Hôm nay,  

Thăm Bạn Nơi Khỉ Ho Cò Gáy

07/12/200900:00:00(Xem: 121452)

Thăm Bạn Nơi Khỉ Ho Cò Gáy

Tác giả: Phạm Công Lý
Bài số 2804-1628874- vb2120709

Tác giả và gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School cua Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston va New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Sau đây là bài viết thứ hai.

***

Trong lúc chuẩn bị đi Florida thăm đám con cháu,  tôi gọi phone cho bạn ở Carolinas, ông bạn gợi ý: trên đường đi, ghé qua đây chơi vài ngày. Thấy có lý, và vì tôi chưa biết vùng này, nên sau khi thỉnh ý, thuyết phục, được bà xã y ruyệt, tôi hùng dũng gọi bạn: "Đi thì đi, đây có sợ thằng Yankee nào đâu". Ý kiến bốc đồng này làm tài khỏan hao hụt  lối 3 vé, nhưng “no problema”, vì cuộc vui nào mà không tốn xu. Tôi gọi hãng máy bay đổi lộ trình, thêm chặng từ Boston đi  N. Carolina, trước khi tới Tampa.
Ông bà bạn ra đón chúng tôi ở phi trường Greenboro. Xuống sân bay, tôi mới thấy phi trường Tân Sơn Nhất của Việt Nam là to, giàu , đẹp gấp 10 lần “đế cuốc”. Rải rác trong phi trường là một số phi cơ bán phản lực nhỏ, không có B747, B777, A 300,  A320 đậu đầy như ở TSN. Hàng quán lèo tèo, vắng tanh khách du lịch, chỉ trừ có 2 khách quốc tế đầu đen, mủi xẹp vừa mới tới. Buồn ơi là buồn !
Đúng như tên thành phố, chỗ nào cũng cây cao, rừng xanh ngát bao quanh phi trưòng, không có nhà cửa lụm thụm, cái cao, cái thấp quanh phi trường TSN. Dân cư thưa thớt, xa lộ sạch sẽ, rộng thênh thang, chỉ lác đác vài xe qua lại. Ở đây có thể lái xe hơi bằng một tay va một mắt cũng khó gây ra tai nạn được. Từ phi trường về đến nhà, lối 45 phút , xe chạy qua những cánh rừng thưa xinh đẹp, các đồng cỏ xanh um. Mùa Thu ở đây chắc phải tuyệt lắm!
Tổ ấm của bạn tôi nằm khiêm nhường ở  trong góc  một khu vực êm ả, dòm quanh quẩn, không bóng người lai vãng, chẳng nghe tiếng trẻ con, chó sủa, mèo kêu, chim  hót, dế gáy.... Tiếng còi hụ xe cứu hỏa hay cảnh sát không biết có nghe được một lần trong năm chăng" Nếu ở chỗ này, có lẽ tôi “die soon.”
Chúng tôi được chủ nhà dành cho một căn phòng cở 3 sao, vì có TV và laptop để meo miếc và chit chat. Nhà tuy có 3 phòng nhưng có vẻ rộng vì chỉ có 2 mống. Đồ đạc trong nhà thì nhiều quá cỡ thợ mộc. TV, điện thoại, computer, laptop, máy thu, máy phát, ipod, MP-3,... chỉ thua ở Best Buy thôi, Pantry  thì cỡ 7-Eleven hay Store-24. Không biết tay nghề may của bà chủ bậc mấy, mà cũng có đến 2 máy may, kể cả máy công nghiệp. Tôi thắc mắc với ông chủ nhà, thì ông nói:  Hầy cái lầy ngộ không piết, mày hỏi nó đó ! Em chả dám !
Khách quốc tế được khỏan đãi phở bò Carolina và chuối chưng made in Lái thiêu. Ăn la sét thì đủ loại trái cây và bánh mứt. Khách được gia chủ khuyến khích cầm canh, ăn cho sạch sành sanh và được thank you lia lịa vì đã ăn tận tình và thiệt tình cho đến hết. Hôm sau mới được tiết lộ là hôm trước có đám giỗ, nên thúc ăn còn nhiều như thế
Thấy ông bạn (da) vàng có vẻ mệt mõi và ốm yếu, gia chủ lên kế hoạch bồi dưỡng thêm bằng 1 chầu buffet Ba Tàu vào buổi chiều.
Thực khách  tối nay gồm thêm 2 cặp vợ chồng cô em của bạn tôi. Tuy là chị em, nhưng tính tình không giống lắm. Một cô thì hoạt bát, thích nói, còn cô kia thì điềm đạm, dễ thương và thân tình.Hai ông chồng thì ôi thôi , hiền như ma.... soeur  ! Nghe nói Tết này về Việt Nam vui chơi và ăn đặc sản  Cần Giờ, ai cũng háo hức chờ ngày tái ngộ, đến hẹn lại lên.
Về nhà, còn sớm, nên tiếp tục chuyện trên trời, dưới đất đến tận khuya mới chịu hồi cung, an giấc điệp, vì quá đã, và quá mệt.
Sau buổi  cà phê, cà pháo buổi sáng, chúng tôi lên đường trực chi S. Carolina, cách 2 tiếng ½ lái xe, thăm người bạn khác , vì có lời mời hấp dẫn: cá striped bass nướng chấm mắm nêm. Trên đoạn đường dài, xe chạy qua các cánh đồng xanh ngát và rừng thưa đang vào thu, trổ lá vàng, xanh, đỏ. Tôi phone chỉ đạo ông bạn tôi chuẩn bị các  món cần thiết cho buổi tiệc mừng ngày hội ngộ.
Sở dĩ ông bạn tôi cả gan, dám mời đám này đến phá nhà, vì bà xã đi vắng , đang thăm con gái ở Singapore. Đúng là vắng bà chủ nhà, ông chủ mọc ... râu tôm !.


Xe vừa ngừng thì thấy 1 tấm bảng, đặt trên chiếc ghế với hàng chữ to tướng. " Mừng chào". Nhà ông này tương đối mới, rộng rãi, sáng sủa, nội thất sang trọng, tuy nhiên nằm ở gần ngỏ cụt, nên vắng vẻ, đìu hiu, đến độ không có 1 cục đá cho chó gặm, hay 1 hột muối cho gà mổ. buồn ơi là buồn. Xin lỗi các bạn, vì chưa già lắm, nên tôi còn ham vui . Đừng nghĩ bậy bạ, por favor, mất uy tín của tôi hết
Bạn tôi có nuôi 1 con chó rất khôn, cũng kỳ thị lắm, thấy người lạ thì sủa rân, nhưng khi  ngửi mùi nước mắm thì êm re. Trái lại  thấy  mắt xanh, tóc vàng thì  gầm ghè mãi.
Khi  hỏi gia vị cần thiết để làm bếp, chủ nhà nói cái gì cũng có cả, nhưng không biết để đâu... vì bà xã cất. Thế là chief cook quyết định menu là canh chua và cá chiên. Hai con cá bass no tròn, trắng phau , mỗi trự lối 4,5 pound được đem ra, hứa hẹn 1 buổi cơm ngon lành đang chờ sẵn.
Trong khi chef và vài sous-chef chuẩn bị trong bếp, thì cả bọn, trang bị dao, kéo, rổ, thúng ra vườn để tảo thanh và  clean up tất cả gì còn lại. cà chua, cà pháo, mướp, rau thơm, rau muống, chanh, ớt, xả....Bạn tôi e dè nói:" Sao mà thu hoạch nhiều thế".". Đám đông đồng thanh:" không hết thì "tả páo" tức là to go đó.
Đúng như dự đoán, buổi cơm thật tuyệt vời, ai cũng bằng lòng, vì ngon và vui quá xá. Hai con cá hình như chưa đủ. Ai đó nói nhỏ: " phải mình làm luôn 3 con hé", vì biết ông chủ nhà là 1 tay sát Hà Bá  sừng sõ và chuyên nghiệp. Trong garage, có 3,4 freezer  chứa đầy cá, ăn cả năm chưa hết.
Để hoàn tất chiến dịch: "Hit, search, destroy and run" của Tướng Westmoreland, khách làm bộ hỏi chủ nhà còn cá không nhỉ. Chủ đối đế gật đầu, lấy ra thêm 2 con cá nữa.
Chiến lợi phẩm mang ra xe còn có thêm 1 chậu  trồng rau má và 1 mớ xơ mướp khô, dùng để chà lưng cho sạch bụi trần của chuyến đi này.
Buổi cơm chiều ở N. Carolina  cũng hấp dẫn không kém, cá chiên và rau muống S. Carolina xào tỏi, hơn xa các món buffet anh Ba có quá nhiều bột ngọt và dầu mở. Tưởng VIPs (very infrequent person) còn đói, bà chủ còn vố thêm 1 nồi càng cua Alaska hấp , nhậu với bia.. Sợ mích lòng, khách đành bấm bụng... nuốt hết .
Được tận tình chăm sóc chu đáo, trên cả tuyệt vời, nên sau buổi ăn tối, tôi thấy tức bụng, cành hông, định đi nghỉ sớm, nhưng thấy 2 bà còn rù  rì, nhỏ to tâm sự như không muốn ai nghe mình nói gì, nói ai, lâu lâu lại cười rúc rích, xem ra khoái chí lắm, chuyện gì mà nói hoài không có đoạn kết, giống như chuyện phim lá cải  dài hàng trăm tập của mấy thằng Tàu phù Đài Loan, Trung Công hay Kim Chi. Còn tôi và ông bạn, chỉ trao đổi vài chuyện tào lao là tịt ngòi, mỗi tên ôm 1 cái computer ngủ gà, ngủ gật nghe nhạc và xem tin tức chờ.. bà. Mãi đến giờ Tí canh ba, 2 bà mới tạm ngưng hát, hạ màn, vãng tuồng, hẹn mai tiếp.
Sáng ra, sau buổi cà phê, cà pháo tươm tất, bạn tôi lại đưa VIPs ra thành phố  Greenboro để gặp 1 người bạn khác. Trên đường đi, nhân tiện, chúng tôi có ghé thăm thân mẫu của chị bạn, đang ở chung với gia đình chú em trai. Bà đã hơn 80, tuy phải chống gậy, vì chân yếu, nhưng trông còn minh mẩn, vui vẻ và khỏe mạnh lắm, dư sức còn đi qua lại Việt Nam vài lần nữa.
Thành phố Greenboro tương đối nhỏ, đẹp, sạch sẽ và quá vắng vẻ vì ít người qua lại. Bạn tôi, cùng khóa SQTB Thủ Đức, cho biết ở đây muốn đi ăn tiệm thì phải sau 11 giờ sáng, cuối tuần thì sau 12 giờ trưa. Xứ gì mà phè quá nhỉ" OMG, ở xứ tôi, cứ 5 giờ sáng là có bánh mì thịt, xíu mại, bánh bao, cháo lòng... rồi Tôi mà di cư sang đây, khắc khó sống. Ôi Carolinas, tên đẹp quá, mà sao em buồn như mùa Đông Paris dzậy"
Vợ chồng bạn niềm nở tiếp đón chúng tôi, mừng như bắt được vàng, vì suốt hơn 20 năm trụ ở đây, chẳng có ma nào đến nơi thăm hắn ở nơi khỉ ho, cò gáy này. Cũng lại là VIP, đãi đằng, phục vụ tới bến, và trò chuyện rôm rả, nhắc lại chuyện 50 năm trước. Vẫn bổn cũ soạn lại, 2 bà lại diễn tuồng đến khuya lơ, khuya lắc, đến khi 2 con mắt sụp xuống mới chịu goodnight , see you tomorrow.
Suy đi nghĩ lại, tôi thấy các ông bà bạn tôi cũng có lý khi chọn chốn điền viên này để hưởng tuổi xế chiều. Nên xin  phép nhái thơ cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để  bốc thơm một phát:
Ta dại ta tìm nơi bát nháo,
Người khôn người tránh chốn lao xao.
Phạm Công Lý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,339,779
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến