạn đừng lo, tôi tin vào khả năng của các bạn... Sau khi đã biết mình, biết người, chúng ta nên chú tâm tới những gì chúng ta làm được. Người lực sĩ thắng cuộc đua vì biết cách rèn luyện và chạy hết sức, chứ không phải vì hy vọng gặp đối thủ yếu hơn, các bạn đồng ý không"
Trong buổi ăn trưa hôm đó không khí đã trở lại gần như bình thường. Sau khi suy nghĩ về những lời bàn thảo với nhau và trong buổi họp với John, mọi người có vẻ đã chấp nhận rằng khi thế giới nối liền, người Mỹ không còn sống riêng biệt trong một đất nước được số phận ưu đãi mà đã trở thành một phần của nguồn nhân lực trên toàn thế giới. Trên đường trở lại văn phòng, ông Thanh và Duy dừng lại ngắm bức tranh mà họ đi ngang qua hàng ngày. Hôm nay họ thấy như bức tranh đó gần gũi và có ý nghĩa nhiều hơn. Đó là hình một trận tranh tài tennis với dòng chữ:
The difference of great players is at a certain point in a match they raise their level of play and maintain it. Lesser players play great for a set, but then less - Pete Sampras
Sự khác biệt ở những hảo thủ là một lúc nào đó trong trận đấu họ chơi vượt lên và giữ nguyên thế mạnh đó. Những đấu thủ kém hơn chơi thật hay trong một trận, nhưng sau đó yếu dần...
Khôi An

Ý kiến bạn đọc
09/09/201812:18:43
Khách
BÀÌ VIẾT THÚ VỊ,MÌNH HỌC ĐỰỢC NHIỀÙ ĐIỀU Ở ĐÂY , CÁM ƠN TÁC GIẢ , TIẾP TỤC NHE ..
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,156,611
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến