Hôm nay,  

Tưởng Rằng Như Đã...

12/12/200900:00:00(Xem: 227376)

Tưởng Rằng Như Đã...

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 2809-1628879- vb7121209

Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “H.O. Năm Điều Ba Chuyện” đã nhận giải đặc biệt năm 2009. Sau đây là bài viết thứ năm.
 
***

Mùa hè năm đó, cách đây cũng mấy năm rồi, có vợ chồng người cháu từ bên Úc qua chơi, trong họ hàng vai cháu nhưng tuổi cũng xấp xỉ chúng tôi, hồi xưa đi lính đến lúc tan hàng mang cấp bậc Thiếu Tá Hải Quân, rồi cũng vào tù đến khi ra tù thì có người con vượt biên qua Úc bảo lãnh cả gia đình đi Úc trước khi chương trình HO ra đời vào năm 89, 90.
Chú cháu gặp nhau tay bắt mặt mừng sau bao năm xa cách. Người cháu cho biết cuộc sống ở bên Úc rất thoải mái được săn sóc y tế đầy đủ và những người già đều có trợ cấp cả. Những người có khả năng canh tác thì chính phủ cấp đất và phương tiện để canh tác, nhiều gia đình đã phất lên một thời gian sau đó. Thời tiết thì khác bên Mỹ: Mùa Hè bên đó là mùa đông ở đây. Riêng các sĩ quan quân lực VNCH đều được hưởng quy chế cựu chiến binh Úc hàng tháng đều có lương hưu và hàng năm tham dự lễ lạc mà hội cựu quân nhân Úc tổ chức. Đứng trong hàng ngũ, họ cũng thấy hãnh diện. Nghĩ đến tình trạng các quân nhân sống ở Mỹ, buồn 5 phút.
Vợ chồng người cháu muốn đi thăm Las Vegas cho biết. Vợ chồng tôi và mấy cặp trong họ tổ chức chuyến đi Las Vegas trên một xe van tám chổ trực chỉ Casino Stardust là nơi chúng tôi có membership nên được phòng free (bây giờ casino và khách sạn đã phá đi xây lớn lấy tên khác nên không còn Stardust nữa).
Sau khi lấy phòng xong chúng tôi kéo nhau đi ăn buffet ở tiệm ăn ngay trong sòng bài. Ra khỏi tiệm ăn vợ tôi nói: "Thôi các ông đi đánh bài đi, em lên phòng ngủ. Thế là chúng tôi tản mát ra các bàn đánh bài; người thì đánh xì-lác, người chơi pai-gow, người chơi roulette, người kéo máy. Casino có đủ trò đỏ đen để móc hầu bao của khách.
Tôi đang chơi blackjack thì có chú em rể hớt ha hớt hải chạy lại: "Anh Dục, chị Dục chết chìm trong hồ tắm. Em nằm nghỉ ở trên phòng người ta báo cho biết." Thế là chúng tôi ba chân bốn cẳng phóng ra hồ tắm. Vợ tôi nằm dài trên bờ hồ tóc tai rũ rượi, mặt trắng bệch bất tỉnh đang được các nhân viên cấp cứu làm hô hấp nhân tạo thấy tôi chạy xộc tới một người hỏi: "Ông là gì của người này" Tôi đáp: "Chồng." Người ấy chỉ xe ambulance: "Lên xe."
Lên xe lòng tôi trăm mối lo âu, vẫn nhìn các nhân viên cấp cứu. Họ chụp ống dưỡng khí cho vợ tôi và truyền sérum xong đưa cáng lên xe. Xe hú còi phóng đi theo sau có xe cứu hỏa cũng hú còi inh ỏi cả một khu vực. Tôi ngồi trên xe cứ ngó nhìn vợ tôi coi có động đậy gì không, thấy bất động tôi càng lo thêm. Nghĩ đến họ bên vợ tôi có cái huông chết vì nước: Bà Ngoại chết chìm, một bà cô đi buôn ngồi trên ghe trên đường đi Cà Mau cũng rớt xuống sông chết. Sau này các cô các chú của vợ tôi đi vượt biên cũng chết chìm trên biển. Không lẽ bây giờ đến phiên vợ tôi!
Lúc nãy, sau khi ăn xong bà nói với chúng tôi là bà lên phòng nghỉ mà sao lại đi tắm hồ. Chắc nóng quá. Lúc đó thời tiết trên 110 độ. Bà đã ghé mua áo tắm đi xuống hồ hay ma đưa lối quỷ đưa đường xuống nước để ra nông nỗi này!
Xe chạy ngoằn ngèo qua các đường phố rồi đến Sunrise Hospital. Tôi lo quá, vì vợ tôi không có insurance, không có medical, không biết người ta có chữa không. Nhưng họ không có hỏi gì hết, chỉ chú tâm cứu bệnh nhân.  Vậy là không có cảnh như ở Việt Nam, nghe nói vô bệnh viện mà không có tiền đóng tiền trước thì họ cũng để cho chết luôn.
Các chuyên viên cứu thương của Sunrise Hospital làm rụp rụp với thao tác chuyên môn trong nháy mắt họ đã đem vợ tôi vào phòng cấp cứu, để tôi chơi vơi ngoài này, không nói với tôi một tiếng. Nhưng tôi cũng mon men vào phòng đợi ở ngoài phòng cấp cứu, ngồi đợi mà tâm trạng tơi bời, cầu nguyện Trời Phật phù hộ cho nhà tôi tai qua nạn khỏi.
Một giờ sau có người gọi tôi lại quầy làm hồ sơ lý lịch cho bệnh nhân. Tôi hỏi tình trạng của vợ tôi họ cho biết chưa tỉnh vì nước vô phổi nên không thở được, hơi thở rất yếu.
Ngồi đợi mãi, ba giờ sau họ mới báo cho tôi biết vợ tôi đã được chuyển ra phòng ngoài, rồi chỉ cho tôi đến. Tôi thấy nhà tôi vẫn nằm bất tỉnh trên giường, tôi hỏi thì bác sĩ cho biết bà đã tỉnh rồi nhưng trong phổi còn nhiều nước. Ông ta chỉ mấy cái ống nhựa giải thích đây là ống đút vào phổi để hút nước ra, đây là ống để giúp hơi thở, đây là ống cho vào bao tử để chuyền thức ăn, "Vì ba ống này mà chúng tôi phải chụp thuốc mê để bà không dãy dụa, (thuốc tan) lâu hay mau cũng phải tùy thuộc vào hơi thở của bà. Hiện giờ hơi thở của bà yếu lắm. Ông cứ yên tâm ở đây trông coi bà, chúng tôi sẽ cố gắng trong khả năng của chúng tôi." Tôi nói lời cảm ơn bác sĩ.
Đêm đó tôi ở lại phòng bệnh luôn. Tôi xin cô y tá một cái drape trải ngay dưới chân giường bệnh nằm. Tôi liên lạc về Cali báo cho các con tôi biết là mẹ nó gặp nạn và dặn đừng cho thằng Khôi ở bên Florida biết sợ nó lo lắng.
Tôi nằm mà đâu có ngủ được. Đang mơ màng thì nghe thấy tiếng nói ở bên giường: "Wendy, sao để ông ấy nằm như vậy" Xuống kho lấy cái ghế xếp lên đây cho ông ấy nằm." Tôi nhắm mắt làm như ngủ không biết gì, chắc bà xếp nói với y tá, tự nhiên mình cũng thấy mát lòng, được sống ở Mỹ thật là hạnh phúc.
Hàng ngày tôi vẫn ở bên cạnh nhà tôi. Nhà tôi vẫn nằm bất động. Tôi thật đau khổ, muốn nói chuyện cũng không được. Bác sĩ vào thăm mỗi lần khám xong lại lắc đầu. Tôi hỏi sao vậy thì ông nói là hơi thở yếu quá. Còn cô y tá Wendy thì săn sóc cho nhà tôi thấy thay tả rửa ráy rất là tội nghiệp. Tôi lấy hai chục ra biếu cô, cô từ chối không nhận. Tôi nghĩ chắc cô chê ít. Để hôm sau mình đưa năm chục xem sao. Hôm sau cô cũng từ chối nữa. Thì ra ở Mỹ khác ở Việt Nam.
Một hôm đang ngồi trông bệnh thì tôi nhận được điện thoại của con tôi ở Florida. Nó nói 8 giờ tối ra phi trường Las Vegas đón nó.
- Sao con biết bố mẹ ở đây"
Nó còn đùa:
- Thế mới tài. Cậu Tư cho con biết.
- Cậu Tư nào"


- Cậu Tư là em của mẹ vợ con. Cậu chết đã lâu rồi mà cậu linh lắm. Mấy ngày nay con không được nghe tiếng mẹ. Hàng ngày mẹ cứ gọi sang hỏi thăm cháu nội mà mấy hôm nay không thấy mẹ gọi gì cả, hỏi chị Quỳnh Anh thì nói mẹ đi đây đi đó, con sốt ruột quá mới thỉnh cậu Tư về hỏi. Cậu cho biết:
- Mẹ mầy bị trầm mình trong nước.
- Có sao không cậu Tư"
- Chắc không qua khỏi vì mẹ mầy bị nạn vào giờ tử.
- Cậu Tư làm ơn cứu mẹ con.
- Tao cấp thấp không cứu được. Chỉ có Phật mới cứu được thôi.
- Bây giờ con phải làm sao"
- Mầy báo cho anh chị em, bạn bè của mầy, bà con của mẹ mầy, kể cả bạn bè của mẹ mầy mua hoa quả trái cây bày bàn ở ngoài trời để ba đêm không được dọn vô rồi hàng đêm khấn nguyện cầu xin Trời Phật cứu giúp thì may ra mới qua khỏi.
- Con đã báo cho mọi người rồi. Mẹ sao rồi bố"
- Mẹ vẫn chưa tỉnh. Thôi sang đây con sẽ biết.
Đó là một chuyện.
Còn một chuyện này nữa là mặc dù âm dương cách trở nhưng chuyện ở trên trần gian, ở dưới âm gian biết hết. Không tin cũng phải tin. Cô em tôi cùng đi với chúng tôi lên Las Vegas có cô em chồng sống ở bên Đức. Đang nói chuyện với cô ấy ở bên Đức thì có một cái giọng điệu đàn ông chen vào: "Đ. M. đi chơi vui quá há"" Cô em tôi biết là “ông Tư Thìn lên rồi” vì mỗi lần mở miệng là ông văng tục. Em tôi trả lời:
- Vui thì có vui mà có một chuyện buồn.
- Tao biết rồi. Cái nữ (cái nữ là một trong những cách gọi người còn sống của người đã khuất khi được nhập vào xác của một người sống) trầm mình trong nước.
- Ông Tư giúp cho chị tôi tai qua nạn khỏi đi.
- Nạn nặng lắm. Tao cấp thấp không giúp được. Cái nữ này có bố mẹ chồng thương cái nữ này lắm. Ông bà tu cao rồi may ra mới giúp được. Mầy về làm mâm cơm cúng cầu ông bà giúp cho.
Em tôi làm đúng như lời ông Tư chỉ dạy. Ông Tư Thìn chúng tôi biết được từ hồi còn ở bên Việt Nam. Ông là Thiếu Úy  Biệt Động Quân chết trận mà cứ hay nhập vào cô em chồng của em tôi và cứ đi theo giúp cho cô gái ấy. Mỗi lần ông lên là chúng tôi tập trung hỏi đủ thứ chuyện người này làm sao, người kia làm sao, ông đều cho biết hết. Mỗi lần ông lên ông hay lấy tay chậm mắt, hỏi làm sao vậy ông nói Việt cộng bắn ông vào mắt nên cứ chảy nước mắt hoài. Ông uống bia, hút thuốc lá liên miên, mở miệng ra là văng tục, mà cái cô gái bị ông nhập vào thì không biết hút thuốc hay uống rượu, ghét ông lắm mà sao ông cứ theo cô hoài. Sang Đức định cư ông cũng theo sang. Đúng là thế giới vô hình mình không làm sao biết được.
Trở lại bệnh tình của vợ tôi. Bà cứ nằm bất động từ ngày này qua ngày khác, hơi thở rất yếu. Ngày nào bác sĩ khám xong cũng lắc đầu. Thấy tôi buồn, lo lắng, ông cũng an ủi nói tôi yên tâm. Ông cũng cho biết là đến ngày thứ 15 mà hơi thở không tiến triển thì ông sẽ rút hết các ống trong người ra vì để lâu không được. Ông ra dấu sẽ đục một lỗ ở cổ để đút ống vào để thở và một ống ngang bụng để cho đồ ăn vào. Tôi nghe thấy rụng rời chân tay. Thôi thế là hết. Sống cũng như chết. Nằm một chỗ còn gì là đời nữa. Chúng tôi đau buồn vô tả, chỉ còn biết ngày đêm cầu Trời Phật cho nhà tôi tai qua nạn khỏi.
Sáng sớm ngày thứ 14 thì cô y tá đánh thức tôi và nói good news for you. Tôi đưa mắt hỏi, cô cho biết là vợ tôi thở lại bình thường rồi. Tôi mừng ra mặt. Cô cũng vui lây cái vui của tôi. Cô cho biết lát nữa sẽ báo cho bác sĩ biết để rút dây ra, và như vậy là khỏi đục lỗ. Tôi liền báo cho các con và mọi người thân biết. Mấy đứa con ở khách sạn chạy vào liền. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Một đứa nói đúng là Phật cứu. Mẹ hay đi chùa và làm việc thiện nên bây giờ được phước.
Ngay ngày hôm ấy bác sĩ đã cho đem bệnh nhân đi rút ống và giải thuốc mê. Vợ tôi đã tỉnh lại và nói chuyện được. Coi như thần kinh không có sao hết, nhưng dậy không được, chân tay còn cứng ngắc. Mấy đứa con xúm lại xoa dầu bóp chân nắn tay cho co lên duỗi ra và mặt mày thì hớn hở nói là mẹ tưởng rằng đã... Thiệt, nằm bất tỉnh mười mấy ngày mà bây giờ tỉnh lại thì còn gì vui sướng cho bằng.
Trong thời gian ở lại bệnh viện để tập therapy để cho chân tay cứng cát, đi lại được rồi xuất viện thì lại xảy ra một chuyện làm rùm beng bệnh viện, mà do tôi gây ra mới chết chứ. Đúng là lú lẫn mới làm như vậy! Số là có ông bạn thân nghe tin nhà tôi bị nạn từ Cali lái xe lên Las Vegas thăm, lại đem theo một mớ ngải cứu nói tối đốt lên rồi xông cho bà ấy thì chân tay mau trở lại bình thường. Đâu có ngờ lại là tai họa. Tối đến tôi đốt lên định xông cho nhà tôi. Chưa kịp xông thì chuông báo động nó rú lên inh ỏi khắp bệnh viện. Nhân viên chạy lại rần rần. Hồn vía tôi lên mây không biết giải thích với người ta làm sao. Ngải cứu tiếng Anh là gì! Trời ơi là trời! Sao mình ngu thế. Nhè trong bệnh viện mà xông khói người ta sẽ đuổi ra khỏi bệnh viện trong lúc bệnh nhân còn đang yếu thì biết làm sao bây giờ.
Thủ phạm gây ra báo động là tôi lập tức bị phát giác. Một bà sếp Mỹ hỏi là tôi làm gì thế. Tôi ấp úng, luống cuống trả lời: "Chinese medicine, I burn it and warm up for her." Thế mà họ hiểu. Gương mặt họ không tỏ vẻ gì giận dữ cả. Tôi tưởng họ sẽ nổi trận lôi đình đuổi chúng tôi ra khỏi nhà thương nhưng họ chỉ nói một câu: "Don't do that anymore." "Yes Mam." Họ nói tôi chuẩn bị sang phòng khác. Sao nhân viên bệnh viện Mỹ họ đối xử dễ thương như vậy mặc dù mình gây ra tổn thất cho bệnh viện.
Trở về Cali tôi thấy nhà tôi còn yếu quá. Tôi đem nhà tôi đến ông bác sĩ T. có phòng mạch ở cạnh Phước Lộc Thọ để xin truyền cho mấy bình serum. Ông nói: "Tôi truyền serum thì tôi lấy tiền, nhưng không tốt đâu. Bây giờ chiến hữu về mua cho bà nhà nước phở cho bà uống mấy ngày là lại sức ngay." Hai chữ "chiến hữu" nghe sao nó thân thương thế. Ông biết tôi ngày xưa ở trong quân đội như ông ấy nên gặp là gọi "chiến hữu". Người ta nói nhiều ông bác sĩ chuyên môn cứ đề nghị bệnh nhân mổ để lấy tiền nhiều, tôi chưa thấy, chắc cũng phải có nên người ta mới nói, nhưng ông bác sĩ này tôi biết không tìm cách chém bệnh nhân mà lại thêm mát tay nên lúc nào phòng mạch cũng đầy nghẹt người.
Nhà tôi theo lời bác sĩ về mỗi ngày cứ uống nước phở mà sức khỏe mau bình phục. Sau tuần lễ đi đứng bình thường, da dẻ hồng hào, không còn nét bệnh trên người nữa.
Chúng ta sống ở Mỹ có cuộc sống tiện nghi lại gặp nhiều người làm việc có lương tâm nên rất là hạnh phúc và đáng sống.
Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
22/11/202115:46:35
Khách
cialis dosage <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can i take cialis with daxpoteine</a>
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến